Giáo án Vật lý 7 bài 1: Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng sự truyền ánh sáng

Giáo án Vật lý 7 bài 1: Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng sự truyền ánh sáng

NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

I – Mục tiêu:

 - Biết được mắt ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

 - Biết được ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đi vào mắt.

 - Phân biệt và so sánh được: Nguồn sáng và vật sáng.

- Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.

- Phân biệt được và nhận biết 3 loại chùm sáng.

GDMT: Biết được tác hại của ánh sáng nhân tạo đối với mắt và cách phòng chống.

TKNL: Sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để núng nóng vật tiết kiệm năng lượng

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 bài 1: Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng sự truyền ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Vĩnh Xương	Ngày .//20.
	GV : Nguyễn Thanh Tuấn	 Tuần 1
 Môn: Vật lý	 Tiết 1
	Lớp 7 - Bài 1- Bài 2
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I – Mục tiêu:
	- Biết được mắt ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
	- Biết được ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đi vào mắt.
	- Phân biệt và so sánh được: Nguồn sáng và vật sáng.
- Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.
- Phân biệt được và nhận biết 3 loại chùm sáng.
GDMT: Biết được tác hại của ánh sáng nhân tạo đối với mắt và cách phòng chống.
TKNL: Sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để núng nóng vật tiết kiệm năng lượng
II – Chuẩn bị:
- Một hộp kín như mô tả của SGK.
- Bóng đèn dây tóc, nguồn, dây nối.
- Đèn pin, 2 ống nhựa: 1 thẳng và 1 cong.
- 3 tấm bìa có đục lỗ.
III –Kiến thức trọng tâm:
- Nhận biết được ánh sáng
- Nhìn thấy một vật
- Nguồn sáng và vật sáng
- Đường truyền của ánh sáng
- Tia sáng và chúm sáng
IV– Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp : (1 phút)
	- Gọi lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Tổ chức tình huống học tập: (5 phút)
- GV yêu cầu HS xem trang ở đầu chương, tìm chữ viết trên tờ giấy.
- HS có thể trả lời là MÍT hoặc TÌM. GV khẳng định chữ đúng là TÌM.
- Những HS trả lời sai sẽ thắc mắc. GV dẫn vào chương và bài.
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1. Tìm hiểu khi nào ta nhận biết được ánh sáng: (. phút)
— Yêu cầu HS đọc phần quan sát và thí nghiệm.
? Khi nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng?
— Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi C1 và rút ra kết luận.
GV: ớ thành phố lớn do nhà cao tầng che chắn,HS học tập dưới ánh sáng nhân tạo,ảh hưởng đến mắt,để giảm tác hại này cần có kế hoạch vui chơi giải trí
Sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để núng nóng vật tiết kiệm năng lượng
à Dựa vào kinh nghiệm sống hàng ngày để trả lời (2 và 3).
D Thảo luận nhóm tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
I – NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG:
C1: Giống nhau là có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Hoạt động 2. Tìm hiểu khi nào ta nhìn thấy một vật: (. phút)
— Tổ chức cho HS xem bên trong hộp đen như hình mô tả thí nghiệm.
— Yêu cầu HS trả lời C2.
— Yêu cầu HS thảo luận và rút ra kết luận.
@ HS thực hiện thí nghiệm, quan sát bên trong hộp đen.
à Suy nghĩ và trả lời C2.
D Thảo luận nhóm tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
II – NHÌN THẤY MỘT VẬT:
C2: Trường hợp a. Ví ánh sáng từ đèn đến giấy hắt vào mắt ta.
Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Hoạt động 3. Tìm hiểu phân biệt nguồn sáng và vật sáng: (. phút)
— Yêu cầu HS đọc và trả lời C3.
— Cho HS tự tìm hiểu từ đúng điền vào Kết luận.
à Dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, HS đưa ra câu trả lời: bóng đèn tự phát sáng, tờ giấy hắt ánh sáng.
à Trao đổi với nhau, tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
III – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG:
C3: Bóng đèn tự phát ra ánh sáng. Tờ giấy hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Kết luận: 
Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.
Hoạt động 4 Tìm hiểu đường truyền của ánh sáng: (.. phút)
@ Bố trí thí nghiệm như hình 2.1. Gọi 2 HS lên sử dụng 2 ống nhựa quan sát như hình.
— Yêu cầu HS trả lời C1.
@ Bố trí thí nghiệm như hình 2.2. Dịch chuyển tấm bìa số 3 và đặt câu hỏi trong trường hợp nào ta mới nhìn thấy được bóng đèn?
— Yêu cầu HS tự rút ra kết luận và ghi nhận kết luận đó.
— Gọi 1 HS phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
— Ví dụ khi môi trường không đồng tính thì ánh sáng không đi theo đường thẳng: cắm 1 chiếc que: nửa trong nước, nửa nằm ngoài không khí thì có hiện tượng gãy khúc
à Dùng ống nhựa GV cung cấp và quan sát như hình. Ghi nhận hiện tượng quan sát được.
à Nhìn thấy bóng đèn khi có ánh sáng từ đèn phát ra đi vào mắt. Chỉ nhìn thấy được bóng đèn khi 3 lỗ A, B, C thẳng hàng.
à Rút ra kết luận.
à Phát biểu định luật.
à Ghi nhận một hiện tượng thường gặp trong cuộc sống, nâng cao vốn hiểu biết.
IV – ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG:
C1: Ánh sáng từ bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng.
Kết luận: Đường tryền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Hoạt động 5 Tìm hiểu tia sáng và chúm sáng: ( phút)
— Yêu cầu HS phát biểu quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng.
— Hướng HS quan sát hình 2.4, so sánh với hình 2.3 để HS nhớ kỹ thế nào là tia sáng.
— Thông báo trong thực tế không nhìn thấy tia sáng mà chỉ có thể nhìn thấy chùm sáng. Giới thiệu hình ảnh 3 loại chùm sáng thường gặp ở các hình 2.5.
— Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3. Đồng thời vẽ lên bảng 3 loại chùm sáng đó.
— Yêu cầu HS xác định 1 vài vị trí xem có ánh sáng hay không dựa theo kinh nghiệm sống.
à Đọc SGK để phát biểu quy ước.
à Ghi nhận cách vẽ tia sáng.
à Dựa vào kinh nghiệm sống và kiến thức đã học trả lời câu C3.
V – TIA SÁNG VÀ CHÙM SÁNG:
Biểu diễn đường truyền của ánh sáng: một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
Ba loại chùm sáng:
a) Chùm sáng song song: các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
b) Chùm sáng hội tụ: các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
c) Chùm sáng phân kỳ: các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Hoạt động 6. Vận dụng
— Yêu cầu HS đọc và trả lời C4,C5.bài 1
— Yêu cầu HS đọc và trả lời C4,C5 bài 2
à Hoạt động cá nhân.
à Xem Ghi nhớ.
IV – VẬN DỤNG:
C4: Thanh đúng. Vì đèn sáng nhưng không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt ta thì ta cũng không thấy đèn sáng.
C5: Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, trở thành các vật hắt lại ánh sáng từ đèn nên chúng là vật sáng. Các vật sáng này xếp gần nhau tạo thành vệt sáng ta nhìn thấy.
C4: Sử dụng ống thẳng nhìn bóng đèn.
C5: Cắm 2 cây kim lên bàn, ngắm 2 cây trùng nhau, ghim cây còn lại vào giữa sao cho bị kim 1 che khuất. Bởi vì ánh sáng từ các kim đến mắt theo đường thẳng.
3.Củng cố: (5 phút)
& Tổng kết và củng cố:
- — Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- ? Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
- ? Ta nhìn thấy một vật khi nào?
- ? Thế nào là nguồn sáng và vật sáng? Cho ví dụ về nguồn sáng.
4. Hướng dẫn học tập ở nhà nhà: (5 phút)
Học bài theo nội dung ghi nhớ
Làm bài tập câu 1 và câu 2,3
Trả lời câu hỏi :nhật thực-nguyệt thực là gì? Để học bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
Rút kinh nghiệm	
Câu 1: Chọn câu đúng : 
 A. Vật được chiếu sáng là nguồn sáng. 
 B. Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng. 
 C. Vật được chiếu sáng không phải là nguồn sáng. 
 D. Vật sáng gồm nguồn sáng & vật được chiếu sáng. 
 Câu 2: Để nhìn thấy một vật : 
 A. Vật ấy phải được chiếu sáng. 
 B. Vật ấy phải là nguồn sáng. 
 C. Phải có các tia sáng đi từ vật đến mắt. 
 D. Vật vừa là nguồn sáng, vừa là vật được chiếu sáng.
Câu 3: Một học sinh đang đọc sách. Hình nào sau đây mô tả đúng đường đi của tia sáng ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vat li7 theo ppct moi.doc