Giáo án Tin lớp 7 bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính

Giáo án Tin lớp 7 bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính

CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH

I. MỤC TIÊU

 1- Kiến thức:

- Biết sơ lược cấu trúc chung của trang tính và một vài thành phần chính quan trọng nhất của trang tính.

- Biết được các thao tác chọn các đối tượng khi làm việc trên trang tính.

- Biết được các dạng dữ liệu khi ta xử lí trên trang tính.

- Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.

 2- Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng tư duy lôgic.

- Liên hệ được với thực tế.

3- Thái độ:

- Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, có ý thức học tập bộ môn, rèn luyện tính cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 1763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin lớp 7 bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24/ 8/ 2008	 
Tiết : 	
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH
I. MỤC TIÊU
	1- Kiến thức:
Biết sơ lược cấu trúc chung của trang tính và một vài thành phần chính quan trọng nhất của trang tính.
Biết được các thao tác chọn các đối tượng khi làm việc trên trang tính.
Biết được các dạng dữ liệu khi ta xử lí trên trang tính.
Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
	2- Kỹ năng: 
Rèn luyện kỹ năng tư duy lôgic.
Liên hệ được với thực tế.
3- Thái độ:
Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, có ý thức học tập bộ môn, rèn luyện tính cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
	1- Chuẩn bị của GV :
Giáo án và một số tài liệu có liên quan đến môn tin học.
2- Chuẩn bị của HS :
Giáo trình và vở để ghi chép.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1- Ổn định tổ chức : (1’)
Kiểm tra sỉ số lớp, số học sinh vắng mặt.
	2- Kiểm tra bài cũ : (5’)
	- Trang tính là gì? Nêu các đặc trưng chung của chương trình bảng tính?
	Trả lời: Nêu khái niệm trang tính. Trình bày các đặc trưng chung ở mục 2 trong bài.
	3- Bài mới :
Giới thiệu bài : (1’)
 	Qua bài học trước, chúng ta đã học về các khái niệm cơ ban đầu về chương trình bảng tính cũng như trang tính? Nó gồm có những thành phần nào? Và nó có thể xử lí những dạng dữ liệu nào? Cách chọn các đối tượng trên trang tính ra sao? Thì hôm nay chúng ta sẽ học về bài các thành phần chính trên trang tính và dữ liệu trên trang tính.
T.L
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
7’
15’
10’
5’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bảng tính.
?Em hãy nêu lại cho cô về khái niệm về trang tính.
Các tệp do chương trìn bảng tính tạo ra thường được gọi là bảng tính.
Yêu cầu HS quan sát hình (GV treo hình vẽ minh hoạ màn hình làm việc của bảng tính Excel) trên bảng.
Giải thích các trang tính được hiển thị trong màn hình bằng các tên: Sheet 1, Sheet 2, Sheet 3.
?Vậy một bảng tính có thể có mấy trang tính?
GV để kích hoạt 1 trang tính nào đó ta thường làm gì?
Hoạt động 2: các thành phần chính trên trang tính.
Em hãy nhắc lại trên trang tính có những thành phần nào?
?Thanh công cụ nào là thanh công cụ đặc trương của bảng tính Excel?
GV: Cho học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
? Thanh công thức có vai trò đặc biệt gì không? Đó là gì?
?Khối là gì.
?Hộp tên nằm ở đâu trên trang tính?
?Hộp tên có vai trò gì?
Hoạt động 3:Tìm hiểu về cách chọn các đối tượng trên trang tính:
?Khi nói đến thao tác chọn đối tượng hay nói cách khác là chúng ta thực hiện thao tác gì?
 Trên trang tính ta thấy có: A, B,... là quy định gì trên trang tính? Còn 1, 2, 3, ... là gì?
Yêu cầu học sinh đọc kết luận SGK.
Vậy để chọn 1 ô thì ta thực hiện như thế nào?
Chọn 1 hàng thì làm như thế nào?
Chọn 1 cột?
Chọn 1 khối?
Hướng dẫn cách chọn nhiều khối khác nhau.
Hoạt động 4: Củng cố
Yêu cầu học sinh nhắc lại các thành phần chính trên trang tính?
Nhắc lại thao tác chọn các đối tượng: ô, cột, hàng, khối.
Trang tính là gồm các cột, hàng là miền làm việc chính của bảng tính. Vùng giao của cột và hàng tạo thành ô tính.
-HS chú ý theo dõi, lắng nghe.
HS quan sát hình vẽ.
HS chú ý theo dõi, lắng nghe và quan sát hình vẽ.
Một bảng tính có thể có nhiều bảng tính, nhưng thông thường có 3 bảng tính được hiện trên bảng tính.
Ta nháy chuột và nhãn tên của trang tính đó.
Trên trang tính gồm có: đó là các hàng, các cột và các ô tính.
Thanh công thức là thanh công cụ đặc trưng của bảng tính Excel.
HS đọc thông tin sgk và thoả luận nhóm.
-Thanh công thức có vai trò: để nhập, hiển thị hoặc công thức trong ô tính được chọn.
-Khối là 1 nhóm các ô liền kề nhau tạo thnàh hình chữ nhật.
-Hộp tên nằm ở góc trên, bên trái của trang tính.
- có vai trò hiển thị địa chỉ của ô được chọn.
Thực hiện thao tác chọn hay nói cách khác là ta thực hiện thao tác bôi đen.
Trên trang tính các chữ cái: A, B, C là quy định tên cột. Còn các số 1, 2, ... là quy định tên hàng.
Học sinh đọc thông tin sách giáo khoa.
-Đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột.
- Nháy chuột tại nút tên hàng.
- Nháy chuột tại nút tên cột.
- Kéo thả chuột từ 1 góc trên trái đến ô ở góc dưới phải.
HS chú ý theo dõi và ghi chép bài.
HS ôn lại các kiến thức vừa học thông qua các câu hỏi của giáo viên ở phần củng cố.
1/ Bảng tính:
-Một bảng tính có thể có nhiều bảng tính. Khi mở 1 bảng tính mới, bảng tính thường chỉ gồm 3 trang tính. Và chúng được phân biệt bằng tên trên các nhãn ở phía dưới màn hình.
-Trang tính đang được kích hoạt là trang tính đang được hiển thị trên màn hình, có nhãn màu trắng, tên trang viết bằng chữ đậm.
-Để kích hoạt 1 trang tính, ta nháy chuột vào knhãn trang tương ứng.
2/ Các thành phần chính trên trang tính:
-Hộp tên: là ô ở góc trên, bên trái trang tính, hiển thị địa chỉ của ô được chọn.
-Khối: là một nhóm các ô liền kề nhua tạo thành hình chữ nhật. Khối có thể là 1 ô, 1 hàng, 1 cột hay 1 phần của hàng hoặc cột.
-Thanh công thức: cho biết nội dung của ô đang được chọn.
3/ Chọn các đối tượng trên trang tính:
-Chọn 1 ô: Đưa con trỏ tới ô đó và nháy chuột.
-Chọn 1 hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng.
-Chọn 1 Cột: Nháy chuột tại nút tên cột.
-Chọn 1 khối: Kéo thả chuột từ 1 góc trên trái đến ô ở góc dưới phải. Ô đầu tiên sẽ là ô được kích hoạt.
-Chọn nhiều khối khác nhau: Chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
	4- Dặn dò : (1’)
Học thuộc các kiến thức đã học hôm nay.
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị cho bài học hôm sau: Bài 2 (tiếp theo) và xem trước các nội dung của bài thực hành 2.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn :24 /8/ 2008	 
Tiết :8 	
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH (tt)
I. MỤC TIÊU
	1- Kiến thức:
Biết được cách sử dụng công thức để tính toán.
Biết được các kí hiệu của các phép toán trong công thức.
Biết được cách nhập công thức tính toán trong trang tính.
	2- Kỹ năng: 
Rèn luyện kỹ năng tư duy về các thông tin, đối tượng trên bảng tính và trên trang tính.
Rèn luyện kỹ năng thao tác đối với các đối tượng trên trang tính.
3- Thái độ:
Nghiêm túc, trật tự nghe giảng bài và ghi chép đầy đủ.
Có ý thức, thói quen suy nghĩ và làm việc hợp lý, khoa học và chính xác
Có ý thức về một số vấn đề về xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến tin học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	1- Chuẩn bị của GV :
Giáo án và một số tài liệu có liên quan đến môn tin học.
2- Chuẩn bị của HS :
Giáo trình và vở để ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
	1- Ổn định tổ chức : (1’)
Kiểm tra sỉ số lớp, số học sinh vắng mặt.
	2- Kiểm tra bài cũ : (5’)
	- Em hãy nêu các thành phần chính trên trang tính? Thao tác chọn các đối tượng trên trang tính?
	- Trả lời: Nêu mục 2 và 3 trong bài học.
	3- Bài mới :
Giới thiệu bài : (1’)
Như các em đã biết về các thành phần chính trên trang tính nói riêng và thành phần trên bảng tính nói chung, cũng như các thao tác chọn các đối tượng trên trang tính, như vậy còn việc loại dữ liệu nào thì được bảng tính xử lí? Để giải đáp được vấn đề này chúng ta đi sang phần tiếp theo của bài học: Thành phần chính và dữ liệu trên trang tính.
T.L
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
20’
7’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dữ liệu trên trang tính.
- Em nào nhắc lại các dạng dữ liệu (thông tin) cơ bản của tin học mà chúng ta đã học ở lớp 6.
-Giới thiệu các dạng dữ liệu.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sgk và thảo luận. - Vậy theo em thì trang tính có thể xử lý những dạng dữ lệu nào là thường dùng nhất?
Dữ liệu số là gì?
Dữ liệu dạng ký tự là gì?
Yêu cầu nêu các ví dụ minh họa cho từng từng dữ liệu nói trên?
Hoạt động 2: Làm các câu hỏi và bài tập SGK
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm về các câu hỏi, bài tập sgk.
-Nhóm 1: làm câu 1
-Nhóm 2: làm câu 2
-Nhóm 3: làm câu 3
-Nhóm 4: làm câu 4
-Nhóm 5: làm câu 5.
Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày sau khi thảo luận xong.
Cho lớp nhận xét, đánh giá.
-Nhận xét đánh giá và tuyên dương nhóm trả lời đúng nhất. 
Hoạt động 3: Củng cố
- Yêu cầu học sinh nêu lại các dạng dữ liệu thường dùng trên trang tính?
 - Yêu cầu học sinh nêu ví dụ về hai dạng dữ liệu này?
- Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Chú ý nghe giảng bài.
- Học sinh đọc SGK và thảo luận.
-Có 2 dạng DL thường dùng: Dạng DL số và dạng DL kí tự.
a) Dữ liệu số: là các số: 0, 1, ..., 9. 
-Dấu (+) chỉ số dương. Ngược lại dấu (–) chỉ số âm. Còn dấu (%) chỉ phần trăm
-Dấu (,) phân cách hàng nghìn, trăm, triệu, 
-Dấu (.) phân cách phần nguyên và phần thập phân.
- DL kiểu số thường được canh phải trong ô tính.
b) Dữ liệu dạng ký tự: 
-Là dãy các chữ cái, chữ số và các ký hiệu.
-Dữ liệu kiểu ký tự thường được canh trái trong ô tính.
- Học sinh nêu ví dụ
Thảo luận nhóm.
-Nhóm 1: làm câu 1
-Nhóm 2: làm câu 2
-Nhóm 3: làm câu 3
-Nhóm 4: làm câu 4
-Nhóm 5: làm câu 5.
Đại diện trả lời câu hỏi mà nhóm thảo luận.
Lớp nhận xét đánh giá.
-Nhắc lại hai dạng dữ liệu trên.
-Nêu ví dụ minh họa về 2 dạng DL này.
4.Dữ liệu trên trang tính.
Có 2 dạng dữ liệu thường dùng:
a) Dữ liệu số: là các số: 0, 1, ..., 9. 
-Dấu (+) chỉ số dương. Ngược lại dấu (–) chỉ số âm. Còn dấu (%) chỉ phần trăm
-Dấu (,) phân cách hàng nghìn, trăm, triệu, 
-Dấu (.) phân cách phần nguyên và phần thập phân.
- DL kiểu số thường được canh phải trong ô tính.
b) Dữ liệu dạng ký tự: 
-Là dãy các chữ cái, chữ số và các ký hiệu.
-Dữ liệu kiểu ký tự thường được canh trái trong ô tính.
II.Hoạt động nhóm về các câu hỏi và bài tập SGK,
-Câu 1: trả lời phần 2 của bài học.
-Câu 2: trả lời phần Thanh công thức (ở mục2) của bài học
-Câu 3: trả lời phần 3 (khối) của bài học
-Câu 4: trả lời phần 4 của bài học
-Câu 5: trả lời dựa vào phần 4
	4- Dặn dò : (1’)
Học thuộc các phần kiến thức của bài học.
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 2.doc