Giáo án Tin học Lớp 7 (VNEN) - Modul 2 - Bài 9: Sử dụng các hàm để tính toán (Hàm Sum, Max, Min) - Năm học 2021-2022

Giáo án Tin học Lớp 7 (VNEN) - Modul 2 - Bài 9: Sử dụng các hàm để tính toán (Hàm Sum, Max, Min) - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.

- Biết sử dụng các hàm SUM, MAX, MIN.

2. Về năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học:

Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh để biết được: Cách sử dụng các hàm tính tổng SUM, hàm xác định giá trị lớn nhất MAX, hàm xác định giá trị nhỏ nhất MIN.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

 + Hoạt động nhóm để thảo luận về tình huống có vấn đề ở hoạt động khởi động, học sinh hiểu và nắm được hàm là công thức được định nghĩa từ trước.

 + Hoạt động nhóm để tìm hiểu tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập kế hoạch hỗ trợ bạn bè và người thân của em khi họ cần hỗ trợ về việc tính toán trên trang tính.

2.2. Năng lực Tin học

- Năng lực nhận biết, thao tác với phần mềm bảng tính Excel, thiết bị CNTT.

- Sử dụng được một số ứng dụng trình duyệt để tìm kiếm thông tin trên mạng Internet

 

doc 10 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 96Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7 (VNEN) - Modul 2 - Bài 9: Sử dụng các hàm để tính toán (Hàm Sum, Max, Min) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Ngày soạn: 10/12/2021
 Ngày dạy: 
Tiết: 29, 30
SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
(HÀM SUM, MAX, MIN)
Thời gian thực hiện: ( 2 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.
- Biết sử dụng các hàm SUM, MAX, MIN.
2. Về năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: 
Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh để biết được: Cách sử dụng các hàm tính tổng SUM, hàm xác định giá trị lớn nhất MAX, hàm xác định giá trị nhỏ nhất MIN.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
 + Hoạt động nhóm để thảo luận về tình huống có vấn đề ở hoạt động khởi động, học sinh hiểu và nắm được hàm là công thức được định nghĩa từ trước.
 + Hoạt động nhóm để tìm hiểu tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập kế hoạch hỗ trợ bạn bè và người thân của em khi họ cần hỗ trợ về việc tính toán trên trang tính.
2.2. Năng lực Tin học
- Năng lực nhận biết, thao tác với phần mềm bảng tính Excel, thiết bị CNTT.
- Sử dụng được một số ứng dụng trình duyệt để tìm kiếm thông tin trên mạng Internet
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: chịu khó tìm hiểu về ý nghĩa và cách sử dụng các hàm để tính toán
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được thầy/cô giao nhiệm vụ.
- Tích cực: chủ động tham gia các hoạt động hỗ trợ bạn bè và người thân xung quanh khi họ cần hỗ trợ về việc tính toán trên trang tính.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: Sách hướng dẫn học Tin học 7, kế hoạch bài dạy, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2. Học sinh: 	+ Sách hướng dẫn học
+ Tìm hiểu bài và tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học.
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 29: 
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Đọc và nghiên cứu mục A. Khởi động – SHD, trao đổi với bạn rồi đưa ra kết quả vào ô tương ứng trong bảng. 
c) Sản phẩm: HS làm được cách tính trung bình số dân, được tìm hiểu cách tính tổng, cách xác định giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động nhóm, báo cáo.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập:
GV: Cho học sinh Quan sát bảng tính được trình chiếu trên bảng. 
Hãy thảo luận và cho biết :
