Giáo án Tự chọn Lý 8 năm 2009 – 2010

Giáo án Tự chọn Lý 8 năm 2009 – 2010

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - HS nắm được công suất là gì? Đơn vị, công thức tính công suất.

2. Kỹ năng:

 - Biết vận dụng công thức tính công suất để làm bài tập.

3. Thái độ:

 - Cẩn thận khi tính toán. Nghiêm túc, tích cực.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Hệ thống bảng phụ ghi đề bài.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Xem nội dung bài “ Công suất”.

 

doc 23 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1209Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Lý 8 năm 2009 – 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/01/2010 
Ngày giảng: 14/01/2010
TIẾT 9: CÔNG SUẤT – BÀI TẬP VỀ CÔNG SUẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- HS nắm được công suất là gì? Đơn vị, công thức tính công suất.
2. Kỹ năng:
	- Biết vận dụng công thức tính công suất để làm bài tập.
3. Thái độ:
	- Cẩn thận khi tính toán. Nghiêm túc, tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên:
- Hệ thống bảng phụ ghi đề bài.
Chuẩn bị của học sinh:
- Xem nội dung bài “ Công suất”.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
ổn định tổ chức: ( 1 phút)
8A1: ../ 23 8A2: ./ 24 8A3: / 24
 2. Kiểm tra bài cũ: 
	( Kết hợp trong bài) 
 3. Bài mới:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (10 phút)
Lý thuyết.
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
? áp suất là gì?
? Công thức tính áp suất?
? Đơn vị tính áp suất?
Gv nhấn mạnh: để biết người nào hay máy nào làm việc khoẻ hơn 
( thực hiện công nhanh hơn, ta so sánh áp suất của chúng).
I. Lý thuyết
HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Công suất là công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian.
- Công thức tính công suất:
 P: Công suất ( W)
P = A: Công thực hiện ( J)
 t : Thời gian thực hiện công A(s)
Hoạt động 2 ( 25 phút)
Bài tập.
GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt đề bài.
Bài 1:
Một người kéo 1 vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 s. Người ấy phải dùng 1 lực F = 180 N. Tính công và công suất của người kéo.
? Để tính công A ta áp dụng công thức nào?
? Làm thế nào để tính P ?
- Gọi 1 HS lên bảng tính.
+) Gv hỗ trợ HS yếu làm bài.
+) Gọi HS nhận xét bài của bạn.
+) Chuẩn lại bài làm của HS.
Gv chốt: 2 công thức.
Bài 2:
Khi đưa 1 vật lên cao 2,5 m bằng mặt phẳng nghiêng, người ta phải thực hiện 1 công 3600 J.
Biết hiệu suát của mặt phẳng nghiêng là 0,75. Chiều dài mặt phẳng nghiêng là 24 m. Tính trọng lượng của vật và công để thắng lực ma sát khi kéo vật lên và độ lớn của lực ma sát.
GVhướng dẫn HS bằng hệ thống câu hỏi:
? Làm thế nào để tính được trọng lượng của vật?
? Muốn tính được công để thắng lực ma sát ta làm thế nào?
? Ai được tính bằng công thức nào?
? Tính độ lớn của lực ma sát?
Bài 3: 
1 cái máy hoạt động với công suất
 P = 1600 W thì nâng được 1 vật nặng m = 70 kg lên độ cao 10 m trong 36 s.
a. Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật?
b. Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải.
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày lời giải.
Gv chuẩn lại bài làm của HS.
Chốt: Công thức tính công, công suất.
II. Bài tập
Bài 1:
Đọc đề bài.
Tóm tắt:
h = 8 m.
t = 20 s.
F = 180 N.
A = ?
P = ?
HS: áp dụng công thức: A = F .s.
P = .
- 1 HS lên bảng làm bài.
+) Lớp cùng làm, nhận xét bài của bạn.
+) Hoàn thiện bài làm vào vở.
Bài 2:
HS đọc đề bài.
Tóm tắt:
 h = 2,5 m.
A = 3600 J
H = 0,75.
l = 24 m.
P = ? 
AMS = ? 
HS: Từ CT:
 H = 
 = 1080 W.
Công có ích: Ai = P. h = 1080 . 2,5 = 2700 (J)
Công để thắng lực ma sát là:
A/ = A – Ai = 3600 - 2700 = 900 (J).
Độ lớn của lực ma sát là:
FMS = 
Bài 3:
HS đọc đề bài.
Tóm tắt đề bài.
