Tiết 64. ÔN TẬP CHƯƠNG IV
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đơn thức, đa thức có bậc xác định, có biến và hệ số theo yêu cầu của đề bài. Tính giá trị của biểu thức đại số, thu gọn đơn thức, nhân đơn thức.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác, khoa học.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập, thước kẻ, phấn màu
- HS:
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 64. ÔN TẬP CHƯƠNG IV I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết đơn thức, đa thức có bậc xác định, có biến và hệ số theo yêu cầu của đề bài. Tính giá trị của biểu thức đại số, thu gọn đơn thức, nhân đơn thức. 3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác, khoa học. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ ghi bài tập, thước kẻ, phấn màu - HS: III/ Phương pháp dạy học: - Phương pháp phân tích - Phương pháp thảo luận nhóm III/ Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Khởi động mở bài: 3. Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm biểu thức đại số, đơn thức, đa thức ( 20phút ) - Mục tiêu: HS tái hiện lại các kiến thức về khái niệm biểu thức đại số, đơn thức, đa thức - Đồ dùng: Bảng phụ ghi bài tập - Tiến hành: ? Biểu thức đại số là gì ? Lấy ví dụ về biểu thức đại số. ? Muốn tính giá trị biểu thức làm thế nào ? Thế nào là đơn thức ? Hãy viết các đơn thức của hai biến x, y có bậc khác nhau. ? Bậc của đơn thức là gì ? Tìm bậc của đơn thức: x; 3; 0 ? Nhân hai đơn thức đồng dạng làm thế nào - Yêu cầu HS AD (Bảng phụ) Tính: a) -3x2y . 2xy3 b) ? Thế nào là hai đơn thức đồng dạng ? Muốn cộng hay trừ hai đơn thức đồng dạng ta làm thế nào - Yêu cầu HS AD tính ( Treo bảng phụ ) a) 25xy2 + 55xy2 – 65xy2 - HS đứng tại chỗ trả lời - HS lấy ví dụ về biểu thức đại số. + B1: Thay giá trị biến vào biểu thức + B2: Thực hiện tính - Đơn thức là một biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến hoặc một tích giữa các số và các biến - HS lấy ví dụ - Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức. + x là đơn thức bậc 1; 3 là đơn thức bậc 0; Số 0 được coi là đơn thức không có bậc. - Nhân hệ số với nhau và phần biến với nhau - HS thực hiện tính - Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến. - Cộng hay trừ phần hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến - HS áp dụng tính I. Ôn tập khái niệm biểu thức đại số, đơn thức, đa thức. 1. Biểu thức đại số - Biểu thức đại số là những biểu thức mà trong đó ngoài các số, các kí hiệu phép toán cộng, trừ nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, dấu ngoặc còn có các chữ (đại diện cho các số). - Ví dụ: + 4x; 2(x+y): x2 + 2xy 2. Đơn thức - Khái niệm (SGK - 30) - Ví dụ: 3xy; -2x2y.... - Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức. * Áp dụng : Tính: a) -3x2y . 2xy3 = -6x3y4 b) - Hai đơn thức đồng dạng: - Khái niệm (SGK - 33) * Áp dụng tính: a) 25xy2 + 55xy2 – 65xy2 = 15xy2 4. Hoạt động 2: Luyện tập ( 23phút ) - Mục tiêu: HS vân dụng lại các kiến thức vừa ôn để làm các bài tập có liên quan - Đồ dùng: Bảng phụ bài 59 - Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 58 ? Bài tập 58 cho biết gì? Yêu cầu gì. ? Muốn tính giá trị biểu thức ta làm thế nào. - GV yêu cầu 2HS lên bảng thực hiện, HS khác làm vào vở. - GV nhận xét - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 59 ? Bài toán yêu cầu gì ? Điền đơn thức thích hợp vào ô trống - GV gọi HS nhận xét. - GV chốt lại. - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 61 - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện - GV gọi đại diện các nhóm báo cáo - GV nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm. - GV chốt lại nội dung bài học - HS đọc yêu cầu bài tập 58 - Tính giá trị biểu thức. - Thay giá trị của biến vào biểu thức rồi thực hiện phép tính - 2 HS lên bảng thực hiện - HS lắng nghe và ghi vở - HS đọc yêu cầu bài tập 59 - Điền đơn thức thích hợp vào ô trống - HS điền vào bảng phụ. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu bài tập 61 - HS hoạt động nhóm - Đại diện các hóm báo cáo - HS lắng nghe và ghi vở. - HS lắng nghe. II. Bài tập Dạng1. Tính giá trị biểu thức Bài 58 ( SGK - 49 ) a) Thay x = 1; y = -1; z= -2 vào biểu thức: b) Thay x = 1; y = -1; z = -2 vào biểu thức: 1.(-1)2 + (-1)2.(-2)3 + (-2)3.14 = 1.1 +1.(-8) + (-8).1 = 1 – 8 – 8 = -15. Dạng2. Thu gọn đơn thức, tính tích đơn thức Bài 59 ( SGK - 49 ) Điền đơn thức thích hợp vào ô trống. (1): 75x4y3z2 (2): 125x5y2z2 (3): -5x3y2z2 Bài 61 ( SGK - 50 ): Tính tích các đơn thức sau rồi tìm hệ số bậc của đơn thức tìm được. a) - Đơn thức bậc 9 có hệ số là b) (-2x2yz).(-3xy3z) = 6x3y4z2 Đơn thức bậc 9 có hệ số là 6. 5. Tổng kết và hướng dẫn về nhà ( 2phút ) - Ôn tập quy tắc cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng; cộng trừ đa thức, nghiệm của đa thức. - Làm bài tập: 62, 63, 65 SGK (50, 51). Tiết sau tiếp tục ôn tập. - Hướng dẫn bài : Hướng dẫn bài 65 (SGK - 51) Thay các giá trị của biến vào đa thức rồi thực hiện phép tính: a) A(x) = 2x - 6 -3 0 3 A(-3) = -6 – 6 = -12 A(0) = 0 – 6 = -6 A(3) = 6 – 6 = 0. Vậy x = 3 là nghiệm của đa thức A(x) = 2x - 6
Tài liệu đính kèm: