Giáo án Tự chọn môn Toán lớp 7, kì I - Tiết 14, 15

Giáo án Tự chọn môn Toán lớp 7, kì I - Tiết 14, 15

A. MỤC TIÊU:

- Củng cố hai trường hợp bằng nhau của hai tam giác: Cạnh-cạnh-cạnh và Cạnh- góc cạnh.

- Rèn kĩ năng áp dụng trường hợp bằng nhau c.g.c để chỉ ra hai tam giác bằng nhau từ đó chỉ ra 2 cạnh, 2 góc tương ứng bằng nhau. Rèn kĩ năng vẽ hình, chứng minh.

- Phát huy trí lực của học sinh.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ.

- HS: Dụng cụ học tập, SGK, SBT theo HD tiết 16.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức: (1')

2. Kiểm tra : (9')

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn môn Toán lớp 7, kì I - Tiết 14, 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần14	 Ngày soạn: 5/12/09
Tiết 14	 Ngày dạy: 9/12/09
luyện tập về trường hợp bằng nhau thứ hai 
của tam giác
A. mục tiêu:
- Củng cố hai trường hợp bằng nhau của hai tam giác: Cạnh-cạnh-cạnh và Cạnh- góc cạnh.
- Rèn kĩ năng áp dụng trường hợp bằng nhau c.g.c để chỉ ra hai tam giác bằng nhau từ đó chỉ ra 2 cạnh, 2 góc tương ứng bằng nhau. Rèn kĩ năng vẽ hình, chứng minh. 
- Phát huy trí lực của học sinh. 
B. chuẩn bị:
- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ.
- HS: Dụng cụ học tập, SGK, SBT theo HD tiết 16.
C. tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: (1') 
2. Kiểm tra : (9')
- Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác. Ghi kí hiệu minh hoạ. Bổ sung thêm điều kiện bằng nhau để ABC=DCB theo trường hợp c-g-c?
3. Luyện tập: 
1. Bài 38 (SBT-102): (12')
- HS đọc đề bài , vẽ hìnhà 1 HS lên bảng.
-Lưu ý hai trường hợp .
- Nêu tên các tam giác bằng nhau? Giải thích?
- 1 HS lên bảng- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhấn mạnh hai trường hợp bằng nhau của tam giác, vận dụng vào tam giác vuông.
AIC=BIC (c-g-c), vì: (1)
AID=BID (c-g-c), vì: (2)
Từ (1), suy ra: AC=BC
Từ (2), suy ra: AD=BD
Lại có CD là cạnh chung
Nên ACD=BCD (c-c-c)
2. Bài 2: (16')
- GV đưa đề bài lên bảng: Cho ABC. Gọi I là trung điểm của AC. Trên tia đối của tia IB lấy điểm E sao cho IE=IB. Chứng minh:
a) AE=BC.
b) AE//BC
- 1 HS lên bảng vẽ hình; ghi GT, KL.
- Nêu cách chứng minh hai cạnh , hai góc bằng nhau?
à Chứng minh hai tam giác chứa hai cạnh, hai góc đó bằng nhau.
- 1 HS lên bảng trình bày.
- HS khác nhận xét, GV lưu ý cách trình bày cho HS.
GT
ABC, IA=IC
EBI, IE=IB
KL
a) AE=BC
b) AE//BC
 Chứng minh:
a) AIE=CIB (c-g-c), vì: 
Suy ra: AE=BC (2 cạnh tương ứng)
b) Theo a) AIE=CIB nên hay 
Mà hai góc này lại ở vị trí so le trong nên AE//BC.
4. Củng cố: (5')
- Để chứng minh hai tam giác bằng nhau ta có những cách nào?
- Cách chứng minh hai góc , hai cạnh bằng nhau?
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Nắm chắc hai trường hợp bằng nhau của tam giác đã học, vận dụng để chứng minh hai cạnh, hai góc bằng nhau.
- Làm các bài tập trong SBT-102.
- Chuẩn bị luyện tập về trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác.
---------------------------------------
Tuần 16	 Ngày soạn: 20/12/09
Tiết	16	 Ngày dạy: 23/12/09
luyện tập về trường hợp bằng nhau thứ ba 
của tam giác
A. mục tiêu:
- Ôn luyện các trường hợp bằng nhau của tam giác: cạnh- cạnh- cạnh, cạnh- góc-cạnh, góc-cạnh-góc .
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, kĩ năng trình bày bài chứng minh hình học.
- HS có ý thức học tập và phối hợp trong tiết luyện tập.
B. chuẩn bị:
- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ.
- HS: Dụng cụ học tập, SGK, SBT theo HD tiết 16.
C. tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: (1') Sĩ số 7a	7b
2. Kiểm tra : (8')
- Nêu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác ?Ghi bằng kí hiệu minh hoạ với hai tam giác ABC và MNP
3.Luyện tập: (32’)
1. Bài 1: Các khẳng định sau đúng hay sai? 
a) ABC và DEF có: AB=DF, AC=DE, BC=EF thì ABC=DEF (c-c-c).
b) MNI và M'N'I' có: thì MNI=M'N'I' (g-c-g).
c) HPK= TRS có: thì HPK=TRS.
d) DEF=D'E'F' , nếu thì .
e) MNP=ABC, nếu MN=3cm, NP=6cm thì AC=2cm. 
- GV đưa đề bài lên bảng, HS thảo luận rồi trả lời.
	Đ: b, d. S: a, c, e.
2. Bài 2:
- GV đưa đề bài lên bảng: Cho ABC có , AB=AC, điểm D thuộc cạnh AB. Đường thẳng qua B và vuông góc với CD cắt đường thẳng CA ở K. Chứng minh rằng 
AK=AD
- 1 HS lên bảng vẽ hình; ghi GT,KL.
- 1 HS nêu cách chứng minh.
 AK=AD
 ABK=ACD (g-c-g)
 hay 
- 1 HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét, GV nhấn mạnh tính chất hai góc nhọn trong tam giác vuông và trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
GT
ABC, ,
AB=AC,
BK cắt AC ở K,
 tại E
KL
AK=AD
 Chứng minh:
Trong AKB: à 
Trong KEC: 
Suy ra: hay 
Do đó ABK=ACD (g-c-g), vì:
Suy ra: AK=AD (2 cạnh tương ứng)
3. Bài 3:
- GV đưa đề bài lên bảng:
 Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD=AB. Trên tia đối của tia AC lấy điểm E sao cho AC=AE. một đường thẳng đi qua A cắt các cạnh DE và BC theo thứ tự ở M và N. Chứng minh rằng AM=AN.
- 1 HS lên bảng vẽ hình; ghi GT, KL.
- GV hướng dẫn:
 AN=AM
 ABN=ADM(g-c-g)
 ABC=ADE(c-g-c)
- 1 HS lên bảng trình bày.
GT
ABC, AD=AB,
AC=AE,,
KL
AM=AN
 Chứng minh:
ABC=ADE (c-g-c), vì 
Suy ra: (2 góc tương ứng)
Khi đó ABN=ADM (g-c-g), vì:
Suy ra: AN=AM (2 cạnh tương ứng)
4. Củng cố: (2’)
- Cách chứng minh hai cạnh, hai góc bằng nhau?
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Nắm chắc các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, vận dụng vào tam giác vuông.
- Làm các bài tập trong SBT-103.
- Chuẩn bị luyện tập về tam giác cân.
---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docT17,18.doc