Một vài biện pháp giúp học sinh tự học tốt một tiết ngữ văn trong trương trình N gữ văn 7

Một vài biện pháp giúp học sinh tự học tốt một tiết ngữ văn trong trương trình N gữ văn 7

Tri thức nhân loại vô cùng phong phú và không ngừng biến đổi theo thời gian, nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học công nghệ thông tin. Khi khoa học đang có những bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Vì vậy không có con đường nào khác ngoài học tập. Lê Nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi” học không chỉ trên tài liệu mà phải còn học ngay cả trong đời sống hàng ngày. Trong báo cáo của đại hôi Đảng lần thứ IX trong phần nói về giáo dục đào tạo thì tầm quan trọng của việc tự học cũng được nêu lên như sau: “Phát huy tư duy khoa học sáng tạo năng lực tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên để nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn tay nghề ” đây là một yêu cầu mà rất nhiều giáo viên có tâm huyết luôn trăn trở và quan tâm.

 

doc 11 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một vài biện pháp giúp học sinh tự học tốt một tiết ngữ văn trong trương trình N gữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TỰ HỌC TỐT MỘT TIẾT NGỮ VĂN TRONG TRƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7
---ab---
PHẦN I:
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Tri thức nhân loại vô cùng phong phú và không ngừng biến đổi theo thời gian, nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học công nghệ thông tin. Khi khoa học đang có những bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Vì vậy không có con đường nào khác ngoài học tập. Lê Nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi” học không chỉ trên tài liệu mà phải còn học ngay cả trong đời sống hàng ngày. Trong báo cáo của đại hôi Đảng lần thứ IX trong phần nói về giáo dục đào tạo thì tầm quan trọng của việc tự học cũng được nêu lên như sau: “Phát huy tư duy khoa học sáng tạo năng lực tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên để nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn tay nghề” đây là một yêu cầu mà rất nhiều giáo viên có tâm huyết luôn trăn trở và quan tâm.
- Vậy là thế nào để học sinh có ý thức học tập và học tốt môn Ngữ văn và đặc biệt ở một số tiết Ngữ văn có hiệu quả? Có thể nói trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi thay đổi chương trình SGK lớp 6-7-8 và 9, bộ môn Ngữ văn đã đổi mới nhiều trong các khâu cơ bản của quá trình dạy học. Bộ môn Ngữ văn, từ xưa đến nay đối với học sinh đây là một môn khó học và có tầm quan trọng so với các bộ môn khác như: Toán, Lý, Hoá, Anh văn nhưng ít nhiều trong suy nghĩ của các em, bộ môn ngữ văn không quan trọng như một số bộ môn tự nhiên. Vậy làm thế nào để học sinh hiểu, học môn Ngữ Văn đạt kết quả tốt. Và từ việc học tốt, các em sẽ thích và say mê văn học nhiều hơn.
- Từ những suy nghĩ, băn khoăn trên, tôi nghĩ làm thế nào đểâ chọn cho mình phương pháp dạy thích hợp nhằm giúp học sinh tự chuẩn bị bài học ở nhà thật tốt trước khi đến lớp và thực hành vào một tiết học. Đối tượng đề tài mà tôi nghiên cứu quan tâm và thấy phù hợp để giúp học sinh trong việc tự chuẩn bị học trong chương trình Ngữ văn 7 đó là:
“ Một vài biện pháp giúp học sinh học tự học tốt một tiết ngữ văn trong chương trình ngữ văn 7”
B. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TRONG MỘT TIẾT NGỮ VĂN.
