Giáo án Vật lý 6 tuần 21: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Giáo án Vật lý 6 tuần 21: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Bài 18

 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Thể tích, chiều dài của vật rắn tăng khi nóng lên; giảm khi lạnh đi

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

- Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn

2. Kỹ năng:

- Biết đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.

3. Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức học tập trong việc thu thập thông tin trong nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 tuần 21: Sự nở vì nhiệt của chất rắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 21 Tiết: 21 
 Bài 18
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
: 18/01/2011
: /01/2011
: 6
 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Thể tích, chiều dài của vật rắn tăng khi nóng lên; giảm khi lạnh đi 
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau 
Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn
2. Kỹ năng:
 Biết đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.
3. Thái độ:
Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức học tập trong việc thu thập thông tin trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : 
Cả lớp : 1 quả cầu kim loại, 1 vòng kim loại, 1 đèn cồn, 1 chậu nước, khăn lau khô, bảng ghi độ tăng chiều dài của một số chất
2. Học sinh: 
SGK và vở ghi
III. LÊN LỚP
Ổn định lớp.
Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
ĐVĐ: ( 3 phút )
-Cho học sinh quan sát tranh vẽ tháp Ép- phen và giới thiệu đôi điều về tháp này.
-Các phép đo vào tháng 1 và tháng 7 cho thấy trong vòng 6 tháng tháp cao lên 10 cm. Tại sao lại có hiện tượng đó ? Chẳng lẽ một cái tháp bằng thép có thể cao lên chăng ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
-Quan sát 
-Lắng nghe 
-Ghi bài 
CHƯƠNG II : 
 NHIỆT HỌC
Tiết 21: SỰ NỞ VÌ
NHIỆT CỦA CHẤT RẮN 
Hoạt động 1 : Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn ( 15 phút )
-Yêu cầu học sinh đọc sgk để tìm hiểu về trình tự tiến hành và mục đích của thí nghiệm 
-Làm thí nghiệm và yêu cầu học sinh quan sát , đưa ra nhận xét về hiện tượng 
-Gọi học sinh đưa ra nhận xét về hiện tượng quan sát được 
-Nhận xét 
-Qua kết quả thí nghiệm hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C1, C2 
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C1, C2 
-Nhận xét và thống nhất câu trả lời 
-Đọc sgk và tìm hiểu về mục đích thí nghiệm và trình tự tiến hành thí nghiệm 
-Quan sát hiện tượng và đưa ra nhận xét 
-Đưa ra nhận xét :
 + Khi chưa hơ nóng quả cầu lọt qua vòng kim loại 
 + Khi đã hơ nóng quả cầu không lọt qua vòng kim loại 
 + Nhúng quả cầu vào nước lạnh thì quả cầu lọt qua vòng kim loại 
-Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi C1, C2 
-Ghi bài 
1.Thí nghiệm :
2.Trả lời câu hỏi 
-C1: vì quả cầu nở ra khi nóng lên 
-C2: vì quả cầu co lại khi lạnh đi 
 Hoạt động 2: Rút ra kết luận ( 5 phút )
-Yêu cầu học sinh rút ra kết luận
-Nhận xét và thống nhất kết luận 
-CH: Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Vậy các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt có giống nhau hay không ?
-Rút ra kết luận 
tăng
lạnh đi
-Ghi bài 
-Suy nghĩ tìm câu trả lời 
3. Kết luận 
 ( C3/ Sgk )
Hoạt động 3 : So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn ( 10 phút )
-Giới thiệu bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau.
-Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét cho câu hỏi C4 
-Nhận xét 
-Giới thiệu: “đối với vật rắn khi nói đến sự dãn nở vì nhiệt thì phân biệt rõ sự nở dài hay nở khối. Ở bài học này chỉ đề cập đến sự nở khối”
-Quan sát
-Đọc bảng và trả lời câu hỏi C4 
-Ghi bài 
-Lắng nghe 
4. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau 
Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố ( 7 phút )
-Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C5
-Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C5 
-Nhận xét 
-Yêu cầu học sinh đọc và làm C6 
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C6 
-Nhận xét 
-Làm thí nghiệm kiểm chứng
-Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C7 
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C7 
-Nhận xét 
-Đọc và làm C5 
-Trả lời câu hỏi C5 
-Ghi bài 
-Đọc và làm C6 
-Trả lời câu hỏi C6 
 -Ghi bài 
-Quan sát 
-Đọc và trả lời câu hỏi C7 
-Ghi bài 
5. Vận dụng 
- C5 : phải nung nóng khâu dao khâu liềm vì khi được nung nóng khâu nở ra dễ lắp vào cán , khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán.
- C6: nung nóng vòng kim loại 
-C7: Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên thép nở ra nên thép dài ra ( tháp cao lên)
 Củng cố : 
Yêu cầu học sinh đọc sgk phần “ có thể em chưa biết”
Dựa vào phần kiến thức đã học em hãy giải thích “ vì sao vào mùa hè dây điện thoại thường bị võng xuống còn vào mùa đông lại không có hiện tượng đó ?”
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. 
- Học bài , làm bài tập 18.1®18.5/ SBT
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần21.doc