Giáo án Vật lý 7 cả năm (44)

Giáo án Vật lý 7 cả năm (44)

TUẦN 01

 CHƯƠNG I : QUANG HỌC

TIẾT 1

NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được ánh sáng, khi có ánh sáng truyền vào mắt và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

- Học sinh phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

 2. Kĩ năng:

- Vận dụng và giải thích một số hiện tượng có liên quan.

 3. Thái độ:

- Lòng say mê khoa học, yêu thích bộ môn.

II- CHẨN BỊ:

GV: Chẩn bị cho mỗi nhóm: 1 hộp kín có chứa nguồn sáng, vật sáng, pin, dây nối và công tắc.

HS: Sách vở, dụng cụ học tập.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 66 trang Người đăng vultt Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 cả năm (44)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01
NS : 19/08/2010
NG: 27/08/2010
Chương I : Quang học
tiết 1 
nhận biết ánh sáng - nguồn sáng và vật sáng
I- Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được ánh sáng, khi có ánh sáng truyền vào mắt và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
- Học sinh phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
 2. Kĩ năng:
- Vận dụng và giải thích một số hiện tượng có liên quan.
 3. Thái độ: 
- Lòng say mê khoa học, yêu thích bộ môn.
II- Chẩn bị: 
GV: Chẩn bị cho mỗi nhóm: 1 hộp kín có chứa nguồn sáng, vật sáng, pin, dây nối và công tắc.
HS: Sách vở, dụng cụ học tập.
iii- Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp. 1’
KTBC : K0
Bài mới.
Hđ trợ giúp của thầy
TG
hoạt động của trò
Hoat động1: Tình huống học tập .
- Gv làm TN0 (Thanh đố Hải SGK- T4) cho một số quan sát được và biết đèn sáng còn một số quan sát không thấy đèn sáng.
Tại sao lại như vậy ?
Hoạt động2 : Khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng ?
- Gv cho học sinh hình dung quan sát 4 trường hợp SGK- T4.
- Gv mời học sinh trả lời câu C1
C1 : Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng ở trên có điều kiện gì giống nhau ?
- Gv yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận
Hoạt động3 :Trong điều kiện nào mắt ta nhìn thấy một vật ?
- Gv yêu cầu học sinh đọc câu C2
- Gv phát dụng cụ TN0.
- Gv yêu cầu làm TN0 theo câu C2 và thảo luận trả lời câu C2
*ánh sáng của mảnh giấy có được do đâu ?
- Gv mời học sinh hoàn thành kết luận .
*Mảnh giấy trắng khi ta nhìn thấy và Bóng đèn phát sáng có gì khác nhau ?
Hoạt động 4 : Phân biệt nguồn sáng và vật sáng.
- Gv đưa tình huống : Dây tóc bóng đèn đang sáng và mảnh giấy trắng.
•Vật nào tự phát ra ánh sáng ? Vật nào hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới ?
- Gv giới thiệu nguồn sáng vật sáng.
- Gv mời học sinh hoàn thành kết luận.
Hoạt động 5 : Vận dụng 
- Gv mời học sinh trả lời câu C4 
- Gv yêu cầu các nhóm thảo luận C5
- Gv mời đại diện các nhóm trả lời.
Hoạt động 6 : Củng cố và HDVN.
- Gv mời học sinh đọc to phần ‘ghi nhớ’.
- Tại sao ta nhìn thấy các vật vào ban ngày còn ban đêm không trăng, sao, không đèn ta lại không nhìn thấy các vật ?
- VN các em học bài và làm bài tập trong vở bài tập.
- Gv mời học sinh đọc mục ‘Có thể em chưa biết’.
- Chuẩn bị bài 2 SGK-T6.
3/
8/
12/
9/
8/
6’
- Hs quan sát .
- Hs dự đoán - trả lời.
I – Nhận biết ánh sáng.
- Hs tự nghiên cứu hình dung.
- Hs trả lời câu C1 : Trường hợp 2 và 3.
- Điều kiện giống nhau là : Đều có ánh sáng truyền vào mắt.
Kết luận : Mắt nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
II – nhìn thấy một vật .
- Hs đọc tài liệu.
- Nhóm trưởng nhận dụng cụ.
- Các nhóm làm TN0 và thảo luận câu C2 :
Trường hợp a : Vì có ánh sáng từ mảnh giấy truyền vào mắt ta.