Để tính tổng dân số các nước , muốn tìm xem diện tích nước nào lớn nhất và muốn tìm xem dân số nước nào ít nhất trong các nước thành viên Asean ta làm như thế nào?
* HS Thực hiện nhiệm vụ
+ HS đọc và nghiên cứu mục A.
+ Sau đó thảo luận và đưa ra câu trả lời.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm
Các nhóm khác nhận xét góp ý, bổ sung.
* Kết luận, nhận định
GV chốt kết quả chung của các nhóm.
GV: Em hãy cho biết để tính tổng, xác định giá trị lớn nhất, xác định giá trị nhỏ nhất trên bảng tính ta làm như thế nào?
- GV đặt vấn đề giới thiệu vào bài học mới 
+ HS chỉ ra được mục tiêu của bài học: cần phải biết cách sử dụng hàm để tính tổng, xác định giá trị lớn nhất, xác định giá trị nhỏ nhất trên bảng tính.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 2.1: Hàm tính tổng
a) Mục tiêu: + HS tìm hiểu về hàm tính tồng.
 + Thấy được tác dụng của việc sử dụng hàm tính tổng khi tính toán trên trang tính.
b) Nội dung: HS đọc SHD, hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời được các câu hỏi của GV, HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
c) Sản phẩm: HS biết sử dụng hàm tính tổng trong việc tính toán.
d) Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS hoạt động nhóm, báo cáo.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
Yêu cầu HS đọc phần 1.
HS đọc phần 1.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi thảo luận.
- Hàm tính tổng có tên là gì?
- Nêu cách sử dụng hàm tính tổng?
-Giới thiệu về các biến a,b,c trong các trường hợp.
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi: 
+ Cho biết kết quả và giải thích ý nghĩa các biến trong hàm sau.
=SUM(14,15,16)
+ Cho biết kết quả và giải thích ý nghĩa các biến trong hàm sau, biết trong ô D3 có chứa số 28, H2 có chứa số 18.
=SUM(D3,H2)
=SUM(D3,H2,100)
+ Cho biết hàm sau tương đương với công thức tính tổng như thế nào?
=SUM(A1,B3,C1:C10)
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS hoạt động nhóm.
* Báo cáo, thảo luận 1
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm
- Nhóm còn lại nhận xét.
* Kết luận, nhận định 1
GV nhận xét, tổng hợp.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
Hãy đưa ra công thức tính tổng diện tích của các nước và tổng dân số của các nước ASEAN.
 * HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS hoạt động nhóm
* Báo cáo, thảo luận 2
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm
- Nhóm còn lại nhận xét.
* Kết luận, nhận định 2
GV nhận xét, tổng hợp.
GV chốt nội dung kiến thức
1. Hàm tính tổng
- Hàm tính tổng của một dãy các số có tên là SUM
- Cú pháp viết hàm = SUM(a,b,c)¿
trong đó các biến a,b,c là các số hay địa chỉ của các ô tính. Số lượng các biến là không hạn chế.
Ví dụ: Tổng 3 số 14,15,16 có thể được tính bằng cách nhập nội dung sau vào ô tính:
=SUM(14,14,16) ¿ cho kết quả là 45
Đặc biệt hàm SUM còn cho phép sử dụng địa chỉ các khối trong công thức tính. Điều này làm đơn giản việc liệt kê các giá trị khi tính toán.
Ví dụ: =SUM(A1,B3,C1:C10)=A1+B3+C1+C2++C10
HS chỉ ra được cách sử dụng hàm SUM để tính.
=SUM(C2:C12); ...
=SUM(D2:D12);...
Hoạt động 2.2: Hàm xác định giá trị lớn nhất.
Mục tiêu:
HS tìm hiểu về xác định giá trị lớn nhất
HS thấy được tiện ích khi sử dụng hàm xác định giá trị lớn nhất. 
b) Nội dung: HS đọc SHD, hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời được các câu hỏi của GV, HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
c) Sản phẩm: HS biết sử dụng hàm xác định giá trị lớn nhất trong việc tính toán.
d) Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS hoạt động nhóm, báo cáo.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
