Kểm tra 1 tiết môn ngữ văn 8 (tiết 41)

Kểm tra 1 tiết môn ngữ văn 8 (tiết 41)

Câu 1: Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Truyện ngắn. B. Hồi ký.

C. Tiểu thuyết. D. Bút ký.

Câu 2: Người xưng “tôi” trong văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng là ai?

A. Bà cô bé Hồng. B. Mẹ bé Hồng.

C. Bé Hồng D. Cô Thông-người đàn bà họ nội xa của bé Hồng.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kểm tra 1 tiết môn ngữ văn 8 (tiết 41)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
KỂM TRA 1 TIẾT
MÔN NGỮ VĂN 8 (TIẾT 41)
1.MA TRẬN:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng Cộng 
1. Truyện và kí Việt Nam
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Số câu: 5
Số điểm: 8,5
Tỉ lệ: 85%
- Nêu được thể loại; chủ đề, nguồn gốc văn bản.
- Nhớ tác giả, chi tiết, hình ảnh và nhân vật.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Tìm những chi tiết nghệ thuật phân tích cái hay cái đẹp của ngôn từ trong văn bản.
Phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam qua một số văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
2. Truyện nước ngoài.
- Chi tiết hình ảnh và nhân vật trong các văn bản
- Hiểu được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
I/Trắc nghiệm khách quan ( 03 điểm):
Chọn phương án trả lời đúng nhất và ghi vào bài làm
Câu 1: Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn. 	B. Hồi ký. 
C. Tiểu thuyết. 	D. Bút ký.
Câu 2: Người xưng “tôi” trong văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng là ai?
A. Bà cô bé Hồng. 	 B. Mẹ bé Hồng.
C. Bé Hồng 	 D. Cô Thông-người đàn bà họ nội xa của bé Hồng. 
Câu 3: Trong truyện ngắn “Lão Hạc”, Nam Cao đã thành công trong việc khắc hoạ nhân vật chính (Lão Hạc) bằng nghệ thuật gì? 
 A. Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ. 
Miêu tả bộ dạng, cử chỉ, diễn biến tâm trạng của nhân vật
Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
Câu 4: Chi tiết cảm động nhất trong những lần mộng tưởng của cô bé bán diêm là:
A. Hình ảnh lò sưởi hiện ra.
B. Hình ảnh bàn ăn, ngỗng quay, những món ăn sang trọng.
C. Hình ảnh cây thông Nô en. 
D. Hình ảnh bà nội về.
Câu 5: Người vẽ chiếc lá cuối cùng trong văn bản cùng tên của O- hen-ri là ai ?
Cụ Bơ- men. 	B.Xiu.
Giôn xi. 	C.Cả ba hoạ sĩ trên.
Câu 6: Nhận định nào sau đậy không đúng về nội dung của “Hai cây phong”- Trích “Người thầy đầu tiên” của Ai- ma- tốp.
Tình yêu quê hương xứ sở
Lòng tự hào về quê hương tươi đẹp
Kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ không thê nào quên
Lòng biết ơn người thầy đã vun trồng ước mơ và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ.
II/Tự luận ( 7 điểm):
Câu 1( 2 điểm) : Giải thích nhan đề “Tức nước vỡ bờ” trích trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
Câu 2( 5 điểm:) Dựa vào đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, hãy viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về phẩm chất của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.
............................ Hết...........................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIÊM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 8 (TIẾT 41)
I.Trắc nghiệm khách quan: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm tổng 3 điểm.
Câu
Đáp án
1.
A
2.
C
3.
B
4.
 D
5.
A
6.
B
II/ Tự luận ( 7 điểm).
Câu 1: (2 điểm)Nêu được 2 ý đúng cho mỗi ý 1 điểm tổng 2 điểm.
- Chị Dậu bị áp bức cũng quẫn, bị dồn vào bước đường cùng, buộc phải phản ứng, chống lại cai lệ và người nhà lý trưởng.
- Thể hiện tư tưởng: Tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh.
Câu 2( 5 điểm):
1. Kiến thức đảm bảo các ý sau: ( 4 điểm)
*MB: - Giới thiệu được tác phẩm.
- Phẩm chất của người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ.
*TB: Làm nổi bật các ý sau:
- Phẩm chất: Đảm đang, tháo vát, yêu thương chồng con,nhẫn nhịn và có sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng mạnh mẽ, .
+ Lo toan, gánh vác công việc gia đình (trong vụ sưu thuế chị chạy vạy ngược xuôi lo nộp sưu cho chồng)
+ Chăm sóc chồng khi ốm đau (nấu cháo,rón rén bưng bát cháo lên cho chồng ăn...)
+ Nhẫn nhịn: Van xin, hành động cự lại bằng lý lẽ của chị trước sự hành hung của tên Cai Lệ và người nhà lý trưởng. 
+ Có sức sống tiềm tàng,tinh thần phản kháng mạnh mẽ: Cụ thể khi chị Dậu chống cự lại tên Cai lệ và người nhà Lý trưởng bằng hành động ( xưng hô, đưa ra lời thách thức, xông vào đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lý trưỏng làm chúng thất bại
-> Sức sống tiềm tàng của người nông dân khi bị dồn vào bước đường cùng. Chị Dậu là điển hình cho người phụ nữ nông dân Việt Nam hiền lành, chất phác, giàu lòng yêu thương và sức sống mạnh mẽ tiềm tàng.
* KB:- Khái quát lại phẩm chất chung của người nông dân
- Đánh giá về nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích. 
2. Kỹ năng( 1 điểm):
- Bài viết có đủ bố cục 3 phần: MB,TB,KB.
- Bài viết sinh động, có cảm xúc.
- Diễn đạt lưu loát
- Không mắc lỗi chính tả
............................Hết............................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 41.doc