I/ MỤC TIÊU: Sau khi học xong chủ đề, học sinh có khả năng:
KT: Nắm vững khái niệm về quan hệ giữa góc, cạnh, đường xiên, hình chiếu trong tam giác và bất đẳng thức tam giác.
KN: + Biết vận dụng các khái niệm và tính chất để giải quyết các bài toán có liên quan.
+ Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, phân tích đề, lập luận, suy luận.
TĐ: Phát triển tư duy logic, hình thành kĩ năng giải toán.
II/ CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ:
+ Sách giáo khoa và sách bài tập Toán 7- .
+ Một số sách bồi dưỡng cho học sinh yếu kém, phát triển cho học sinh khá giỏi.
III/ NỘI DUNG:
TUẦN 28 Ngày soạn: 15/3/2013 Ngày dạy:./3/2013 TIẾT 53: QUAN HỆ GIỮA GÓC, CẠNH, ĐƯỜNG XIÊN, HÌNH CHIẾU TRONG TAM GIÁC, BẤT ĐẲNG THỨC TAM GIÁC. I/ MỤC TIÊU: Sau khi học xong chủ đề, học sinh có khả năng: KT: Nắm vững khái niệm về quan hệ giữa góc, cạnh, đường xiên, hình chiếu trong tam giác và bất đẳng thức tam giác. KN: + Biết vận dụng các khái niệm và tính chất để giải quyết các bài toán có liên quan. + Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, phân tích đề, lập luận, suy luận. TĐ: Phát triển tư duy logic, hình thành kĩ năng giải toán. II/ CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ: + Sách giáo khoa và sách bài tập Toán 7- . + Một số sách bồi dưỡng cho học sinh yếu kém, phát triển cho học sinh khá giỏi. III/ NỘI DUNG: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS GHI BẢNG Gọi một số HS trả lời Gọi HS khác nhận xét Gọi 2 HS vẽ hình và trả lời câu hỏi Gọi HS khác nhận xét Gọi 2 HS vẽ hình và trả lời câu hỏi Gọi HS khác nhận xét Gọi 2 HS vẽ hình và trả lời câu hỏi Gọi HS khác nhận xét Lần lượt HS trả lời HS khác nhận xét 2 HS lần lượt vẽ hình rồi trả lời 2 HS lần lượt vẽ hình rồi trả lời 2 HS lần lượt vẽ hình rồi trả lời 1/ Tóm tắt lý thuyết: + Trong một tam giác: Góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn. Cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn. Hai góc bằng nhau thì hai cạnh đối diện bằng nhau và ngược lại hai cạnh bằng nhau thì hai góc đối diện bằng nhau. + Trong các đường xiên, đường vuông góc kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất. Đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn, đường xiên nào lớn hơn thì hình chiếu sẽ lớn hơn, nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau và ngược lại hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau. + Trong một tam giác, bất kì cạnh nào cũng lớn hơn hiệu và nhỏ hơn tổng của hai cạnh còn lại. D ABC luôn có: AB – AC < BC < AB + AC AB – BC < AC < AB + BC AC – BC < AB < AC + BC 2/ Bài tập: Bài1 : Trong một tam giác vuông thì cạnh nào là cạnh lớn nhất? Vì sao? Cũng câu hỏi như vậy đối với tam giác có một góc tù? Bài2 : Cho tam giác ABC có AB =5cm; BC = 7cm; AC = 10cm. So sánh các góc của tam giác? Bài tập 3: Cho tam giác ABC cân tại A, biết = 450. So sánh các cạnh của tam giác ABC. Tam giác ABC còn gọi là tam giác gì? Vì sao? Bài tập 4: Sử dụng quan hệ giữa góc và cạnh đối diện để chứng minh định lí: Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau. CỦNG CỐ: Nhắc lại các kiến thức vừa ơn tập HD-DD: Xem lại lý thuyết, bài tập vừa làm RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 15/3/2013 Ngày dạy:./3/2013 TIẾT 54: QUAN HỆ GIỮA GÓC, CẠNH, ĐƯỜNG XIÊN, HÌNH CHIẾU TRONG TAM GIÁC, BẤT ĐẲNG THỨC TAM GIÁC.(tt) I/ MỤC TIÊU: Sau khi học xong chủ đề, học sinh có khả năng: KT: Nắm vững khái niệm về quan hệ giữa góc, cạnh, đường xiên, hình chiếu trong tam giác và bất đẳng thức tam giác. KN:+ Biết vận dụng các khái niệm và tính chất để giải quyết các bài toán có liên quan. + Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, phân tích đề, lập luận, suy luận. TĐ: Phát triển tư duy logic, hình thành kĩ năng giải toán. II/ CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ: + Sách giáo khoa và sách bài tập Toán 7- . + Một số sách bồi dưỡng cho học sinh yếu kém, phát triển cho học sinh khá giỏi. III/ NỘI DUNG: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS GHI BẢNG Gọi 1 HS lên vẽ hình và thực hiện Gọi HS khác nhận xét Gọi 1 HS lên vẽ hình và thực hiện Gọi HS khác nhận xét Gọi 1 HS lên vẽ hình và thực hiện Gọi HS khác nhận xét Gọi 1 HS lên vẽ hình và thực hiện Gọi HS khác nhận xét Gọi 1 HS lên vẽ hình và thực hiện Gọi HS khác nhận xét 1 HS lên vẽ hình và chứng minh HS khác nhận xét 1 HS lên vẽ hình và chứng minh HS khác nhận xét 1 HS lên vẽ hình và chứng minh HS khác nhận xét 1 HS lên vẽ hình và chứng minh HS khác nhận xét 1 HS lên vẽ hình và chứng minh HS khác nhận xét Bài tập 5: Sử dụng quan hệ giữa góc và cạnh đối diện để chứng minh bài toán sau: Cho tam giác ABC cân tại A, kẻ AH ^ BC (H Ỵ BC). Chứng minh rằng HB = HC. Bài tập 6: Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên cạnh AC lấy điểm M. Chứng minh rằng BM £ BC. Bài tập 7: Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên cạnh AC lấy điểm N, trên cạnh AB lấy điểm M (N ¹ A,C; M ¹ A,B). Chứng minh rằng: BC > MC. MN < BC. Bài tập 8: Cho điểm D nằm trên cạnh BC của D ABC. Chứng minh rằng: Bài tập 9: Cho tam giác ABC, M là một điểm tùy ý nằm bên trong tam giác ABC. Chứng minh rằng MB + MC < AB + AC. Bài 10: Cho tam giác ABC có AC > AB. Nối A với trung điểm M của BC. Trên tia AM lấy điểm E sao cho M là trung điểm của đoanh thẳng AE. Nối C với E. So sánh AB và CE. Chứng minh: CỦNG CỐ: Nhắc lại các kiến thức vừa ơn tập HD-DD: Xem lại lý thuyết, bài tập vừa làm RÚT KINH NGHIỆM: Duyệt ngày 16/3/2013 TT Vũ Thị Thắm
Tài liệu đính kèm: