Những vấn đề lý thuyết và bài tập Hóa học vô cơ lớp 9

Những vấn đề lý thuyết và bài tập Hóa học vô cơ lớp 9

 A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ:

 Có 4 loại hợp chất cơ bản đó là oxit, axit, bazơ, muối.

 I. Oxit (R2O, RaOb):Căn cứ vào tính chất hoá học nguời ta phân loại như sau:

 1. Oxit bazơ: (Thông thường là oxit của kim loại, tương ứng với một bazơ)

a. Tác dụng với nước: Tạo thành bazơ tan (hay là bazơ kiềm)

 *Lưu ý: Tính chất chỉ đúng đối với những oxit bazơ sau: Li2O, K2O, Na2O, BaO, CaO. Còn những oxit khác thì không xãy ra.

 VD: CaO + H2O ---> Ca(OH)2 hay K2O + H2O---> 2KOH

 Còn như phản ứng MgO + H2O---> Không xãy ra.

b. Tác dụng với Oxit axit: Một số Oxit bazơ phản ứng với Oxit axit tạo thành muối. VD: BaO + CO2 ---> BaCO3 hay CaO + SO2 ---> CaSO3

 *Lưu ý: Tính chất này đúng khi một trong hai oxit phải có một oxit mạnh (thuộcoxit bazơ mạnh hay oxit axit mạnh tương ứng)

c. Tác dụng với axit: Tạo thành muối và nước

VD: Al2O3 + 3H2SO4(loãng)---> Al2(SO4)3 + 3H2O

 *Lưu ý: Fe3O4 khi tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng tạo thành 2 muối:

 Fe3O4 + 4H2SO4 loãng ---> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

 hay Fe3O4 + 8HCl ---> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

 

doc 31 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1352Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những vấn đề lý thuyết và bài tập Hóa học vô cơ lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các loại hợp chất vô cơ
 a. lý thuyết cần nhớ: 
 Có 4 loại hợp chất cơ bản đó là oxit, axit, bazơ, muối.
 I. Oxit (R2O, RaOb):Căn cứ vào tính chất hoá học nguời ta phân loại như sau:
 1. Oxit bazơ: (Thông thường là oxit của kim loại, tương ứng với một bazơ) 
a. Tác dụng với nước: Tạo thành bazơ tan (hay là bazơ kiềm)
 *Lưu ý: Tính chất chỉ đúng đối với những oxit bazơ sau: Li2O, K2O, Na2O, BaO, CaO. Còn những oxit khác thì không xãy ra.
 VD: CaO + H2O ---> Ca(OH)2 hay K2O + H2O---> 2KOH
 Còn như phản ứng MgO + H2O---> Không xãy ra.
b. Tác dụng với Oxit axit: Một số Oxit bazơ phản ứng với Oxit axit tạo thành muối. VD: BaO + CO2 ---> BaCO3 hay CaO + SO2 ---> CaSO3 
 *Lưu ý: Tính chất này đúng khi một trong hai oxit phải có một oxit mạnh (thuộcoxit bazơ mạnh hay oxit axit mạnh tương ứng)
c. Tác dụng với axit: Tạo thành muối và nước 
VD: Al2O3 + 3H2SO4(loãng)---> Al2(SO4)3 + 3H2O 
 *Lưu ý: Fe3O4 khi tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng tạo thành 2 muối:
	Fe3O4 + 4H2SO4 loãng ---> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
 hay Fe3O4 + 8HCl ---> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
 2. Oxit axit: (thông thường là oxit của phi kim, tương ứng với một axit)
a. Tác dụng với nước: tạo thành axit tương ứng.
*Lưu ý: Phản ứng này chỉ đúng với những oxit axit nào mà khi phản ứng với nước thì tạo thành axit tương ứng như: SO2, SO3, P2O5, N2O5, CO2, NO2....
	VD: N2O5 + H2O ---> 2HNO3 hay P2O5 + 3H2O ---> 2H3PO4 
b. Tác dụng với oxit bazơ: tạo thành muối (như tính chất b oxitbazơ ở trên) 
c. Tác dụng với dung dịch bazơ: tạo thành muối và nước.
VD: 2NaOH + SO3 ---> Na2SO4 + H2O 
* Lưu ý: Oxit axit CO2, SO2 khi tác dụng vơí dung dịch bazơ thì trước hết tạo ra muối trung hoà và nước. Sau đó nếu còn dư CO2 (hay SO2) thì nó tác dụng với muối trung hoà và nước tạo ra muối axit.
 VD: CO2 tác dụng với dung dịch NaOH
	2NaOH + CO2 ---> Na2CO3 + H2O (1)
	Nếu dư CO2 thì xãy ra phản ứng sau: 
	NaOH + H2O + CO2 ---> 2NaHCO3 (2) 
 3. Oxit lưỡng tính: chúng ta thường gặp các oxit lưỡng tính sau: BeO, ZnO, Al2O3, Cr2O3. ( là những oxit phản ứng được với cả axit và bazơ nhưng không phản ứng với nước) 
 a. Tác dụng với axit: Tạo thành muối và nước
VD: ZnO + H2SO4 ---> ZnSO4 + H2O hay Al2O3 + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2O
b. Tác dụng với dung dịch bazơ: Tạo thành muối và nước.
VD: ZnO + 2NaOH ---> Na2ZnO2 + H2O
 hay Al2O3 + 2NaOH ---> 2NaAlO2 + H2O
 4. Oxit trung tính: (Không tham gia phản ứng với nước, axit, bazơ mà chỉ tham gia vào phản ứng oxi hoá- khử) thường gặp NO, CO, N2O ...
 VD: 2NO + O2 ---> 2NO2 hay 3CO + Fe2O3 ---> 2Fe + 3CO2
II. Axit (HaX): (Axit mạnh thường gặp HCl, H2SO4, HNO3 và một số axit yếu thường gặp là H2SO3, H2CO3, H2S, H3PO4... )
 a. Tác dụng với chất chỉ thị (quỳ tím): khi cho quỳ tím vào dung dịch axit thì quỳ tím chuyển màu từ tím sang màu đỏ. (Tính chất này giúp ta nhận biết được dung dịch axit bị mất nhãn).
 b. Tác dụng với kim loại: 
 - Với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng tác dụng với những kim loại đứng trước hiđrô trong dãy hoạt động hoá học của kim loại (trang 53 SGK Hoá học 9) tạo thành muối và giải phóng khí hiđrô. (Lưu ý: không phản ứng với những kim loại đứng sau Hiđrô như Cu, Ag, Au, Hg).
 VD: Zn + 2HCl ---> ZnCl2 + H2 hay Fe + H2SO4 loãng----> FeSO4 + H2
	Cu + HCl ---> không xãy ra hay Cu + H2SO4 loãng---->không xãy ra
 - Với dung dịch H2SO4đậm đặc và dung dịch HNO3 đun nóng: Tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) nhưng không tạo ra khí hiđrô.
VD: 2Fe + 6H2SO4 (đặc nóng) ---> Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O. 
 Cu + 2H2SO4 (đặc nóng) ---> CuSO4 + SO2 + 2H2O.
	3Cu + 8HNO3 (loãng)---> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
	Cu + 4HNO3 (đặc)---> Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
 - Axit H2SO4 và HNO3 đậm đặc, nguội: Không tác dụng với các kim loại Fe, Al, Cr. Hiện tượng này được gọi là sự thụ động hoá kim loại.
 *Dãy hoạt động hoá học của kim loại:
 Li, K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
c. Tác dụng với bazơ: phản ứng luôn xảy ra tạo thành muối và nước.
 VD: HCl + NaOH ---> NaCl + H2O
	 H2SO4 + Ba(OH)2 ---> BaSO4 + 2H2O
 *Lưu ý: Đối với axit yếu loại đa nấc ví dụ như H3PO4 khi tác dụng với bazơ mạnh như NaOH thì tuỳ thuộc vào tỷ lệ số mol H3PO4 và NaOH mà ta thu được một muối hay nhiều muối, muối axit hay muối trung tính. 
	H3PO4 + NaOH ---> Na H2PO4 + H2O (1)
	H3PO4 + 2 NaOH ---> Na2HPO4 + 2H2O (2)
	H3PO4 + 3 NaOH ---> Na3PO4 + 3H2O (3)
d. Tác dụng với oxit bazơ: Tạo thành muối và nước.
VD: CaO + H2SO4 ---> CaSO4 + H2O
e. Tác dụng với muối: Tao thành muối mới và axit mới với điều kiện:
 	- Axit mạnh đẩy axit yếu ra khỏi muối
 VD: CaCO3 + 2HCl ---> CaCl2 + CO2 + H2O
	 FeS + 2HCl ---> FeCl2 + H2S
	- Nếu axit tạo ra mạnh bằng axit ban đầu thì muối mới phải là muối kết tủa VD: BaCl2 + H2SO4 ---> BaSO4(rắn) + 2HCl 
 *Lưu ý: Một số muối sunfua như CuS, PbS, Ag2S, HgS không tan trong axit thông thường (HCl, H2SO4 loãng) nên axit yếu H2S đẩy được các muối này ra khỏi muối của axit mạnh.
 	 H2S + CuCl2 ---> CuS (rắn) + 2HCl
	H2S + Pb(NO3)2 ---> PbS (rắn) + 2HNO3 
III. Bazơ A(OH)b: (Gồm các bazơ tan như KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 ... và các bazơ không tan như Mg(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2 , Al(OH)3, Fe(OH)2, Fe(OH)3 ...).
 a. Tác dụng với chất chỉ thị: Khi cho quỳ tím vào dung dịch bazơ thì quỳ tím chuyển màu từ tím sang màu xanh hoặc nhỏ dung dịch phenolphtalein vào dung dịch bazơ thì phenolphtalein không màu chuyễn sang màu đỏ (Tính chất này giúp ta nhận biết được dung dịch bazơ bị mất nhãn).
 b. Tác dụng với oxit axit: Tạo thành muối trung hoà hoặc muối axit tuỳ thuộc vào tỷ lệ số mol.
*Lưu ý: Tính chất này chỉ xảy ra với bazơ tan (dung dịch bazơ)
VD: Dẫn từ từ a mol khí CO2 vào b mol dung dịch nước vôi trong. Hãy biện luận số muối tạo thành theo a và b.
Giải
Khi cho CO2 vào dung dịch nước vôi trong thì :
 Ca(OH)2 + CO2 ---> CaCO3 + H2O (1) 
 Ca(OH)2 + 2CO2 ---> Ca(HCO3)2 + H2O (2) 
 0 1 2 
 CaCO3 
 Ca(OH)2 dư 2 muối Ca(HCO3)2
 CO2 dư
 CaCO3 Ca(HCO3)2
Trường hợp 1: khi ≤ 1 => Chỉ có muối CaCO3 tạo thành theo phương trình (1)
Trường hợp 2: khi 1 xãy ra phương trình (1) và (2) tạo ra 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2.
Trường hợp 3: Khi ≥ 2 => Tạo ra muối axit Ca(HCO3)2 theo phương trình (2).
 c. Tác dụng với dung dịch muối: Dung dịch bazơ tan tác dụng với muối tan tạo thành muối mới và bazơ mới với điều kiện một trong hai chất bazơ mới hoặc muối mới phải có một chất kết tủa hoặc bay hơi.
VD: 	 2NaOH + CuCl2 ---> Cu(OH)2 rắn + 2NaCl
	NH4Cl + NaOH ----> NaCl + NH3 khí + H2O
 * Trong trường hợp chất kết tủa hiđrôxít tạo ra là hiđrôxit lưỡng tính như Zn(OH)2, Al(OH)3...thì nó sẽ tan trở lại trong kiềm dư.
VD: Giải thích vì sao khi cho từ từ dung dich kiềm vào dung dịch muối nhôm (hay muối kẽm) thì có hiện tượng: Dung dịch chuyễn từ không màu sang hiện tượng vẫn đục màu trắng, sau đó lại chuyễn sang dung dịch trong suốt.
Giải
Khi cho kiềm vào dung dịch muối nhôm (hay muối kẽm) thì nó xảy ra như sau:
 Ban đầu: AlCl3 + 3NaOH ---> Al(OH)3 rắn + 3NaCl
Nếu dư NaOH thì xảy ra phản ứng: Al(OH)3 + NaOH ---> NaAlO2 + 2H2O
 ( Ban đầu ZnSO4 + 2NaOH --> Zn(OH)2 rắn + Na2SO4
	 Nếu dư NaOH: Zn(OH)2 + 2NaOH--> Na2ZnO2 + H2O )
d. Tác dụng với dung dịch axit: Tạo thành muối và nước 
VD: H2SO4 + Ca(OH)2 ---> CaSO4 + 2H2O
 * Lưu ý: Tính chất này luôn xảy ra đối với cả bazơ tan và bazơ không tan. 
e. Phản ứng phân huỷ: Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo thành Oxit kim loại và nước. (Bazơ tan không bị nhiệt phân huỷ)
 VD: Mg(OH)2(rắn, trắng) ---t0---> MgO + H2O
 Cu(OH)2(rắn, xanh lam) ---t0---> CuO + H2O
	 2Al(OH)3(keo rắn, trắng) ---t0---> Al2O3 + 3H2O 
 Zn(OH)2(rắn, trắng) ---t0---> ZnO + H2O
 2Fe(OH)3(rắn, nâu đỏ) ---t0---> Fe2O3 + 3H2O 
 *Lưu ý: Đối với Fe(OH)2 khi nhiệt phân trong không khí thì phản ứng xảy ra như sau: Fe(OH)2(rắn, trắng xanh) + O2 --t0--> Fe2O3 + H2O , còn khi nung trong điều kiện không có Oxi thì phản ứng xảy ra theo phương trình: 
 Fe(OH)2 ---t0---> FeO + H2O.
VD: Giải thích vì sao khi sắt(II)hiđroxit để lâu trong không khí lâu ngày thì nó chuyển từ màu trắng xanh sang màu nâu đỏ.
 ( Đề thi HSG tỉnh Hà Tĩnh năm 2004)
Giải
Khi để lâu trong không khí thì:
 2Fe(OH)2 + O2 + H2O ----> 2Fe(OH)3
 (Trắng xanh) (Nâu đỏ)
IV. Muối (Kim loại và gốc axit): có hai loại muối là muối axit và muối trung hoà. Giống với axit và bazơ muối củng có 5 tính chất hoá học, thuộc 3 loại phản ứng hoá học. Đó là:
 1. Phản ứng thế: Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (trừ Li, Na, K, Ca, Ba...) có thể đẩy được kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
VD: Zn + CuSO4 ---> Cu + ZnSO4
	 Cu + 2AgNO3 ---> 2Ag + Cu(NO3)2 
2. Phản ứng trao đổi: là phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới. 
 * Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi: 
 - Hai chất tham gia phản ứng: Đều là dung dịch ( nếu là chất không tan thì chỉ tác dụng với axit).
 - Sản phẩm: có ít nhất một chất là không tan hoặc dễ bay hơi hoặc nước.
 2.a: Phản ứng của muối và axit: Tạo thành muối mới và axit mới (xem tính chất hóa học ở phần axit)
VD: BaCl2 + H2SO4 ---> BaSO4(rắn, trắng) + 2HCl
	 Na2CO3 + 2HCl ---> 2NaCl + CO2 + H2O
 2.b: Phản ứng của muối và bazơ: Tạo thành muối mới và bazơ mới. (xem tính chất hoá học ở phần bazơ)
 VD: FeCl3 + 3NaOH --> Fe(OH)3 (nâu đỏ) + 3NaCl
 *Lưu ý: Muối axit tác dụng với dung dịch bazơ thì tạo thành muối trung hoà
 VD: NaHSO4 + NaOH ---> Na2SO4 + H2O
 2.c: Phản ứng của muối và muối: 
 Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới
 VD: NaCl + AgNO3 ---> AgCl (rắn, trắng) + NaNO3 
	 MgSO4 + BaCl2 ---> BaSO4(rắn, trắng) + MgCl2
 2NaHSO4 + Na2CO3 ---> 2Na2SO4 + CO2 + H2O
 3. Phản ứng phân huỷ: Một số muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao (KMnO4, KClO3, muối nitrat, muối cacbonat không tan trong nước, muối hiđrocacbonat).
 VD: 2KClO3 ---t0cao---> 2KCl + 3O2 
	 Ba(HCO3)2 --to---> BaCO3 + CO2 + H2O
B. các dạng bài tập: Thường gặp các dạng bài tập sau:
Dạng 1. Viết phương trình hoá học
(Vận dụng kiến thức cần nhớ của các chất để viết PTHH theo yêu cầu bài ra).
Ví dụ 1: Viết các PTHH biểu diễn các phản ứng hoá học ở các thí nghiệm sau:
	a) Nhỏ vài giọt axit clohiđric vào đá vôi.
	b) Hoà tan canxi oxit vào nước.
	c) Nhúng một thanh sắt vào dung dịch Đồng(II)sunfat.
	d) Cho một mẫu nhôm vào dung dịch axitsufuric loãng.
	e) Nung một ít sắt(III) hiđrôxit trong ống nghiệm.
	f) Cho một ít điphốtpho pen ... n + B + mH2O + mCO2
 115,3 + 19,6 - 12,2 – 0,2.(18) – 0,2.(44) = B 
 => B = 110,3 gam
c) Nung chất rắn B cho 11,2 lít CO2 ; nCO2 = 0,5 mol
 Tổng số mol CO2 = 0,2 + 0,5 = 0,7 = tổng số mol hai muối 
Gọi số mol MgCO3 là x và số mol RCO3 là y
 x + y = 0,7 (1)
 84x + (R + 60)y = 115,3 (2)
Theo bài ra: nRCO3 gấp 2 lần số mol MgCO3.
Vậy: y = 2,5.x thay vào (1) => 3,5.x = 0,7 
 => x = 0,2 và y = 0,5
 84.0,2 + (R + 60).0,5 = 115,3 => R = 137 là kim loại Bari 
Bài tập tự giải:
Bài 1: Hoà tan 10kg hỗn hợp 2 muối cácbonat kim loại hoá trị II và III bằng dung dịch HCl ta thu được dung dịch A và 0,762 lít khí bay ra (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan.
Bài 2: Cho 17,5 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Al, Zn tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 0,5M ta thu được 11,2 lit khí hiđrô (đktc). Tính thể tích dung dịch axit tối thiểu phải dùng và khối lượng muối khan thu được.
Bài 3: Cho m gam hỗn hợp 3 kim loại Fe, Al, Cu vào một bình kín chứa 4,48 lít khí O2 (đktc). Nung nóng bình một thời gian cho đến khi thể tích khí oxi trong bình còn 1,12 lit và chất rắn trong bình có khối lượng 5,8 gam. Hãy tìm m.
Phụ lục
Sở giáo dục đào tạo nghệ an
---o0o---
Kỳ thi hoc sinh giỏi tỉnh lớp 9
Năm 2003-2004 Môn Hoá Học Thời gian 150 phút
Câu 1: Cho khí cácbon oxit tác dụng với Fe(III)oxit được hỗn hợp rắn A gồm 4 chất và khí B. Cho A tác dụng với dung dịch H2SO4đặc, nóng. Cho khí B từ từ vào nước vôi trong. Giải thích thí nghiệm, viết PTPU xãy ra.
Câu 2: 
a. Viết 6 loại PTPU khác nhau trực tiếp tạo ra HCl
b. Cho các hoá chất Cu, HCl, KOH , Hg2(NO3)2, H2O. Hãy viết các PTPU điều chế CuCl2 tinh khiết.
Câu 3: Nhiệt phân hoà toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3, được chất rắn A và khí B. Hoà tan A trong nước dư, thu được dung dịch C và kết tủa D. Hoà tan D trong dung dịch NaOH dư thấy tan một phần. Sục khí B vào dung dịch C thấy xuất hiện kết tủa.
Viết PTPU xảy ra trong thí nghiệm trên, biết rằng Ba(OH)2 là bazơ kiềm mạnh và Al2O3 là oxit rất bền đối với nhiệt.
Câu 4: Cho dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa đủ với dung dịch FeCl210%. Đun nóng dung dịch trong không khí cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành trong dung dịch sau thí nghiệm trên (coi nước bay hơi không đáng kể).
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 hiđrôcacbon no A và B hơn kém nhau k nguyên tử cácbon, thu được b gam khí cacbonic.
a. Tìm tổng số mol của 2 hiđrôcacbon trên theo a và b.
b. Cho a= 11,6 gam; b= 35,2 gam, k= 2. Xác định CTPT, CTCT của A và B.
Câu 6: Hoà tan 5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và khí B. Cô cạn dung dịch A được 5,71 gam muối khan.
Tính thể tích khí B ( ở đktc).
Trường ĐH Quốc gia Hà Nội Đề thi tuyển sinh vào lớp 10
 Môn Hoá Học Thời gian 150 phút
 ----------------- --------------------------
Câu 1: Tìm các chất X1, X2, X3... thích hợp và hoàn thành các PTHH sau:
1. Fe2O3 + H2 ---> FexOy + X1
2. X2 + X3 --> Na2SO4 + BaSO4+ CO2+ H2O
3. X3+ X4 ---> Na2SO4 + BaSO4+ CO2+ H2O
4. X5+ X6 ---> Ag2O + HNO3+ H2O
5. X7+ X8 ---> Ca(H2PO4)2
6. X9+ X10 ---> Fe2(SO4)3+ SO2+ H2O
7. X11+ X10 ---> Ag2SO4 + SO2+ H2O
8. X3+ X12 ---> BaCO3 + H2O
9. X3+ X13 ---> BaCO3+ CaCO3+ H2O
10. X9+ X14 ---> Fe(NO3)2 + X15
Câu 2: 
a. Phản ứng quang hợp là gì? Phản ứng đó xảy ra ở đâu?
b. Viết PTPư quang hợp và ghi rỏ điều kiện.
c. Nêu các ý nghĩa quan trọng của phản ứng quang hợp.
Câu3: Cho 8,12 gam oxit của kim loại M vào ống sứ, tròn , dài , nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi chậm qua ống để khử hoàn toàn oxit đó thành kim loại. Khí được tạo thành trong phản ứng đó đi ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thấy tạo thành 27,58 gam kết tủa trắng. Cho toàn bộ lượng kim loại vừa thu được ở trên tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 2,352 lít khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại M và công thức của oxit đó.
Câu 4: Từ nguyên liệu chính là vỏ bào, mùn cưa, chứa 50% xen lulozơ về khối lượng, người ta điều chế được rượu etylic với hiệu suất 75%. Hãy viết các PTPU của quá trình điều chế đó và tính khối lượng nguyên liệu cần thiết để có thể điều chế được 1000lít cồn900 biết khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8g/ml.
Câu5: Cho hỗn hợp A gồm MgO và Al2O3. Chia A thành 2 phần hoàn toàn đều nhau, mỗi phần có khối lượng 19,88gam. Cho phần 1 tác dụng với 200ml dung dịch HCl, đun nóng và khuấy đều. Sau khi hết kết thúc phản ứng, làm bay hơi cẩn thận hỗn hợp, thu được 47,38 gam chất rắn khan. Cho phần 2 tác dụng với 400ml dung dịch HCl đã dùng ở thí nghiệm trên, đun nóng khuấy đều và sau khi kết thúc phản ứng cũng lại làm bay hơi hỗn hợp như trên và cuối cùng thu được 50,68 gam chất rắn khan.
