Tiết: 32
Bài 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I/ Mục tiêu:
- Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
- Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
- Nêu và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
II/ Chuẩn bị:
- Một số loại cầu chì có ghi số ampe (A), trong đó có loại 1A.
- Mô hình người điện hình 29.1 SGK.
- 5 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- 1 bút thử điện.
Tuần: 32 Tiết: 32 Bài 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I/ Mục tiêu: Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch. Nêu và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. II/ Chuẩn bị: Một số loại cầu chì có ghi số ampe (A), trong đó có loại 1A. Mô hình người điện hình 29.1 SGK. 5 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện. 1 bút thử điện. III/ Các hoạt động dạy – học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: Kiểm tra bài cũ: GV thông báo: Tiết trước thực hành nên không kiểm tra bài cũ. Bài mới: - Cuộc sống có điện thật là ích lợi, thuận tiện và văn minh. Nhưng nếu sử dụng điện không an toàn thì điện có thể gây thiệt hại như cháy, nổ và nguy hiểm tới tính mạng con người. Vậy sử dụng điện như thế nào là an toàn ? Hoạt động GV Hoạt động của HS Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu các tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. (15 phút) 1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người. GV cắm bút thử điện vào 1 trong 2 lỗ của ổ lấy điện để Hs quan sát khi nào bút thử điện của đèn sáng. Yêu cầu học sinh (YCHS) trả lời C1. Nếu tay cầm bút thử điện vào đầu bên kia của bút thử điện để cắm vào ổ lấy điện được không ? Vì sao ? YCHS làm theo nhóm lắp mạch điện 29.1 Hs thảo luận nhóm => nhận xét. Gọi HS đọc phần thông tin mục 2. Giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. Giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người là bao nhiêu ? Thông Báo: dòng điện có Cđ trên 25mA qua ngực làm tổn thương tim. Dòng điện có cường độ 70mA trở lên, tương ứng với hiệu điện thế từ 40V trở lên, làm tim ngừng đập. Quan sát Gv làm thí nghiệm -Trả lời C1: cầm tay vào vỏ nhựa bút thử điện. -Không đưiợc vì thanh kim loại và người là vật dẫn điện. Nếu cầm như vậy dòng điện sẽ qua cơ thể và có thể nguy hiểm tới tính mạng. - Làm việc theo nhóm. * Nhận xét: - Đọc thông tin. -Dòng điện có cường độ trên 10mA. - HS lắng nghe. I. Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm. 1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người. * Nhận xét: Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất kì vị trí nào của cơ thể. 2. Giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. SGK HĐ2: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì. (15 Phút) 1.Hiện tượng đoản mạch. Mắc sơ đồ hình 29.2. YCHS quan sát số chỉ của ampe kế và làm câu C2. Nhớ lại tác dụng của dòng điện và thảo luận nhóm vế tác hại của hiện tượng đoản mạch. 2.Tác dụng của cầu chì: GV làm thí nghiệm đoản mạch như sơ đồ 29.3. Hs nêu hiện tượng xảy ra với cầu chì khi xãy ra đoản mạch. Liên hệ thực tế hiện tượng đoản mạch như vỏ bọc day dẫn bị hở, 2 lõi day tiếp xúc nhau. HDHS tìm hiểu về cầu chì qua quan sát hình 29.4 và cầu chì thật, trả lời câu C4. YCHS trả lời câu C5. quan sát thí nghiệm.Thấy được khi bị đoản mạch số chỉ ampe kế lớn hơn nhiều so với lúc bình thường. C2: Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cđ lớn hơn. Tác hại của hiện tượng đoản mạch:gay cháy vỏ bọc day và các bộ phận khác tiếp xúc với nó => hoả hoạn; làm hỏng các thiết bị điện. -Thấy được:khi đoản mạch, dây chì nóng đỏ, cháy đứt và ngắt mạch => bóng neon được bảo vệ. C3: Cầu chì nóng chảy và ngắt mạch C4:con số ghi trên cầu chì là dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ bị đứt. C5: 1,2A hoặc 1,5A II.Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì. 1.Hiện tượng đoản mạch. Khi bị đoảnmạch, dòng điện trong mạch có cđ lớn hơn. 2.Tác dụng của cầu chì: Dây chì bị đứt, tự động ngắt mạch điện khi có hiện tượng đoản mạch, bảo vệ các thiết bị điện. HĐ3: Tìm hiểu các quy tắc an toàn về sử dụng điện. (7 Phút) Gọi hs đọc phần thông tin III, tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Giải thích một số điểm trong quy tắc an toàn đó. cá nhân đọc thông tin. -HS lắng nghe. III.Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. SGK Tích hợp môi trường: - Quá trình đóng ngắt điện cao áp luôn kèm theo tia lửa điện. Tia lửa điện làm nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đến thông tin liên lạc hoặc gây ra các phản ứng hóa học. * Biện pháp an toàn khi sử dụng điện: - Đề ra biện pháp an toàn điện tại những nơi cần thiết. - Cần tránh bị điện giật bằng cách tránh tiếp xúc trực tiếp với dòng điện có điện áp cao. - Mỗi người cần phải tuân thủ quy tắc an toàn khi sử dụng điện và có những kiến thức cơ bản về cứu người bị điện giật. 4. Củng cố- vận dụng: (7 phút) YSHS thảo luận nhóm trong 1’30’’ trả lời câu C6. - Thảo luận nhóm câu C6: C6: a.không an toàn: lõi dây điện có chổ để hở, nếu vô ý chạm phải có thể gây đoản mạch.=> khắc phục: ngắt điện, dùng băng dính cách điện bọc nhiều lớp thật kín hoặc thay đoạn dây mới. b. Không an toàn: nắp cầu chì ghi 2A lại nối dây chì 10A, nếu có sự cố, dòng điện trong mạch lớn hơn 2A, nhỏ hơn 10A dây chì không nóng chảy, không bảo vệ được các thiết bị điện.=> Khắc phục: dùng dây chì có ghi 2A để thay vào nắp cầu chì. c. Không an toàn:Người phụ nữ đang sửa đèn,em nhỏ lại đóng công tắc điện. Nếu đóng công tắc có thể làm điện giật người phụ nữ. Chân chị này tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà không an toàn. =>Khắc phục: phải thông báo không được đóng công tắc điện khi đang sửa chữa điện. Khi sửa điện , cần đứng trên một vật, để cách điện với đất. - Thế nào là hiện tượng đoản mạch ? - Nhắc lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện? 5. Yêu cầu về nhà: (1 phút) Học thuộc phần ghi nhớ. Đọc phần có thể em chưa biết. Làm bài tập 29.1,2,3,4 SBT. Làm các bài tập phần tự kiểm tra Bài: Tổng kết chương III. Điện Học vào tập bài học chuẩn bị cho tiết sau.
Tài liệu đính kèm: