Giáo án Vật lý lớp 7 tiết 24 bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Giáo án Vật lý lớp 7 tiết 24 bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Tiết 24 - Bài 22: TÁC DỤNG NHIỆT VÀ

TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN

I. Mục tiêu bài dạy:

1- Kiến thức:

- Học sinh nêu được dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, kể tên được các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.

- Kể tên và mô tả được tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn: Bóng đèn pin(đèn dây tóc), bóng đèn của bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang(đèn LED).

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 tiết 24 bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Vũ Thị Xuân
Ngày soạn: 01/03/2011
Ngày dạy: 05/03/2011
Lớp: 7H	Tiết: 3
Tiết 24 - Bài 22: TÁC DỤNG NHIỆT VÀ
TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN 
I. Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức: 
- Học sinh nêu được dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, kể tên được các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Kể tên và mô tả được tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn: Bóng đèn pin(đèn dây tóc), bóng đèn của bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang(đèn LED).
2- Kỹ năng:
 - Mắc mạch điện đơn giản.
3- Thái độ: 
- Trung thực, tích cực tham gia tìm hiểu bài học.
II. Đồ dùng giảng dạy:
- Đồ dùng thí nghiệm cần cho hình 22.1, hình 22.2
- Một mạch điện gồm 2 bóng đèn dây tóc,...
III. Tiến trình dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ:
- So sánh chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong kim loại.
- 1 mạch điện gồm 2 nguồn điện mắc nối tiếp, 1 khóa k, 1 bóng đèn và các dây dẫn. hãy vẽ sơ đồ của mạch điện đó trong trường hợp đèn sáng.
- Hãy lắp mạch điện của sơ đồ đó.
2) Giới thiệu bài học:
- Trong một mạch điện khi có dòng điện thì ta không thể nhìn thấy sự dịch chuyển của các điện tích, vậy thì căn cứ vào đâu để ta có thể biết được trong mạch có dòng điện. và câu trả lời chính là dựa vào các tác dụng của dòng điện.vậy các tác dụng đó là gì thì bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu.
3) Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động1: TÌM HIỂU TÁC DỤNG NHIỆT CỦA DÒNG ĐIỆN(18 phút)
I/ TÁC DỤNG NHIỆT
- GV: Hãy kể tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua.
- GV: yêu cầu học sinh khác nhận xét và trả lời C1
- GV: Quan sát sơ đồ mạch điện mà bạn HS kiểm tra bài cũ đã mắc, GV đóng công tắc để bóng đèn sáng 1 lúc, và mời đại diện một vài HS sờ tay vào bóng đèn. Từ đó yêu cầu HS trả lời C2 câu a.
- GV: bổ sung ngoài ra còn có thể sử dụng nhiệt kế để xác định
- GV làm thí nghiệm thứ 2 với 1 mạch gồm 2 bóng đèn dây tóc. sau khi cho dòng điện chạy qua GV yêu cầu HS quan sát bóng đèn.
- Yêu cầu 1 bạn đọc và trả lời câu b.C2
- Hãy quan sát bảng nhiệt độ nóng chảy trang 60 sgk và cho biết nhiệt độ nóng chảy của từng chất trong bảng.
- Từ đó hãy trả lời câu c ở C2.
* Dây tóc bóng đèn nóng lên khi có dòng điện chạy qua. Vậy với một dây sắt, khi có dòng điện chạy qua có nóng lên không? Muốn trả lời câu hỏi đó chúng ta hãy chú ý lên thí nghiệm tiếp theo..
- GV làm TN yêu cầu HS quan sát, trả lời C3 và nêu kết luận.
- GV thông báo: Các vật nóng tới 5000C thì bắt đầu phát ánh sáng nhìn thấy.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận. Trả lời câu hỏi C4.
- 1, 2 HS nêu tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua.
C1: Đèn điện dây tóc, bàn là, bếp điện, lò sưởi, máy sấy tóc,
HS lên kiểm tra và đưa ra câu trả lời
C2: 
a- Bóng đèn nóng lên. Xác nhận qua cảm giác bằng tay.
- HS quan sát
b- Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng.
- HS đọc bảng
c- Dây tóc đèn thường được làm bằng vonfram để không bị nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của vonfram rất cao là 33700C.
- HS quan sát TN, thấy hiện tượng giấy bị cháy. Do dòng điện đã gây ra tác dụng nhiệt đối với dây sắt. từ đó rút ra kết luận.
*Kết luận: Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên.
 Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
C4: đoạn dây chì bị nóng chảy và mạch điện bị ngắt.
Hoạt động2: TÌM HIỂU TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN (12 phút)
II- TÁC DỤNG PHÁT SÁNG
1. bóng đèn bút thử điện
- GV y/c HS quan sát bóng đèn của bút thử điện hình 22.3 và trả lời C5.
C5: Trong bóng đèn bút thử điện có một chất khí (nê ôn); quan sát và nêu nhận xét về hai đầu dây bên trong?
- Cắm đầu bút thử điện vào ổ điện(cho bóng đèn sáng), y/c HS quan sát trả lời câu hỏi C6.
C6: Quan sát bút thử điện khi phát sáng: Đèn sáng do hai đầu dây nóng sáng hay do chất khí phát sáng?
- Yêu cầu HS tìm từ thích hợp điền vào kết luận. Ghi vào vở.
2. đèn điốt phát quang (đèn LED)
- Yêu cầu HS quan sát đèn LED hình 22.4, đọc mục 2.a,b.
- GV cắm đèn LED vào mạch điện, cho HS quan sát và thông báo : Khi cực dương của pin nối với bản kim loại nhỏ thì đèn LED mới sáng, nếu nối ngược lại thì đèn không sáng
Từ đó yêu cầu HS hoàn thành kết luận. Ghi vào vở.
- HS quan sát bóng đèn của bút thử điện(h22.3) nêu nhận xét :
- Hai đầu dây không tiếp xúc với nhau
 - Đèn sáng do chất khí giữa 2 đầu dây đèn phát sáng
*Kết luận : Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.
HS ghi câu trả lời của C7 :
+ Khi cực dương của pin nối với bản kim loại nhỏ thì đèn LED mới sáng.
*Kết luận : Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng.
Hoạt động3: CỦNG CỐ- VẬN DỤNG(8 phút)
III/ VẬN DỤNG
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C8, C9. 
C8: Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?
A. Bóng đèn bút thử điện
B. Đèn đi ốt phát quang.
C. Quạt điện.
D. Đồng hồ dùng pin
E. Không có trường hợp nào.
- Yêu cầu HS đọc mục “có thể em chưa biết”
- 1 vài HS đọc ghi nhớ SGK.
- Nghiên cứu trả lời các câu hỏi C8, C9:
+C8: Chọn E
+C9:
- Chạm 2 đầu dây đèn LED vào 2 cực của pin. Nếu đèn không sáng thì đổi ngược lại.
- Khi đèn sáng, bản kim loại nhỏ trong đèn LED được nối với cực nào thì đó là cực dương, cực kia là cực âm.
- HS đọc “có thể em chưa biết”.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm bài tập (SBT tr23).
Đọc trước bài “Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện”
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN	GIÁO SINH
NGUYỄN THỊ NINH	VŨ THỊ XUÂN

Tài liệu đính kèm:

  • doctac dung nhiet tac dung phat sang cua dong dien.doc