Hs trả lời : ánh sáng của mảnh giấy có được do ánh sáng sợi dây tóc bóng đèn truyền tới.
Kết luận : Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. 
III- Nguồn sáng và vật sáng.
Hs lắng nghe.
Hs trả lời : 
- Dây tóc bóng đèn đang sáng tự nó phát ra ánh sáng.
- Mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng của dây tóc bóng đèn chiếu tới.
- Hs lắng nghe.
- Hs hoàn thành kết luận :
Kết luận : 
- Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
- Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.
Iv– Vận dụng.
- Cá nhân học sinh trả lời câu C4
- Các nhóm thảo luận câu C5 
- Nhóm cử đại diện trả lời. 
- HS đọc ghi nhớ.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
*Rút kinh nghiệm :
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tuần 02
NS : 21/08/2010
NG: 31/08/2010
Tiết 2: Sự tuyền ánh sáng
I- Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
- Biết thực hiện một TN0 đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng.
- Phát biểu được dịnh luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.
 2. Kĩ năng:
- Vận dụng được định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng.
- Nhận biết được ba loại chùm sáng: Song song, phân kì, hội tụ.
 3. Thái độ: 
- Lòng say mê khoa học, yêu thích bộ môn.
II- Chẩn bị:
GV: Chẩn bị cho mỗi nhóm: 1 đèn pin, 1 ống trụ thẳng, một ống trụ cong không trong suốt, ba màn chán có đục lỗ và đinh ghim. 
HS: BTVN.
iii- Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp. 1’
KTBC : 4’.
Ta nhìn thấy một vật khi nào? Làm bài tập 1.1(SBT-T3).
Thế nào là nguồn sáng, vật sáng? Làm bài tập 1.4 (SBT-T3).
Bài mới.
Trợ giúp của thầy
TG
Hoạt động của trò
Hoạt động 2: Tình huống học tập.
Gv làm TN0 bật đèn pin cho học sinh quan sát.
ánh sáng truyền đến mắt ta theo đường cong hay đường thẳng?
Hoạt động 3: nghiên cứu tìm quy luật về đường truyền của ánh sáng.
Gv quay trở lại TN0 tình huống và mời học sinh đề xuất phương án làm TN0 kiểm tra.
Gv phát dụng cụ TN0.
Gv yêu cầu các nhóm làm TN0, thảo luận trả lời câu C1
C1: ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳnghay ống cong?
Gv phát dụng cụ TN0 khác để kiểm tra: ánh sáng truyền đI theo đường thẳng.
Khi ánh sáng truyền trực tiếp từ dây tóc bóng đèn đến mắt ta thì 3 lỗ A,B,C trên 3 tấm bìa và bóng đèn có nằm trên cùng một đường thẳng không?
Gv yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận.
Hoạt động 4: Khái quát hoá kết quả nghiên cứu, phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Gv ngoài môi trường không khí còn môi trường môi trường nào ánh sáng truyền theo đường thẳng hay không ?
Gv yêu cầu học sinh đọc tài liệu 
Gv giới thiệu môi trường trong suốt, đồng tính.
Gv mời học sinh đọc nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Hoạt động 5: Tìm hiểu tia sáng và chùm sáng. 
Gv yêu cầu học sinh đọc tài liệu mục ‘Biểu diễn đường truyền của ánh sáng’
 Biểu diễn một tia sáng như thế nào?
Gv giới thiệu thêm một tia sáng.
Gv yêu cầu học sinh đọc tài liệu mục ‘ba loại chùm sáng’
Gv làm TN0 và giới thiệu về ba loại chùm sáng: Song song, hội tụ, phân kì.
Gv yêu cầu học sinh thảo luận trả lời câu C3 
C3: Hãy quan sát và nêu đặc điểm của mỗi loại chùm sáng.
Gv yêu cầu học sinh vẽ từng trường hợp. 
Gv treo bảng phụ bài tập yêu cầu học sinh hoàn thành:
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống (T 8)
Hoạt động 6: Vận dụng.
Gv yêu cầu học trả lời câu C4.
Gv yêu cầu các nhóm thảo luận C5
Gv mời đại diện các nhóm trả lời.
Hoạt động 7: Củng cố, HDVN.
- GV khái quát lại kiến thức cơ bản của bài học.
- VN học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập: 2.1- 2.4.
2/
15/
5/
10/
5/
3’
Hs quan sát .
Hs dự đoán- trả lời.
I- Đường truyền của ánh sáng
Hs đề xuất phương án làm TN0 kiểm tra.
Nhóm trưởng nhận dụng cụ 
Các nhóm làm TN0, thảo luận trả lời câu C1 
ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng.
Nhóm trưởng nhận dụng cụ.
Các nhóm làm TN0 khẳng định ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Hs trả lời: Bóng đèn và ba lỗ A,B,C trên 3 tấm bìa cùng năm trên cùng một đường thẳng.
Hs hoàn thành kết luận 
Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không hkí là đường thẳng.
Hs đọc tài liệu.
Hs lắng nghe.
Hs đọc nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng:
II- Tia sáng và chùm sáng.
Hs đọc tài liệu
Hs lên bảng biểu diễn.
Hs trả lời.
Hs lắng nghe.
Hs đọc tài liệu.
Hs qua sát giáo viên làm TN0
Các nhóm thảo luận trả lời
Cá nhân Hs vẽ từng trường hợp
Hs lên bảng hoàn thành:
(1) không giao nhau; (2) giao nhau; 
(3) loe rộng ra.
III- Vận dụng.
Cá nhân Hs trả lời câu C4.
Các nhóm thảo luận câu C5.
Nhóm cử đại diện trả lời
*Rút kinh nghiệm :
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tuần 03
NS : 28/08/2010
NG: 06/09/2010
Tiết 03
 ứng dụng định luật truyền thẳng 
của ánh sáng
I- Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
- Nhận biết bóng tối, bóng nửa tối và giải thích được nó.
 2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức giải thích vì sao lại có nhật thực, nguyệt thực.
 3. Thái độ: 
- Lòng yêu thích và say mê bộ môn.
II- Chẩn bị: 
1. GV: Chẩn bị cho mỗi nhóm: 1 đèn pin, 1 vật cản bằng bìa, 1 màn chắn sáng, 1 hình vẽ nhật thực, nguyệt thực.
2. HS: Ôn bài cũ, BTVN.
iii- Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp. 1’
KTBC : 5’.
- Nêu nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng? Làm bài 2.2 SBT- T4.
- Tia sáng được biểu diễn như thế nào? Hãy biểu diễn các loại chùm sáng?
Bài mới.
ĐVĐ : Ban ngày trời nắng, không có mây, ta nhìn thấy bóng của một cột đèn in rõ nét trên mặt đất. Khi có một đám mây mỏng che khuất Mặt Trời thì bóng đó bị nhoè đi. Vì sao có sự biến đổi đó?(2’)
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh làm TN0. Hình thành khái niệm bóng tối.
Gv yêu cầu học sinh đọc TN01 và quan sát H.3.1- SGK T9.
Gv phát dụng cụ yêu cầu học sinh làm TN01 và thảo luận trả lời câu C1
C1: Hãy chỉ ra trên màn vùng sáng, vùng tối
Giải thích vì sao các vùng đó lại tối hoặc sáng?
Gv mời học sinh hoàn thành nhận xét.
Gv giới thiệu về bóng tối.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm bóng nửa tối.
Gv giới thiệu cách làm TN02 thay đèn pin bằng đèn điện (Bố trí TN02 như H.3.2- SGK T9)
Gv yêu cầu các nhóm làm TN02 và thảo luận trả lời câu C2.
C2: Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng nào là bóng tối, vùng nào được chiếu sáng đầy đủ. Nhận xét độ sáng của vùng còn lại so với hai vùng trên và giải thích tại sao có sự khác nhau đó?
Gv mời học sinh hoàn thành nhận xét.
Hoạt động 3 : Hình thành khái niệm nhật thực.
Gv yêu cầu học sinh đọc tài liệu.
• Nhật thực là hiện tượng như thế nào? 
Gv treo tranh vẽ nhật thực (H.3.3SGK-T10), mời học sinh: Hãy chỉ ra vùng nào có nhật thưc toàn phần, nhật thực một phần?
Gv mời học sinh giải thích câu C3
Hoạt động 4: Hình thành khái niệm nguyệt thực.
Gv yêu cầu học sinh đọc tài liệu.
• Nguyệt thực là hiện tượng như thế nào?
Gv treo tranh nguyệt thực (H.3.4SGK-  ... nhóm thực hành theo yêu cầu và ghi kết quả vào báo cáo.
Hs rút ra nhận xét 
U = U1+ U2
Các nhóm thu dọn dụng cụ và vệ sinh phòng học.
IV – đánh giá - nhận xét (3/)
1. Đánh giá - nhận xét:
- Yêu cầu học sinh hoàn thành báo cáo và nộp báo cáo.
- Gv đánh giá sự tham gia thực hành của các nhóm. 
- Gv nhận xét kết quả và ý thức thực hành của các nhóm
2. Dăn dò: 
- VN học bài và chẩn bị bài 28.
- Mỗi em chuẩn bị một báo cáo thực hành theo mẫu báo cáo (sgk-T 81)
Tuần 33
NS : 31/03/2010
NG: 14/04/2010
Tiết 32: thực hành
đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện 
đối với đoạn mạch mắc song song
I - mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Biết được đoạn mặch song song khác với đoạn mạch mắc nối tiếp như thế nào.
- Phát hiện và nắm được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song.
2. Kĩ năng:
- Mắc được đoạn mạch mắc song song.
- Sử dụng được thành thạo vôn kế để đo hiệu điện thế và ampe kế để đo cường độ dòng điện.
3. Thái độ:
- Đoàn kết, nghiêm túc, trung thực, yêu thích bộ môn và say mê khoa học.
Ii – chẩn bị:
1. Gv chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 khoá, 2 bóng đèn, 1 giá lắp pin, 1 vôn kế, 1 ampe kế và dây nối.
2. Hs: Mỗi học sinh chuẩn bị một mẫu báo cáo; mỗi nhóm 1 đôi pin.
Iii - Các hoạt động dạy học.
ổn định lớp. 1’
KTBC : 4’
Em hãy nêu kết luậ về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp? (viết và lời)
Bài mới.
Hiệu điện thế và cường độ dòng điện có đặc điểm gì trong đoạn mạch mắc song song?
Trợ giúp của thầy
tg
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Chuẩn bị
Gv yêu cầu học sinh quan sát H.28.1- a 
* Dụng cụ chuẩn bị thực hành gồm có những gì?
Gv giới thiệu cho cả lớp dụng cụ
Gv yêu cầu học sinh trưng bầy sự chuẩn bị của mình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu và mắc song song hai bóng đèn
Gv yêu cầu học sinh quan sát H.28.1- a 
Gv mời học sinh trả lời câu C1
Gv phát dụng cụ
Gv yêu cầu các nhóm làm theo yêu cầu C2
Hoạt động 3: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song.
Gv yêu cầu học sinh đọc tài liệu
Gv yêu cầu các nhóm thực hành theo yêu cầu a, b và ghi kết quả vào bảng 1 báo cáo.
• Theo kết quả em rút ra nhận xét gì về hiệu điện thếtrong đoạn mạch mắc song song. 
Hoạt động 4: Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song.
Gv yêu cầu học sinh quan sát H.28.2 và giới thiệu cách làm TN 
Gv yêu cầu các nhóm thực hành theo yêu cầu a, b, c và các nhóm ghi kết quả vào bảng 2 báo cáo.
• Theo kết quả em có nhận xét gì về cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song.
Gv yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ và vệ sinh phòng đồ dùng.
5/
10/
12/
12/
I- chuẩn bị 
Hs quan sát 
Hs trả lời
Hs quan sát
Hs trình bầy
II- nội dung thực hành
1. Mắc song song hai bóng đèn
Hs quan sát 
Hs trả lời
Nhóm trưởng nhận dụng cụ
Các nhóm thực hành theo yêu cầu.
2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song.
Hs đọc tài liệu
Các nhóm thực hành theo yêu cầu và ghi kết quả vào báo cáo.
Hs rút ra nhận xét 
U = U1= U2
3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song
Hs quan sát và lắng nghe cách làm TN
Các nhóm thực hành theo yêu cầu và ghi kết quả vào báo cáo.
Hs rút ra nhận xét
I = I1 + I2
Các nhóm thu dọn dụng cụ và vệ sinh phòng học.
IV – đánh giá - nhận xét (3/)
1. Đánh giá - nhận xét:
- Yêu cầu học sinh hoàn thành báo cáo và nộp báo cáo.
- Gv đánh giá sự tham gia thực hành của các nhóm. 
- Gv nhận xét kết quả và ý thức thực hành của các nhóm
2. Dăn dò: 
- VN học bài và ôn tập chẩn bị kiểm tra học kì II
Tuần 34
NS : 07/04/2010
NG: 21/04/2010
tiết 33
an toàn khi sử dụng điện
I - mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Biết được giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người và loài vật
2. Kĩ năng:
- Sử dụng đúng yêu cầu của cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
- Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, thật thà và trung thực.
Ii – chẩn bị:
GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 cầu chì có ghi số ampe, 1 khoá, 1 bóng đèn, 1 giá lắp pin, 1 bút thử điện và dây nối.
HS. BTVN.
Iii - Các hoạt động dạy học.
ổn định lớp. 1’
KTBC : 4’
• Em hãy viết công thức về cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song? Đối với đoạn mạch mắc nối tiếp?
Bài mới. 
Hđ Trợ giúp của thầy
tg
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu các tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người
Gv yêu cầu học sinh trả lời câu C1
Gv giới thiệu cách sử dụng bút thử điện
Gv yêu cầu học sinh đọc tài liệu 
Gv phát dụng cụ
Gv yêu cầu các nhóm làm TN và hoàn thành nhận xét
Gv yêu cầu học sinh đọc tài liệu
• Dòng điện có cường độ và hiệu điện thế bao nhiêu gây nguy hiểm cho cơ thể người? Vì sao? 
Gv giới thiêu và nhấn mạnh thêm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
Gv lắp sơ đồ mạch điện H. 29.2 và mời một vài học sinh lên cùng làm, ghi kết quả
Gv mời học sinh dựa vào kết quả TN trả lời câu C2
Gv yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu C3, C4, C5 
Gv mời cách nhóm nhận xét chéo
Gv nhấn mạnh lại tác dụng của cầu chì. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
Gv yêu cầu học sinh đọc tài liệu phần 1, 2, 3, 4 mục IV ( sgk – T83,84) 
Gv Tại sao cho mỗi phần1, 2, 3, 4 yêu cầu học sinh trả lời
Gv mời học sinh vận dụng trả lời câu C6
12/
10/
10/
I- dòng điện đI qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm
1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người
Hs trả lời câu C1
Hs quan sát
Hs đọc tài liệu
Nhóm trưởng nhận dụng cụ
Các nhóm làm TN và thảo luận hoàn thành nhận xét.
Nhận xét: Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất kì vị trí nào của cơ thể.
2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người
Hs đọc tài liệu 
Hs trả lời
Hs lắng nghe có thể ghi chép
II- hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì
1. Hiện tượng đoản mạch( ngắn mạch)
Hs quan sát và ghi kết quả
Hs dựa vào kết quả TN trả lời câu C2
2. Tác dụng của cầu chì
Các nhóm thảo luận trả lời câuC3, C4, C5 
Đại diện các nhóm nhận xét chéo
Hs lắng nghe.
III- các quy tắc an toàn khi sử dụng điện 
Hs đọc tài liệu
Hs trả lời tại sao cho từng phần 1, 2, 3, 4
Hs trả lời câu C6
IV – củng cố – Dăn dò(5/) 
1. Củng cố: 
- Dòng điện như thế nào thì gây nguy hiểm cho con người?
- Nêu các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện?
- Dụng cụ nào để đo hiệu điện thế? Đơn vị đo hiệu điện thế là gì?
2. Dăn dò: 
- VN ôn tập.
- VN chuẩn bị trước bài tổng kết chương III
Tuần 35
NS : 13/04/2010
NG: 28/04/2010
tiết 34
Tổng kết chương 3: Điện học
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc kiến thức cơ bản của chương điện học.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan.
3. Thái độ.
- Tạo hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể.
II. Chuẩn bị
1. GV: Bảng phụ.
2. HS: T trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra và chuẩn bị phần vận dụng.
 	Cả lớp: Kẻ sẵn H16.1 vào bảng phụ), phóng to bài tập vận dụng 2, 4, 5 (SGK/86).
III. Tổ chức hoạt động dạy học
ổn định lớp. 1’
KTBC : K0
Bài mới.
Hoạt động của thầy
tg
Hoạt động của trò
HĐ1: Kiểm tra và củng cố kiến thức cơ bản .
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra.
- Hướng dẫn HS cả lớp thảo luận và thống nhất câu trả lời.
- GV chốt lại những kiến thức đúng và yêu cầu HS chữa nếu sai.
HĐ2: Vận dụng tổng hợp kiến thức làm bài tập vận dụng.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời từ câu 1 đến câu 7 trong phần vận dụng.
- Hướng dẫn HS thảo luận.
- Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. GV ghi tóm tắt lên bảng: Có thể nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát.
- Gọi 4 HS lên bảng điền dấu cho câu 2. Yêu cầu HS giải thích tại sao lại điền dấu đó. 
GV ghi tóm tắt: Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Gọi một HS lên bảng chữa câu 3
GV ghi tóm tắt: Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, vật nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
- GV treo bảng phụ có nội dung bài 4, gọi một HS lên bảng.
GV ghi tóm tắt: Chiều dòng điện đi từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
- Cho HS quan sát H30.3 để nhận biết thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng.
- Với câu 7, yêu cầu HS xây dựng được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Giải thích được tại sao lại sử dụng biện pháp đó, biện pháp đó có thực hiện được không?
HĐ3: Tổ chức trò chơi ô chữ .
- GV giải thích trò chơi và hướng dẫn HS chơi.
- Yêu cầu một HS lên dẫn chương trình (Có thể chuẩn bị một ô chữ khác với SGK)
10’
20’
7’
I- Tự kiểm tra
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi trong phần ôn tập. 
- Thảo luận để thống nhất câu trả lời đúng.
II- Vận dụng
- HS trả lời phần chuẩn bị của mình. Thảo luận và ghi vở câu trả lời đã thống nhất.
1. D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.
2. a) (-) b) (-) c) (+) d) (+)
3. Mảnh nilon bị nhiễm điện âm, nhận thêm electron. Miếng len bị mất bớt êlectron (êlectrôn dịch chuyển từ miếng len sang mảnh nilon) nên thiếu êlectrôn, nhiễm điện dương.
- HS dựa vào quy ước về chiều dòng điện để chọn phương án trả lời đúng cho câu 4
4. Sơ đồ c có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện.
- HS dựa vào tính chất của vật dẫn điện và vật cách điện để chọn phương án trả lời đúng.
5. Thí nghiệm c tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng.
6. A.Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ.
7. Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: Treo biển báo cấm bóp còi, xây tường xung quanh, đóng cửa, tròng nhiều cây xanh, treo rèm,... 
III- Trò chơi ô chữ
- HS tham gia trò chơi ô chữ. Mỗi nhóm HS cử một bạn tham gia, trả lời đúng được 2 điểm. Tìm được từ hàng dọc được 5 điểm
 1. Chân không 2. Siêu âm
 3. Tần số 4. Âm phản xạ
 5. Dao động 6. Tiếng vang
 7. Hạ âm
 Từ hàng dọc: Âm thanh
IV. Củng cố- dặn dò. (7’)
a. Củng cố.
 Hệ thống hoá kiến thức chương I và chương II
	1. Đặc điểm chung của nguồn âm
	2. Độ cao của âm (âm bổng, âm trầm) phụ thuộc vào yếu tố nào?
	3. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? Đơn vị độ to của âm?
	4. Âm truyền qua những môi trường nào? Môi trường nào truyền âm tốt?
	5. Thế nào là âm phản xạ? Khi nào ta nghe được tiếng vang của âm? Vật 
	 nào phản xạ âm tốt? Vật nào phản xạ âm kém?
	6. Nêu các phương án chống ô nhiễm tiếng ồn?
	7. Điều kiện để nhìn thấy ánh sáng, điều kiện để nhìn thấy một vật?
	8. Định luật truyền thẳng của ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng?
	9. Đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm?
	10. Cách vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng?
b. Dăn dò.
 - Ôn tập lại các kiến thức đã học về quang học và âm học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an li 7 2 cotca nam.doc