Kì thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn thi: Lý Thuyết - Năm học 2007 – 2008

Kì thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn thi: Lý Thuyết - Năm học 2007 – 2008

 A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8 điểm)- Làm bài trong 30 phút

 Câu 1: Xây dựng trường chuẩn quốc gia bậc THCS có mấy tiêu chuẩn?

 A. 4 tiêu chuẩn B. 5 tiêu chuẩn

 C. 6 tiêu chuẩn D.7 tiêu chuẩn.

 Câu 2: Công văn hướng dẫn số 358/GD-TrH ngày 17 tháng 11 năm 2006 của Phòng GD Ba Tơ qui định: Quy trình xây dựng một đề kiểm tra gồm:

 A. 3 bước B. 4 bước C. 5 bước D. 6 bước

 Câu 3: Quyết định số 06/2006/ QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định giáo viên được phân loại sau đánh giá gồm những loại nào?

 A. Giỏi, khá, trung bình, yếu , kém

 B. Giỏi, khá, trung bình, kém

 C. Xuất sắc, khá, trung bình, yếu, kém.

 D. Xuất sắc, khá, trung bình, kém.

 

doc 11 trang Người đăng vultt Lượt xem 921Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn thi: Lý Thuyết - Năm học 2007 – 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC BA TƠ KỲ THI GVDG CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS BA VINH NĂM HỌC:2007 – 2008
MÔN THI: LÝ THUYẾT 
THỜI GIAN: 120 PHÚT ( Không kể thời gian giao đề)
BÀI THI:
HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN
ĐIỂM
NHẬN XÉT
 A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8 điểm)- Làm bài trong 30 phút
 Câu 1: Xây dựng trường chuẩn quốc gia bậc THCS có mấy tiêu chuẩn?
 A. 4 tiêu chuẩn B. 5 tiêu chuẩn 
 C. 6 tiêu chuẩn D.7 tiêu chuẩn. 
 Câu 2: Công văn hướng dẫn số 358/GD-TrH ngày 17 tháng 11 năm 2006 của Phòng GD Ba Tơ qui định: Quy trình xây dựng một đề kiểm tra gồm:
	A. 3 bước B. 4 bước C. 5 bước D. 6 bước
	Câu 3: Quyết định số 06/2006/ QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định giáo viên được phân loại sau đánh giá gồm những loại nào?
 A. Giỏi, khá, trung bình, yếu , kém 
 B. Giỏi, khá, trung bình, kém
 C. Xuất sắc, khá, trung bình, yếu, kém.
 D. Xuất sắc, khá, trung bình, kém.
 Câu 4: Xác định mục tiêu bài dạy theo chương trình đổi mới là?
Xác định mục tiêu giảng dạy và mức độ hoàn thành công việc của giáo viên
Tóm tắt nội dung bài học
Là cái đích bài học phải đạt tới, làm căn cứ để đánh giá kết quả của bài học
Phối hợp cả A và C trên cơ sở A mà xác định C.
 Câu 5: Khi soạn giáo án theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học cần tập trung ở những điểm nào?
Tóm tắt nội dung bài học
Giảm nhẹ các câu hỏi, đòi hỏi HS tư duy, tăng cường câu hỏi tái hiện kiến thức
Chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế hoạt động của trò
Là sự phối hợp cả A,B và C.
 Câu 6: Theo tinh thần Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nội dung cơ bản của chuẩn hoá giáo dục phổ thông là:
A. Chuẩn hoá chương trình giáo dục B. Chuẩn hoá sách giáo khoa
 C. Chuẩn hoá nội dung giáo dục D. Chuẩn hoá quy trình giáo dục
E. Cả A,B,C đều đúng.
 Câu 7: Mục tiêu chung về phát triển giáo dục đến 2010 ( theo chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, ban hành kèm theo Quyết Định số 201/200/QĐ-TTg ngày 28.12.2001) là:
 A.. Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tế Việt Nam.
 B. Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề.
 C. Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp, bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
 D. Các ý A,B,C đều đúng.
 Câu 8: Đến tháng 9.2007 toàn huyện Ba Tơ có bao nhiêu xã, thị trấn đã được công nhận hoàn thành công tác phổ cập GD THCS
 A.6 xã, thi trấn. B. 7 xã, thi trấn. C. 8 xã, thi trấn D. 9 xã, thị trấn. 
 Câu 9: Để đạt được trườnh chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 – 2010 của bậc THCS ban hành kèm theoQuyết Định số 27/2001 ngày 5/7/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều tiêu chuẩn , trong đó ít nhất tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục phải đạt như thế nào? 
 A. Về hạnh kiểm xếp loại khá tốt 85% trở lên, yếu không quá 2%
 Về học lực xếp loại Giỏi 5% trở lên, khá 30% trở lên, yếu kém không quá 5% 
 B. Về hạnh kiểm xếp loại khá tốt 80% trở lên, yếu không quá 1%
 Về học lực xếp loại Giỏi 3% trở lên, khá 40% trở lên, yếu kém không quá 5% 
 C. Về hạnh kiểm xếp loại khá tốt 80% trở lên, yếu không quá 2%
 Về học lực xếp loại Giỏi 3% trở lên, khá 30% trở lên, yếu kém không quá 5% 
 D. Về hạnh kiểm xếp loại khá tốt 85% trở lên, yếu không quá 2%
 Về học lực xếp loại Giỏi 3% trở lên, khá 45% trở lên, yếu kém không quá 3% 
 Câu 10: Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT) quy định đối tượng nào được miễn học bộ môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật:
	A. Học sinh mắc bệnh mạn tính.
	B. Học sinh bị khuyết tật bẩm sinh.
	C. Học sinh mắc bệnh mạn tính, bị khuyết tật bẩm sinh, bị tai nạn hoặc bị bệnh phải điều trị.
	D. Học sinh mắc bệnh mạn tính, bị khuyết tật bẩm sinh hoặc bị bệnh phải điều trị.
 Câu 11: Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có quy định mới nào về các hành vi giáo viên không được làm (so với Điều lệ trường trung học năm 2000):
	A. Xâm phạm danh dự, thân thể, nhân phẩm của người học.
	B. Trả lời điện thoại di động khi đang dạy học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường.
	C. Trả lời điện thoại di động khi đang dạy học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường và hút thuốc tại công sở.
	D. Gian lận trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 Câu 12: Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định thì tuổi của học sinh bước vào lớp 6 THCS thuộc đối tượng học sinh vừa là người dân tộc thiểu số, vừa ở vùng kinh tế xã hội khó khăn, vừa khuyết tật là mấy tuổi?
	A. 11 đến 13 tuổi.	B. 12 đến 14 tuổi	 C. 11 đến 15 tuổi	 D. 15 đến 17 tuổi
 Câu 13: Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định có mấy hình thức xử lý kỷ luật đối với học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện:
	A. 4 hình thức	 B. 5 hình thức C. 6 hình thức D. 7 hình thức
 Câu 14: Khi thanh tra toàn diện để đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm của một giáo viên theo đúng hướng dẫn chủ yếu dựa vào:
 A . Kết quả xếp loại các tiết dạy 
 B. Kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh
 C. Việc tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh
 D. Cả ý A,B,C đều đúng.
 Câu 15: Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ chỉ thị về nội dung gì?
 A. Về công tác phổ cập 
