Giáo án Vật lý 7 tiết 27 đếm 30

Giáo án Vật lý 7 tiết 27 đếm 30

Tiết 27:

Ngày soạn: . Ngày dạy:

I. Mục tiêu

Kiểm tra lại kiến thức từ tiết 19 tới tiết 25.

Rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh.

II. Chuẩn bị

Giáo viên: Photo đề kiểm tra.

Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học.

III. Nội dung

KIỂM TRA 45 PHÚT

I. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: (3đ)

1. Chất dẫn điện tốt nhất là:

A. Nhôm B. Đồng C. Bạc D. Vàng

2. Kim loại dẫn điện tốt bởi vì:

A. Kim loại là vật liệu đắt tiền B. Kim loại có nhiều êlectron tự do

C. Kim loại thường có khối lượng riêng lớn D. Tất cả các ý kiến trên đều đúng

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 27 đếm 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27:
Ngày soạn: .. Ngày dạy: 
Mục tiêu
Kiểm tra lại kiến thức từ tiết 19 tới tiết 25.
Rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh.
Chuẩn bị
Giáo viên: Photo đề kiểm tra.
Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học.
Nội dung
KIỂM TRA 45 PHÚT
I. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: (3đ)
1. Chất dẫn điện tốt nhất là:
A. Nhôm B. Đồng C. Bạc D. Vàng
2. Kim loại dẫn điện tốt bởi vì:
A. Kim loại là vật liệu đắt tiền B. Kim loại có nhiều êlectron tự do
C. Kim loại thường có khối lượng riêng lớn D. Tất cả các ý kiến trên đều đúng 
3. Các vật có thể bị nhiễm điện khi nào?
A. Khi chúng đặt gần nhau B. Khi chúng đặt chồng lên nhau
C. Khi chúng đặt cách xa nhau D. Khi chúng cọ xát nhau
4. Vật liệu được sử dụng làm chất cách điện nhiều nhất là:
A.Sứ B. Nhựa C.Thuỷ tinh D. Cao su
5. Chuông điện hoạt động dựa vào tác dụng gì của dòng điện?
A. Tác dụng từ B. Tác dụng nhiệt C. Tác dụng hoá học D. Tác dụng sinh lý
6.Hai quả cầu bằng nhựa nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau . Chúng có lực tác dụng như thế nào?
A. Hút nhau B. Đẩy nhau 
C. Lúc đầu chúng hút nhau, sau đó đẩy nhau D. Không có lực tác dụng
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống.(1,5đ)
7. Dòng điện là dòng............
8. Hai điện tích nhiễm điện.thì chúng hút nhau, nếu nhiễm điện thì chúng đẩy nhau
III. Bài tập tự luận (5,5đ)
9.Tại sao người ta thường chọn Vonfam để làm dây tóc bóng đèn mà không chọn các vật liệu khác như sắt, thép?
10.Tại sao dùng bóng đèn Compac, đèn Huỳnh quang lại tiết kiệm được điện năng hơn so với dùng bóng đèn tròn( đèn sợi đốt) ?
11. Trình bày quy ước về chiều của dòng điện? Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 công tắc đóng, một nguồn, 1 cầu chì đóng, 1 bóng đèn. Dùng dấu mũi tên đánh dấu chiều của dòng điện trong mạch vừa vẽ.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
D
B
A
B
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Điền từ
Câu
Nội dung
Điểm
7
Dòng điện là dòng chuyện dịch có hướng của các hạt mang điện tích
0.5 
8
 Hai điện tích nhiễm điện khác dấu thì hút nhau, nếu nhiễm điện cùng dấu thì chúng đẩy nhau.
1
Tự luận
Câu
Nội dung
Điểm
9
Khi dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn sẽ gây ra tác dụng nhiệt, làm cho nhiệt độ của dây tóc đạt tới khoảng 2500oC.
0.5
Vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao 3370oC cao hơn nhiệt độ của dây tóc khi dòng điện chạy qua.
0.5
Sắt, thép có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn 2500oC.
0.5
Do vậy Vonfram thường được sử dụng làm dây tóc bóng đèn.
0.5
10
Đèn Compac, đèn huỳnh quang hoạt động dựa vào tác dụng phát sáng của dòng điện.
0.5
Đèn sợi đốt hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. 
Trong quá trình hoạt động, đèn sợi đốt tỏa ra nhiều nhiệt hao phí hơn đèn
0.5
 compac và đèn huỳnh quang. Do đó sử dụng đèn sợi đốt hao phí nhiều điện năng hơn đèn huỳnh quang và compac.
0.5
11
Quy ước: Chiều của dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
0.5
Vẽ đúng sơ đồ mạch điện
1
Đánh dấu đúng chiều dòng điện
0.5
Rút kinh nghiệm
.....................................................................................
Ký duyệt , ngày . Tháng . năm 2011
Giáo án tuần 27
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung
Tiết 28:
Ngày soạn:  Ngày dạy: ..
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày được định nghĩa cường độ dòng điện. Đơn vị của cường độ dòng điện.
Trình bày được mối quan hệ giữa độ mạnh, yếu của dòng điện với số chỉ của ampe kế.
2. Kỹ năng
Sử dụng ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch.
Chuẩn bị
Ampe kế
Pin
Bóng đèn
Công tắc
Điện trở
Bút thử điện
Dây dẫn
Tiến trình dạy – học
Kiểm tra bài cũ
Trình bày các tác dụng của dòng điện? Cho ví dụ?
Bài mới
Đặt vấn đề
Đặt vấn đề giống SGK.
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cường độ dòng điện
Giới thiệu ampe kế.
Hướng dẫn HS lắp mạch điện như hình vẽ 24.1 và làm TN.
Hỏi: Có nhận xét gì về số chỉ của Ampe kế khi đèn sáng mạnh và yếu?
Giới thiệu về cường độ dòng điện, kí hiệu, đơn vị của cường độ dòng điện.
Tìm hiểu Ampe kế.
Lắp mạch điện, làm TN và quan sát.
Trả lời câu hỏi.
Tìm hiểu cường độ dòng điện, kí hiệu, đơn vị của cường độ dòng điện,
Cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện là đại lượng biểu thị mức độ mạnh, yếu của dòng điện, 
Kí hiệu: I
Đơn vị: ampe (A), ngoài ra còn miliAmpe (mA)
1 A = 1000 mA
Hoạt động 2: Tìm hiểu Ampe kế
Hỏi: Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì?
Hướng dẫn HS thảo luận nhóm làm C1, ghi kết quả vào bảng 1 SGK.
Trả lời câu hỏi.
Thảo luận nhóm hoàn thành C1.
Ampe kế
Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
Hoạt động 3: Đo cường độ dòng điện
Gọi 2 học sinh lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3.
Hướng dẫn HS dựa vào bảng 2, trả lời câu hỏi 2.
Hướng dẫn HS mắc mạch điện như hình 24.3, sau đó đọc giá trị của cường độ dòng điện trong mạch.
Yêu cầu HS thay nguồn điện và làm TN tương tự, quan sát độ sáng của bóng đèn.
Gọi HS trả lời C2.
Vẽ sơ đồ mạch điện.
Trả lời câu hỏi 2.
Mắc mạch điện như hình 24.3 và tiến hành TN.
Thay nguồn điện và làm TN tương tự, quan sát độ sáng của bóng đèn.
Trả lời câu C2.
 Đo cường độ dòng điện
Dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng.
Hoạt động 4: Vận dụng
GV hướng dẫn HS làm C3, C4, C5.
C3: 
a, 0,175 A - 175 mA
b, 0,38 A = 380 mA
c, 1250 mA = 1,25 A
d, 280 mA = 0,28 A.
C4: 
1 + c
2 + a
3 + b
C5: ý A đúng. Vì cực dương của Ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện
Củng cố
Yêu cầu HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
Hướng dẫn về nhà
Đọc phần " Có thể em chưa biết" và làm bài tập trong SBT.
Rút kinh nghiệm
.....................................................................................
Ký duyệt , ngày . Tháng . năm 2011
Giáo án tuần 28
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung
Tiết 29:
Ngày soạn:  Ngày dạy:
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày đặc điểm của hiệu điện thế, ký hiệu và đơn vị hiệu điện thế.
Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn kế ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này.
Kỹ năng
Sử dụng Vôn kế để đo hiệu điện thế.
Chuẩn bị
Vôn kế
Pin
Bóng đèn
Công tắc
Điện trở
Dây dẫn
Tiến trình dạy – học
Kiểm tra 15 phút
Câu 1: (5đ) Trình bày định nghĩa, ký hiệu, đơn vị của cường độ dòng điện?
Câu 2: (5đ) Giữa cường độ dòng điện và độ sáng của bóng đèn liên hệ với nhau như thế nào?
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Yêu cầu HS đọc phần mở đầu trong SGK => Đặt vấn đề vào bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiệu điện thế
Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm trình bày các vấn đề: Định nghĩa , ký hiệu và đơn vị hiệu điện thế.
Hướng dẫn HS làm C1.
Nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm, trình bày về đặc điểm của hiệu điện thế.
Làm C1.
Hiệu điện thế
Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
Hiệu điện thế kí hiệu là U
Đơn vị là Vôn, kí hiệu là V hay milivôn mV và kilôvôn KV
với 1 mV = 0,001 V
 1 KV = 1000 V.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Vôn kế
Hỏi: Vôn kế dùng để làm gì?
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo, các loại Vôn kế.
Trả lời câu hỏi.
Tìm hiểu cấu tạo, các loại Vôn kế và cách sử dụng Vôn kế.
Vôn kế
Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế.
Có hai loại Vôn kế: chỉ kim và hiện số.
Hoạt động 4: Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở
Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung của mục III trong SGK thông qua hoạt động nhóm.
Kiểm tra, hướng dẫn HS lắp và tiến hành thí nghiệm.
Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm và các nhóm khác bổ sung.
Yêu cầu HS thực hiện C3.
Hoạt động nhóm, tìm hiểu nội dung mục III.
Trình bày kết quả thảo luận nhóm và bổ sung.
Thực hiện C3.
 Đo hiệu điện thế
Khi đo hiệu điện thế, mắc Vôn kế song song với nguồn điện hoặc thiết bị điện.
Hoạt động 5: Vận dụng
Hướng dẫn HS làm C4, C5, C6.
C4: 
2. 5V = 2500mV
6kV = 6000V
110V = 0,110kV
1200mV = 1. 2V
C5: 
Dụng cụ này là vôn kế. Kí hiệu chữ V trên dụng cụ cho biết điều đó. 
GHĐ là 30V và ĐCNN là 1V. 
Kim ở vị trí 1 chỉ giá trị là 3V. 
Kim ở vị trí 2 chỉ giá trị là 28V. 
C6: GHĐ 5V đo nguồn điện có số ghi ở vỏ 1. 5V. 
GHĐ 10V đo nguồn điện có số ghi trên vỏ là 6V. 
GHĐ 20V đo nguồn điện có số ghi trên vỏ 12V. 
Củng cố
Yêu cầu học sinh đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập trong SBT, đọc phần " Có thể em chưa biết" SGK.
Rút kinh nghiệm
.....................................................................................
Ký duyệt , ngày . Tháng . năm 2011
Giáo án tuần 29
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung
Tiết 30:
Ngày soạn: .. Ngày dạy: 
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày được mối quan hệ giữa hiệu điện thế hai đầu bóng đèn với độ sáng của đèn.
Hiểu được dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi hiệu điện thế qua đèn bằng hiệu điện thế định mức.
Kỹ năng
Sử dụng Ampe kế để đo cường độ dòng điện và Vôn kế để đo hiệu điện thế.
Thái độ
Sử dụng an toàn điện.
Chuẩn bị
Với mỗi nhóm HS:
Hai pin 1,5V
1 vôn kế
1 ampe kế
1 bóng đèn pin l
1 công tắc
7 sợi dây nối
Tiến trình dạy – học
Kiểm tra bài cũ
Trình bày đặc điểm của hiệu điện thế, ký hiệu, đơn vị của hiệu điện thế?
Sử dụng dụng cụ nào để đo hiệu điện thế? Trình bày mối quan hệ giữa số chỉ của Vôn kế và số Vôn ghi trên nguồn điện?
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
GV đặt vấn đề giống SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn
Đề nghị học sinh làm thí nghiệm 1. Trả lời C1.
Hướng dẫn HS làm TN2, trả lời C2.
Yêu cầu HS rút ra kết luận bằng cách trả lời C3.
Gọi cá nhân học sinh làm C4.
Làm TN1, trả lời C1.
Làm TN2, trả lời C2.
Rút ra kết luận.
Làm C4.
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó. 
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn. 
Hiệu điện thế ghi trên bóng đèn là hiệu điện thế định mức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước
Yêu cầu HS quan sát hình 26.3, thảo luận theo nhóm trả lời C5.
Thảo luận nhóm, trả lời C5.
Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước
Hoạt động 4: Vận dụng
Hướng dẫn HS làm C6, C7, C8.
C6: Giữa hai đầu của bóng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin. 
C7: Giữa hai điểm A và B. 
C8: Vôn kế trong sơ đồ C.
Củng cố
Yêu cầu học sinh đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập trong SBT, đọc phần " Có thể em chưa biết" SGK.
IV. Rút kinh nghiệm
.....................................................................................
Ký duyệt , ngày . Tháng . năm 2011
Giáo án tuần 30
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docT2730.doc