Giáo án Vật lý 7 cả năm (92)

Giáo án Vật lý 7 cả năm (92)

Bài: 08 GƯƠNG CẦU LÕM

I MỤC TIÊU :

Kiến thức :

+ Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm; Nêu được tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.

+ Nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống và trong kĩ thuật.

Kỹ năng :

+ Bố trí được thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.

+ Quan sát được tia sáng đi qua gương cầu lõm.

Thái độ : Có thái độ cẩn thận, trung thực trong khi tiến hành thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ :

 + Mỗi nhóm HS: 1 gương cầu lõm; 1 gương phẳng có cùng kích thước với gương cầu lõm; 1 cây nến; diêm; 1 màn chắn có giá đỡ di chuyển được.

 + Đối với GV: đèn pin; hình 8.3 phóng to.

 

doc 53 trang Người đăng vultt Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 cả năm (92)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	Ngày soạn: 03/10/2010
Tiết 8	Ngày dạy: 06/10/2010
Bài: 	 08	GƯƠNG CẦU LÕM
I MỤC TIÊU : 
Kiến thức :
+ Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm; Nêu được tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầøu lõm.
+ Nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống và trong kĩ thuật.
Kỹ năng :
+ Bố trí được thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
+ Quan sát được tia sáng đi qua gương cầu lõm.
Thái độ : Có thái độ cẩn thận, trung thực trong khi tiến hành thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ :
	+ Mỗi nhóm HS: 1 gương cầu lõm; 1 gương phẳng có cùng kích thước với gương cầu lõm; 1 cây nến; diêm; 1 màn chắn có giá đỡ di chuyển được.
	+ Đối với GV: đèn pin; hình 8.3 phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
Hoạt động của giáo viên, học sinh.
Nội dung 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và Tổ chức tình huống học tập. 
7’
GV: Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Hãy nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng ?
+ So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 7.3 trong SBT.
GV: Đặt vấn đề : Trong thực tế, khoa học kĩ thụât đã giúp con người sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào việc chạy ôtô, đun bếp, làm pin bằng cách sử dụng gương cầu lõm. Vậy gương cầu lõm là gì? Gương cầu lõm có tính chất gì mà có thể “thu” được năng lượng mặt trời.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
+ Aûnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
+ Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn độ lớn của vật.
+ Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
HS: Lên bảng làm bài tập 7.3 trong SBT
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm. 
12’
GV: Giới thiệu gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là phần mặt trong của một phần mặt cầu.
GV: Yêu cầu HS bố trí thí nghiệm như hình 8.1 SGK.
GV: Yêu cầu HS nhận xét về ảnh khi để vật gần gương và xa gương. Nêu phương án thí nghiệm. So sánh với ảnh tạo bởi gương cầu lồi xem có gì giống nhau và khác nhau.
GV: Yêu cầu HS nêu phương án kiểm tra kích thước của ảnh ảo. Sau đó tiếùn hành TN kiểm tra như câu C2.
GV: Yêu cầu HS kết hợp quan sát và trình bày lập luận để rút ra kết luận.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành vào chõ trống trong phần kết luận.
I. ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LÕM.
1. Thí nghiệm:
