Tuần: 35
Tiết: 34
I/. Mục tiêu:
HS: Tự kiểm tra để nắm vững kiến thức cơ bản của chương điện học
Vận dụng được một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn dề ( trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích được các hiện tương .) có liên quan
II/ Chuẩn bị:
Nội dung: Đọc kĩ nội dung bài học SGK ; Tìm hiểu tài liệu SGV, STK
Đồ dùng: Thước thẳng, bảng và phấn viết, sgk
III/. Tiến trình dạy học:
Tuần: 35 Tiết: 34 Bầi 30. Tổng kết chương 3: Điện học 04-04-2012 I/. Mục tiêu: HS: Tự kiểm tra để nắm vững kiến thức cơ bản của chương điện học Vận dụng được một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn dề ( trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích được các hiện tương ...) có liên quan II/ Chuẩn bị: Nội dung: Đọc kĩ nội dung bài học SGK ; Tìm hiểu tài liệu SGV, STK Đồ dùng: Thước thẳng, bảng và phấn viết, sgk III/. Tiến trình dạy học: HD Hoạt động GV Hoạt động HS HD1 10’ Kiểm tra bài cũ: GV: Viết đề bài lên bảng Gọi 2 Hs lên làm bài GV: Nhận xét và cho điểm Nêu bốn nguyên tắc an toàn sử dụng điện Câu chì có tác dụng gì? Vẽ mạch điện có một cầu chì, một đèn và một công tắc điều khiển đèn, nguồn điện HD2 30’ Bài mới: GV: Viết tiêu đề bài học lên bảng GV: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS HS : Lần lượt trả lời 6 câu hỏi sgk-t85 Câu 1. Đặt một câu có từ cọ xát, nhiễm điện Câu 2: Có những loại điện tích nào? các điện tích loại nào thì hút nhau? Loại nào thì đẩy nhau? Câu 3. Đặt câu với các cụm từ: Vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm electron, mất bớt electron. Câu 4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây. a). Dòng điện là dòng...........có hướng b). dòng điện trong kim loại là dòng....... có hướng. Câu 5. Các vật hai vật liệu nào sau đây là dẫn điện a. Mảnh tôn; b). đoạn dây nhựa c). Mảnh Pôliêtilen (nilông) d). Không khí ; e). Đoạn dây đồng f). Mảnh sứ. Câu 6. Kể tên 5 tác dụng chính của dòng điện. Bầi 30. Tổng kết chương 3 Điện học I. Tự kiểm tra Câu 1 : Có thể làm nhiều vật nhiễm điện bằng cách cọ xát . Câu 2: Có 2 loại điện tích là điện dương và điện tích âm . Điện tích khác loại thì hút nhau . Điện tích cùng loại thì đẩy nhau. Câu 3: Vật nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn. Vật nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn . Câu 4: a/ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng b/ Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng Câu 5:- Các vật liệu dẫn điện là: a và e - Các vật liệu cách điện là b, c, d, f Câu 6: 5 tác dụng chính của dòng điện là: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hoá học, tác dụng sinh lý . GV: viết tiêu mục II lên bảng HS: trả lời 5 câu phần vận dụng Câu1. Trong các cách nào sau đây, cách nào làm cho thước nhựa nhiễm điện? A. Đập nhiều lần thước nhựa xuống mặt quyển vở. B. áp sát thước nhựa vào thành một bình nước ấm. C. Chiếu ánh sáng đèn pin vào thước nhựa. D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng mảnh vải khô. Câu 2. Trong mỗi hình 30.1 a, b, c, d, cảc hai vạt A, B đề nhiễm điện và được treo bằng các sợi chỉ mảnh. Hãy ghi dấu điện tích(+ hay -) cho vật chưa ghi dấu + - - + a b c d Câu 3. Cọ xát mảnh ni lông bằng một mảnh len, cho rằng các mảnh nilông bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? Câu 4. Trong sơ đồ mạch điện hình 30.2, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện? b a Câu 5. Trong bốn thí nghiệm được bố trí như trong hình 30.3, thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng? Câu 6. Có năm nguồn điện loại 1,5V; 3V; 6V; 9V; 12V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 3V. Cần mắc hai bóng đèn này vào một trong năm nguồn điện trên. Dùng nguồn điện nào là phù hợp nhất? Vì sao? Câu 7. Trong mạch điện có sơ đồ như hình 30.4 biết số chỉ của ampe kế là 0,35A, của ampe kế A1 là 0,12A. Số chỉ của ampe kế là 0,12A. Số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu? II. Vận dụng Câu 1. Chọn D Câu 2. a/ Ghi dấu - cho B b/ Ghi dấu - cho A c/ Ghi dấu + cho B + - - - - + + + a b c d d/ Ghi dấu + cho A Câu 3. – Mảnh nilon bị nhiễm điện âm, nhận thêm êlectrôn . - Miếng len bị mất bớt êlectrôn (êlectrôn dịch chuyển từ miếng len sang mảnh nilon ) nên thiếu êlectrôn .suy ra miếng len nhiễm điện dương Câu 4. Sơ đồ C có mũi tên chỉ đúng chiều qui ước của dòng điện . d c Câu 5. Thí nghiệm (c) ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng . Câu 6. Dùng nguồn 6V là phù hợp Câu 7. Số chí ampe kê A là I của hai ampe kế A1 là I1 của A2 là I2 ị I=I1+I2 ị 0,35=0,12+I2 ị I2=0,23A Vậy số chí của A2 là 0,23A GV: Viết tiêu đề mục III lên bảng HS: tìm hiểu và làm bài Theo hàng ngang 1. Một trong hai cực của pin. 2. Quy tắc phải thực hiện khi sử dụng điện. 3. Vật cho dòng điện đi qua 4. Một tác dụng của dòng điện. 5. Lực tác dụng của hai loại điện tích cùng loại. 6. Một tác dụng của dòng điện. 7. Dụng cụ cung cấp dòng điện lâu dài. 8. Dụng cụ để đo hiệu điện thế. Từ hàng dọc là gì? III. Trò chơ ô chữ. 1. Cực dương 2. An toàn điện 3. Vật dẫn điện 4. Phát sáng 5. Lực đẩy. 6. Nhiệt 7. Nguồn điện 8. Vôn kế. Từ hàng dọc là dòng điện HD 3 5' Kết thúc giờ học: GV: NX và xếp loại giờ học. Giao nhiệm vụ về nhà Bài tập ở nhà: - Học bài kết hợp SGK và vở - Chuẩn bị cho bài sau : Kiểm tra 1 tiết
Tài liệu đính kèm: