Giáo án Vật lý 6 có tích hợp bảo vệ môi trường

Giáo án Vật lý 6 có tích hợp bảo vệ môi trường

CHƯƠNG I: CƠ HỌC

 Tiết1: Bài 1: ĐO ĐỘ DÀI

I. Mục tiêu:

* Kiến thức:

 - Biết xác định giới hạn đo (GHĐ) độ chia nhỏ nhất(ĐCNN) của dụng cụ đo.

* Kỹ năng:

- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo, đo độ dài trong một số tình huống thông thường, biết tính giá trị trung bình các kết quả đo,

* Thái độ: Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

*Học sinh: Mỗi nhóm: - Một thước kẻ có độ chia nhỏ nhất đến mm, thước dây hoắc thước mét có độ chia nhỏ nhất đến 0,5cm.

*Cả lớp: Bảng kết quả đo độ dài( Bảng 1.1/ 8 )

 

doc 92 trang Người đăng vultt Lượt xem 1728Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 6 có tích hợp bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Cơ học
 Tiết1: Bài 1: đo độ dài 
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Biết xác định giới hạn đo (GHĐ) độ chia nhỏ nhất(ĐCNN) của dụng cụ đo.
* Kỹ năng:
- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo, đo độ dài trong một số tình huống thông thường, biết tính giá trị trung bình các kết quả đo, 
* Thái độ: Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Học sinh: Mỗi nhóm: - Một thước kẻ có độ chia nhỏ nhất đến mm, thước dây hoắc thước mét có độ chia nhỏ nhất đến 0,5cm.
*Cả lớp: Bảng kết quả đo độ dài( Bảng 1.1/ 8 )
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đặt vấn đề bài mới ( 3 phút)
GV cho HS quan sát tranh .
? Tại sao đo độ dài của cùng một đoạn dây mà hai chị em lại có các kết quả khác nhau? 
HS: nêu ra các phương án trả lời...
GV chốt : thước đo của hai chị em không giống nhau, cách đo không chính xác, đọc kết quả không đúng.
GV Để khỏi tranh cãi thì hai chị em cần phải thống nhất với nhau điều gì?
Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời điều đó. 
Hoạt động 2: Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị 
đo độ dài( 10p)
? Em hãy cho biết đơn vị đo độ dài hợp pháp là gì? kí hiệu là gì? 
? Ngoài ra còn có đơn vị nào khác? 
GV yêu cầu HS làm C1? 
Chú ý: ngòai các đơn vị trên còn có đơn vị đo độ dài là inh
 ( 1inh = 2,54 cm). 
? Để đo độ dài của một vật nào đó cần phải dùng dụng cụ gì? cách đo như thế nào ? 
GV yêu cầu mỗi bàn làm một nhóm ước lượng độ dài 1m trên bàn và dùng thước kiểm tra xem nhóm mình ước lượng có đúng không? 
HS báo cáo kết quả sự sai lệch khi ước lượng và dùng thước đo. 
GV yêu cầu tất cả HS tự ước lượng một gang tay của mình và dùng thước kiểm tra kết quả ước lượng. 
GV gọi một vài em báo cáo sự sai lệch khi kiểm tra kết quả. 
? Vậy để có kết quả chính xác thì ta phải làm gì? ( Đo ) 
I/ Đơn vị đo độ dài.
1/ Ôn lại một số đơn vị đo độ dài. 
 + Đơn vị đo độ dài thường dùng là: Mét ( kí hiệu : m) 
 + Ngoài ra: dm, cm, mm, km.
C1: 1m = 10dm; 1m = 100 cm
 1cm = 10mm; 1km = 1000 m
2/ Ước lượng độ dài: 
Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ, cách đo độ dài ( 30p) 
?Quan sát H1.1 cho biết người thợ mộc, học sinh, người bán vải đang dùng những loại thước nào? ( thước cuộn, thước mét và thước kẻ? 
HS: Thợ mộc: thước cuộn.
 HS: thước thẳng
 Thợ may: Thước mét. 
? Khi sử dụng thước cần phải biết được đặc điểm gì của thước? 
(hạn giới đo và độ chia nhỏ nhất.)
? Giới hạn đo là gì? độ chia nhỏ nhất là gì? 
? Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của chiếc thước mà em có? ( 3 HS xác định) 
GV yêu cầu Hs làm C6?
? Người thợ may dùng thước nào để đo chiều dài mảnh vải và dùng thước nào để đo số vòng trên cơ thể người? HS: Thước thẳng, thước dây 
? Muốn đo chiều dài chiếc bàn học và chiều dài quyển sách vật lí thì phải cần dụng cụ gì và cách đo như thế nào? 
HS Nêu dụng cụ và các bước tiến hành đo.
GV:Chia lớp thành 4 nhóm 2 nhóm đo độ dài chiếc bàn học, 2 nhóm đo bề dầy cuốn sách vật lí và baó cáo kết quả vào bảng 1.1?
HS nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm.
GV treo bảng kết quả lên bảng yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm rồi báo cáo kết quả vào bảng. 
GV sử lí bảng kết quả thí nghiệm tuyên dương những nhóm có kết quả đo chính xác.
II/ Đo độ dài: 
1/ Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
 + Thước kẻ, thước cuộn (thước dây), thước mét.
+ Giới hạn đo( GHĐ) của thước: là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
 + Độ chia nhỏ nhất( ĐCNN) của thước là: độ dài giữa hai vạch liên tiếp ghi trên thước. 
C6: a, Đo chiều rộng sách dùng thước GHĐ 20cm ĐCNN 1mm.
 b,Đo chiều dài sách dùng thước GHĐ30 cm ĐCNN 1mm.
 c,Đo chiều dài bàn học dùng thước GHĐ 1m ĐCNN 1cm.
2/ Đo độ dài. 
a/ Dụng cụ: Thước dây, thước kẻ HS
b/ Tiến hành đo: 
 + Ước lượng độ dài cần đo.
 + Chọn dụng cụ đo phù hợp GHĐ và ĐCNN.
 + Đo độ dài đo 3 lần rồi ghi vào bảng, tính giá trị trung bình.
l = .
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
 - Làm bài tập 1-2.1 đến 1-2.6 SBT
 - Đọc trước bài 2 .
 Tiết2: Bài 2: đo độ dài ( tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 * Kiến thức: 
 - Củng cố các mục ở tiết trước cụ thể biết ước lượng độ dài cần đo, chọn thước thíh hợp, xác định GHĐ và ĐCNN.
 - Biết đặt thước đúng, biết đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đo đúng.
 - Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo. 
 *Kỹ năng:
 - Xác định dụng cụ thí nghiêm.
 * Thái độ: Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 * Cả lớp: Tranh h2.1, 2.2sgk.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ( 5phút)
?1: Làm bài 1- 2.4 SBT.
?2: Làm bài 1- 2.5 SBT.
GV yêu cầu các HS khác nhận xét câu trả lời và cho điểm.
GV ở bài trước các em đã thực hành đo chiều dài của cái bàn học và bề dày của quyển sách vật lí vậy cách đo độ dài của một vật như thế nào? 
HS: trả lời...
GV Để biết được câu trả lời của bạn đúng hay sai thì ta đi nghiên cứu bài hôm nay
Hoạt động 2: Thảo luận về cách đo độ dài ( 15p) 
?GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt từ câu C1 đến câu C5 SGK. 
? Em hãy cho biết độ dài ước lượng và độ dài thực tế sai khác nhau bao nhiêu? 
? Em đã chọn những dụng cụ nào để đo? 
? Tại sao em không chọn thước kẻ để đo chiều dài bàn học và thước dây để đo bề dầy cuốn sách vật lí? 
? Khi đo các em đã đặt thước đo như thế nào? 
? Để có kết quả chính xác thì phải đặt mắt như thế nào để đọc kết quả? 
? Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào cho chính xác? 
I/ Cách đo độ dài.
C1: Tuỳ vào từng nhóm.
C2: Chọn thước dây để đo chiều dài bàn học vì chỉ phải đo 1 hoắc 2 lần.
 Chọn thước kẻ để đo bề dày cuốn sách vật lí vì thước kể có ĐCNN(1mm) nhỏ hơn so với ĐCNN của thước dây(0,5cm) nên kết quả đo chính xác hơn.
C3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài của vật cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật
C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS rút ra kết luận ( 10p) 
? GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C6 GV hướng dẫn. 
*Kết luận: (1) Độ dài.
 (2) Giới hạn đo. 
 (3) Độ chia nhỏ nhất
 (4) Dọc theo
 (5) Ngang bằng với
 (6) Vuông góc
 (7) Gần nhất
Hoạt động 3: Vận dụng( 13p)
?GV yêu cầu HS làm việc cá nhân từ C7 đến C10 nếu trả lời đúng cho điểm? 
GV hướng dẫn HS cả lớp làm bài tập trong sách bài tập 1-2.7 đến 1-2.10.
II/ Vận dụng: 
C7: C
C8: C
C9: (1),(2),(3) = 7cm
Bài 1-2.7: B
Bài 1-2.8: C.
Bài 1-2.9: a/ 0,1cm hoặc 1mm
b/1cm
c/ 0,1cm hoặc 0,5cm.
Bài 1-2.10:
+ Đo đường kính của quả bóng: Dựng 2 bao diêm song song với nhau đặt quả bóng bàn vào giữa đo khoảng cách giữa 2 bao diêm chính là đường kính của quả bóng.
+ Lấy băng giấy quấn quanh quả bóng bàn một vòng đánh dấu rồi lấy thước đo chiêud dài trên băng giấy đó chính là chu vi của quả bóng.
	Hoạt động 5:Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
 - Đọc phần có thể em chưa biết. 
 - Làm câu C10 SGK 
 - Làm bài 1- 2.7 đến 1-2.13 SBT.
 Tiết3: Bài 3: đo thể tích chất lỏng
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng
 - Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
* Kỹ năng:
- Biết sử dụng cụ đo chất lỏng.
* Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Học sinh: Mỗi nhóm: - Bình 1 đựng đầy nước chưa biết dung tích
 - Bình 2 đựng một ít nước
 - Một bình chia độ, vài cái ca đong. 
* Cả lớp: Một xô đựng nước. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ + Đặt vấn đề bài mới (5 phút)
?1: Nêu dụng cụ và đơn vị đo độ dài, cách đo độ dài? 
GV ĐVĐ: Để biết chính xác một cái ấm, cái bình đựng được bao nhiêu nước thì ta phải làm như thế nào? 
HS: Dự đoán cách làm
Để trả lời chính xác câu hỏi này thì chúng ta nghiên cứu bài hôm nay? 
Hoạt động 2: Ôn lại đơn vị đo thể tích (7p)
 ? Gvnói mỗi vật dù to hay nhỏ đều chiếm một thể tích trong không gian.
? Đơn vị thườg dùng để do thể tích là gì? 
? Mối liên hệ giữa lít, ml,cc với dm3 m3 , như thế nào? yêu cầu HS làm câu C1? 
? Dụng cụ dùng để đo thể tích là gì? cách đo như thế nào? 
I/ Đơn vị đo thể tích
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là: mét khối ( m3) và lít( l) 
- Ngoài ra còn dùng ml, cc.
 1 lít = 1dm3 ; 1ml = 1cc
C1: 1 m3 = 1000d m3 = 100000 c m3
 1 m3 = 1000l = 100000ml
 = 100000cc
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dụng cụ đo và cách đo thể tích chất lỏng
( 31p)
? Quan sát h3.1 cho biết tên các dụng cụ đo, GHĐ, ĐCNN của những dụng cụ đó? 
? Nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích? 
? Quan sát h3.2 cho biết GHĐ, ĐCNN của từng bình chia độ này? 
 Đọc thông tin SGK cho biết trong thực tế có thể dùng dụng cụ gì để đa vật lên cao?