- Đất nước đang ngày càng phát triển về mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế, văn hoá. Các phương tiện thông tin, giải trí ngày càng phong phú và đa dạng như Internet, điện tử, truyền thông  . Điều này chứng tỏ cuộc sống ngày càng phát triển văn minh và tiến bộ hơn. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh sẽ kéo theo một thực trạng mà chúng ta, người giáo viên cần phải quan tâm đó là sự lơ là, ham chơi, bỏ học của một số học sinh. Thực tế hàng ngày cho thấy người giáo viên luôn tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh (Học sinh giỏi, khá, TB thậm chí có cả yếu kém). Số có chuẩn bị bài , có làm bài ở nhà, có học bài chiếm số ít khoảng 20%, số học sinh không chuẩn bị bài, lười làm bài tập hoặc chỉ làm và học bài với hình thức đối phó với thầy cô. Số này chiếm khá đông khoảng 50%, còn lại 30% số học sinh không chuẩn bị gì cả.
- Trên lớp trong một tiết học nhiều học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên một cách máy móc, thiếu tư duy, suy nghĩ kỹ tuy các em có tham khảo bài học nhưng thiếu cơ sở, chưa hiểu cặn kẽ vấn đề. Bên cạnh đó cũng có một số học sinh có thói quen thụ động, nghe, ghi chép những gì giáo viên nói mà không tham gia vào tìm hiểu bài giảng, còn lơ là trong tiết học hoặc nói chuyện riêng
- Khi chuẩn bị bài học hay làm văn, các em còn lệ thuộc vào tài liêïu hay làm theo một cách máy móc. Như vậy thường lạc đề hoặc không trình bày đúng nội dung yêu cầu. Trong một tiết học nhiều học sinh không thể tóm tắt hoặc trình bày lại nội dung chính của bài học, từ chỗ không hiểu bài, học sinh sẽ chán nản, buông xuôi việc học. Thậm chí trốn tiết đi chơi hoặc chơi các trò chơi ảnh hưởng đến việc học tập. 
- Trước tình học tập như trên, thầy cô giáo phải đầu tư suy nghĩ để tìm ra các biện pháp có hiệu quả trong giáo dục và đào tạo học sinh. Đây cũng là lý do để tôi viết đề tài này. Qua đề tài này mong rằng với những gì trong thực tế giảng dạy của mình, làm thế nào góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 7 nói riêng.
- Qua nghiên cứu, tôi nghĩ rằng đó cũng là điều kiện để học sinh yêu thích môn học, biết việc học tập là cần thiết, nhất là đối với những học sinh có học lực TB đặc biệt là học sinh yếu, kém. Từ đó giúp các em có cơ hội phát huy tính sáng tạo năng động. chủ động chuẩn bị bài, tham gia tốt vào nội dung bài học, biết khám phá tìm ra những tri thức mới cho mình.
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Trong chương trình dạy học hiện nay, đặc biệt là chương trình SGK Ngữ văn đã có nhiều thay đổi được biên soạn theo hướng tích hợp 3 phân môn Văn- Tiếng Việt- Tập làm văn, có nhiều kiến thức mới và hơi khó so với học sinh đặc biệt là học sinh vùng nông thôn. Vì vậy giáo viên phải biết quan tâm khai thác những vốn sống phong phú, tư tưởng tích cực của học sinh và người giáo viên phải giúp các em nhận rõ được những yếu tố quyết định cho sự thành công đó là tự rèn luyện chính bản thân mình.
- Các em cần thấy được thái độ học tập tích cực, đặt mục tiêu vào vấn đề học tập, nhận rõ tầm quan trọng của việc tự học, sự kiên nhẫn, tự tin vào sự thành công. Muốn tự học ở mọi nơi, mọi lúc với mọi người trong mọi lĩnh vực, các em cần có một thái độ học tập nghiêm túc và đặc biệt phải có sự đam mê. Nhưng tự học không thể tự phát huy tuỳ tiện và muốn học thế nào cũng được. Nó cần phải có cách thức, phương pháp tự học sao cho hợp lý, phù hợp với chính bản thân như: phải căn cứ vào ưu điểm trong quá trình nhận thức và hoàn cảnh của bản thân để áp dụng nguyên tắc chung nhất là phải tìm hiểu, nắm vững được những đặc trưng yêu cầu cơ bản của các văn bản trong chương trình Ngữ văn. Phải xác định được các loại bài, mối quan hệ giữa 3 phân môn (Văn - Tiếng Việt - Tập Làm Văn).