 a. Viết các PTPU xảy ra.
 b. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
 c. Tính hàm lượng % theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp A.
Câu6: Cho hỗn hợp chất hữu cơ Y chứa C,H,O. Đốt cháy hết 0,2 mol Y bằng lượng vừa đủ là 8,96 lít O2(đktc). Cho toàn bộ các sản phẩm cháy lần lượt đi chậm qua bình 1 đựng 100g dung dịch H2SO496,48% (dư). Bình 2 đựng lượng dư dung dịch KOH và toàn bộ sản phẩm cháy đó bị hấp thụ hết. Sau thí nghiệm, ta thấy nồng đọ dung dịch H2SO4 ở bình 1 làg 90%, ở bình 2 có 55,2 gam muối được tạo thành.
 a. Viết PTPU xãy ra.
 b. Xác định CTPT và viết CTCT của Y, Biết rằng cho Y tác dụng với dung dịch KHCO3 ta thấy giải phóng khí CO2.
 c. Viết các PTHH giữa Y và các chất sau(nếu xãy ra): Cu, Zn, CuO, SO2, Cu(OH)2, Na2CO3.
Đề thi vào lớp 10 trường chuyên tỉnh hà tĩnh năm 2008-2009
Thời gian làm bài 150 phút
Câu1: Trong phòng thí nghiệm có muối CuSO4.nH2O. Trình bày các thao tác thí nghiệm để có thể xác định được giá trị của n. Đưa biểu thức tính n theo các số liệu mà em đã tiến hành ( không được dùng thêm các hoá chất khác).
Câu 2: Trình bày phương pháp đơn giản dùng để điều chế dung dịch chỉ chứa một chất tan Na2CO3 từ các chất ban đầu là khí CO2 và dung dịch NaOH.
Câu 3: Trong một bình kín có chứa hỗn hợp khí A gồm CO, CO2, O2. Bật tia lữa điện để phản ứng cháy xãy ra, sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp khí B có tỷ khối đối với khí H2 là 91/6 và số mol giảm 4% so với A. Tính thành phần % thể tích các khí có trong hỗn hợp A.
Câu 4: Cho hỗn hợp bột mịn gồm 23,2 gam Fe3O4 và 12,8 gam Cu vào 400ml dung dịch HCl 1M, sau khi phản ứng kết thúc được dung dịch A có thể tích là 400ml và chất rắn B. Hoà tan hoàn toàn B trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng, sinh ra V ml khí SO2 ( đktc). Tính nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch A và giá trị V.
Câu 5: Hoà tan hoàn toàn m1 gam kim loại A hoá trị I vào nước, được dung dịch X và V1 lít khí bay ra. Cho V2 lít khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch X, thu được dung dịch Y chứa m2 gam chất tan. Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thấy thoát ra V3 lít khí. Các thể tích khí đo ở đktc.
a) Cho V2 = V3, hãy biện luận thành phần chất tan trong dung dịch Y theo V1 và V2.
b) Cho V2 = 5/3V1 
- Lập biểu thức tính m1 theo m2 và V1.
- Cho m2 = 4,42 gam, V1 = 0,672 lít. Tính m1 và tính nguyên tử khối của A.
Câu 6: M là kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm I ( nhóm IA), R thuộc nhóm IIA. Hoà tan 10,65 gam hỗn hợp X gồm 2 oxit M2O và RO bằng dung dịch HCl dư, được dung dịch B. Cô cạn B và điện phân nóng chảy hoàn toàn hỗn hợp muối, thu được 3,36 lít khí C (đktc) ở anốt và hỗn hợp kim loại ở catốt.
a) Tính khối lượng hỗn hợp D.
b) Hoà tan hoàn toàn m gam D vào nước, được dung dịch E và V lít khí (đktc). Cho từ từ bột Al vào dung dịch E cho tới khi khí ngừng thoát ra, cần p gam Nhôm và có V1 lít khí tạo thành (đktc). Tính tỷ lệ V1/V và tính p theo m.
c) Nếu lấy toàn bộ hỗn hợp D rồi luyện thêm 1,37 gam Ba thì thu được một hợp kim trong đó Ba chiếm 23,07% về số mol. Xác định kim loại M và R.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam hợp chất hữu cơ A cần 7,28 lít khí O2 (đktc).
Sản phẩm thu được gồm CO2 và H2O, trong đó số mol CO2 bằng 80% số mol nước. Tìm CTPT của A.
Hoá học vui .............Vui hoá học
Dãy điện hoá kim loại
----------------
Dãy điện hoá O (oxi hoá) sau khử trước
Phản ứng theo quy tắc anpha
Nhưng cần phải hiểu sâu xa
Trước sau, ý nghĩa mới là thành công
Kali, Can(canxi), nát (natri) tiên phong
Ma (Mg), Nhôm, Man(mangan) Kẽm tiếp không chịu hèn
Sắt rồi Cô (côban) đến Niken
Thiếc, chì dẫu chậm cũng liền theo chân
Hiđrô, Đồng Bạc, Thuỷ ngân
Bạch kim, Vàng nhữa chịu phần đứng sau.
Ba (Bari) kim mạnh nhất đứng đầu
Vào dung dịch muối nước đâu “huỷ liền”
Khí bay muối lại gặp kiềm
Đổi trao phản ứng là quyền chúng thôi
Các kim loại khác dễ rồi
Vào dung dịch muối, Trước thì đẩy sau
Với axit, nhớ bảo nhau:
Khử được hát cộng (H+), phải đâu dễ dàng
Từ Đồng cho đến cuối hàng
Sau Hiđrô đấy, chẳng tan chút nào
Vài lời bàn bạc đổi trao
Vun cây vườn hoá vui nào vui hơn.......
Hoá học vui .............Vui hoá học
Khối lượng nguyên tử
 -------------
Hiđrô là một (1)
Mười hai (12) là cácbon
Nitơ mười bốn (14) tròn 
Oxi trăng mười sáu (16)
Natri hay láu táu
Nhãy nhót lên hai ba(23)
Khiến Magiê gần nhà
Ngậm ngùi nhận hai bốn (24)
Hai bảy (27) Nhôm la lớn
Lưu huỳnh giành ba hai (32)
Khác người thật là tài
Clo ba lăm rưỡi (35,5)
Kali thích ba chín (39)
Canxi tiếp bốn mươi (40)
Năm lăm (55) Mangan cười
Sắt đây rồi! năm sáu (56)
Sáu tư(64) Đồng nổi cáu
Bởi kém Kẽm sáu lăm (65)
Tám mươi (80) Brôm nằm
Xa Bạc một linh tám (108)
Bari buồn chán ngán
Một ba bảy (137) ích chi
Kém người ta còn gì!
Thuỷ ngân hai linh một (201)
Bài ca hoá trị..
------------------
Hiđrô(H) cùng với Liti (Li)
Natri (Na) cùng với Kali (K) chẳng rời
Ngoài ra còn Bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm
Riêng Đồng (Cu) cùng với Thuỷ ngân(Hg)
Thường II, ít I chớ phân vân gì
Đổi thay II, IV là chì (Pb)
Điển hình hoá trị của Chì là II
Bao giờ cũng hoá trị II
Là Oxi (O), Kẽm (Zn) chẵng sai chút gì
Ngoài ra còn có Canxi (Ca)
Magiê (Mg) cùng với Bari (Ba) một nhà.
Bo (B), Nhôm(Al) thì hoá trị III
Cácbon (C), Silic(Si), Thiếc (Sn) là IV thôi
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề 
Không bền nên dễ biến liền sắt III
Phốt pho(P) III ít gặp mà
Phốt pho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu?
I, II, III, IV phần nhiều tới V
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
Khi II, lúc IV, VI tăng tột cùng
Clo (Cl), Iốt ( I ) lung tung
II, III, V, VII thường thì I thôi.
Mangan (Mn) rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hoá trị II dùng rất nhiều
Hoá trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hoá trị thuộc lòng
Viết thông công thức đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều.
Điều chế Clo trong phòng TN

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de hoa hoc 9.doc