 B. Về phổ cập tiểu học đúng độ tuổi
 C. Về ban hành chưong trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS 
 D. Về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
 Câu 16: Quyết định số 14/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/5/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định về:
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Công tác phổ cập giáo dục THCS 
Ban hành chưong trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS 
 Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo 
Ban hành nội dung chương trình sách giáo khoa mới.
PHÒNG GIÁO DỤC BA TƠ KỲ THI GVDG CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS BA VINH NĂM HỌC:2007 – 2008
MÔN THI: NGỮ VĂN 
THỜI GIAN: 90 PHÚT ( Không kể thời gian giao đề)
BÀI THI:
HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN
ĐIỂM
NHẬN XÉT
B/ PHẦN XỬ LÍ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM: (2 điểm)
 Thời gian gần đây, trong lớp 9 do đồng chí A chủ nhiệm có em H rất hay nghỉ học không có lý do. Vừa rồi, em lại vắng mặt một tuần liền. Thầy A đã đến nhà em H để vận động một lần, nhưng vừa thấy thầy từ xa em A đã trốn cửa sau để đi.
 Bằng kiến thức tâm lý,giáo dục học và kinh nghiệm của cá nhân, đồng chí hãy giúp thầy A xử lý trường hợp trên và cho biết tại sao đồng chí lại xử lý như vậy?
C/ PHẦN TỰ LUẬN: (10 điểm)
 Câu 1(6 điểm): Trình bày tiến trình dạy học bài Sông núi nước Nam (Ngữ Văn 7 tập1, trang 62- tuần 5, bài 5, tiết 17 theo phân phối chương trình Ngữ Văn 7)
* Nhân vật Thuý Kiều: Nguyễn Du miêu tả chân dung Thuý Kiều như trên nhằm:
 	- Dự báo số phận của nàng Kiều sẽ gặp long đong, lận đận do vẻ đẹp của Kiều kiến cho thiên nhiên ghen tị  ( 1đ)
- Cuộc đời Kiều kết cục cũng sẽ không được hưởng cuộc sống sung sướng, vinh quang, phú quí.( 1đ)
* Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
 	Nguyễn Đình Chiểu miêu tả Nguyệt Nga “ Con ai vóc ngọc mình vàng” Cho thấy nàng xuất thân từ tầng lớp cao quý ... đồng thời muốn báo trước cuộc đời của Nàng cuối cùng sẽ được hưởng vinh hoa phú quí, trở thành người quyền quí trong xã hội. ( 1đ)
Vẻ đẹp của Nguyệt Nga không kiến cho trời xanh thiên nhiên ghen tị nên ít gặp truân chuyên.( 1đ)
PHÒNG GIÁO DỤC BA TƠ KỲ THI GVDG CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS BA VINH NĂM HỌC:2007 – 2008
MÔN THI: LỊCH SỬ 
THỜI GIAN: 90 PHÚT ( Không kể thời gian giao đề)
BÀI THI:
HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN
ĐIỂM
NHẬN XÉT
B/ PHẦN XỬ LÍ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM: (2 điểm)
 Thời gian gần đây, trong lớp 9 do đồng chí A chủ nhiệm có em H rất hay nghỉ học không có lý do. Vừa rồi, em lại vắng mặt một tuần liền. Thầy A đã đến nhà em H để vận động một lần, nhưng vừa thấy thầy từ xa em A đã trốn cửa sau để đi.
 Bằng kiến thức tâm lý,giáo dục học và kinh nghiệm của cá nhân, đồng chí hãy giúp thầy A xử lý trường hợp trên và cho biết tại sao đồng chí lại xử lý như vậy?
C/ PHẦN TỰ LUẬN: (10 điểm)
Câu 1: (6 điểm)
 Trình bày tiến trình dạy học bài : NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC – (Bài 10, sách Lịch sử lớp 7)
Câu 2: ( 2 điểm)
 Xác định rõ kiến thức trọng tâm khi dạy phần: I/ Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược mông cổ (1258). Cần phải hướng dẫn học sinh khắc sâu được những nội dung cơ bản nào sau khi học xong phần này? 
Câu 3: ( 2 điểm) 
 a) Hãy giúp học sinh giải thích thuật ngữ : Hào khí Đông A ( hào khí Đông A là hào khí gì? tại sao lại gọi như vậy?)
 b) Hãy giải thích các thuật ngữ lịch sử : Cấm quân, Phụng quốc vệ đô, Mưu phạt tâm công, Gậy vua.
PHÒNG GIÁO DỤC BA TƠ KỲ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG 
TRƯỜNG THCS BA VINH Năm học : 2007-2008
HƯỚNG DẪN CHẤM LÝ THUYẾT
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8 điểm).
 Đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đ.án
B
C
D
D
D
E
D
B
C
C
B
C
A
D
D
C
B/ PHẦN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: (02 điểm)
 - GV trực tiếp đến nhà em H, tìm hiểu lý do và báo với gia đình những sự việc trên. Sau đó tuỳ từng nguyên nhân nghỉ học của em H cùng với gia đình mà có cách giúp đỡ thích hợp.	(1 điểm)
 - Tìm cách gặp gỡ, dùng tình cảm động viên an ủi vận động em , cùng với gia đình và các lực lượng giáo dục giúp cho các em nhận thức được vấn đề học tập là quyền lợi và là nghĩa vụ của mình để nâng cao trình độ dân trí, góp phần vào việc xã hội hoá giáo dục	. (1 điểm)
C/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 10 điểm)
 I/ MÔN NGỮ VĂN :
Câu 1: Tiến trình tổ chức bài “Sông núi nước Nam”
	I/ Ổn định lớp:
	II/ Kiểm tra bài cũ: GV có thể linh động kiểm tra kiến thức phần Văn trước đó hoặc kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	III/ Giới thiệu bài: Có thể giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp.
	IV/ Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG I: HD tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
- GV yêu cầu HS trình bày khái quát những kiến thức cơ bản về tác giả Lý Thường Kiệt và bài thơ “Sông núi nước Nam” (Hoàn cảnh ra đời)
- Hdẫn HS nhận xét, bổ sung - GV bổ sung và làm rõ hơn những vấn đề cơ bản
HOẠT ĐỘNG II:  ... bài thơ “Sông núi nước Nam”
? Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc, hãy cho biết thế nào là tuyên ngôn độc lập?
? Nội dung tuyên ngôn độc lập được thể hiện trong bài thơ trên như thế nào?
? Hai câu đầu nêu lên điều gì?
? Hai câu sau nói rõ điều gì?
? Em hiểu như thế nào về từ “ Nam đế”, “ Thiên thư”
? Khắc sâu cho HS ý nghĩa của từ “Đế” so với từ “Vua”
? Nội dung biểu ý trong bài được thể hiện theo bố cục như thế nào? nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó.
? Bài thơ có biểu cảm không? nếu có thì biểu cảm ở trạng thái nào?
GV hướng dẫn HS khái quát lại những nội dung cần nắm trong bài học: Từ thể thơ đến giọng điệu nội dung dẫn dắt _ ghi nhớ
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
HOẠT ĐỘNG III: HD luyện tập: gọi HS đọc & thực hiện bài luỵện tập số 1
- Tổ chức cho HS thực hiện theo phương pháp tích cực
- HD HS trình bày & nhận xét, đánh giá
HOẠT ĐỘNG IV: Dặn dò: GV dặn dò cụ thể nội dung học tập & chuẩn bị bài mới
- Dựa vào kiến thức đã chuẩn bị - trình bày khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Thường Kiệt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nhận xét bổ sung
- Chú ý nghe, tiếp thu
- Đọc diển cảm bài thơ
- Tìm dị bản của bài thơ – Lí giải theo yêu cầu
- Lắng nghe, tiếp thu
- Tìm hiểu, trình bày những từ ngữ cần chú thích
- Dựa vào kiểm tra đã tìm hiểu chuẩn bị _ phát biểu
- Nhận xét
- Đối chiếu thể thơ với bài thơ
- Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, câu 1,2,4 hiệp vần: cư, thư, hư.
- Suy luận, trao đổi dựa vào bài đã chuẩn bị phát biểu.
(Tuyên ngôn độc lập: Lời tuyên bố vì chủ quyền đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm
- Đọc lại bài thơ
-Suy luận, thảo luận_p.biểu 
- Nhận xét, bổ sung
- Suy luận, phát biểu
Chú ý, tiếp thu
- Suy luận, trao đổi
- Trình bày
- Nhận xét
- Suy luận, trao đổi
- Trình bày
- Nhận xét
- Khái quát lại các nội dung, các ý vừa học, vừa phân tích.
- Đọc ghi nhớ SGK
- Đọc bài luyện tập
- Thảo luận (suy luận)
- Trình bày kết quả
- Nhận xét đánh giá
- Chú ý, theo dõi ghi chép nội dung yêu cầu của GV.
I/ Tác giả và tác phẩm:
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1.Đọc - tìm hiểu chú thích:
2. Nhận diện thể thơ:
Thơ Thất ngôn tứ tuyệt (Đương luật) có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, câu 1,2,4 hoặc câu 2,4 hiệp vần với nhaủơ chữ cuối
3. Phân tích:
- Hai câu đầu: Nước Nam là của người Nam, điều đó đã được sách trời ghi rõ.
- Hai câu sau: Kẻ thù không được xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm sẽ phải chuốc lấy thất bại thảm hại.
- Bài thơ thiên về biểu ý - trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm
- Bài thơ biêu cảm: cảm xúc thái độ mảnh liệt  ẩn vào trong ý tưởng
III/ Sơ kết:
* Ghi nhớ: SGK
IV/ Luyện tập:
+ Bài 1:
- Quan niệm phong kiến: Vua là người đứng đầu, đại diện cho muôn dân, kẻ thù đánh - mất vua coi như mất nước 
BIỂU ĐIỂM: 
- Làm đảm bảo như hướng dẫn trên: đạt 6 điểm
- Đảm bảo mặt nội dung, phương tiện nhưng phối hợp các phương pháp dạy chưa linh hoạt: đạt 5 điểm
- Đảm bảo mặt nội dung, phương tiện nhưng hệ thống câu hỏi gợi mở còn hạn chế, ít tích cực: đạt 4 điểm.
- Phương pháp dạy học tích cực nhưng nội dung còn chưa đầy đủ, ít hoặc không có tư liệu giúp học sinh tham khảo đạt 3 điểm.
- Đảm bảo mặt nội dung, phương pháp dạy học chưa tích cực, phương tiện dạy học không có hoặc không phù hợp: đạt 2 điểm.
- Nội dung kiến thức không chính xác: dưới 2 điểm
............
Các thang điểm trên và mức điểm nằm trong các khoảng giữa các mức điểm trên Giám khảo tuỳ thuộc vào thực tế bài làm của thí sinh để linh hoạt, thống nhất cho điểm.
Câu 2: Cần làm rõ được các ý:
* Nhân vật Thuý Kiều: Nguyễn Du miêu tả chân dung Thuý Kiều như trên nhằm:
 	- Dự báo số phận của nàng Kiều sẽ gặp long đong, lận đận do vẻ đẹp của Kiều kiến cho thiên nhiên ghen tị  ( 1đ)
- Cuộc đời Kiều kết cục cũng sẽ không được hưởng cuộc sống sung sướng, vinh quang, phú quí.( 1đ)
* Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
 	Nguyễn Đình Chiểu miêu tả Nguyệt Nga “ Con ai vóc ngọc mình vàng” Cho thấy nàng xuất thân từ tầng lớp cao quý ... đồng thời muốn báo trước cuộc đời của Nàng cuối cùng sẽ được hưởng vinh hoa phú quí, trở thành người quyền quí trong xã hội. ( 1đ)
Vẻ đẹp của Nguyệt Nga không kiến cho trời xanh thiên nhiên ghen tị nên ít gặp truân chuyên.( 1đ)
II/ MÔN LỊCH SỬ : 
Câu 1: I/ Ổn định lớp:
