BÀI 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG
CỦA ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
- Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sang trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực
II. Chuẩn bị:
- Đèn pin, bóng đèn 220V, bìa làm vật cản, màn chắn sáng, hình vẽ 3.3 – 3.4.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
Tuần: 3 Ngày soạn: 05.09.2011 Tiết: 3 Ngày dạy: 07.09.2011 BÀI 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG Mục tiêu: - Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sang trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực Chuẩn bị: - Đèn pin, bóng đèn 220V, bìa làm vật cản, màn chắn sáng, hình vẽ 3.3 – 3.4. Tổ chức hoạt động dạy học: TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – tổ chức tình huống - Kiểm tra bài cũ : + Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? + Biểu diễn đường truyền của tia sáng? + Có mấy loại chùm sáng? - Tổ chức tình huống : SGK - HS trả lời các câu hỏi của GV - HS tìm hiểu tình huống đặt ra. Hoạt động 2: Làm thí nghiệm, quan sát và hình thành các khái niệm Hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm 1 (hình 3.1) C1 : Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng sáng, vùng tối . Giải thích tại sao các vùng đó lại tối hoặc sáng ? ( ?) : Hãy hoàn thành câu nhận xét ? - Yêu cầu HS đọc TN2 trong SGK sau đó thực hiện. - Yêu cầu HS chỉ ba vùng sáng tối khác nhau trên màn chắn và trên hình 3.2(C2) ( ?) : Hãy hoàn thành câu nhận xét ? - Thực hiện thí nhiệm... TN1: Đặt một nguồn sáng nhỏ (bóng đèn pin đang sáng ) trước một màn chắn, đặt một miếng bìa . Quan sát vùng sáng , vùng tối trên màn. *Nhận xét : Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối. TN2 : Thay đèn pin ở hình 3.1 bằng một ngọn đèn sáng (nguồn sáng rộng) , hãy quan sát trên màn chắn ba vùng sáng, tối khác nhau *Nhận xét : Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI : C1 : Phần màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng, bị vật chắn chặn lại. C2 : Trên màn chắn ở sau vật cản vùng 1 là vùng tối, vùng 3 được sáng đầy đủ, vùng 2 chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng nên không sáng bằng vùng 3. - Vùng bóng tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. - Vùng bóng nửa tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và chỉ nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng truyền tới. Hoạt động 3: Hình thành khái niệm nhật thực - nguyệt thực -Yêu cầu HS đọc thông báo ở mục II . Sau đó nghiên cứu C3 và chỉ ra trên hình 3.3 vùng nào trên mặt đất có nhật thực toàn phần và vùng nào có nhật thực một phần. -Treo tranh vẽ to hình 3.3. Yêu cầu HS chỉ vùng nào trên mặt đất có nhật thực toàn phần và vùng nào có nhật thực một phần. - Cho HS đọc thông báo SGK về nguyệt thực. -Treo tranh vẽ to hình 3.4. Yêu cầu HS chỉ vùng nào trên mặt đất đứng chỗ nào thì thấy trăng sáng và vùng nào có nguyệt thực ( Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất hoàn toàn). C4 ? (?)Mở rộng: Khi Mặt Trăng ở vị trí 2 (Hình 3.4) , tuy đứng ở vị trí A ta nhìn thấy trăng sáng nhưng chỉ nhìn thấy một phần của Mặt Trăng vì sao? Đọc thông báo SGK mục II để nhận thức về nhật thực một phần, nhật thực toàn phần. C3 : Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng tối của Mặt Trăng , bị Mặt Trăng che khuất không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến, vì thế đứng ở đó, ta không nhìn thấy Mặt trời và trời tối lại. C4 : Vị trí 1 có nguyệt thực Vị trí 2 và 3 : trăng sáng. (ở vị trí đó Mặt Trăng cũng được mặt Trời chiếu sáng nhưng vì ta đứng nghiêng nên không nhìn thấy toàn bộ phần được chiếu sáng mà chỉ nhìn thấy một phần bôi đen trên hình 3.4 II. NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC: + Nếu Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực: ở vùng bóng tối của Mặt Trăng, trên Trái Đất quan sát được Nhật thực toàn phần; ở vùng bóng nửa tối trên Trái Đất, quan sát được nhật thực một phần. + Nếu Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng thì xảy ra hiện tượng nguyệt thực, khi đó Mặt Trăng nằm trong vùng bóng tối của Trái Đất. Hoạt động 4: Vận dụng – củng cố - hướng dẫn về nhà - Hướng dẫn HS hoàn thành C5, C6 - Củng cố: + Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối? + Khi nào thì xảy ra hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? - Hướng dẫn về nhà: + Học thuộc bài + Đọc phần có thể em chưa biết + Làm các bài tập trong SBT + Chuẩn bị trước bài 4. - HS thực hiện C5, C6 - HS trả lời các câu hỏi của GV - Ghi nhớ, thực hiện C5: Khi miếng bìa lại gần màn chắn hơn thì bóng tối và bóng nửa tối đều thu hẹp lại hơn. Khi miếng bìa gần sát màn chắn thì hầu như không còn bóng nửa tối nữa , chỉ còn bóng tối rõ nét . C6: Khi dùng quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng , bàn nằm trong vùng bóng tối sau quyển vở , không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới nên ta không thể đọc được sách . Dùng quyển vở không che kín được đèn ống , bàn nằm trong vùng bóng nửa tối sau quyển vở , nhận được một phần ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn đọc được sách. Rút kinh nghiệm sau bài dạy: -------&-------
Tài liệu đính kèm: