Kiểm tra 1 tiết Lý 7

Kiểm tra 1 tiết Lý 7

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Đánh giá khả năng nhận thức các kiến thức đã được ôn tập trong tiết ôn tập 26, đồng thời vận dụng trả lời câu hỏi , giải bài tập liên quan đến kiến thức trong chương như:

+Sự nhiễm điện.

+Hai loại điện tích và sự tương tác giữa chúng.

+Cấu tạo nguyên tử. +Dòng điện, nguồn điện.

+Chất dẫn điện, chất cách điện.

+Các tác dụng của dòng điện.

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết Lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01 /3/2012 
 Ngày giảng :04 /3/2012 (7a ; 7c)
 10 /3/2012(7b)
Tuần 27 : Tiết 27 : 
KIỂM TRA 1 TIẾT 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Đánh giá khả năng nhận thức các kiến thức đã được ôn tập trong tiết ôn tập 26, đồng thời vận dụng trả lời câu hỏi , giải bài tập liên quan đến kiến thức trong chương như:
+Sự nhiễm điện.
+Hai loại điện tích và sự tương tác giữa chúng.
+Cấu tạo nguyên tử.
+Dòng điện, nguồn điện.
+Chất dẫn điện, chất cách điện.
+Các tác dụng của dòng điện.
2. Kĩ năng:
-Đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức đó vào giải bài tập liên quan.
-Đánh giá kĩ năng giải bài tập liên qua đến mạch điện.
3. Thái độ : 
- Trung thực trong kiểm tra, biết trình bày bài kiểm tra.
 B. Chuẩn bị : 
- GV: Bài soạn. Chuẩn bị đề kiểm tra.
- HS: Ôn kiến thức, chuẩn bị giấy kiểm tra.
C.Tiến trình dạy học: 
 1. Ổn định : 7A : 7B : 7C : 
2. Kiểm tra : GV Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới :
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Hiện tượng nhiễm điện
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. 
- Nêu được dấu hiệu về t/d lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
2
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1 (câu 1)
0,5
5% 
1 (câu 3)
0,5
5%
2
1,0
10%
2.Dòng điện
 Nguồn điện
- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
1
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1(câu 2)
0,5đ
5%
1
0.5
5%
3. Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. 
- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
- Nhận biết được vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện 
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1(câu 4)
0,5
5%
1 (câu 5) 
3.0
30%
2
3.5
35%
4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản 
- Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1( câu 7)
2.0
20%
1
2.0
20%
5. Các tác dụng của dòng điện
- Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1 ( Câu 6)
3.0
30%
1 
3.0
30%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
15 %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
5 %
Số câu: 3
Số điểm: 8,0
80%
Số câu:7 10
100%
ĐỀ BÀI:
A. Trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Vật bị nhiễm điện là vật
	A. có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.
	B. có khả năng hút các vật nhẹ khác.
	C. có khả năng đẩy các vật nhẹ khác.
	D. không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?
	A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.
	B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.
	C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
	D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.
Câu 3. Kết luận nào dưới đây không đúng?
	A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau;
	B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.
	C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).
	D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.
Câu 4. Trong các vật dưới dây, vật dẫn điện là
 A. Thanh gỗ khô 
 B. Một đoạn ruột bút chì 
C. Một đoạn dây nhựa
	D. Thanh thuỷ tinh
B. Tự luận:
Câu 5. Chất dẫn điện là gì? chất cách điện là gì? lấy ví dụ minh họa?
Câu 6. Kể tên các tác dụng của dòng điện /. Lấy ví dụ?
Câu 7. Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng?
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. Trắc nghiệm : 2 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
C
D
B
B. Tự luận : 8 điểm
Câu 5: 3 điểm. 
 - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện, ví dụ; đồng, nhôm, sắt...
 - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện, ví dụ: sứ, cao su...
1,5 điểm
1,5 điểm
Câu 6: 3 điểm
- Dòng điện có các tác dụng là: Nhiệt, quang, từ, hóa học, sinh lí
+ Tác dụng quang: Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang 
+ Tác dụng nhiệt: Khi dòng điện chạy qua vật dẫn điện thì nó làm vật dẫn đó nóng lên. 
+ Tác dụng từ: Dòng điện chạy qua ống dây có tác dụng hút các vật bằng sắt hay thép. 
+ Tác dụng hóa học: 
+ Tác dụng sinh lí: Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm các cơ của người bị co giật, có thể làm tim ngừng đập.
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm 
0,5điểm
0,5điểm
Đ
K
+ -
+ -
K
Đ
K
K
K
K
I
I
I
I
Đ
Đ
Đ
Đ
Hình 1
D
C
N
Câu 7: 2 điểm
- Vẽ đúng sơ đồ mạch điện
- Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ
1 điểm
1 điểm
4. Củng cố:
Nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn học: Xem trước bài cường độ dòng điện.
Ngày soạn : 09 /3 /2012 
 Ngày giảng : 12 /3 /2012 (7a ; 7c)
 17 /3 /2012(7b)
Tuần 28 : Tiết 28 : Bài24 
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN 
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
-Nêu được đơn vị cường độ dòng điện là Ampe (Kí hiệu là A).
-Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn am pe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế).
2.Kỹ năng: Mắc mạch điện đơn giản. 
 3.Thái độ: Trung thực, hứng thú học tập bộ môn.
B. Chuẩn bị:
 GV: Bài soạn, dụng cụ thí nghiệm đối với mỗi nhóm học sinh:
+2 pin, một bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn.
 	 Cả lớp: 
+2 pin, công tắc, 1 bóng đèn 6V, dây dẫn, 1 biến trở, 1 ampe kế to, 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn.
+ Bảng phụ phần vận dụng
HS: Đọc trước bài học, dụng cụ học tập.
C. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định : 7A : 7B : 7C : 
 2. Kiểm tra : Kết hợp 
 3. Bài mới :
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – tổ chức tình huống học tập (5').
1.Kiểm tra
-Nêu các tác dụng của dòng điện đã học?
2.Đặt vấn đề: 
-Mắc sẵn mạch điện hình 24.1. Hỏi: Bóng đèn dây tóc hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
-GV di chuyển con chạy cho nhận xét độ sáng bóng đèn?
-GV khi đèn sáng hơn đó là lúc tác dụng của dòng điện lớn hơn, nói cường độ dòng điện lớn hơn.
-Cường độ dòng điện là một đại lượng vật lý, nó có đơn vị và dụng cụ đo riêng.
- 1 đứng tại chỗ nêu các tác dụng của dòng điện. 
-Học sinh khác chú ý theo dõi, nêu nhận xét.
-Yêu cầu nêu được 5 tác dụng của dòng điện.
-Bóng đèn dây tóc hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện.
-Bóng đèn lúc sáng lúc tối.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cường độ dòng điện, đơn vị đo cường độ dòng điện (12').
-Giới thiệu mạch điện 24.1 thông báo ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện cho biết dòng điện mạnh hay yếu.
-Yêu cầu nhận xét.
-Quan sát số chỉ của am pe kế tương ứng đèn sáng mạnh yếu. Nhận xét. 
I.Cường độ dòng điện:
1)Thí nghiệm:
NX: đèn sáng càng mạnh số chỉ am pe kế càng lớn.
Kí hiệu : (I ) 
đơn vị đo : ampe (A), mA
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiểu về ampe kế (5').
-Cho chuông điện hoat động 
-Treo tranh vẽ, cho nhận biết các đặc điểm của ampe kế.
-Làm C1
-Cho tìm hiểu Ampe kế của nhóm.
-Hoạt động nhóm tìm hiểu ampe kế.
-Thảo luận nhóm trả lời C1.
Ampe kế
GHĐ
ĐCNN
H24.2 a
100mA
10mA
H24.2 b
6 A
0,5 A
II.Ampe kế:
-Là dụng cụ đo cường độ dòng điện
-Có kí hiệu: A, mA
GHĐ; ĐCNN
-Loại: kim chỉ thị, hiện số
-Chốt +, - 
-Chốt điều chỉnh kim
Hoạt động 3: Mắc ampe kế để xác định cường độ dòng điện (13')
- GV giới thiệu cho HS kí hiệu của ampe kế trên sơ đồ mạch điện
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện H24.3, chỉ rõ chốt (+), chốt (-). Gọi một HS lên bảng thực hiện
- GV treo bảng 2 và hỏi: Ampe kế của nhóm em thích hợp để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào? Tại sao?
- GV lưu ý HS : chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp.
- Yêu cầu HS các nhóm mắc mạch điện H24.3. GV kiểm tra trước khi đóng khoá K
Khi sử dụng ampe kế phải chú ý điểm gì?
- HS nắm được kí hiệu của ampe kế trên sơ đồ mạch điện
- HS vẽ sơ đồ mạch điện H24.3 và chỉ ra chốt (+), chốt (-).
- HS dựa vào bảng số liệu và GHĐ của ampe kế của nhóm để trả lời câu hỏi của GV
- HS mắc mạch điện H24.3, đọc số chỉ của ampe kế và quan sát độ sáng của bóng đèn khi dùng 2pin và 4 pin
III- Đo cường độ dòng điện
Những điểm cần chú ý khi sử dụng ampe kế: 
+ Chọn ampe kế có GHĐ, ĐCNN phù hợp với giá trị cường độ dòng điện cần đo
+ Điều chỉnh kim của ampe kế chỉ đúng vạch số 0
+ Mắc ampe kế vào mạch điện sao cho chốt (+) của ampe kế với cực (+) của nguồn điện
+ Đặt mắt để kim che khuất ảnh của nó trong gương, đọc và ghi kết quả.
C2: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn (nhỏ) thì đèn càng sáng (tối)
Hoạt động 3: củng cố – vận dụng – Hướng dẫn về nhà( 15')
Tổ chức cho HS làm các bài tập trong phần vận dụng. 
- Thảo luận chung cả lớp để thống nhất câu trả lời
- Thảo luận để thống nhất câu trả lời
IV- Vận dụng
C3 a) 0,175 A = 175mA
b) 0,38 A = 380 mA 
c)1250 mA = 1,250 A
d) 280 mA = 0,280 A
C4 2-> a ; 3-> b ; 4 -> c
C5 ( a mắc đúng)
4. Củng cố
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và giới thiệu nội dung có thể em chưa biết 
5. Hướng dẫn về nhà
	- Học bài và làm bài tập 24.1 đến 23.6 (SBT)
	- Đọc trước bài 25: Hiệu điện thế	 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 27 KT1 tiết lý 7.doc