	II/ Kiểm tra bài cũ: GV có thể linh động kiểm tra kiến thức phần Sự phát triển kinh tế văn hoá thời Đinh - Tiền Lê hoặc kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	III/ Giới thiệu bài: Có thể giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp.
	IV/ Bài mới:
Giáo viên có thể linh hoạt trình bày tiến rình hoạt động của thầy và trò, nội dung tiết học theo dạng hai cột hoặc ba cột, song yêu cầu phải đảm bảo:
 ‡ Về nội dung: Giúp học sinh nắm chắc hai đơn vị kiến thức cơ bản:
 1. Nhà Lý thành lập.
 2. Pháp luật và quân đội thời Lý.
Cụ thể: Ở mục 1 cần giúp học sinh nắm được:
 - Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào? Vua Lê Long đĩnh là vị vua như thế nào?
 - Lý công Uẩn là người như thế nào ? tại sao ông được tô lên làm vua?
 - Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long? (Ngoài thông tin như sách giáo khoa: Đại La(Thăng Long) là nơi có địa thế đẹp, thuận tiện cần phải làm rõ được nguyên nhân khác là lúc này cả thế và lc của nhà Lý đã đủ mạnh để chuyển ra vùng đất có địa thế rộng, trống như Đại La )
 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và nắm được việc xây dựng Thăng Long.
 - Bộ máy hành chính nhà nước thời Lý được xây dựng như thế nào? gồm những đơn vị hành chính nào? GV giúp học sinh hình dung được sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý
+ Chính quyền Trung ương
Vua, quan đại thần
Các quan văn Các quan võ
+ Chính quyền địa phương:
Lộ, phủ
Huyện
 Hương, xã Hương, xã
Những ai là người nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền các cấp? Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người trong họ hàng thân thích? Thời Lý khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân như thế nào? giữa vua với nhân dân như thế nào? 
 Ở mục 2 cần giúp học sinh nắm được: 
 - Bộ luật Hình thư là bộ luật đầu tiên của nước ta. Nội dung chính của bộ luật Hình thư 
 - Luật pháp thời Lýcòn chú trọng tới việc gì? (phát triển sản xuất và quyền lợi của nhân dân, cấm mổ trộm trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp)
 - Quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào? gồm các binh chủng nào? Vũ khí có những loại cơ bản nào?
 - Lý công Uẩn đã chú ý như thế nào? đến chính sách tuyển quân, dụng quân và chính sách đoàn kết các dân tộc.
 - Về đối ngoại, nhà Lý có chủ trương như thế nào? 
* Lưu ý: Cần có những kiến thức tư liệu ngoài sách giáo khoa giúp học sinh tham khảo, lĩnh hội, liên hệ, khắc sâu kiến thức.
‡ Về phương pháp: Dự kiến tiến trình dạy học phải thể hiện được sự phối hợp hợp lý linh hoạt các phương pháp dạy học. Các phương pháp dạy học phải thể hiện tính tích cực, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
‡ Về tổ chức: Dự kiến tiến trình dạy học phải thể hiện được rõ hoạt động của thầy, trò và nội dung bài học. Có dự kiến hệ thống câu hỏi phong phú với nhiều mức học lực khác nhau, dự kiến cho hoạt động của nhiều mức học lực...
‡ Về phương tiện: Dự kiến cần có:
 - Bảng phụ kẻ sẵn sơ đồ bộ máy nhà nước thời nhà Lý
 - Bản đồ Đại Việt thời Lý-Trần hoặc bản đồ các tỉnh phía Bắc nước ta.
BIỂU ĐIỂM: 
Làm đảm bảo như hướng dẫn trên: đạt 6 điểm
Đảm bảo mặt nội dung, phương tiện nhưng phối hợp các phương pháp dạy chưa linh hoạt: đạt 5 điểm
Đảm bảo mặt nội dung, phương tiện nhưng phương pháp dạy học còn ít tích cực: đạt 4 điểm.
