Giáo án Vật lí khối 7 tiết 32: Thực hành: đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song

Giáo án Vật lí khối 7 tiết 32: Thực hành: đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song

Tiết 32- bài 28:

THỰC HÀNH: ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG.

A. PHẦN CHUẨN BỊ.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết cách mắc hai bóng đèn song song với nhau.

- Biết cách mắc song song hai bóng đèn.

- Phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song hai bóng đèn.

2. Kĩ năng:

- Thực hành mắc mạch điện theo sơ đồ.

- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng ampe kế và vôn kế để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch gồm hai đèn mắc song song.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí khối 7 tiết 32: Thực hành: đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:23/4/2008 Ngày giảng:25/4/2008
Tiết 32- bài 28: 
THỰC HÀNH: ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG.
A. PHẦN CHUẨN BỊ.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết cách mắc hai bóng đèn song song với nhau.
- Biết cách mắc song song hai bóng đèn.
- Phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song hai bóng đèn. 
2. Kĩ năng:
- Thực hành mắc mạch điện theo sơ đồ.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng ampe kế và vôn kế để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch gồm hai đèn mắc song song.
3. Thái độ:
- Kích thích cho HS tính hứng thú trong học tập.
- Có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống.
II. CHUẨN BỊ.
 1. GV:
 - Bảng phụ ghi các câu hỏi cho HS nhận biết kiến thức.
 - Giúp các nhóm chuẩn bị đồ dùng thực hành.
 2. HS: 
 - Mỗi nhóm HS:
	+ 1 nguồn điện gồm 2 pin (1,5V).
	+ 2 bóng đèn pin cùng loại như nhau.
	+ 1 vôn kế, 1 ampe kế có GHĐ phù hợp.
	+ 1 công tắc và dây nối có cách điện.
	+ 1 mẫu báo cáo như trong SGK.
B. PHẦN CHUẨN BỊ LÊN LỚP.
 I. KIỂM TRA BÀI CŨ.(6’)
GV: Trả bài báo cáo tiết trước đã chấm cho các nhóm. Nhận xét chi tiết cho từng nhóm HS.
? Trả lời câu hỏi 1 trong mẫu báo cáo của bài 28 ?
ĐA: a- Hiệu điện thế
	b- Dương.
	c- Cường độ dòng điện.
	d- Nối tiếp,..Dương.
GV: Gọi các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn và đánh giá bằng điểm.
II. BÀI MỚI.
1. Đặt vấn đề: (2’) Bài trước chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp. Trong bài hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm về hiệu điện thế và cường độ dòng điện của đoạn mạch mắc song song.
2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS.
GHI BẢNG.
HS
GV
Quan sát hình vẽ 28.1a SGK.
Giới thiệu sơ đồ cụ thể đã mắc sẵn.
I. MẮC SONG SONG HAI BÓNG ĐÈN (5’).
GV
Thông báo: Đoạn mạch nối mỗi đèn với hai điểm nối chung là mạch rẽ, Đoạn mạch nối hai điểm nối chung là mạch chính.
C1.
+ Hai điểm M và N là hai điểm nối chung của hai bóng đèn.
?
Hãy chỉ ra trên hình vẽ đâu là mạch rẽ? Đâu là mạch chính ?
+ Các mạch rẽ là: M12N và M34N.
+ Mạch chính gồm đoạn nối điểm M với cực dương và đoạn nối điểm N qua công tắc và tới cực âm của nguồn điện.
GV
Phát đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm HS.
HS
Cử đại diện các nhóm lên nhận đồ dung thí nghiệm và tiến hành mắc mạch điện theo sơ đồ.
GV
Kiểm tra cách mắc của các nhóm.
C2.
HS
Các nhóm đóng công tắc và kiểm tra độ sáng của các bóng đèn.
+ Hai đèn sáng như nhau.
+ Tháo 1 bóng đèn ra: 
GV
Yêu cầu các nhóm: Tháo 1 bóng đèn và đóng công tắc.
Bóng đèn còn lại sáng mạnh hơn trước.
HS
Làm theo yêu cầu của GV và quan sát độ sáng của bong đèn còn lại. so sánh độ sáng của nó so với trước.
?
So sánh với đoạn mạch mắc nối tiếp?
HS
Khác nhau: Đối với đoạn mạch mắc nối tiếp, khi tháo 1 trong 2 đèn ra thì đèn còn lại không sáng nữa.
?
Trong lớp học, đèn và quạt điện được mắc nối tiếp hay song song ?
HS
Mắc song song vì chúng hoạt động độc lập với nhau.
?
Lấy thêm ví dụ về mạch điện mắc song song trong thực tế ?
HS
Liên hệ với mạch điện trong gia đình.
GV
U và I trong đoạn mạch mắc song song có gì khác so với đoạn mạch mắc nối tiếp ?
II. ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG (15’).
HS
Đọc yêu cầu 2 SGK.
GV
Yêu cầu các nhóm mắc vôn kế như hướng dẫn của câu 2.
HS
Mắc vôn kế và đo hiệu điện thế tại các điểm 1 và 2; 3 và 4.
C3. Vôn kế được mắc song song với đèn 1 và đèn 2 .
?
Trả lời câu hỏi C3 ?
HS
Ghi số chỉ đọc được vào bảng 1 trong mẫu báo cáo thực hành.
GV
Lưu ý: Khi kim của vôn kế đứng im mới đọc số chỉ của vôn kế.
?
Hoàn thiện phần nhận xét cuối bảng 1 trong mẫu báo cáo ?
* Nhận xét: Hiệu điện thế giữa hai đầu của bong đèn là bằng nhau ( như nhau) và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung U12=U34=UMN.
HS
Thảo luận nhóm để hoàn thành nhận xét :
GV
Phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả đo sai của một số nhóm (nếu có).
?
Muốn đo cường độ dòng điện qua đoạn mạch rẽ 1 tức là cường độ dòng điện qua đèn 1 ta phải mắc ampe kế như thế nào so với đèn 1 ?
III. ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG (12’).
HS
Mắc nối tiếp với đèn 1.
GV
Hướng dẫn cách mắc cho HS quan sát.
HS
Các nhóm tự mắc am pe kế để đo cường độ dòng điện qua đèn 2.
?
Đọc và ghi số chỉ của ampe kế trong các trường hợp làm thí nghiệm ?
HS
Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 2 trong mẫu báo cáo.
* Nhận xét:
Cường độ dòng điện trong mạch chính
?
Từ kết quả ở bảng 2 hãy hoàn thành phần nhận xét ?
bằng tổng các cường độ dòng điện trong mạch rẽ.
HS
Thảo luận nhóm để hoàn thành phần nhận xét :
GV
Yêu cầu các nhóm hoàn thành và nộp báo cáo.
HS
Cất đồ dung thí nghiệm, hoàn thành báo cáo và nộp cho GV
III. HƯỚNG DẪN HỌC VÀ LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ (5’).
+ Nắm được đặc điểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch gồm hai đèn mắc song song.
+ Biết cách mắc vôn kế và ampe kế để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch gồm hai đèn mắc song song.
+ Làm bài tập về nhà: 28.1.28.5 SBT.
------------------**0**------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 32.doc