Ôn tập Ngữ văn lớp 7 học kì I

Ôn tập Ngữ văn lớp 7 học kì I

A. VĂN NHẬT DỤNG.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- GIÚP HỌC SINH CỦNG CỐ KIẾN THỨC CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG ĐÃ ĐƯỢC HỌC.

- THẤY ĐƯỢC TÌNH CẢM THIÊNG LIÊNG CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI, TÌNH CẢM ĐỐI VỚI MÁI TRƯỜNG CỦA MỖI HỌC SINH.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. NỘI DUNG:

- CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

- MẸ TÔI

- CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

2. PHƯƠNG PHÁP:

VẤN ĐÁP - PHÂN TÍCH - GIẢNG - BÌNH - LUYỆN TẬP

 

doc 16 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn lớp 7 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tập ngữ văn lớp 7
học kì I
Phần Văn
A. Văn nhật dụng.
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức các văn bản nhật dụng đã được học.
- Thấy được tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái, tình cảm đối với mái trường của mỗi học sinh.
II. Nội dung và phương pháp
1. Nội dung:
- Cổng trường mở ra
- Mẹ tôi
- Cuộc chia tay của những con búp bê
2. Phương pháp:
Vấn đáp - phân tích - giảng - bình - luyện tập
III. Nội dung cụ thể:
Văn bản: Cổng trường mở ra (Lí Lan)
1. Tác giả, tác phẩm
Bài “Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan (viết theo thể kí, thuộc loại văn bản nhật dụng), đăng trên báo yêu trẻ số 166, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1- 9- 2000.
2. Tóm tắt văn bản
Văn bản ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con đến trường buổi đầu tiên.
3. Giá trị tác phẩm:
Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
Văn bản: Mẹ tôi (ét- Môn-đô đơ A-mi-xi)
1. Tác giả, tác phẩm
Văn bản “Mẹ tôi” được trích trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả của ét- môn- đô đơ A- mi- xi – nhà văn I-ta-li-a.
2. Tóm tắt văn bản
Chứng kiến En- ri- cô nói lời thiếu lễ độ với mẹ lúc có cô giáo đến thăm, người bố hết sức tức giận. Ông viết bức thư này để phân tích về tình cảm sâu nặng của người mẹ, qua đó cho En- ri- cô nhận rõ lỗi lầm của mình.
3. Giá trị tác phẩm:
Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài)
1. Xuất xứ chủ đề
2. Nội dung
Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
B. Ca dao – dân ca
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhớ lại khái niệm về ca dao, dân ca
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao- dân ca qua các chủ đề đã học.
- Cung cấp thêm một số bài ca dao khác có cùng chủ đề.
II. Nội dung và phương pháp:
1. Nội dung:
- Tình cảm gia đình
- Tình yêu quê hương đất nước, con người
- Những câu hát than thân
- Những câu hát châm biếm
2. Phương pháp:
Vấn đáp - phân tích - giảng - bình - luyện tập
III. Nội dung cụ thể:
Thế nào là ca dao- dân ca
* Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc
* Ca dao là lời thơ của dân ca
Những câu hát về tình cảm gia đình
Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao- dân ca. Những câu thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà và thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và anh em ruột thịt.
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hoá của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước.
Những câu hát thân thân
Những câu hát thân thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thơng làm hình ảnh, biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
Những câu hát châm biếm
Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Qua các hình ảnh ẩn dụ, tợng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại,... những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu
C. Thơ trung đại Việt Nam
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về thơ trung đại Việt Nam
- Nhớ lại các giá trị nội dung và nghệ thuật của từng bài
II. Nội dung và phương pháp:
1. Nội dung:
- Tình yêu quê hương đất nước, thiên nhiên
- Tình bạn
- Cảm thông cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
2. Phương pháp: Vấn đáp - phân tích - giảng - bình - luyện tập
III. Nội dung cụ thể:
1. Sông núi nước Nam
1. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1077
2. Tác giả: Lí Thường Kiệt- danh tướng thời nhà Lí, tên tuổi gắn liền với chiến thắng sông Cầu- Như Nguyệt trong thế kỉ XI.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
Bằng thể thơ TNTT, giọng thơ đanh thép, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
2. Phò giá về kinh
1. Tác giả: Trần Quang Khải (1241- 1294)
2. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1285
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật: Với hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng, bài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần.
3. Côn Sơn ca
1. Tác giả: Nguyễn Trãi (1380- 1442)
2. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác trong thời gian NT cáo quan về ở ẩn
3. Thể thơ: Bản dịch theo thể lục bát
4. Giá trị nội dung và nghệ thuật: Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
4. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
1. Tác giả: Trần Nhân Tông (1258- 1308)
2. Hoàn cảnh sáng tác: được sáng tác trong dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật: Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. ở đây vẫn ánh lên sự sống con người trong sự hoà hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ.
5. Sau phút chia li
1. Tác giả: Đặng Trần Côn, sống khoảng nửa đầu TK 18.
Dịch giả: Đoàn Thị Điểm (1705- 1748)
2. Thể thơ: Bản dịch theo thể song thất lục bát
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật: Bằng một nghệ thuật ngôn từ vô cùng điêu luyện, đặc biệt là nghệ thuật dùng điệp ngữ rất mực tài tình, đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
6. Bánh trôi nước
1. Tác giả: Hồ Xuân Hương (? - ?)
2. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật: Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ Bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
7. Qua đèo Ngang
1. Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan, sống ở TK 19. Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa.
2. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật: Với phong cách trang nhã, bài thơ cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
8. Bạn đến chơi nhà
1. Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835- 1909)
2. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật: Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên một tình huống khó xử khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: Bác đến chơi đây ta với ta, nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm dà thắm thiết.
D. Thơ Đường
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về thơ Đường
- Nhớ được nội dung và giá trị nghệ thuật của từng bài
- Cảm nhận được tình cảm đối với thiên nhiên, quê hương đất nước qua các bài thơ
II. Nội dung và phương pháp
1. Nội dung:
- Tình cảm đối với thiên nhiên
- Tình yêu quê hương, đất nước
- Cách biểu cảm của các nhà thơ
2. Phương pháp: Vấn đáp - phân tích - giảng - bình - luyện tập
III. Nội dung cụ thể:
1. Xa ngắm thác núi Lư
1.Tác giả: Lý Bạch (701-762) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường. 
2. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
3. Giá trị nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ, biểu lộ một tình yêu thiên nhiên, yêu núi sông của Tổ quốc.
2. Phong kiều dạ bạc
1. Tác giả: Trương Kế, sống khoảng giữa thế kỉ thứ VIII
2. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật: Bài thơ thể hiện một cách sinh động cảm nhận qua những điều nghe thấy, nhìn thấy của một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
3. Tĩnh dạ tứ
1. Tác giả: Lí Bạch (701-762)
2. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật: Với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện, bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
4. Hồi hương ngẫu thư
1. Tác giả: Hạ Tri Chương ( 659-744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, là bạn vong niên của thi tiên Lý Bạch. 
2. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật: Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
5. Mao ốc vị thu phong sở phá ca
(Bài ca nhà tranh bị gió thu phá)
1. Tác giả: Đỗ Phủ (712- 770)
2. Thể thơ: cổ phong (cổ thể)
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật: Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, Đỗ Phủ đã thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Điều đáng quý hơn là, vượt lên trên bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã bộc lộ khát vọng cao cả.
E. Thơ hiện đại
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.
- Nhớ lại giá trị nội dung và nghệ thuật của từng bài.
II. Nội dung và phương pháp
1. Nội dung:
- Hình ảnh ánh trăng trong 2 bài thơ của Bác
- Tình yêu gia đình, quê hương, làng xóm qua bài “Tiếng gà trưa”.
2. Phương pháp: Vấn đáp - phân tích - giảng - bình - luyện tập
III. Nội dung cụ thể:
Cảnh khuya
1. Tác giả: Hồ Chí Minh (1890- 1969), là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn.
2. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
3. Hoàn cảnh sáng tác ... hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời văn thêm sinh động.
- Trong lời nói thường ngày, nếu khéo sử dụng các từ trái nghĩa thì lời ăn tiếng nói sẽ sinh động và đạt hiệu quả giao tiếp cao hơn.
3) Luyện tập:
Bài 1: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. trẻ – già
B. sáng – tối 
C. sang – hèn
D. chạy – nhảy
Bài 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng những cặp từ trái nghĩa?
VIII. Từ đồng âm
1. Thế nào là từ đồng âm?
Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Từ đồng âm có thể giống nhau về chính tả cũng có thể khác nhau về chính tả.
VD: (Phía) nam- nam (nữ)
2. Sử dụng từ đồng âm:
Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ có nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
IX. Chuẩn mực sử dụng từ
Khi sử dụng từ cần chú ý:
- Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả
- Sử dụng từ đúng nghĩa
- Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
- Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp
- Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt để tránh gây khó hiểu
B. Cụm từ
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về thành ngữ
- Vận dụng vào làm một số bài tập
II. Nội dung và phương pháp
1. Nội dung:
- Khái niệm
- Luyện tập qua các dạng bài tập
2. Phương pháp: Vấn đáp - phân tích ví dụ- luyện tập
III. Nội dung cụ thể:
Thành ngữ
1. Thành ngữ là gì?
Thành ngữ là loại tổ hợp từ cố định có tính biểu cảm cao và thường có tính hình tượng.
VD: một nắng hai sương, lên voi xuống chó, vắt cổ chày ra nước...
2. ý nghĩa của thành ngữ.
Nghĩa của thành ngữ hoặc có thể suy ra trực tiếp từ nghĩa đen của các yếu tố cấu tạo, hoặc thông qua phép chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá,v...v
3. Cách sử dụng thành ngữ.
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ...
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao...
C. phép tu từ
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về một số phép tu từ
- Vận dụng vào làm một số bài tập
II. Nội dung và phương pháp
1. Nội dung:
- Khái niệm
- Luyện tập qua các dạng bài tập
2. Phương pháp: Vấn đáp - phân tích ví dụ- luyện tập
III. Nội dung cụ thể:
I. Điệp ngữ
1.Thế nào là điệp ngữ?
Điệp ngữ là cách lặp lại từ ngữ hoặc kiểu câu trong khi nói, viết nhằm làm tăng thêm giá trị biểu cảm cho lời văn.
2. Các dạng điệp ngữ:
- Điệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ nối tiếp
- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
3. Tác dụng nghệ thuật của điệp ngữ
Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn đoạn thơ giàu âm điệu giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng, hoặc hào hùng mạnh mẽ, nhiều rung cảm, gợi cảm.
II. chơi chữ
1. Thế nào là chơi chữ?
Chơi chữ là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa của từ để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị.
VD: Khi đi cưa ngọn - Khi về cũng cưa ngọn
2. Các lối chơi chữ thường gặp:
- Dùng từ ngữ đồng âm
- Dùng lối nói trại âm (gần âm)
- Dùng cách điệp âm
- Dùng lối nói lái
- Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
3. Tác dụng: Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố.
Phần Tập làm văn
A. Văn bản
* Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản...
- Vận dụng vào làm một số bài tập
* Nội dung và phương pháp
+ Nội dung:
- Khái niệm
- Luyện tập qua các dạng bài tập
+ Phương pháp: Vấn đáp - phân tích mẫu- luyện tập
* Nội dung cụ thể:
I) Liên kết văn bản
1) Liên kết là gì?
Liên kết nghĩa là gắn liền với nhau, gắn chặt với nhau.
2) Liên kết văn bản là nghệ thuật nói và viết tạo nên sự chặt chẽ, liền mạch, tính thống nhất, trọn vẹn và hoàn chỉnh của văn bản. Văn bản phải được liên kết cả về nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật.
3) Liên kết về nội dung ý nghĩa.
4) Liên kết về hình thức nghệ thuật.
5) Tác dụng của liên kết văn bản.
II) Bố cục trong văn bản.
1) Bố cục là gì? Văn bản không thể được viết một cách tuỳ tiện, mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
2. Tính chất của bố cục:
Bố cục của một tác phẩm cần đảm bảo các tính chất sau:
- Tính cân đối, cân xứng
- Tính liền mạch, chặt chẽ
- Tính hoàn chỉnh, thống nhất, hợp lí
3. Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm có 3 phần
* Mở bài: nêu khái quát (câu chuyện, cảnh vật, vấn đề)
* Thân bài: chi tiết, cụ thể (các tình tiết, diễn biến; tả cụ thể cảnh vật; phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận,...)
* Kết bài: nêu cảm xúc, cảm nghĩ, đánh giá...
III) Mạch lạc trong văn bản.
1. Mạch lạc trong văn bản:
Văn bản chỉ có thể được coi là mạch lạc khi nội dung chủ đề được biểu hiện thông qua việc sắp xếp hệ thống các phần trong văn bản cũng như các đoạn, các ý trong mỗi phần theo một trình tự rõ ràng, hợp lí. Trình tự ấy được tạo nên trên cơ sở các mối liên hệ: liên hệ thời gian, liên hệ không gian, liên hệ tâm lí (cảm xúc), liên hệ ý nghĩa,...
2. Những biểu hiện cụ thể của tính mạch lạc trong văn bản.
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ để liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).
IV) Quá trình tạo lập văn bản.
Tạo lập văn bản cần lần lượt đi theo các bước sau:
1) Xác định yêu cầu đề văn và tìm định hướng:
2. Xây dựng bố cục: lập dàn ý và tìm ý
3) Viết bài:
4) Đọc lại, sửa chữa nhỏ hoặc bổ sung.
* Bài tập:
Bài 1: Trong những yếu tố sau, yếu tố nào không cần có khi định hướng tạo lập văn bản?
A. Thời gian (Văn bản được nói, viết vào lúc nào?)
B. Đối tượng (Nói, viết cho ai?)
C. Nội dung (Nói, viết về cái gì?)
D. Mục đích (Nói, viết để làm gì?)
Bài 2: Dòng nào ghi đúng các bước tạo lập văn bản?
A. Định hướng và xây dựng bố cục.
B. Xây dựng bố cục và diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh.
C. Xây dựng bố cục, định hướng, kiểm tra, diến đạt thành câu, đoạn.
D. Định hướng, xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh, kiểm tra văn bản vừa tạo lập.
B. Văn biểu cảm
* Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về khái niệm văn biểu cảm, cách làm một bài văn biểu cảm...
- Vận dụng vào làm một số bài tập
* Nội dung và phương pháp
+ Nội dung:
- Khái niệm
- Cách tạo lập văn bản biểu cảm
- Cách viết từng phần
- Luyện tập qua các dạng bài tập
+ Phương pháp: Vấn đáp - phân tích mẫu- luyện tập
* Nội dung cụ thể:
I) Văn biểu cảm là gì?
Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại văn học như: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút...
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như: yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường độc ác... )
- Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.
II) Đặc điểm của văn biểu cảm.
- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Tình cảm ấy được bộc lộ trực tiếp thông qua những suy nghĩ, những nỗi niềm, những cảm xúc trong lòng người.
- Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (là một đò vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
- Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần như mọi bài văn khác.
- Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.
III) Đề văn biểu cảm – Cách làm bài văn biểu cảm.
1) Đề văn biểu cảm.
Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.
2) Các bước làm bài văn biểu cảm.
* Cần xác định rõ đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm mà đề văn đã nêu ra.
* Các bước làm bài văn biểu cảm là: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa. Các bước phải nuôi dưỡng nguồn cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc; coi đó như động mạch của bài văn biểu cảm.
IV) Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
- Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong thời gian và không gian, nói lên cảm xúc, tình cảm ý nghĩ của mình qua các đối tượng đó.
- Tìm lời văn thích hợp, gợi cảm.
- Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc tuôn trào, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, liên hệ tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, hứa hẹn, ước mơ...
- Nhưng dù dùng cách gì, tình cảm phải chân thật, sự việc phải có trong cuộc sống. Được như thế bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm.
V) Các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm.
- Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
- Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối, chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
Luyện tập
Đề số 1: Đọc lại văn bản “Mẹ tôi” của ét-môn-đô đơ A-mi-xi và hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố, nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu.
Đề số 2: Hãy nêu cảm nghĩ của em về tình bạn.
Đề số 3: Hãy PBCN về dòng sông em yêu.
Đề số 4: Cảm xúc về người thân.
Đề số 5: PBCN về một con vật nuôi.
VI) Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
1) Thế nào gọi là văn biểu cảm về tác phẩm văn học?
Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
2) Các bước làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:
Bước 2: Lập dàn bài.
* Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
- Thân bài: Lần lượt trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
- Kết bài: ấn tượng chung về tác phẩm.
Bước 3: Viết thành bài văn hoàn chỉnh
Bước 4: Sửa bài.
Luyện tập:
Đề số 1: Hãy PBCN của em về các bài ca dao thuộc chủ đề tình cảm gia đình (SGK Ngữ văn 7- tập 1)
Đề số 2: Hãy PBCN của em về bài thơ Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt
Đề số 3: Hãy PBCN của em về bài thơ Bánh trôi nước của nữ sĩ Xuân Hương 

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap ngu van 7- HKI.doc