 Phương pháp dạy học tích cực nhưng nội dung còn thiếu nhiều, ít hoặc không có tư liệu giúp học sinh tham khảo đạt 3 điểm.
 Đảm bảo mặt nội dung, phương tiện dạy học không có hoặc không phù hợp: đạt 2 điểm.
 Nội dung kiến thức không chính xác: dưới 2 điểm
Các thang điểm trên và mức điểm nằm trong các khoảng giữa các mức điểm trên Giám khảo tuỳ thuộc vào thực tế bài làm của thí sinh để linh hoạt, thống nhất cho điểm.
BIỂU ĐIỂM: 
Làm đảm bảo như hướng dẫn trên: đạt 6 điểm
Đảm bảo mặt nội dung, phương tiện nhưng phối hợp các phương pháp dạy chưa linh hoạt: đạt 5 điểm
Đảm bảo mặt nội dung, phương tiện nhưng phương pháp dạy học còn ít tích cực: đạt 4 điểm.
 Phương pháp dạy học tích cực nhưng nội dung còn thiếu nhiều, ít hoặc không có tư liệu giúp học sinh tham khảo đạt 3 điểm.
 Đảm bảo mặt nội dung, phương tiện dạy học không có hoặc không phù hợp: đạt 2 điểm.
 Nội dung kiến thức không chính xác: dưới 2 điểm
Các thang điểm trên và mức điểm nằm trong các khoảng giữa các mức điểm trên Giám khảo tuỳ thuộc vào thực tế bài làm của thí sinh để linh hoạt, thống nhất cho điểm.
Câu 2: ( 2 điểm)
Kiến thức trọng tâm khi dạy phần này là phần: 2/ Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông cổ.
 Sau khi học xong phần này giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh khắc sâu được những nội dung cơ bản sau:
 - Giữa thế kỷ XIII, nhà Mông-Nguyên hùng mạnh và tàn bạo quyết tâm xâm chiếm Đại Việt. (0,5đ)
 - Mặc dù so sánh lực lượng chênh lệch nhưng nhà Trần và quân dân Đại Việt không hề run sợ, kiên quyết chuẩn bị kháng chiến, chống quân xâm lược đến cùng (0,5đ)
( Cung cấp thêm cho học sinh về tình huống cụ thể dẫn đến câu nói kiên quyết của Trần Thủ Độ: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo gì”. (0,5đ)
Với đường lối đúng đắn, sáng tạo, quân Mông-Nguyên đã bị đẩy lùi trong vòng chưa đầy một tháng.(0,5đ)
Câu 3: ( 2 điểm) 
 a) Hãy giúp học sinh giải thích thuật ngữ : Hào khí Đông A ( hào khí Đông A là hào khí gì? tại sao lại gọi như vậy?):
 - Hào khí Đông A cũng có nghĩa là hào khí thời Trần, hào khí tưng bừng toàn dân ra sức tham gia chống giặc xâm lược Mông-Nguyên. Đây là hào khí tiêu biểu cho một thơì kỳ lịch sử oanh liệt của dân tộc (0,5 đ)
 - Trong tiếng Hán, chữ Đông khi ghép lại với chữ A sẽ thành chữ Trần, vì lẽ đó dân tộc ta còn gọi theo cách ghép hai chữ trên lại và hiểu Đông A là thời Trần.(0,5 đ)
 b) Giải thích các thuật ngữ lịch sử : (giải thích được 01 thuật ngữ đượcc 0,25 điểm)
 Gậy vua: Chiếc gậy bằng sắt có khảm đá quý và trạm trổ, một trong những tượng trưng cho uy quyền của nhà vua.
Cấm quân: Quân đội được lựa chọn kỹ càng về lý lịch và sức khoẻ, có nhiệm vụ bảo vệ nhà vua và kinh thành.
Phụng quốc vệ đô: là đội quân thuộc Cấm quân, đội quân thân tín nhất chuyên bảo vệ nhà vua
Mưu phạt tâm công: Phạt là đánh kẻ có tội; công là tấn công, công kích; mưu phạt là đánh bằng mưu kế, mưu lược cao sâu; tâm công là đánh vào lòng người. Mưu phạt tâm công là chủ trương dùng lý lẽ để thuyết phục, vận động quân lính giặc đầu hàng, quay giáo chống lại kẻ bất nhân, bất nghĩa. Nguyễn Trãi đã dùng sách lược này trong cuộc chiến chống quân Minh 

Tài liệu đính kèm:

  • docĐê GVDG.doc