Giáo án Vật lý 7 tiết 12 bài 11: Độ cao của âm

Giáo án Vật lý 7 tiết 12 bài 11: Độ cao của âm

TIẾT 12. BÀI 11. ĐÔ CAO CỦA ÂM

I . Mục tiêu.

1. Kiến thức.

 - Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.

2. Kĩ năng.

 - Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.

 - Quan sát và mô tả thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm.

3. Thái độ.

 - Hứng thú tìm hiểu hiện tượng vật lý , hợp tác.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên.

 - Bảng phụ, bút dạ, 1đàn ghi ta, 1 giá thí nghiệm, 2 con lắc có chiều dài dây khác nhau.

 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm:

 + 1 giá thí nghiệm.

 + 1 đĩa quay có đục hàng lỗ các đều nhau, 1miếng bìa

 + 1động cơ chạy bằng pin, 2pin.

 + 2thanh thép đàn hồi có chiều dài khác nhau, 1hộp gỗ.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 12 bài 11: Độ cao của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/11/2010.
Ngày giảng: 7B. 09/11/2010.
 7A.11/11/2010.
TIẾT 12. BÀI 11. ĐÔ CAO CỦA ÂM
I . Mục tiêu.
1. Kiến thức.
	- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.	
2. Kĩ năng.
	- Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
 - Quan sát và mô tả thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm.
3. Thái độ.
	- Hứng thú tìm hiểu hiện tượng vật lý , hợp tác.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
 - Bảng phụ, bút dạ, 1đàn ghi ta, 1 giá thí nghiệm, 2 con lắc có chiều dài dây khác nhau.
 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 
 + 1 giá thí nghiệm.
 + 1 đĩa quay có đục hàng lỗ các đều nhau, 1miếng bìa
 + 1động cơ chạy bằng pin, 2pin.
 + 2thanh thép đàn hồi có chiều dài khác nhau, 1hộp gỗ.
2. Học sinh.
 - Bảng con, phấn.
III. Phương pháp.
- Trực quan, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, nhóm. 
IV. Tổ chức giờ học.
* HĐ1: Khởi động. (6 phút)
- Mục tiêu: ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề vào bài.
- Đồ dùng: 
- Cách tiến hành:
+ Ổn định lớp: Gv gọi lớp trưởng báo cáo sĩ số.
+ Kiểm tra bài cũ: Gv nêu câu hỏi yêu cầu Hs lên bảng trả lời.
 ? Thế nào là nguồn âm?
? Nêu đặc điểm của các vật phát ra âm.
? Trả lời BT 10.1 và 10.2.
Gv nhận xét và cho điểm.
+ Tổ chức tình huống học tập: GV nêu vấn đề: Ở bài học trước, chúng ta đã biết dây đàn là bộ phận dao động phát ra âm thanh. Tiếng nhạc phát ra từ đàn thì có âm trầm, âm bổng. Vậy, khi nào thì âm phát ra trầm, khi nào thì âm phát ra bổng? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nghiên cứu bài học: “Độ cao của âm”.
*HĐ2: Nghiên cứu dao động nhanh, chậm; nhận biết tần số. (10 phút)
- Mục tiêu: nhận biết được số dao động trong một giây gọi là tần số, đơn vị tần số. Nêu được dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn.Rèn kĩ năng thực hiện thí nghiệm, quan sát và mô tả thí nghiệm.
- Đồ dùng: 1 giá thí nghiệm, 2 con lắc có chiều dài dây khác nhau. Bảng phụ ghi C1 và phần nhận xét .
- Cách tiến hành:
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
- GV thực hiện thí nghiệm 1. Lưu ý HS cách đếm dao động.
Yêu cầu 1 nhóm HS quan sát con lắc a, 1 nhóm khác quan sát con lắc b.
- Treo bảng phụ có vẽ sẵn bảng C1 và gọi đại diện các nhóm lên điền kết quả.
- Yêu cầu HS tính số dao động trong 1 giây.
- Thông báo đó chính là tần số.
? Từ bảng trên , hãy cho biết con lắc nào có tần số dao động lớn hơn?
- Nhận xét và chốt lại C2.
- Cho HS thảo luận nhóm rút ra nhận xét.
- Gv nhận xét -> chuẩn.
- Quan sát thí nghiệm do GV tiến hành, xác định con lắc nào dao động nhanh, chậm.
à Cử đại diện điền kết quả vào bảng phụ.
à Lập phép tính để cho kết quả.
à Ghi nhớ đơn vị tần số và ký hiệu.
à HS cá nhân trả lời C2.
à Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. Cử đại diện điền kết quả vào bảng phụ.
I. Dao động nhanh, chậm – Tần số.
* Thí nghiệm 1:
C1: (Bảng SGK)
- Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu Hz.
C2.
* Nhận xét:
Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn.
*HĐ3: Nghiên cứu về âm cao, âm thấp (19 phút)
- Mục tiêu: nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.Rèn kĩ năng thực hiện thí nghiệm, quan sát và phân tích thí nghiệm.	
- Đồ dùng: 1giá thí nghiệm, 1đĩa quay có đục hàng lỗ, 1động cơ chạy bằng pin, 2pin , 2thanh thép đàn hồi có chiều dài khác nhau, 1hộp gỗ, bảng phụ C3, C4 và kết luận.
- Cách tiến hành:
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
- Giới thiệu cách làm thí nghiệm 2 và yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm để trả lời C3 trong 4phút.
- Gọi các nhóm hoàn thành C3.
- Gv nhận xét -> chốt lại C3 trên bảng phụ.
- Giới thiệu dụng cụ thực hiện thí nghiệm 3 và yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm trong 4phút.
- Cho các nhóm thảo luận để tìm từ đúng hoàn thành C4.
- Gv nhận xét -> chốt lại C4 trên bảng phụ.
- Cho Hs cá nhân hoàn thành kết luận.
- Gv nhận xét và chốt lại .
à Thực hiện thí nghiệm và thảo luận nhóm để trả lời C3.
àcác nhóm nhận xét , bổ xung.
à Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV và SGK.
à Thảo luận nhóm để trả lời C4.
à HS hoàn thiện kết luận và báo cáo.
àHs ghi nhận.
II . Âm cao, âm thấp.
* Thí nghiệm 2:
C3:
- Phần tự do của thước dài dao động chậm, âm phát ra thấp.
- Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh, âm phát ra cao.
* Thí nghiệm 3:
C4:
- Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp.
- Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao.
* Kết luận:
 Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao.
*HĐ4: Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà. (10 phút)
- Mục tiêu: Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.Củng cố kiến thức trọng tâm, ghi nhớ công việc về nhà. 
- Đồ dùng: 1 dàn ghi ta, 1giá thí nghiệm, 1đĩa quay có đục hàng lỗ, 1động cơ chạy bằng pin, 2pin .
- Cách tiến hành:
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
- Cho Hs tìm hiểu C5.
? Vật có tần số lớn thì dao động nhanh hơn hay chậm hơn?
? Vật có tần số lớn thì âm phát ra trầm hay bổng?
- Yêu cầu Hs sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoàn thành C5 trong thời gian 4phút.
- Gv tổ chức cho các nhóm nhận xét.
- Gv nhận xét và chốt lại C5.
- Gv cho Hs quan sát cây đàn ghi ta và thực hiện theo yêu cầu của C6.
- Yêu cầu HS trả lời C6.
- Gv nhận xét và chốt lại C6.
- Cho Hs thực hiện thí nghiệm câu C7 theo nhóm và trả lời trong 4phút.
- Gv nhận xét và chốt lại C7.
- Củng cố:
+ Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
+ Các HS khác nhắc lại.
- GVtích hợp môi trường:
+ Trước cơn bảo thường có hạ âm, hạ âm làm con người khó chịu, cảm giác buồn nôn, chống mặt; một số sinh vật nhạy cảm với hạ âm nên có biểu hiện khác thường. Vì vậy, người xưa dựa vào dấu hiệu này để nhận biết các cơn bảo.
+ Dơi phát ra siêu âm để săn tìm muỗi, muỗi rất sợ siêu âm do dơi phát ra. Vì vậy, có thể chế tạo máy phát siêu âm bắt chước tần số siêu âm của dơi để đuổi muỗi.
- Gọi HS đọc mục có thể em chưa biết.
- Đọc SGK và suy nghĩ trả lời câu hỏi C5.
- Dao động nhanh.
- Âm bổng.
- HS sử dụng kĩ thuât khăn trải bàn trả lời C5 và báo cáo.
- các nhóm nhận xét.
-Hs ghi nhận tự sửa chữa.
- Hs quan sát và suy nghĩ trả lời C6.
- 1Hs đứng tại chỗ trả lời C6.
- Hs thực hiện thí nghiệm theo nhóm và trả lời C7.
- Đọc ghi nhớ và nhắc lại.
III . Vận dụng.
C5: Vật có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn.
Vật có tần số 50 Hz phát ra âm thấp hơn.
C6: 
Dây đàn càng căng (căng nhiều)→dao động nhanh→tần số lớn→âm cao. Dây đàn trùng (căng ít)→âm trầm.
C7: Chạm miếng phim ở phần vành đĩa 
( xa tâm) không khí sau hàng lỗ dao động nhanh →tần số lớn→âm cao.
Chạm miếng phim ở xa vành đĩa (gần tâm) không khí sau hàng lỗ dao động chậm →tần số nhỏ→âm trầm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 12. ĐÔ CAO CỦA ÂM.doc