Yêu cầu HS đọc phần 2.
HS đọc phần 2.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi thảo luận.
+ Cho biết tên của hàm xác định giá trị lớn nhất.
+ Cách sử dụng hàm xác định giá trị lớn nhất.
+ Giới thiệu về các biến a, b, c trong các trường hợp.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
+ HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận 1
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét
* Kết luận, nhận định 1
- GV nhận xét, tóm ý
- GV: Hàm xác định giá trị lớn nhất trong một dãy số có tên là MAX.
- Hàm được nhập vào ô tính như sau:
=MAX(a,b,c...)
Trong đó các biến a,b,c là các số hay địa chỉ của các ô tính
2. Hàm xác định giá trị lớn nhất.
- Hàm xác định giá trị lớn nhất trong một dãy số có tên là MAX
Cú pháp: =MAX(a,b,c)¿, Trong đó các biến a,b,c là các số hay địa chỉ của các ô tính
Ví dụ 1 =MAX(47,5,64) cho kết quả là 64
Hàm Max cũng cho phép sử dụng kết hợp các số và địa chỉ ô tính cũng như địa chỉ các khối trong công thức tính.
Ví dụ 2. Nếu khối B1:B6 chứa lần lượt các số 10,7,78,9,27 và 2 thì: =MAX(B1:B6) cho kết quả là 78
 Hoạt động 2.3: Hàm xác định giá trị nhỏ nhất.
Mục tiêu:
HS tìm hiểu về xác định giá trị lớn nhất
HS thấy được tiện ích khi sử dụng hàm xác định giá trị nhỏ nhất. 
b) Nội dung: HS đọc SHD, hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời được các câu hỏi của GV, HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
c) Sản phẩm: HS biết sử dụng hàm xác định giá trị nhỏ nhất trong việc tính toán.
d) Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS hoạt động nhóm, báo cáo.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
Yêu cầu HS đọc phần 3.
HS đọc phần 3.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi thảo luận.
+ Cho biết tên của hàm xác định giá trị nhỏ nhất.
+ Cách sử dụng hàm xác định giá trị nhỏ nhất.
+ Giới thiệu về các biến a, b, c trong các trường hợp.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
+ HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận 1
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét
* Kết luận, nhận định 1
- GV nhận xét, tóm ý
- GV: Hàm xác định giá trị lớn nhất trong một dãy số có tên là MIN.
- Hàm được nhập vào ô tính như sau:
=MIN(a,b,c...), trong đó các biến a,b,c là các số hay địa chỉ của các ô tính.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
Hãy đưa ra công thức để xác định diện tích lớn nhất, nhỏ nhất trong các nước ASEAN.
 * HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS hoạt động nhóm
* Báo cáo, thảo luận 2
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm
- Nhóm còn lại nhận xét.
* Kết luận, nhận định 2
GV nhận xét, tổng hợp.
GV chốt nội dung kiến thức
2. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất.
- Hàm xác định giá trị nhỏ nhất trong một dãy số có tên là MIN.
- Cú pháp: =MIN(a,b,c) trong đó các biến a,b,c là các số hay địa chỉ của các ô tính
Ví dụ1: =MIN(47,5,64) cho kết quả 5
Ví dụ 2: Nếu khối B1:B6 Chứa lần lượt các số 10,7,78,9,27 và 2 thì:
=MIN(B1,B5,13) cho kết quả là 10
=MIN(B1:B6) cho kết quả là 2
- HS chỉ ra được cách sử dụng hàm MAX, MIN để tính.
=MAX(C2:C12);...
 =MIN(D2:D12);...
Tiết 30.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: 
 + HS vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập cụ thể.
b) Nội dung: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm 
c) Sản phẩm: HS thực hành được nhiệm vụ GV đã giao, HS trả lời được câu hỏi của GV
 d) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, HS nhận nhiệm vụ, hoạt động nhóm, thảo luận, báo cáo.
*GV giao nhiệm vụ:
GV chiếu nhiệm vụ cùng với thời gian cho nhiệm vụ đó lên máy chiếu. 