Như vậy để hướng dẫn học sinh tự học trước, trong tiết học Ngữ văn giáo viên cần hướng dẫn học sinh theo các bước cơ bản sau:
I. ĐỐI TƯỢNG :
Với học sinh giỏi, khá tiến hành cách tự học không khó. Nhưng đối với những học sinh trung bình, yếu, kém giáo viên cần cụ thể thời gian học tập ở nhà để tạo cho học sinh nề nếp, ý thức tự giác học tập.
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Làm bài tập ở nhà.
1.1 Phần văn
Giáo viên cho học sinh về nhà làm bài tập và soạn, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở phần Đọc – Tìm hiểu văn bản
- Đây là một khâu khá quan trọng trong vấn đề rèn luyện ý thức tự học của học sinh. Vì hầu như trong quá trình dạy giáo viên chưa chuẩn bị khâu này, việc Đọc- tìm hiểu văn bản trước khi đến lớp giúp học sinh nắm vững kiến thức của bài 
mới. Không những vậy còn giúp cho giáo viên trong quá trình dạy học tốt hơn. Khi học sinh có sự chuẩn bị tốt về bài mới thì chất lượng bài giảng và tiết học, luyện tập ở trên lớp sẽ trôi chảy hơn. Cả thầy và trò đều phấn khởi, học sinh hiểu bài tiết học sinh động và cởi mở. Để thực hiện tốt học sinh phải chuẩn bị cho mình một thời gian hợp lý và ý thức học tập còn giáo viên cần hướng dẫn bài, cách học cụ thể.
- Ở phần Đọc – Tìm hiểu văn bản giáo viên có thể gợi ý cho học sinh về nhà soạn, trả lời câu hỏi theo SGK.
Ví dụ: Bài 2 “Cuộc chia tay của những con búp bê” SGK Ngữ Văn 7 trang 26-27.
GV gợi ý giúp học sinh nắm được ý. 
Câu 1: 
+ Về ngôi kể. (ngôi thứ mấy?)
+ Tên của truyện và ý nghĩa của tên truyện? (Búp bê có chia tay không? Vì sao chúng phải chia tay, búp bê có lỗi gì mà phải chia tay?)
Từ những câu hỏi đơn giản đến những câu hỏi phải có sự tư duy:
Câu 5: 
+ Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học làm cho cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến cho em cảm động nhất? vì sao?
Hoặc Câu 6: 
+ Em hãy giải thích vì sao khi dắt Thuỷ ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
Câu hỏi này buộc học sinh phải suy luận thì mới thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả và sẽ trả lời câu hỏi. 
+ Hai anh em Thành và thuỷ chịu đựng sự mất mát lớn như thế mà cảnh vật vẫn diễn ra bình thường?
+ Tại sao Thành lại ngạc nhiên? Nói lên điều gì?
Nếu không có sự chuẩn bị tốt ở nhà học sinh sẽ khó trả lời, dẫn đến mất thời gian, buổi học trùng xuống. Học sinh sẽ cảm thấy tiết học nặng nề.
1.2 Phần Tiếng việt
Ơû phần này chủ yếu là cho bài tập học sinh về nhà tự làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Khi dạy đến tiết 69 (Tiếng Việt) Ôn tập Tiếng Việt. Nội dung của bài học rất dài, nếu học sinh không chuẩn bị ở nhà thì các câu hỏi không có thể giải quyết hết trên lớp. Do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu và chuẩn bị trước ở nhà một số nội dung câu hỏi trả lời. 
Ví dụ: 
Câu hỏi 2 SGK trang 184 
Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa, chức năng. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh về nhà lập bảng như sau:
 Từ loại
Ýnghĩa, chức năng
Danh Từ, Động Từ, 
Tính Từ
Quan hệ từ
Ý nghĩa
Biểu thị người, sự vật
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Chức năng
Có khả năng làm thành phần của cụm  ... ïng học sinh, giúp các em có thể tự học tốt hơn trong thời gian ở nhà.
Ví dụ: Lớp 7A1 học buổi sáng (từ 7h- 11h15’) cho nên thời gian buổi chiều của các em rất nhiều. Vì thế nên hướng dẫn cho các em chuẩn bị bài học của mình thật tốt hoặc xây dựng cho các em một thời gian biểu tự học hợp lý. Nếu đặc điểm tình hình nơi ở của học sinh có số đông hoặc gần nhau. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự học nhóm theo cách trao đổi, thảo luận bài tập trung từ đó giúp học sinh có ý thức tự học, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. (Tuy nhiên biện pháp này vẫn còn một số hạn chế nhất định như: học sinh tập trung lại nói chuyện, chơi). 
2. Đọc – Rèn luyện cách đọc
2.1. Đọc
- Đối với môn Ngữ văn. Đọc cũng là hình thức tự học, một tiết học trên lớp không đủ thời lượng cho học sinh rèn luyện cách đọc thế nào cho đúng. Các em thường hay mắc lối chính tả, đọc sai do đặc thù tiếng địa phương, học sinh người dân tộc. Như vậy đọc không đúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiết học và tiếp thu bài của học sinh, vì vậy rèn luyện cách đọc cho học sinh là một vấn đề cần phải quan tâm. 
- Đọc bao gồm nhiều cách đọc khác nhau: đọc đúng, đọc thầm, đọc thành tiếng đặc biệt là đọc diễn cảm. Đọc là khâu quan trọng để hiểu văn bản, nó là một trong 4 kỹ năng mà học sinh phải tương đối thành thạo. Hoạt động đọc không chỉ 
là đọc mẫu mà nó còn bao gồm sự tổ chức, hướng dẫn học sinh vận động tư duy, 
tình cảm, giọng đọc, thậm chí cả điệu bộ nhằm giúp học sinh có thể nhập vai, tái tạo lại hình tượng nghệ thuật, hiểu được giá trị nội dung chủ đề tư tưởng một cách chân thực.
	2.2. Rèn luyện cách đọc:
Với học sinh THCS yêu cầu đọc đúng vẫn được đặt ra song song với các yêu cầu đọc khác như đọc hiểu nhanh, đọc thầm liên tưởng, đọc tái hiện, đọc diễn cảm
- Đọc thầm là khâu học sinh tự động làm việc độc lập có sự tham gia của liên tưởng, tưởng tượng giúp học sinh nắm vững những thông tin của văn bản.
- Đọc thành tiếng với yêu cầu đọc đúng(đúng chính tả, đúng ngữ âm, đúng giọng điệu).
- Đọc diễm cảm là đọc ít nhiều ở mức độ nghệ thuật có sự hỗ trợ của tình cảm, cảm xúc góp phần tái hiện lại tác phẩm qua ngôn ngữ. Đọc diễm cảm phải dựa trên 
giọng đọc (âm lượng to hay nhỏ, giọng vui hay buồn, sôi nổi hay nhẹ nhàng..), nhịp 
điệu đọc ( tốc đôï đọc nhanh hay chậm, dồn dập hay chậm rãi), và cách ngắt nhịp (theo dấu câu hay theo mạch cảm xúc).
Ví dụ: 
- Khi đọc bài “Nam quốc sơn hà” tiết 17; tuần 5. Học sinh cần chú ý giọng đọc phải hùng hồn, dõng dạc, đanh thép thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước.
- Hay đọc bài “Qua đèo ngang” tiết 29; tuần 8. Học sinh chú ý giọng đọc buồn man mác, chậm rãi, buồn thể hiện nỗi buồn hoài cổ. 
Cho nên giáo viên cần khuyến khích học sinh đọc nhiều. Ngoài ra còn đọc thêm nhiều sách báo, tài liệu, nhưng phải biết chọn lọc sách, chonï lọc nội dung để đọc nhằm rèn luyện kỹ năng đọc cho thật tốt. Trước khi học bài mới, học sinh cần phải đọc kỹ nội dung bài học trước để nắm được những thông tin cần thiết nhằm đảm bảo tốt cho tiết học mới.
3. Tham khảo sách, tài liêïu- Tìm, sưu tầm tranh ảnh có liên quan:
3.1. Tham khảo sách, tài liệu.
Tham khảo sách - tài liệu là một biện pháp tích cực trong học tập bộ môn Ngữ văn, giúp học sinh vận dụng những kiến thức tìm được để áp dụng vào học tập của mình cho thật tốt.
Ví dụ:
Tuần 12; Bài 12 ; Tiết 45; Bài Cảnh Khuya, Rằm Tháng Giêng.
Phần luyện tập giáo viên có thể cho học sinh về nhà làm câu 2: “ Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ nói về Trăng hoặc cảnh thiên nhiên”.
Để làm được câu này bắt buộc học sinh phải tìm hiểu – tham khảo các loại sách để tìm ra câu trả lời chính xác. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm ở một số loại sách: Tuyển tập thơ văn Hồ Chí minh, Nhật kí trong tù.
Giáo viên có thể gợi ý 1-2 bài:
Vọng Nguyệt
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?ø
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyết tòng song khích kháng thi gia.
 (Hồ Chí Minh – Nhật ký trong tù)
- Trong Bài 4, tuần 4, tiết 13 “Những câu hát than thân” ở phần dặn dò cuối bài, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm, sưu tầm những câu ca dao, dân ca có từ than thân và nói lên ý nghĩa của những câu đó(ít nhất 05 câu trở lên).
Giáo viên có thể gợi ý: 
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Nói lên số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, cuộc sống của họ luôn bấp bênh, long đong lận đận.
Trong Bài 5 ; tiết 20; tuần 5.
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
Phần Luyện tập: 
Câu hỏi 3.
Kể tên một số bài văn biểu cảm (trữ tình) hay mà em biết. Câu này giáo viên có thể dành cho học sinh khá, giỏi về nhà thực hiện.
Câu hỏi 4.
Sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi biểu cảm.
Như vậy với những yêu cầu trên, học sinh phải tìm những tài liệu có liên quan để vận dung vào làm bài tập một cách tốt nhất. Sau đó giáo viên kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn học sinh chép vào vở bài tập làm tài liệu tham khảo.
3.2. Sưu tầm tranh ảnh có liên quan.
- Việc sưu tầm tranh ảnh cũng giúp học sinh mở rộng kiến thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và nâng cao trình độ nhận thức.
Ví dụ: Bài 8 tiết 29 tuần 8.
Bài: Qua đèo ngang
Giáo viên hướng dẫn học sinh có thể sưu tầm tranh cảnh một đèo nào đó (nếu đèo ngang càng tốt), cho học sinh thấy được cảnh đèo ngang như tế nào, từ đó học 
sinh thấy được nét hoang vu, hùng vĩ nhưng thưa thớt của đèo ngang mà học sinh ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và học sinh trường THCS Lạc Hoà nói riêng không hình dung được con đèo như thế nào.
3.3. Tìm hiểu câu hỏi:
Từ việc tìm hiểu tranh ảnh và tham khảo tài liệu, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu hỏi tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trong SGK cụ thể (như phần I.1 trang 4, 5 đã dẫn).
4. Truy bài đầu giờ:
Truy bài đầu giờ cũng là một biện pháp tích cực giúp học sinh tự học tốt chuẩn bị cho tiết học mới. Ở khâu này giáo viên cần có biện pháp theo dõi lớp thường xuyên để tạo cho học sinh một thói quen ôn luyện.
Để thực hiện khâu này thật tốt và hiệu quả thì giáo viên CN phải đến lớp thường xuyên vào đầu giờ truy bài, hướng dẫn học sinh cách học, đọc nội dung, tìm hiểu nội dung bài mới hoặc kiến thức cũ nhằm giúp học sinh củng cố lại kiến thức trước khi vào tiết học.
III. KẾT QUẢ CỤ THỂ.
Qua áp dụng một số kinh nghiệm trong việc dạy học học sinh học trong chương trình ngữ văn 7 mà tôi rút ra được trong thời gian vừa qua. Tôi cảm thấy đã đạt được một số kết quả khả quan (tuy nhiên vẫn còn số ít hạn chế) tỉ lệ học sinh nắm được bài, chuẩn bị bài ở nhà khá tốt, vận dụng vào bài học khá linh hoạt lớp học linh hoạt. Nhiều em đã hình thành sự yêu thích đối với môn học, phát huy được tính sáng tạo, hứng thú trong học tập.
Cụ thể kết quả của bộ môn Ngữ văn 7 năm học 2008-2009 (Học kỳ 1) so với kết quả của năm trước năm học 2006-2007 mà tôi giảng dạy các lớp 7A1,2,3,4 như sau:
Khi chưa áp dụng:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khi áp dụng các biện pháp này:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
PHẦNIII
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
I. KẾT LUẬN:
Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả thiết thực trong giảng dạy Ngữ văn, người giáo viên bộ môn phải đổi mới về nhận thức và từ đó đổi mới về phương pháp.
Ngoài ra tôi nghĩ, để học sinh học tốt môn Ngữ văn, ngoài quá trình tự học của học sinh trên lớp, ở nhà như tìm tòi tham khảo tài liệu để giải quyết vấn đề do đó giáo viên đặt ra. Học sinh cần phải có ý thức tự nâng cao kiến thức bài học của mình.
Quá trình tự học này cần được sự hỗ trợ khuyến khích của BGH nhà trường, các giáo viên bộ môn và đặc biệt là từ phía gia đình (PHHS). Tạo điều kiện cho các em tham khảo tài liệu sách báo, tìm hiểu về kiến thức văn học.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua quá trình nghiên cứu, suy nghĩ và thực nghiệm về tổ chức dạy học học sinh tự học tốt trong một tiết Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn 7. Tôi cảm thấy việc truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách nhồi nhét chưa hẳn là một biện 
pháp tích cực. Với thực tế giảng dạy của tôi và việc học tập của học sinh tại trường 
THCS Phú Sơnø, tôi thấy rằng sự cần thiết phải rèn luyện cho học sinh phương pháp tự họckhông thể coi nhẹ. Cần tổ chức rộng rãi ở các phân môn, không riêng gì bộ môn ngữ văn.
Như vậy những kinh nghiệm trên về việc dạy học học sinh tự học không phải là mới mẻ so với các phươing pháp đã được thực hiện. Song đó chỉ mong là một lời 
động viên, khích lệ đồng nghiệp mạnh dạn hướng dẫn học sinh theo phương pháp tích cực nhằm đưa chất lượng dạy, học trong nhà trường có bước phát triển tích cực. 
Có thể những vấn đề tôi đưa ra còn có những khuyết điểm, có thể nó cũng chưa phù hợp với học sinh yếu kém. Những nếu chúng ta chưa thử thì chưa thể biết được chất lượng ra sao. Tôi cũng xin được sự đóng góp tham khảo của các đồng nghiệp. Mong rằng có nhiều ý kiến đóng góp bổ sung nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn BGH nhà trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, Tổ Ngữ Văn – GDCD, cùng các đồng nghiệp trường THCS Phú Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.
 Phú Sơn, ngày 05 tháng 12 năm 2008
 Người viết 
 Phạm Anh Tài Thật

Tài liệu đính kèm:

  • docHay Qua SKKN 7.doc