- Trao đổi nhóm đôi ( 3 phút) tìm cách giải bài tập.
- Trình bày bài giải:
a. áp dụng công thức:
P = A = P. t = 1600 . 36 = 57600 (J).
b. Công có ích: Ai = P .s = 700 . 36 = 25200 J.
Hiệu suất của máy là:
H = % = 43,75 %.
Hoạt động (6 phút)
Củng cố toàn bài .
Gv treo bảng phụ ghi đề bài tập củng cố.
- Yêu cầu HS điền từ thích hợp vào chỗ trống để được phát biểu đúng.
Gv chốt: Khái niệm, công thức công suất.
HS: Hoàn thiện bài tập củng cố.
Bài tập: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được phát biểu đúng:
a. Công suất được tính bằng (1) công thực hiện được trong (2) 1 đơn vị thời gian.
b. Đơn vị của công suất là (3) oat (W).
c. Khi so sánh công suất, t biết được người hay máy nào làm việc (4) khoẻ hơn, tức là thực hiện công (5) nhanh hơn.
4. Hướng dẫn học ở nhà ( 2 phút).
	- Xem lại các nội dung kiến thức đã học.
	- Hoàn thiện các bài tập đã chữa.
	- Ghi nhớ công thức tính công, công suất.
	- BTVN: 15.5/ SBT.
Ngày soạn: 26/01/2010
Ngày dạy: 28/01/2010
Tiết 10
ÔN TẬP VỀ CƠ NĂNG, SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
- Hiểu được một vật có cơ năng khi nào, Cơ năng gồm những dạng cơ bản nào, đơn vị của cơ năng
- Biết sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng, trong quá trình chuyển hóa cơ năng được bảo toàn
	2. Kỹ năng
- Xác định được cơ năng của một vật ở dạng nào, nhận biết được sự chuyển hóa cơ năng của một vật
- Giải thích được quá trình chuyển hóa cơ năng.
	3. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập
- Vận dụng kiến thức vào thực tế.
	II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bài tập
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức cũ
	III, Tiến trình dạy học
	1. Ổn định (1')
 8A1: ../23 8A2: ../24 8A4: ...../24
	2. Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong giờ)
	3. Bài mới
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (15') Ôn tập lý thuyết
? Cơ năng của vật là gì? Đơn vị của cơ năng?
? Cơ năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Có những dạng năng lượng nào của cơ năng?
? Cơ năng có thế chuyển hóa như thế nào?
? Trong quá trình chuyển hóa cơ năng có được bảo toàn không?
I. Lý thuyết
1. Cơ năng: Khi vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng. Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn
- Đơn vị của cơ năng: Jun (J)
2. Những dạng cơ bản của cơ năng
a. Thế năng
- Thế năng hấp dẫn: Phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác
- Thế năng đàn hồi: Phụ thuộc vào độ biến dạng của vật
b. Động năng: Phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật
- Nếu vật đứng yên so với mặt đất thì đông năng của vật bằng không.
3. Sự chuyển hóa của các dạng cơ năng
Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng
4. Sự bảo toàn cơ năng
Trong quá trình cơ học. động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
Hoạt động 2 (27'): Luyện tập
Bài 1: Một em đi xe đạp thả từ trên dốc xuống. Em đó và xe đạp có cơ năng không? Cơ năng đó ở dạng nào? Trong quá trình đi xuống thế năng và động năng của em và xe đạp có thay đổi không? Nếu bỏ qua ma sát thì cơ năng đó sẽ thế nào? Khi xe lăn hết dốc, xe sẽ chuyển động trên mặt phẳng ngang. Nếu không có ma sát thì xe sẽ chuyển động như thế nào? Động năng của nó như thế nào?
? Bài tập cho biết gì? Yêu cầu gì?
? Khi đi từ trên dốc xuống em và xe đạp có cơ năng không? Tại sao?
? Trong quá trình đi xuống cơ năng được biến đổi như thế nào? 
? Nếu bỏ qua ma sát thì cơ năng đó thế nào? Vì sao?
? Nếu bỏ qua ma sát thì xe chuyển động như thế nào trên mặt phẳng ngang? Khi đó động năng của chúng như thế nào?
Bài 2: Búa đập vào cọc làm cọc ngập sâu xuống đất.Cọc bị ngập sâu vào đất là nhờ cơ năng của vật nào? Đó là dạng cơ năng nào?
? Đề bài cho biết gì? Yêu cầu gì?
? Nhờ cơ năng của vật nào mà cọc bị ngập sâu vào đất?
Bài 3: Hãy phân tích sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng của quả bóng rơi từ độ cao h
? Khi quả bóng rơi từ độ cao h xuống thì có sự biến đổi cơ năng như thế nào?
? Khi quả bóng chạm đất nảy lên thì sự biến đổi cơ năng diễn ra như thế nào?
? Nếu bỏ qua ma sát của không khí thì cơ năng trong quá trình biến đổi có được bảo toàn không?
II. Bài tập
Bài 1
- HS đọc
- HS trả lời
- Khi thả xe đạp từ trên dốc xuống em đó và xe đạp có cả thế năng và động năng. Trong quá trình đi xuống thế năng của chúng giảm dần vì độ cao giảm. còn động năng tăng dần vì vận tốc của chúng tăng. Nếu bỏ qua ma sát thì cơ năng của em và xe đạp được bảo toàn. Khi lăn hết dốc nếu không có ma sát thì xe sẽ chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang mãi mãi. Khi đó thế năng bằng không còn động năng của chúng được bảo toàn.
Bài 2:
- HS đọc bài
- HS trả lời
- Khi búa đứng yên trên cọc không làm cọc ngập sâu vào đất được, chỉ khi có búa chuyển động đập vào cọc thì mới sinh công để làm cọc ngập sâu vào đất. Vậy cọc ngập sâu vào đất là nhờ cơ năng của búa. Cơ năng đó có được là do búa chuyển động. Vậy dạng cơ năng đó là động năng.
Bài 3
- HS đọc bài
- Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng của quả bóng rơi từ độ cao h ta có thể chia làm 2 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: Khi quả bóng rơi xuống, thế năng giảm dần vì độ cao giảm dần, nhưng động năng tăng dần vì vận tốc tăng dần. Khi chạm đất thế năng bằng không còn động năng là lớn nhất. Khi đó toàn bộ thế năng đã chuyển hóa thành động năng.
+ Giai đoạn 2: Sau đó quả bóng lại nẩy lên, động năng giảm dần vì vận tốc giảm dần, và thế năng lại tăng lên vì độ cao tăng. Nếu cơ năng không chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác thì quả bóng sẽ đạt đến độ cao lúc ban đầu, khi đó toàn bộ động năng lại biến thành thế năng.
- Vậy trong suốt quá trình chuyển động dù có sự chuyển hóa qua lại giữa thế năng và động năng nhưng tại một vị trí bất kỳ tổng động năng và thế tức cơ năng bằng cơ năng lúc ban đầu mà quả bóng đạt được (cơ năng được bảo toàn).
	4. Hướng dẫn về nhà (2')
	- Ôn tập lại các kiến thức đã học
	- Xem lại các bài tập đã chữa.
Ngày soạn: 23/02/2010
Ngày dạy: 25/02/2010 
Tiết 11
CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.
- Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
- Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh
2. Kỹ năng
- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng.
- Giải thích được hiện tượng khuếch tán.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lý đơn giản trong cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Bài tập
HS: Học bài, làm bài tập ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
	1. ổn định tổ chức: ( 1 phút)
	Sĩ số:8A1:../22 8A2: ../24 8A3: .../24
	2. Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra) 
	3. Bài mới.
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (6’)
? Các chất được cấu tạo như thế nào
? Các chất khác nhau thì các phân tử của chúng có cấu tạo. kích thước và khối lượng như thế nào?
I. Lý thuyết:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Các phân tử của các chất khác nhau thì cấu tạo, kích thước, khối lượng cũng khác nhau.
Hoạt động 2: Bài tập (36’)
Bài 1: Hãy giải thích hiện tượng khi thả một cục đường vào nước rồi khuấy đều lên, đường tan và có vị ngọt?
? Đường và nước được cấu tạo như thế nào
Bài 2: Khi ta bơm xe thật căng, vặn van thật chặt . Nhưng để lâu ngày thì săm xe đã bị xẹp mặc dù nó không bị thủng. Hãy giải thích tại sao?
Bài 3: Vì sao khi đổ 100cm3 rượu 100cm3 nước thì hỗn hợp thu được có thể tích nhỏ  ...  tăng nhiệt độ của nước ta làm như thế nào?
? Tính độ tăng nhiệt độ?
Bài tập 5: Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1l nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước biết nhiệt độ ban đầu của nước là 200C, Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K
? Tóm tắt ?
? Hãy tính nhiệt lượng truyền cho ấm?
? Tính nhiệt lượng truyền cho nước?
? Nhiệt lượng cung cấp cho ấm nước được tính như thế nào?
II. Bài tập
Bài 1:
 Khi đốt nóng ở đáy ống thì nước trong ống sẽ sôi nhanh hơn vì đốt ở đáy ống để tạo nên các dòng đối lưu.
Bài tập 2: 
Không. Sự truyền nhiệt khi đưa miếng đồng vào ngọn lửa làm miếng đồng nóng lên là sự dẫn nhiệt. Miếng đồng nguội đi là do truyền nhiệt vào không khí bằng bức xạ nhiệt.
Bài 3:
Tóm tắt
V = 5l = 0,005m3
t1 = 200C
t2 = 400C
Q = ?
Giải:
Khối lượng của 5l nước là:
m = V.D 
 = 0,005.1000 
 =5 (kg)
Nhiệt lượng cần để đun 5 lít nước từ 200C lên 400C là 
Q = m.c.t = 5.4200.20 = 420000 (J)
 Đáp số: 420 000 (J)
Bài 4: 
Tóm tắt:
V = 10l = 0,01m3
Q = 840kJ = 840000 J
c = 4200J/kg.K
D = 1000kg/m3
t = ?
Giải
Khối lượng của nước là
m = V.D = 
 0,01.1000 = 10kg
Nhiệt độ tăng thêm của nước là:
Từ công thức: Q = m.c.t 
Đáp số: 200C
Bài 5
Tóm tắt
= 400g = 0,4kg
 = 880J/kg.K
= 4200J/kg.K
D = 1000kg/m3
Q = ?
Giải:
 Nhiệt lượng cần để cung cấp cho ấm nhôm nóng đến 1000C là
Q1 = m.c.t 
= 0,4.80.880 = 
28 160(J)
Nhiệt lượng cần để đun sôi nước là
Q2 = m.c.t = 1.4200.80 = 364 000 (J)
Nhiệt lượng cung cấp cho ấm nước là 
Q = Q1 + Q2 
 = 28 160.364 000 = 364 160(J)
Đáp số: 364 160J
4. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Ôn tập lại phần lý thuyết.
Ngày soạn: /4/2010
Ngày dạy: /4/2010
Tiết 15
PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Củng cố kiến thức về nguyên lý truyền nhiệt, phương trình cân bằng nhiệt cho từng trường hợp có 2 vật trao đổi nhiệt với nhau.
	- Giải được các bài tập đơn giản về trao đổi nhiệt giữa 2 vật.
2. Kỹ năng:
	- Vận dụng công thức tính nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt 
3. Thái độ:
	- Có ý thức liên hệ kiến thức vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ ghi đề bài tập.
Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
ổn định tổ chức: ( 1 phút)
Sĩ số:
 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài) 
 3. Bài mới:
Hỗ trợ của giáo vên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Lý thuyết (7’)
? Nêu nguyên lý truyền nhiệt
? Phương trình cân bằng nhiệt? Giải thích các đại lượng có trong công thức?
A. Lý thuyết:
4. Nguyên lý truyền nhiệt:
- Nhiệt lượng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau.
- Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.
5. Phương trình cân bằng nhiệt:
Qtỏa = Qthu
(Nhiệt lượng tỏa ra cũng được tính theo công thức Q = m.c.)
* Hoạt động 2: Bài tập (35’)
Bài 1: Thả một quả cầu bằng kẽm được đung nóng tới 1300C vào một bình nước có khối lượng 1kg ở 200C. Sau một thời gian khi xảy ra sự cân bằng nhiệt độ của chúng là 300C. Tính khối lượng của quả cầu. Nhiệt dung riêng của kẽm và của nước lần lượt là 210J/kg.K và 4200J/kg.K
(bỏ qua sự mất mát nhiệt lượng ở môi trường xung quanh)
? Muốn tính được khối lượng của quả cầu cần biết gì
? Công thức tính Qtỏa, Qthu?
? Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có
? Thay số suy ra m1
Bài 2: Có 300g nước đang sôi và 12 lít nước ở 150C đều nguội đến độ nước đá đang tan. Lượng nước nào tỏa nhiệt nhiều hơn và nhiều hơn mấy lần.
? Nhiệt lượng tỏa ra của nước sôi
? Nhiệt lượng tỏa ra của nước nguội
? Lập tỉ số giữa Qng và Qs
? Kết luận về Qs và Qng
Bài 3: Thả quả cầu bằng chì có khối lượng 2kg được nung nóng lên đến 1900C và trong 1 lít nước thì nhiệt độ cuối cùng của chúng là 400C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhiêu? Nhiệt dung riêng cảu chì, nước lần lượt là 130J/kg.K, 4200J/kg.K. (Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường xung quanh).
? Chất nào tỏa nhiệt, thu nhiệt?
? Nhiệt lượng tỏa ra của chì
? Nhiệt lượng thu vào của nước
? Đại lượng nào chưa biết
? Theo PT căn bằng nhiệt ta có
? Suy ra nhiệt độ của nước
? Nhiệt độ của nước là bao nhiêu
B. Bài tập:
Bài 1:
HS đọc, tóm tắt
Tóm tắt
t1 = 1300C
c1 =210J/kg.K
t2 = 200C
c2=4200J/kg.K
m2 = 1kg
t = 300C
m1 = ?
Giải
Nhiệt lượng nước thu:
Qthu = m2.c2(t – t2)
 = 1.4200.10
 = 42 000 (J)
Nhiệt lượng kẽm tỏa ra
Qtỏa = m1.c1(t1 – t)
 =m1210(130 – 30)
 = 21 000m1 (J)
Theo PT cân bằng nhiệt: Qthu = Qtỏa 
Hay:21000m1 = 42000
 m1 = 2(kg)
Bài 2:
HS đọc bài và tóm tắt
Tóm tắt
ms = 0,3kg
ts = 1000C
mng = 12kg
tng = 150C
t = 00C
Qng ? Qs
Giải
Nhiệt lượng tỏa ra của 300g nước sôi:
Qs = msc(ts – t) = 0,3.c.100
Nhiệt lượng tỏa ra của 12 lít nước:
Qng = mngc(tng – t) = 12c.15
Ta lập tỉ số:
 lần
Hay Qng = 6Qs
Bài 3:
HS đọc bài, tóm tắt bài
Tóm tắt
mc = 2kg
tc = 1900C
cc = 130J/kg.K
mn = 1kg
cn = 4200J/kg.K
t = 400C
tn = ?
Giải
Nhiệt lượng tỏa ra của chì: Qc = mccc(tc –t)
= 2.130.(190 – 40)
= 39 000(J)
Nhiệt lượng thu vào của nước: 
Qn = mncn(t – tn)
 = 1.4200(40 – tn)
 = 4200(40 – tn)
Theo PT cân bằng nhiệt ta có: Qn = Qc
Hay: 
4200(40 – tn) = 3900
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Ôn lại lý thuyết về công thức nhiệt, phương trình cân bằng nhiệt.
Ngày soạn: /4/2010
Ngày dạy: /4/2010
Tiết 16
BÀI TẬP VỀ NHIỆT LƯỢNG VẬT THU VÀO, TỎA RA VÀ DO ĐỐT CHÁY NHIÊN LIỆU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- HS được củng cố các kiến thức cơ bản về nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt, năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
	- Giải thích 1 số hiện tượng có liên quan đến các kiến thức đã học.
2. Kỹ năng:
	- Vận dụng các kiến thức trên vào làm bài tập.
3. Thái độ:
	- Có ý thức liên hệ kiến thức vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án, bài tập.
Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu bài, làm bài tập ở nhà.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
8A1: /21 8A2: ./24 8A3: /24
Kiểm tra bài cũ: ( kết hợp trong bài)
Bài mới:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Lý thuyết (13’)
? Thế nào là nhiệt dung riêng của một chất
? Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
? Công thức tính nhiệt lượng? giải thích các đại lượng trong công thức?
? Nhiệt lượng còn có đơn vị nào ngoài J
? Nêu nguyên lý truyền nhiệt
? Phương trình cân bằng nhiệt
? Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu cho biết gì
? Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu? Giải thích các đại lượng có trong công thức.
A. Lý thuyết:
HS: Cá nhân trả lời câu hỏi
1. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 10C.
2. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào: khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.
3. Công thức tính nhiệt lượng:
Q = m.c. hay Q = m.c(t2 – t1), (t2 > t1)
- m là khối lượng (kg)
- c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K)
- là độ tăng nhiệt độ của vật (0C hay K)
- Q là nhiệt lượng (J)
Đơn vị nhiệt lượng còn tính bằng calo:
1calo = 4,2J
4. Nguyên lý truyền nhiệt:
- Nhiệt lượng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau.
- Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.
5. Phương trình cân bằng nhiệt:
Qtỏa = Qthu
(Nhiệt lượng tỏa ra cũng được tính theo công thức Q = m.c.)
6. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu: Là đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
7. Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu:
Q = q.m (trong đó q (J/kg) là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu, m(kg) khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy, Q (J) là nhiệt lượng tỏa ra).
* Hoạt động 2: Bài tập (30’)
GV Đưa bảng phụ
 Bài tập 1: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 10 kg nhôm để tăng nhiệt độ từ 300C đến 800C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K
? Bài toán yêu cầu gì
? Muốn tính nhiệt lượng cung cấp cho ấm nhôm ta dùng công thức nào?
? Thay số, tính toán
Bài 2: Một thỏi đồng có khối lượng 3kg được nung nóng tới 5000C. Hỏi khi nguội đến 500C thì nó tỏa ra nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K.
? Tính nhiệt lượng tỏa ra dựa vào công thức nào
Bài 3: Thả một quả cầu bằng kẽm được đung nóng tới 1300C vào một bình nước có khối lượng 1kg ở 200C. Sau một thời gian khi xảy ra sự cân bằng nhiệt độ của chúng là 300C. Tính khối lượng của quả cầu. Nhiệt dung riêng của kẽm và của nước lần lượt là 210J/kg.K và 4200J/kg.K
(bỏ qua sự mất mát nhiệt lượng ở môi trường xung quanh)
? Muốn tính được khối lượng của quả cầu cần biết gì
? Công thức tính Qtỏa, Qthu?
? Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có
? Thay số suy ra m1
Bài 4: Một bếp dầu có hiệu suất 40%, khi đốt cháy hoàn toàn 50g dầu. Tính:
a. Nhiệt lượng của bếp tỏa ra, biết năng suất tỏa nhiệt của dầu là 44.106J/kg.K.
b. Lượng nước được đung sôi trong trường hợp đó. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt độ ban đầu cảu nước là 4200J/kg.K và 300C.
? Nhiệt lượng của bếp tỏa ra được tính theo công thức nào?
? Khối lượng của nước được đun sôi tính được nhờ công thức nào?
? Nhiệt lượng thu vào là nhiệt lượng nào
? Tính nhiệt lượng có ích rồi suy ra khối lượng của nước được đun sôi
B. Bài tập:
Bài 1:
HS đọc bài, tóm tắt bài
Tóm tắt:
M = 10kg
t1 = 300C
t2 = 800C
c = 880J/kg.K
Qthu = ?
Giải
Nhiệt lượng cần cung cấp là:
Q = m.c(t2 – t1) 
 = 10.880(80 – 30)
 440 000 (J)
Bài 2: 
HS đọc bài, tóm tắt
Tóm tắt
m = 3kg
t1 = 5000C
t2 = 500C
c = 380J/kg.K
Qtỏa = ?
Giải
Nhiệt lượng tỏa ra của đồng là:
Qtỏa = m.c(t1 – t2)
 = 3.380(500 – 50)
 = 513 000 (J)
Bài 3:
HS đọc, tóm tắt
Tóm tắt
t1 = 1300C
c1 =210J/kg.K
t2 = 200C
c2=4200J/kg.K
m2 = 1kg
t = 300C
m1 = ?
Giải
Nhiệt lượng nước thu:
Qthu = m2.c2(t – t2)
 = 1.4200.10
 = 42 000 (J)
Nhiệt lượng kẽm tỏa ra
Qtỏa = m1.c1(t1 – t)
 = m1210(130 – 30)
 = 21 000m1 (J)
Theo PT cân bằng nhiệt: Qthu = Qtỏa 
Hay: 21000m1 = 42000
 m1 = 2(kg)
Bài 4:
HS đọc bài, tóm tắt.
Gọi Q2 là nhiệt lượng của bếp tỏa ra
 Q1 là nhiệt lượng có ích của bếp để đun sôi nước.
a. Nhiệt lượng của bếp tỏa ra: 
Q2 = q.m = 44.106.0,05 = 22.105(J)
b. Khối lượng của nước được đun sôi:
Hiệu suất của bếp: 
Nhiệt lượng có ích của bếp: 
Q1 =H.Q2 = 0,4.22.105 = 88.104 (J)
Mặt khác Q1 = m.c.(t2 – t1) hay:
m.4200.(100 – 30) = 88.104
4. Hướng dẫn học ở nhà ( 1 phút)
 - Ôn tập toàn bộ các nội dung lý thuyết và bài tập đã chữa
 - Làm các bài tập còn lại trong SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAN TC L8.doc