? Tóm lại có những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng? 
? Quan sát h3.3 cho biết cấch đặt bình chia độ nào đo thể tích chất lỏng chính xác? 
? Quan sát h3.4 cho biết trong 3 cách đặt mắt trên cách nào đọc đúng thể tích cần đo? 
? Hãy đọc thể tích chất lỏng có trong các bình ở h3.5? 
? Điền từ thích hợp vào C9? 
 GV Nội dung câu C9 là cách đo thể tích của chất lỏng yêu cầu 1 em đọc lại toàn bộ câu này? 
? Để biết được chính xác cái ấm và cái bình chứa được bao nhiêu nướca thì ta phải đo thể tích vậy dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là gì? 
? Nêu các bước tiến hành đo? 
HS: Nêu các bước như SGK
Yêu cầu các nhóm nhận dụng cụ thực hành tiến hành đo thể tích chất lỏng theo nhóm 
GV phát phiếu học tập cho các nhóm
Bảng 3.1 yêu cầu HS các nhóm điền kết quả vào bảng. 
GV treo bảng phụ yêu cầu HS sử lí kết quả 
II/ Đo thể tích chất lỏng
1) Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích 
C2: - Ca đong to GHĐ 1lít
 ĐCNN là 0,5 lít.
Ca đong nhỏ GHĐ, ĐCNN là 0,5 lít.
Can nhựa có GHĐ 5 lít, ĐCNN là 1lít.
C3: Dùng trai, lọ , can, bơm tiêmđã có ghi sẵn dung tích.
 C4: 
GHĐ
ĐCNN
Bình a
100ml
2ml
Bình b
250ml
50m
Bình c
300ml
50ml
C5: những dụng cu đo thể tích chất lỏng gồm: Chai, lọ ,ca đong có ghi sẵn dung tích . Bình chia độ, bơm tiêm.
2) Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
C6: Hb: Đặt bình thẳng đứng 
C7: Cách b: Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng.
C8: a) 70cm3 
 b) 50cm3 
 c) 40cm3 
C9: ( 1) Thể tích
 (2) GHĐ
 (3) ĐCNN
 ( 4) thẳng hàng
 ( 5) ngang
 ( 6) gần nhất
3) Thực hành
Dụng cụ: 
 - Bình chia độ ,chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dụng tích.
 - 1 bình đựng đầy nước, một bình đựng ít nước.
Tiến hành đo: (SGK)
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
 - Làm bài tập 3.1 đến 3.7 SBT ( lớp B,C làm 5 bài)
 ... 34 : Bài 30: Tổng kết chương II
I/ Mục Tiêu: 
 - Hệ thống lại toàn bộ kiến thức chương 2
 - Biết làm một số dạng bầi tập đơn giản, đổi nhiệt độ , đọc đồ thị, vẽ đồ thị.
II/ Nội dung ôn tập.
	Hoạt động của GV- HS
 Nội Dung
	Hoạt động 1: Ôn tập lí thuýết 35p
? Chương nhiệt học nghiên cứu được những vấn đề cơ bản nào?
? Thể tích các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng và khi nhiệt độ giảm? 
? Khối lượng riêng của vật thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm? 
? Trong các chất rắn lỏng khí chất nào nở ra vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở ra vì nhiệt ít nhất? 
? Các chất khi bị co giãn vì nhiệt thì sảy ra hiện tượng gì? lấy vài ví dụ chứng tỏ hiện tượng trên. 
?Các chất rắn, lỏng và khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? 
? Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào ? kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thượng gặp trong đời sống? 
- Làm bài tập 1, 2 phần vận dụng.
 (1C, 2C)
? Điền vào chỗ chấm? 
I/ Thuyết Lí 
1/ Sự nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng , khí: 
- Thể tích các chất tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
- Khi nhiệt độ tăng , thể tích tăng nên khối lượng riêng giảm và ngược lại.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
- Các chất khi bị co giãn vì nhiệt đều gây ra một lực rất lớn. 
Ví dụ: 
- Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt.
 + NK Rượu đo nhiệt độ khí quyển.
 + NK thuỷ ngân dùng trong phòng thí nghiệm.
 +NK y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
2/ Sự nóng chảy và đông đặc 
Thể rắn ( Nóng chảy) Bay hơi
	Thể lỏng	Thể khí
 Đông đặc Ngưng tụ
? Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ xác định không? nhiệt độ này gọi là gì? 
? Trong thời gian nóng chảy thì nhiệt độ của chất rắn có thay đổi không? nếu ta vẫn tiếp tục đun? 
- Làm bài 4 vận dụng : 
a. sắt
b. rượu
c. vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng.
 - không vì ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc. (-39)
d. HS tự làm.
- Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy 
- Các chất khác nhau thì nhiệt độ nóng chảy khac nhau.
- Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không thay đổi, dù ta vẫn tiếp tục đun.
3/ Sự bay hơi và ngưng tụ
? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? các chất lỏng có bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định không? 
- Làm bài 3 phần vận dụng
+ Để khi có hơi nóng chạy qua hơi nóng có thể nở dài để không bị ngăn cản.
? ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng khi tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì? 
? Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
Làm bài 5 vận dụng( Bình đúng chỉ cần để ngọn lửa nhỏ nồi khoai vẫn tiếp tục sôi.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng.
- Các chất lỏng bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào
4/ Sự sôi:
- ở nhiệt độ sôi thì dù ta có tiếp tục đun thì nhiệt độ vẫn không thay đổi. ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng.
- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định
- Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng . áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao . do đó nồi áp suất nhiệt độ sôi của nước cao hơn 100độ 
 Hoạt động 2: Ôn tập bài tập 8p
II/ Bài tập .
Mô tả đồ thị 
Bài 6 phần vận dụng : ( Hình 30.3) 
Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy
 DE ứng với quá trình sôi
AB nước tôn tại ở thể rắn, CD nước tồn tại ở thể lỏng và thể hơi.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà: 2p
 Xem lại toàn bộ nội dung ôn tập
 Xem lại toàn bộ các bài tập đã chữa
 Chuẩn bị kiểm tra học kì 2
Tiết 35: Kiểm Tra Học Kì II
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 1.đưa nền giáo dục thành hệ thống giáo dục quốc dân.
 2. Đánh giá được năng lực chả từng học sinh.
II. Đề bài.
I./ TRẮC NGHIỆM :Hóy khoanh trũn vào cõu trả lời đỳng trong cỏc cõu sau(2đ) : 
Cõu 1 : Khi lau bảng bằng khăn ướt thỡ chỉ một lỏt sau là bảng khụ vỡ:
	A. Sơn trờn bảng hỳt nước. 	C. Nước trờn bảng chảy xuống đất. 
	B. Gỗ làm bảng hỳt nước.	D. Nước trờn bảng bay hơi.
Cõu 2 : Băng kộp khi bị đốt núng sẽ xảy ra hiện tượng gỡ ?
Cong về phớa thanh thộp	C. Khụng xảy ra hiện tượng gỡ 
 	B. Cong về phớa thanh đồng 	D. Cả A,B đều đỳng 
Cõu 3 : Việc sản xuất đỏ lạnh (nước đỏ) cú liờn quan đến hiện tượng vật lý:
A. Sự bay hơi	C. Sự đụng đặc
B. Sự núng chảy	D. Sự sụi 
Cõu 4 : Tại sao khi lợp nhà bằng tụn người ta chỉ đúng đinh ở một đầu cũn đầu kia để tự do?
	A. Để tiết kiệm đinh	C. Để tụn dễ dàng co dón vỡ nhiệt
	B. Để tụn khụng bị thủng lỗ nhiều	D. Cả a, b, c đều đỳng 
Cõu 5 : Cỏc loài cõy sống trong sa mạc thường cú lỏ nhỏ, cú lụng dày và cú gai vỡ ?
	A. Vỡ thiếu nước	C. Hạn chế bốc hơi nước 	
B. Vỡ đất khụ cằn	D. Để đỡ tốn dinh dưỡng nuụi lỏ
Cõu 6 : Khi sản xuất muối từ nước biển, ta dựa vào hiện tượng vật lớ:
A. Sự bay hơi	C. Sự đụng đặc	
B. Sự núng chảy	D. Cả A,B,C đều đỳng 
Cõu 7 : Tại sao quả búng bàn đang bị bẹp khi nhỳng vào nước núng nú sẽ phồng lờn
Vỡ nước núng thấm vào trong quả búng	
Vỡ khụng khớ bờn trong quả búng dón nở vỡ nhiệt
Vỡ vỏ quả búng gặp núng nở ra	
Cả a, b, c đều đỳng
Cõu 8 :Hiện tượng sau đõy, khụng phải là sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trờn cành cõy	C. Hơi nước	
B. Sương mự	D.Mõy
II./ TỰ LUẬN 
Cõu 1 : Chọn từ hay cụm từ thớch hợp điền vào chỗ trống trong cỏc cõu sau ( 2đ ) : 
Hầu hết cỏc chất . khi núng lờn ............ khi lạnh đi.Chất..nở vỡ nhiệt ớt nhất, chất .. nở vỡ nhiệt nhiều nhất.
Sự chuyển từ . sang  gọi là sự núng chảy.
Sự chuyển từ .. sang . gọi là sự đụng đặc.
Cõu 2 : Dựa vào kiến thức đó học em hóy giải thớch tại sao khi lắp rỏp cỏc đường ray xe lửa, ở mỗi đoạn nối của đường ray người ta đều để một khe hở ? ( 1đ ) 
Thời gian (phút)
Nhiệt độ (0C)
0
-2
-4
-6
2
4
6
8
10
12
Hình 1
1
2
3
4
5
6
7
8
Cõu 3 : Em hóy cho biết 45oC ứng với bao nghiờu oF ? ( 2 đ ) 
Cõu 4 : Cho đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian 
khi làm đụng đặc một chất lỏng như hỡnh 1 :( 3đ )
	a) Ở nhiệt độ nào chất lỏng bắt đầu đụng đặc ? 
	b) Đoạn thẳng nào thể hiện nhiệt độ đụng đặc? Tại sao?
c) Đõy là chất gỡ? Tại sao?
ĐÁP ÁN THI KIỂM TRA HỌC Kè II NĂM HỌC 2009
MễN VẬT Lí 6
I./ Trắc nghiệm : Mỗi đỏp ỏn đỳng 0.25 điểm 
Cõu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đỏp ỏn 
D
A
C
C
C
A
B
C
II./Tự luận : 
Cõu 1 : Mỗi từ điền đỳng 0.25 đ : 
Hầu hết cỏc chất Nở ra khi núng lờn Co lại khi lạnh đi.Chất Rắn nở vỡ nhiệt ớt nhất, chất Khớ nở vỡ nhiệt nhiều nhất.
Sự chuyển từ Thể rắn sang thể lỏng gọi là sự núng chảy.
Sự chuyển từ thể lỏng sang Thể rắn gọi là sự đụng đặc.
Cõu 2 ( 1đ) : Thanh ray làm bằng thộpcú sự dón nở vỡ nhiệt .Nếu khụng để khe hở khi dón nở bị ngang cản sẽ xin ra lực rất lớn làm hỏng thanh ray gõy nguy hiểm 
Cõu 3 ( 2đ ) : 
	45oC = OoC +45oC 
	 = 32oF + ( 45 x 1,8 oF ) 
	 = 113 oF 
Cõu 4 ( 3đ ) : 
Ở OoC chất lỏng trờn bắt đầu đụng đặt ( 1đ ) 
Đoạn thẳng nằm ngang.Tại vỡ khi núng chảy hay đụng đặc nghiệt độ khụng thay đổi. ( 1đ ) 
Đõy là nước,vỡ nước đụng đặc hay núng chảy ở OoC ( 1đ ) 
Bài tập hè
 Xác định Khối Lượng Riêng, Trọng Lượng Riêng.
Pp: sử dụng công thức tính klr hay P= dV 
 hay m= DV
Bài 1: Chứng minh rằng tlr và klr của một chất liên hệ với nhau bởi công thức d = Dg trong đó g là hệ số tỉ lệ giữa khối lượng và trọng lượngcủa một vật. 
HD: P = m.g hay P = d.V và m = D.V suy ra d.V = D.V .g Chia 2 vế cho v ta được 
 d= D.g đpcm
Bài 2: Chứng minh rằng tỉ số giữa khối lượng và trọng lượng bằng tỉ số giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng.
DH: Ta có P = d.V và m = D.V suy ra 
Bài 3: Một thỏi hợp kim có thể tích 1dm3 và khối lượng 9,850kg tạo bởi bạc và thiếc. Xác định khối lượng của bạc và thiếc trong môi hợp kim đó, biết rằng khối lượng riêng của bạc là 10500kg/m3 và của thiếc là 2700kg/ m3 . 
HD: HS tóm tắt đề 
 Gọi khối lượng của bạc là m1 , thể tích là V1, khối lượng riêng là D1 .
Gọi khối lượng của thiếc là m2 , thể tích là V2, khối lượng riêng là D2 
 Gọi khối lượng của bạc là M , thể tích là V, khối lượng riêng là D 
 Ta có: 
 (1) suy ra V1 = m1/ D1
	 (2) suy ra V2 = m2/ D2
	 = (3) thay V1 , V2 vào 3 ta được 
 Ta biết: M = m1 + m2 suy ra m2 = M – m1 	thay vào 4 ta được 
Quy đồng suy ra thay số vào 5 ta được m1 = 9,625 kg
Bài 4: Một thỏi sắt và một thỏi nhôm có cùng khối lượng 400g . Hỏi thể tích của thỏi nhôm gấp mấy lần thể tích của thỏi sắt. biết rằng khối lượng riêng của sắt là 7,8g/cm3 và của nhôm là 2,7g/ cm3 . 
HD: Làm tương tự bài 3 m1= D 1V1 ; m2 = D 2V2 
 do m1 =m2 suy ra D 1V1 = D 2V2 
Bài 5: người ta cần chế tạo một hợp kim có khối lượng riêng 5g1/ cm3 . bằng cách pha trộn đồng có khối lượng riêng 8900kg/m3 với nhôm có khối lượng riêng 2700kg/m3 . hỏi tỉ lệ giữa khối lượng đồng và khối lượng nhôm cần phải pha trộn .
 HD: Khối lượng của đồng lầ m1 
 Khối lượng của đồng lầ m2 
 m1= D 1V1 ; m2 = D 2V2 
 = (1) 
Tỉ lệ giữa khối lượng đồng và nhôm là k = suy ra m1 = k . m2 thay vào 1 ta được qui đồng rồi thay m1 = k . m2 ta được = 
Rút ra k = 
Bài 5: Tìm khối lượng thiếc cần thiết để pha trộn với 1kg bạc để được một hợp kim có khối lượng riêng 10.000kg/m3 . Biết khối lượng riêng của bạc là 10,5 g/cm3 và của thiếc là 7,1 g/cm3 
HD: HS tóm tắt đề 
 Gọi khối lượng của bạc là m1 , thể tích là V1, khối lượng riêng là D1 .
Gọi khối lượng của thiếc là m2 , thể tích là V2, khối lượng riêng là D2 
 Gọi khối lượng của bạc là M , thể tích là V, khối lượng riêng là D 
 = 
 Suy ra : 
Bài 6: Hình trụ mẫu 1 kg đặt ở viện đ lường quốc tế là một hình trụ có đáy hình tròn đường kính 39mmvà chiều cao bằng 39mm. Tìm khối lượng riêng của chất dùng để làm quả cân mẫu này? 
HD: D = m/V mà V = r2 .h . thay số: D= 21,478 g/ cm3
Lớp 6B,C: 
Bài 1: Một vật có khối lượng 250kgvà thể tích 100dm3 . Tính khối lượng riêng ra kg/m3 . từ đó cho biết trọng lượng riêng của nó là bao nhiêu.
Bài 2: Biết 800g rượu có thể tích là 1dm3 . Tính khối lượng riêng của rượu . so sánh khối lượng riêng của rượu và khối lương riêng của nước .
Bài 3: Hãy xác định trọng lượng của 2 bồn xăng biết bồn thứ nhất chứa 1200l xăng, bồn thứ 2 chứa khoảng một nửa của bồn thứ nhất. Khối lượng riêng của xăng là 700kg/ m3. 
HD; Tnh khối lượng của bồn xăng thứ nhất , suy ra trọng lượng 
 (m = D.V ; P = 10.m)
Bài 4: Một xe cát có thể tích 8m3, có khối lượng 12 tấn .
Tính khối lượng riêng của cát
Tính trọng lượng của 5m3 cát
HD: a. D = m/V
 b. P = d.V = 10.D . V
Bài 5: Một dầu có khối lượng 800g, có 1200N dầu sẽ đong được bao nhiêu lít dầu?
 ( Đổi 800g = 0,8kg = 8N nên 1200N có 150 lit dầu)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vat ly 6 co tich hop moi truong.doc