HS: Hoạt động tiến hành TN theo nhóm thảo luận chung ở lớp để đưa ra kết quả trả lời câu C1.
C1: Aûnh ảo, lớn hơn vật.
HS: Hoạt động cá nhân so sánh với ảnh tạo bởi gương cầu lồi sự giống nhau và khác nhau.
+ Giống nhau : đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
+ Khác nhau: ảnh tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
HS: Làm TN theo nhóm so sánh với ảnh tạo bởi gương cầu lồi và ảnh tạo bởi gương phẳng và rút ra nhận xét.
2. Kết luận: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.
Hoạt động 3: Nghiên cứu sự phản xạ của ánh sáng trên gương cầu lõm.
15’
GV: Yêu cầu HS bố trí TN như hình 82. SGK. Hướng dẫn HS điều chỉnh đèn pin để tạo ra một chùm gồm hai tia sáng song song.
GV: Có thể làm TN bổ sung : Bỏ tấm bìa đục lỗ ở trước đèn để cho một chùm sáng rộng song song. Như thế quan sát chùm sáng hội tụ dễ hơn.
HS: Làm TN theo nhóm. Cần làm cho chùm tia phản xạ hiện rõ trên màn chắn để thấy chúng hội tụ tại một điểm.
GV: Yêu cầu HS quan sát TN và rút ra KL trong TH này.
GV: Yêu cầu HS vận dụng kết luận để trả lời câu C4.
GV: Yêu cầu HS bố trí TN như hình 8.4 SGK.
GV: Hướng dẫn HS tập xoay đèn pin để tạo ra một chùm sáng phân kì.
HS: Tiến hành TN theo nhóm thực hiện theo chỉ dẫn của câu C5 để tạo ra một chùm tia phản xạsong song là là trên mặt chắn. 
GV: Yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận.
II. SỰ PHẢN XẠ CỦA ÁNH SÁNG TRÊN GƯƠNG CẦU LÕM.
1. Đối với chùm tia tới song song.
HS: Quan sát TN để rút ra kết luận.
+ Chiếu một chùm sáng tới song song lên một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C4 và trình bày trước lớp.
2. Đối với chùm tia tới phân kì.
Rút ra kết luận.
+ Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước ngương cầu lõm ở một vị trí thích hợp có thể cho một chùm tia phản xạ song song. 
Hoạt động 4: Vận dụng .
7’
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu về đèn pin. 
HS: Quan sát GV tiến hành lấy tấm kính bảo vệ ở trước pha đèn pin ra để quan sát gương phản xạ.
+ Gương phản xạ có dạng gương cầu lõm.
+ Khi xoay pha đèn thì bóng đèn có thể ra xa hay lại gần gương hơn.
GV: Yêu cầu HS thực hiện TN như câu C6 và áp dụng tính chất của gương cầu vừa xét ở trên vào giải thích.
HS: Tiến hành thực hiện TN như câu C6 và áp dụng tính chất của gương cầu lõm vào giải thích.
GV: Yêu cầu HS tiến hành TN theo câu C7.
HS: Tự điều chỉnh đèn pin; soi đèn nên một tờ giấy trắng để tim đỉêm họi tụ của chùm sáng.
III. VẬN DỤNG:
Tìm hiểu đèn pin
C6
C7
 IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
1. Củng Cố : (3 phút)
	+ Aûnh ảo của vật trước gương cầu lõm có tính chất gì? 
	+ Aùnh sáng chiếu tới gương cầu lõm phản xạ lại có tính chất gì?
	+ Có nên dùng gương cầu lõm ở phía trước người lái xe để quan sát vật phía sau không? Giải thích? 
	2. Dặn dò. (1 phút)
	+ Về nhà học bài theo vở ghi + SGK. Trả lời lại các câu từ C1 đến C7 vào vở học.
 + Làm bài tập 8.1 đến 8.5 trong SBT. Về nhà chuẩn bị trước bài 9 để tiết sau ôn tập chương I.
Tuần 9	Ngày soạn: 11/10/2010
Tiết 9	Ngày dạy: 13/10/2010
Bài: 	 09	TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC
I MỤC TIÊU : 
1Kiến thức:
+ Củng cố lại những kiến thức cơ bản có liên qua đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của một vật tao bởi gương phẳng , gương câu lồi, gương cầu lõm cách vẽ ảnh của một vật cho bởi gương. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. So sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
2. Kỹ năng: Luyên tập về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng.
3. Thái độ: Có tinh thần hợp tác trong khi hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ :
+ Mỗi nhóm HS: + Yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà cho các câu hỏi trong bài “tự kiểm tra”.
	+ Tranh vẽ lớn ô chữ ở hình 9.3 SGK
+ Đối với GV: Hệ thống hóa kiến thức toàn bộ chương I : Quang học lên trên bảng phụ trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
Hoạt động của giáo viên, học sinh.
Nội dung 
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cơ bản.
15’
GV: Yêu cầu HS trả lời lần lượt từng câu hỏi mà HS đã chuẩn bị trước ở nhà.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận và đưa ra kết quả đúng. Yêu cầu HS sửa chữa nếu cần. 
GV: Yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi tự kiểm tra từ câu 1 cho đến câu 9.
HS: Hoạt động cá nhân lần lượt trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra và HS khác nhận xét bổ xung.
GV: Yêâu cầu với từng câu hỏi cần thỏa mãn được một số điều kiện sau:
+ Chỉ cần nêu được như câu trả lời bên.
+ Phải nêu được tính chất của ảnh.
+ Phải nêu rõ được hai ý cơ bản
- Môi trường trong suốt, đồng tính
+ Ở câu này phải trả lời đúng hai ý nh đinh luật.
+Ở những câu 6,7,8 phải nắm vững tính chất của ảnh cho bởi các loại gương.
I. TỰ KIỂM TRA.
Câu1. Câu C: Khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt chúng ta. 
Câu 2: Câu B: Aûnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 3: Định luật truyền thẳng của ánh sáng. 
Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Câu 4: 
a) Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.
b) Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu 5: Ảnh ảo, có độ lớn bằng vật, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 6:
+Giống: Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn
+Khác: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng. 
Câu 7: Khi vật ở gần sát gương. Aûnh này lớn hơn vật.
Câu 8: 
+ Aûnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn và ảnh bằng vật.
+ Aûnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn và ảnh nhỏ hơn vật.
+ Aûnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn và ảnh lớn hơn vật.
Câu 9: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng .
Hoạt động 2: Vận dụng 
 20’
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu C1 bàng cách vẽ vào vở.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C1 theo hướng dẫn của GV:
GV: Gọi một HS lên bảng vẽ trên bảng.
GV: Hướng dẫn cách vẽ cho HS.
+ Muốn vẽ ảnh của điểm S1, S2, tạo bởi gương phẳng có thể vẽ theo mấy cách. Đó là những cáh nào?
GV: Kiểm tra cách vẽ của HS. Nếu còn lúng túng 
GV hướng dẫn cho HS trên bảng và HS dưới lớp làm theo các bước như GV hướng dẫn để khác sâu kiến thức về kĩ năng vẽ.
GV: Yêu cầu HS vẽ các đường kéo dài của các tia phản xạ đến S`1 và S`2.
GV: Yêu cầu HS tiếp tục xác định vùng đặt mắt để nhìn thấy ảnh S1, S2.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C3. 
+ Muốn nhìn thấy bạn thì nguyên tắc phải như thế nào?
II. VẬN DỤNG:
C1: 
+ Vẽ ảnh của điểm S1, S2, tạo bởi gương phẳng có thể vẽ theo 2 cách:
Lấy S`1 và S`2 đối xứng với S1, S2 qua gương.
Lấy 2 tia tới đến 2 mép gương tìm tia phản xạ tương ứng.
 S2 S1 
 S`2 S`1 
HS: Hoạt động cá nhân xác định vùng đặt mắt để nhìn thấy ảnh S1, S2.
C2: + Giống nhau: Ảnh quan sát được trong ba gương đều là ảnh ảo.
+ Khác nhau : Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng, ảnh trong gương phẳng lại nhỏ hơn ... n kế để đo hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn.
+ Có thể.
HS: Tiến hành , quan sát TN và ghi kết quả đo của mình vào bản báo cáo.
HS: Tiến hành TN theo nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ hình 28.2. Làm TN theo chỉ dẫn ở mục 3 trong SGK, lần lượt mắc ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch chính và trong mỗi mạch rẽ.
HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành các nhận xét 2c và 3c trong bản báo cáo.
Hoạt động 4: Nhận xét về kết quả thực hành ( 5 phút)
5’
GV: Nhận xét về kết quả đo, nêu lên sai sót của các nhóm trong khi thực hiện phép đo.
GV: Nhận xét về câu kêt luận được rút ra từ bảng kết quả đo.
+ I = I1 + I2.
+ U13 = U12 = U23.
GV: Thu mẫu báo cáo và thông báo việc chấm các mẫu báo cáo dựa trên ba tiêu chí.
+ Vẽù sơ đồ mạch điện đúng.
+ Đọc các số đo đúng.
+ Sử lí kết quả rút ra kết luận.
Tuần 34	Ngày soạn: 24/04/2011
Tiết 33	Ngày dạy: 27/04/2011
Bài: 	 29	AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN	 	 
I MỤC TIÊU : 
Kiến thức : + Biết giớihạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch. Biết thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
Kỹ năng : + Rèn kĩ năng lắp mạch điện như sơ đồ hình vẽ.
Thái độ : + Luôn có ý thức sử dụng an toàn điện.
II. CHUẨN BỊ :
	+ Mỗi nhóm HS: 2 pin1,5 V. 1 mô hình người điện, 1 công tắc , 1 bóng đèn pin, 1 ampe kế, 1 cầu chì loại ghi dưới hoặc bằng 0,5A. 5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện.
	+ Đối với GV: 1 bút thử điện, 2 pin1,5 V. 1 mô hình người điện, 1 công tắc , 1 bóng đèn pin, 1 ampe kế, 1 cầu chì loại ghi dưới hoặc bằng 0,5A. 5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
Hoạt động của giáo viên, học sinh.
Nội dung 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và Tổ chức tình huống học tập. 
5’
GV: Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Nêu các tác dụng của dòng điện.
+ Dòng điện qua cơ thể người có hại hay có lợi? Nếu dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người thì có hại gì? 
GV: Kể một câu chuyện về một người sơ ý cầm phải đầu dây điện ngoài đường bị đứt nên bị điện giật chết ngất phải đưa đi cấp cứu và nêu câu hỏi:
+ Vậy điện giật là gì? có nguy hiểm gì? Làm thế nào để tránh được nguy hiểm khi làm việc với điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nguy hiểm khi có dòng điện chạy qua cơ thể người 
10’
GV: Ta đã biết dòng điện có tác dụng sinh lí. Hãy nhắ lại xem do tác dụng sinh lí mà dòng điện có thể gây ra nguy hiểm gì cho con người.
+ Vậy cơ thể người là vật dãn điện hay vật cách điện? Có phải người chạm vào phải bật kì nguồn điện nào cũng bị nguy hiểm không? Các em vẫn làm thí nghiệm với các pin 3V-6V. có thấy dòng điện gây tác dụng sinh lí lên có thể miành không?
GV: Thông báo: Cơ thể người bình thường là vật dẫn điện.
GV: Minh họa bằng mô hình “người điện” như hình 29.1 SGK.
GV: Yêu cầu HS tự đọc SGK và nêu lên giới hạn nguy hiểm đối với cơ thể người khi có dòng điện chạy qua về cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
+ Vì sao khi chạm vào các nguồn điện là pin và acquy thì ta chưa bị nguy hiểm?
II. DÒNG ĐIỆN CÓ THỂ ĐI QUA CƠ THỂ NGƯỜI CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV.
+ Dòng điện khi đi qua cơ thể người có thể làm cho các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở.
HS: Hoạt động nhóm thảo luận câu hỏi của GV.
+ Có dòng điện chạy qua cơ thể , khi cơ thể chạm vào mạch điện ở bất kì vị trí nào.
Với cường độ dòng điện trên 70mA : 
Với hiệu điện thế 40V.
+ Vì hiệu điện thế của pin và acpuy thấp hơn nhiều ( 3V – 12V.) so vơi giaói hạn nguy hiểm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hiện tưộng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
17’
GV: Mắc mạch điện và làm TN về hiện tượng đoản mạch như hướng dẫn SGK.
GV: Yêu cầu HS quan sát ghi lại số chỉ của ampe kế và trả lời câu C1.
GV: Yêu cầu HS nhớ lại các tác dụng của dòng điện và thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng của đoản mạch.
GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về cầu chì đã được học.
GV: Làm TN đoản mạch như sơ đò hình 29.3. Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra với cầu chì khi xảy ra hiện tượng đoản mạch.
GV: Liên hệ thực tế hiện tượng đoản mạch như vỏ bọc day dẫn bị hở.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu về cầu chì qua quan sát hình 29.4 và cầu chì thật nêu ý nghĩa con số ghi trên cầu chì?
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C4..
II. HIỆN TƯỢNG ĐOẢN MẠCH VÀ TÁC DỤNG CỦA CẦU CHÌ.
HS: Quan sát GV làm TN, ghi lại số chỉ cuả ampe kế, thấy được khi bị đoản mạch số chỉ ampe kế lớn hơn nhiều lúc bình thường.
HS: Thảo luận nhóm hoàn th ành câu C1.
C1: Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ lớn.
HS: Thảo luận nhóm tìm hiểu tác hại của hiện tượng đoản mạch.
HS: Quan sát TN do GV tiến hành để trả lời câu C2.
C2: Khi đoản mạch dây chì nóng đỏ, chảy đứt và ngắt mạch bóng đèn được bảo vệ.
HS: Hoạt động cá nhân tìm hiểu ý nghĩa của con số ghi trên cầu chì.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C4.
C4: Cườàng độ dòng điện qua bóng đèn vào khoảng 0,1A đến 1A vì vậy phải chọn cầu chì có ghi số 1,2A.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các quy tắc an toàn điện khi sử dụng điện 
5’
GV: Yêu cầu HS đọc phần III và hoàn thầnh bài tập điền vào ô trống , hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
GV: Gọi 1 HS lên bảng điền vào chỗ trống trên bảng phụ.
III CÁC QUY TẮC AN TOÀN ĐIỆN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN.
HS: Hoạt động cá nhân đọc phần III , thảo luận nhóm, hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Hoạt động 5: Vận dụng 
 5’
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C6.
IV. VẬN DỤNG.
HS: Hoạt động cá nhân và thảo luận nhóm hoàn thầnh câu C6.
4. Củng Cố : (2 phút)
	 + GV: Yêu cầu HS đọc phần “ghi nhớ”
	 + Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
	 + Khi nào thì hiện tượng đoản mạch xảy ra? Con số ghi trên mỗi cầu chì cho ta biết điều gì?
	5. Dặn dò. ( 1phút)
	+ Về nhà học bài theo vở ghi + SGK. Trả lời lại các câu từ C1 đến C6 vào vở học.
	+ Làm bài tập trong SBT.
	+ Trả lời phần tự kiểm tra trong bài ôn tập chương 3. Chuẩn bị cho tiết học sau.
Tuần 35	Ngày soạn: 01/05/2011
Tiết 34	Ngày dạy: 04/05/2011
ÔN TẬP, TỔNG KẾT CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC
I.Mục tiêu :
Củng cố kiến thức đã học về điện.
Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải thích hiện tượng và bài tập
II.Chuẩn bị:
 III. Ôn tập:
1. Tự kiễm tra.
yc hs tự làm phần “ tự kiểm tra” từ câu 1 đến 12, gv nhận xét.
2. So sánh vật dẫn điện, cách điện
	Vật dẫn điện 	vật cách điện
	Có điện tích 	có điện tích
	Điện tích tự do 	điện tích không tự do
	Cho dòng điện đi qua 	không cho dòng điện đi qua
So sánh U, I trong đoạn mạch mắc nối tiếp, song song
	Đoạn mạch nối tiếp 	đoạn mạch song song.
	I = I1 = I2	I = I1+I2
	U= U1+U2	U=U1=U2
3. Vận dụng :
Bài tập :
3.1 D: nhiễm điện thước nhựa bằng cách cọ xát.
3.2 + -; - -; - +;+ +.
3.3 Miếng len nhiễm điện (+): mất e
Miếng nilông nhiễm điện (-): nhận thêm e.
3.4 Sơ đồ c đúng vì vẽ đúng chiều dòng điện : đi từ cực (+) về cực (-) của nguồn điện.
Hình vẽ
3.5 Hình c đúng vì dây đồng, dây nhôm là vãt dẫn điện nối vài mạch mạch kín
Hình vẽ 
3.6 U= 3V, U= 6V, U= 12V, U=15v, U1=U2=3V.
Vì mạch mắ nối tiếp, hđt U= U1+U2
U=2U1= 6V
Vậy chọn nguồn điện 6V.
3.7 I=0.35A, I1=0.12A, I2=?
Giải : vì đoạn mạch mắc song song nên cđdđ cho bởi công thức
I=I1+I2
Cđdđ qua đèn 2 là I2=I-I1=0.35-0.12=0.23A
4. Trò chơi ô chữ
Treo bảng phụ, cho 4 tổ thi đua nhau trả lời ô chữ.
5. Củng cố dặn dò
Về nhà học cả chương ba và làm lại các bài tập
Tuần 36	Ngày soạn: 11/05/2011
Tiết 35	Ngày dạy: 13/05/2011
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức :
+ Hệ thống hóa kiến thức trong chương, tổng quát lôgíc, ghi nhớ những kiến thức cơ bản.
2. Kỹ năng : + Kĩ năng làm bài, trí tưởng tượng của học sinh.
3. Thái độ : + Cẩn thận, tỉ mỉ, tính tự giác cao trong khi làm bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ :
	 + Đối với HS: + Ôn tập trước một số kiến thức cơ bản liên quan trong chương III.
	 + Giấy kiểm tra.
	+ Đối với GV: + Đề bài:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2đ)Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Nguồn điện gồm 2 pin, 3 bĩng đèn mắc nối tiếp. Ampe kế đo cường độ dịng điện qua ba bĩng đèn, vơn kế đo hiệu điện thế hai đầu bĩng đèn thứ hai.
Câu 2: (2,5đ)Cho mạch điện cĩ sơ đồ như hình vẽ sau:
Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là U1 = 2,8V. 	
Hãy cho biết hiệu điện thế U2 giữa hai bĩng đèn Đ2 .	I
Biết cường độ dịng điện chay qua nguồn là I = 0.45A 	 I1 Đ1
và chạy qua đèn Đ2 là I2 = 0.2A .(Khi K đĩng)
tính cường độ dịng điện I1 chạy qua đèn Đ1.	 I2 Đ2
Câu 3: (2đ)Dịng điện cĩ những tác dụng nào? Mỗi tác dụng lấy một ví dụ.
Câu 4: (2đ)Dịng điện là gì? Nguồn điện cĩ vai trị gì trong mạch điện?
Câu 5: (2đ) Viết cơng thức tính cường độ dịng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song.
--------------o0o--------------
ĐÁP ÁN
Câu 1: - Vẽ đúng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện (1đ)
	- Vẽ được mạch điện theo yêu cầu của bài	(0,5đ)
	- Ký hiệu đúng cực của nguồn điện và Ampekế (0,5đ)
Câu 2: a, Dựa vào biểu thức của đoạn mạch mắc song song, U = U1 = U2 (0,5đ)
U2 = 2,8V (0,5đ)
b, I = I1 = I2 (0,5đ)
=> I1 = I - I2 = 0,45 – 0,2 = 0,25A (0,5đ)
Câu 3: Nêu được 5 tác dụng của dịng điện (1,0đ)
Lấy được 5 ví ứng với 5 tác dụng (1,0đ)
Câu 4: Dịng điện là dịng dịch chuyển cĩ hướng của các điện tích. (1đ)
	Nguồn điện cĩ vai trị duy trì dịng điện trong mạch. (1đ)
Câu 5: (2đ) Viết cơng thức tính cường độ dịng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song.
Đoạn mạch mắc nối tiếp (1đ)
I = I1 = I2
U = U1 + U2
Đoạn mạch mắc song song (1đ)
I = I1 + I2
U = U1 = U2

Tài liệu đính kèm:

  • docvat li 7 ca nam.doc