Giáo án Tự chọn môn Toán lớp 7, kì I - Tiết 11, 12

Giáo án Tự chọn môn Toán lớp 7, kì I - Tiết 11, 12

A. MỤC TIÊU:

- Củng cố cho HS về ĐN, kí hiệu hai tam giác bằng nhau.

- Rèn kĩ năng nhận dạng, thể hiện ĐN đó: từ hai tam giác bằng nhau chỉ ra được các yếu tố bằng nhau về cạnh và góc.

- Rèn tính cẩn thận, chính xác.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ.

- HS: Dụng cụ học tập, SGK, SBT theo HD tiết 10.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.T chức: (1')

2. Kiểm tra : (7')

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn môn Toán lớp 7, kì I - Tiết 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	 Ngày soạn: 14/11/09
Tiết 11	 Ngày dạy: 18/11/09
luyện tậpvề hai tam giác bằng nhau
A. mục tiêu:
- Củng cố cho HS về ĐN, kí hiệu hai tam giác bằng nhau.
- Rèn kĩ năng nhận dạng, thể hiện ĐN đó: từ hai tam giác bằng nhau chỉ ra được các yếu tố bằng nhau về cạnh và góc.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác.
B. chuẩn bị:
- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ.
- HS: Dụng cụ học tập, SGK, SBT theo HD tiết 10.
C. tiến trình dạy học:
1.T chức: (1') 
2. Kiểm tra : (7')
- Nêu ĐN hai tam gác bằng nhau? Viết bằng kí hiệu với hai tam giác bằng nhau: ABC và MNP?
3. Luyện tập: 
1. Tính các góc và các cạnh từ hai tam giác bằng nhau: (14')
- GV đưa đề bài lên bảng:
 * Cho ABC=DHK, . Tính các góc còn lại của mỗi tam giác.
* Cho ABC=DEI . Tính chu vi của mỗi tam giác trên, biết rằng: AB=5cm, AC=6cm, EI=8cm.
- Hãy xác định các cặp góc tương ứng, cặp cạnh tương ứng? 
- Tính số đo các góc và độ dài các cạnh đó?
- Tìm chu vi của mỗi tam giác? Từ đó rút ra nhận xét?
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhấn mạnh các góc và các cạnh tương ứng.
* Bài 1:
Vì ABC=DHK nên:
(2 góc tương ứng)
Trong ABC: 
Do đó: (2 góc tương ứng)
* Bài 2:
Vì ABC=DEI nên:
AB=DE=5cm, AC=DI=6cm, BC=EI=8cm
 Chu vi ABC là: AB+AC+BC=5+6+8=19cm
 Chu vi DEI là: DE+DI+EI=5+6+8=19cm
2. Viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác: (13')
- GV đưa đề bài lên bảng:
* Cho AMN=DEK. Hãy viết đẳng thức trên dưới một vài dạng khác?
* Cho ABC (không có hai góc nào bằng nhau, không có hai cạnh nào bằng nhau) bằng một tam gác có ba đỉnh là O, H, K. Viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác, biết rằng:
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhấn mạnh cách viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau.
* Bài 3:
ANM=DKE, MAN=EDK, 
MNA=EKD, KDE=NAM, 
KED=NMA
* Bài 4:
a) Ta có: Đỉnh A tương ứng với đỉnh O
 Đỉnh B tương ứng với đỉnh K
 à Đỉnh C tương ứng với đỉnh H
nên ta viết: ABC=OKH
b) Vì nên đỉnh tương ứng của B là O hoặc H.
 Vì nên đỉnh tương ứng của B là O hoặc K.
Suy ra đỉnh tương ứng của B là O, đỉnh tương ứng của A là H, đỉnh tương ứng của C là K.
Ta viết: ABC=HOK
4. Củng cố: (8')
	a) Chỉ ra ĐN đúng về hai tam giác bằng nhau?
A. Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các góc tương ứng bằng nhau.
B. Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau.
C. Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có một cặp cạnh và một cặp góc tương ứng bằng nhau.
D. Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.
	b) Hai tam giác trong hình sau có bằng nhau không? Nếu có, hãy viết kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác đó.
A. ABC=NMP C. BCA=MPN
B. BAC=MNP D. Cả A, B, C
	c) ChoABC=CDA. Lựa chọn đẳng thức đúng
A. BCA=DAC
B. BAC=DCA
C. ACB=CAD
D. Cả A, B, C
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Nắm chắc ĐN, kí hiệu hai tam giác bằng nhau. 
- Làm bài tập trong SBT-100.
- Chuẩn bị luyện tập về đại lượng tỉ lệ thuận.
Tuần 13	 Ngày soạn: 29/11/09
Tiết	13	 Ngày dạy: 2/12/09
luyện tập về đại lượng tỉ lệ thuận
A. mục tiêu:
- Củng cố cho HS các kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận .
- HS có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của tỉ lệ thức và của dãy tỉ số bằng nhau để giải các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận, chia tỉ lệ.
- Thông qua giờ luyện tập HS nhận biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế.
B. chuẩn bị:
- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ.
- HS: Dụng cụ học tập, SGK, SBT theo HD tiết 11.
C. tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: (1') Sĩ số 7a	7b
2. Kiểm tra : (7')
- Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ thuận? Viết CT? Cho VD?
- Nêu TC của hai đại lượng tỉ lệ thuận?
3. Luyện tập: 
1. Nhận biết hai đại lượng tỉ lệ thuận: (10')
- GV cho bảng giá trị của y và x.
- HS làm theo nhóm , xác định đâu là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
à Xét các tỉ số rồi so sánh?
- Nếu y và x là hai đại lượng tỉ lệ thuận, hãy viết CT biểu diễn y theo x và ngược lại là x theo y?
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS nhóm khác nhận xét, GV bổ sung và nhấn manh ĐK để hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.
a) 
x
-3
-1
1
3
y
-9
-3
3
9
à y tỉ lệ thuận với x theo hệ số 3, vì:
, CT: y=3x
à x tỉ lệ thuận với y theo hệ số , 
CT: x= y
b) 
x
1
2
3
4
y
11
22
30
44
à y và x không tỉ lệ thuận, vì: .
2. Bài toán: (12')
- GV đưa đề bài lên bảng:
 5 mét dây đồng nặng 43 g. Hỏi 10 km dây đồng như thế nặng bao nhiêu kg?
- HS đọc và tóm tắt đầu bài.
- Quan hệ giữa chiều dài và khối lượng của dây?
- Gọi khối lượng cần tìm là x, ta có tỉ lệ thức nào?
- Lưu ý đơn vị.
- Cách lập CT khác?
à Tìm hệ số? Tính x khi biết y=10 km = 10000m.
- 2 HS lên bảng trình bày theo hai cách.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* Cách 1: 
Gọi khối lượng của 10 km dây đồng là x.
Vì chiều dài và khối lượng của dây đồng tỉ lệ thuận với nhau nên :
= 86kg
* Cách 2:
Gọi chiều dài là y (m), khối lượng là x (g).
Vì chiều dài và khối lượng của dây đồng tỉ lệ thuận với nhau nên : y=kx
Khi y=5, x=43 thì k=
Với y=10 km = 10000m 
thì x=y:=10000: =86000g=86kg.
Vậy 10 km dây đồng đó nặng 86 kg .
3. Bài tập trắc nghiệm: (13') 
Chọn đáp án đúng nhất.
a) Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận thì:
A. Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi.
B. Tỉ số hai giá trị bất kì của đại kượng này bằng nghịch đảo tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
C. Cả A và B đều sai.
b) Cho y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k=. 
	Biểu diễn y theo x là:
A. y= x
B. y=x
C. y=x
D. x
	x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ là:
A. 
B. 
C. 
D. 
c) Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x=-2 thì y=8.
	 Hệ số tỉ lệ k của y đối với x là:
A. 
B. -4
C. 4
D. 
	Biểu diễn y theo x là:
A. y=-4x
B. x
C. x
D. 4x
	Giá trị của y khi x=6 là:
A. 
B. -24
C. 24
D. 
d) Một tam giác có số đo các góc lần lượt tỉ lệ với các số 1; 4; 7. Số đo của các góc đó lần lượt là:
A. 100; 400; 700
B. 150; 600; 1050
C. 200; 800; 1400
D. 250; 1000; 1750
- GV đưa đề bài lên bảng, HS thảo luận rồi trả lời.
- GV chốt đáp án đúng.
4. Củng cố: Từng phần
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2') 
- Nắm chắc ĐN, TC của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
- Làm các bài tập về tỉ lệ thuận trong SBT-43, 44.
- Chuẩn bị luyện tập về đại lượng tỉ lệ nghịch.

Tài liệu đính kèm:

  • docT11,12.doc