Yêu cầu các nhóm thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ theo khung thời gian đã chỉ ra.
Bài thực hành 1 (10 phút): Lập bảng tính CacNuocASEAN.xlsx
Bài thực hành 2: (16 phút) Thống kê về diện tích các nước.
a. Tính tổng diện tích của các nước ASEAN
b. Tính trung bình diện tích của các nước ASEAN.
c. Sử dụng công thức thích hợp để xác định diện tích lớn nhất trong các nước ASEAN.
d. Sử dụng công thức thích hợp để xác định diện tích nhỏ nhất trong các nước ASEAN.
Bài thực hành 3: (2 phút) Thêm vào bảng tính phần thống kê về dân số.
Bài thực hành 4: (2 phút) Thêm vào bảng tính phần thống kê về trung bình số dân /km2.
* HS thực hiện nhiệm vụ 
HS hoạt động theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo, thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm
- Nhóm khác nhận xét 
Đánh giá kết quả hoạt động nhóm: GV sử dụng 2 công cụ
Công cụ 1: Đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm 
STT
Tiêu chí
Thang điểm
1
Kỹ năng tạo bảng tính.
Thang điểm tối đa 2 điểm
2
Kỹ năng sử dụng hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN
Thang điểm tối đa 5 điểm
3
Kỹ năng thêm vận dụng linh hoạt các hàm.
Thang điểm tối đa 3 điểm
Mẫu Phiếu đánh giá: Nhóm 
1. Nguyễn Văn A
2. Trịnh Thị B
3. Trần Văn C
Tổng điểm
1. Nguyễn Văn A
8điểm
9 điểm
9 điểm 
27 điểm
2. Trịnh Thị B
3. Trần Văn C
Công cụ 2: Đánh giá sự hoạt động nhóm của HS
STT
Tiêu chí
Thang điểm
1
Mức độ sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ GV giao và nhanh chóng bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ
Thang điểm tối đa 5 điểm
2
Tinh thần hợp tác và hỗ trợ bạn khi cần thiết
Thang điểm tối đa 5 điểm
Mẫu Phiếu đánh giá: Nhóm 
1. Nguyễn Văn A
2. Trịnh Thị B
3. Trần Văn C
Tổng điểm
1. Nguyễn Văn A
8 điểm
9 điểm
9 điểm 
27 điểm
2. Trịnh Thị B
3. Trần Văn C
GV: Cho HS cộng tổng điểm của mỗi HS ở cả 2 loại phiếu đánh giá để có kết quả tổng hợp.
Sau đó căn cứ vào sản phẩm của HS để nhận xét: Ưu điểm, tồn tại, và kết quả của các HS và các nhóm tham gia thực hành.
HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
 HS vận dụng các hàm đã học để làm bài tập cụ thể.
b) Nội dung: Giao bài tập. 
c) Sản phẩm: HS thực hiện được bài tập GV đã giao.
 d) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ.
*GV giao nhiệm vụ 
GV chiếu hình ảnh bảng tính trong phần D cho HS quan sát.
Giả sử nhà trường cần thống kê chi tiết về số học sinh giỏi khối 7 như bảng trên. Em có thể giúp thầy cô giáo thay đổi bảng tính HocSinhGioiKhoi7.xlsx như hình minh họa rồi sử dụng các hàm đã biết để tính giá trị ở các ô tương ứng được không? Nếu có kết quả, hãy gửi cho thầy/cô giáo của mình.
* HS thực hiện nhiệm vụ 
HS hoạt động theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo, thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm.
HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
a) Mục tiêu: 
 HS vận dụng các hàm đã học để làm dự án cụ thể.
b) Nội dung: Giao bài tập. 
c) Sản phẩm: HS thực hiện được dự án GV đã giao.
 d) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ.
*GV giao nhiệm vụ 1
 Em hãy xin bố mẹ cho xem các hóa đơn tiền điện của 5 tháng gần đây rồi lập bảng tính liệt kê số tiền điện của từng tháng. Sử dụng các hàm đã học để tính tổng số tiến của cả 5 tháng, số tiền trung bình mỗi tháng phải trả, tháng trả nhiều tiền nhất, tháng trả ít tiền nhất.
* HS thực hiện nhiệm vụ 
HS hoạt động cá nhân, thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận 
- Cá nhân HS cho bố mẹ, thầy/cô xem bảng tính đã lập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_7_vnen_modul_2_bai_9_su_dung_cac_ham_de.doc