Sáng kiến: Biện pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn vật lí 7

Sáng kiến: Biện pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn vật lí 7

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.

 1. Lý do chọn đề tài.

Vấn đề môi trường sống hiện nay đã vượt ra ngoài phạm vi sinh thái học thông thường mà nó đã trở thành một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của toàn cầu. Bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên trái đất. Để giải quyết được vấn đề này thì công việc giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, tinh tế nhất, và có tính bền vững và sâu rộng nhất trong số các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.

 

doc 17 trang Người đăng vultt Lượt xem 1389Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến: Biện pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn vật lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Th«ng tin chung vÒ s¸ng kiÕn
1.Tªn s¸ng kiÕn: BiÖn ph¸p tÝch hîp b¶o vÖ m«i tr­êng trong gi¶ng d¹y m«n vËt lÝ 7.
2.LÜnh vùc ¸p dông s¸ng kiÕn:Trong c¸c tr­êng THCS trong huyÖn.
3.Thêi gian ¸p dông s¸ng kiÕn:Tõ n¨m 2010 ®Õn n¨m 2011.
4.T¸c gi¶:
 Hä vµ tªn: NguyÔn V¨n Khoa
 N¨m sinh: 1978
 N¬i th­êng tró:X· Yªn C­êng, huyÖn ý Yªn, tØnh Nam §Þnh.
 Chøc vô c«ng t¸c:Gi¸o viªn- BÝ th­ §oµn TNCS Hå ChÝ Minh.
 §¬n vÞ c«ng t¸c:Tr­êng THCS KhiÕu N¨ng TÜnh, x· Yªn C­êng, huyÖn ý Yªn, tØnh Nam §Þnh.
 §Þa chØ liªn hÖ: NguyÔn V¨n Khoa- Tr­êng THCS KhiÕu N¨ng TÜnh, x· Yªn C­êng, huyÖn ý Yªn, tØnh Nam §Þnh.
 §iÖn tho¹i: 0350.3965165 - Di ®éng: 0989.331.565
5.§¬n vÞ ¸p dông s¸ng kiÕn:
 Tr­êng THCS KhiÕu N¨ng TÜnh.
 §Þa chØ: X· Yªn C­êng, huyÖn ý Yªn, tØnh Nam §Þnh.
 §iÖn tho¹i: 0350.3826806
môc lôc
Th«ng tin chung vÒ s¸ng kiÕn
Trang 1
Môc lôc
Trang 2
I.§iÒu kiÖn hoµn c¶nh t¹o ra sang kiÕn.
Trang 3
1. Lý do chän ®Ò tµi.
Trang 3
2. Môc tiªu cña ®Ò tµi.
Trang 3
3. NhiÖm vô cña ®Ò tµi
Trang 4
4. §èi t­îng, ph¹m vi vµ thêi gian nghiªn cøu.
Trang 4
II.Thùc tr¹ng
Trang 5
1. C¬ së lý luËn.
Trang 5
2. C¬ së thùc tiÔn vµ thùc tr¹ng ý thøc b¶o vÖ m«i tr­êng cña HS líp 7 tr­êng THCS KhiÕu N¨ng TÜnh.
Trang 5
3. Điêu tra ý thức bảo vệ môi trường của hoc sinh.
Trang 5
III.C¸c gi¶i ph¸p.
Trang 6
A.Gi¶i ph¸p chung
Trang 6
B. Gi¶i ph¸p cô thÓ cho mét sè bµi cã tÝch hîp BVMT
Trang 6
IV.HiÖu qu¶ do s¸ng kiÕn ®em l¹i.
Trang 14
1. KÕt qu¶ kh¶o s¸t ý thøc BVMT cña häc sinh
Trang 14
2. Bµi häc rót ra.
Trang 14
3. ý kiÕn ®Ò xuÊt, ®Ò nghÞ.
Trang 15
Tµi liÖu tham kh¶o
Trang 17
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
 1. Lý do chọn đề tài.
Vấn đề môi trường sống hiện nay đã vượt ra ngoài phạm vi sinh thái học thông thường mà nó đã trở thành một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của toàn cầu. Bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên trái đất. Để giải quyết được vấn đề này thì công việc giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, tinh tế nhất, và có tính bền vững và sâu rộng nhất trong số các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.
 Trong số các môn học ở trường THCS thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì thế qua môn học này, mỗi khi cung cấp một đơn vị kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường thì người thầy có thể tích 
hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào từng đơn vị kiến thức này hoặc từng bài giảng của mình. Để việc tính hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong từng bài giảng có liên quan đến môi trường đạt được hiệu quả cao nhất thì theo tôi, ngay từ lớp 7 là một trong những lớp đầu cấp học mà các em mới được làm quen với môn Vật lí chúng ta cần phải làm sao để không những gây được sự hứng thú học tập cho các em về môn học này, mà chúng ta còn có thể lồng ghép kiến thức về môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường để rồi từ đó xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho các em.
 Là một GV dạy bộ môn vật lí 7, tôi luôn chăn chở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những đơn vị kiến thức về BVMT cho học sinh.
 Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu về bảo vệ môi trường, thu thập thông tin qua báo đài và internet, đặt biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học có tích hợp môi trường bộ môn vật lí, bên cạnh đó dựa vào việc tìm ra những đơn vị kiến thức trong chương trình Vật lí 7 có liên quan đến việc giáo dục BVMT, cộng với quá trình dạy thử nghiệm đạt hiệu quả khá tốt. Tôi quyết định viết sáng kiến “ Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7 đạt hiệu quả” để chia sẽ với các đồng nghiệp tham khảo.
2.Mục tiêu của đề tài.
Tìm hiểu những hạn chế về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh lớp 7 từ đó có biện pháp tác động để cải thiện ý thức bảo vệ môi trường của học sinh .
 3. NhiÖm vô cña ®Ò tµi.
 §Ò tµi nªu vµ gi¶i quyÕt mét sè vÊn ®Ò sau:.C¬ së lý luËn liªn quan ®Õn ®Ò tµi.
C¬ së thùc tÕ vµ hiÖn tr¹ng ý thøc b¶o vÖ m«i tr­êng cña HS líp 7 tr­êng THCS KhiÕu N¨ng TÜnh.
Ph­¬ng ph¸p tÝch hîp BVMT trong mét sè bµi häc cô thÓ.
KÕt qu¶ ®¹t ®­îc. 
 4. §èi t­îng, ph¹m vi vµ thêi gian nghiªn cøu.
 - Häc sinh líp 7A, 7B, 7C, 7D tr­êng THCS KhiÕu N¨ng TÜnh.
 - N¨m häc: 2010 - 2011.
II. THỰC TRẠNG
 1. C¬ së lý luËn.
 - Trước sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, để bảo vệ chính mình và người thân của mình, thì con người phải có ý thức bảo vệ môi trường thông qua những việc làm cụ thể. Là mỗi học sinh lớp 7 đang ngồi trên ghế nhà trường tuy các em đang còn rất nhỏ, nhiều lúc nhận thức về môi trường cũng đang còn rất hạn chế, nhưng có rất nhiều việc làm để các em có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào phong trào bảo vệ môi trường đang được thực hiện ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Để đồng hành với toàn thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường, Bộ Giáo Dục và đào tạo nước ta đã và đang phát động phong trào “Trường học thân thiện, môi trường xanh – sạch - đẹp”. 
2. C¬ së thùc tiÔn vµ thùc tr¹ng ý thøc b¶o vÖ m«i tr­êng cña HS líp 7 tr­êng THCS KhiÕu N¨ng TÜnh. 
 - Hơn nữa, khái niệm môi trường là một khái niệm rất rộng mà trình độ hiểu biết của các em lớp 7 còn rất hạn chế , trong khi đó thời gian của mỗi tiết học chỉ có 45 phút. Mặt khác đồ dùng thí nghiệm còn thiếu rất nhiều, phòng học thực hành chưa có máy quay dùng để thu thập tư liệu chưa có, tranh ảnh và các tư liệu về môi trường và bảo vệ môi trường hoàn toàn không có, việc tiếp cận với internet cuả học sinh trường THCS Khiếu Năng Tinh còn rất hạn chế. Bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh cũng như của các bậc phụ huynh đang còn rất hạn chế.
 - Sáng kiến “ Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7 đạt hiệu quả” là một sáng kiến rất quan trọng nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay từ những lớp đầu cấp học, cũng qua đây chúng ta có thể nhờ các em mang các thông điệp bảo vệ môi trường về từng gia đình, từng địa phương, và từng người chưa có sự am hiểu về môi trường để rồi từ đó mọi người sẽ quan tâm nhiều hơn đến sự ô nhiễm môi trường cũng như họ sẽ sống và làm việc thân thiện hơn đối với môi trường. 
3. Điêu tra ý thức bảo vệ môi trường của hoc sinh.
Tháng 8/2010 khảo sát lần 1: Tỉ lệ số học sinh có ý thức bảo vệ môi trường là:
Lớp
Số lượng (hs)
Phần trăm (%)
Ghi chú
7A
13/30
43
Lớp đầu khá
7B
7/30
23
Lớp đầu yếu
7C
8/30
27
Lớp đầu yếu
7D
15/30
50
Lớp đầu khá
 III.CÁC GIẢI PHÁP.
	A.Giải pháp chung.
 Sáng kiến “ Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7 đạt hiệu quả” là sáng kiến nhằm góp phần đưa việc giáo dục học sinh có ý thức tốt hơn đối với môi trường sống, bên cạnh đó làm tăng tính hứng thú cho môn học.
Để tích hợp BVMT vào giảng dạy môn vật lý nói chung, môn vật lí 7 nói riêng có hiệu quả là một việc không phải đơn giản, và dể dàng. Ngoài việc giáo viên giảng dạy phải đảm bảo được chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn, giáo viên còn phải đưa những kiến thức về giáo dục môi trường từ cuộc sống thực tế để đưa vào bài giảng giáo dục BVMT cho học sinh, bên cạnh đó phải thường xuyên tìm tư tiệu về BVMT như tranh ảnh, các thí nghiệm có liên quan để phục vụ cho tiết dạy giáo dục BVMT. Nhưng thời gian của mỗi tiết học chỉ có 45 phút, kiến thức về môi trường của học sinh còn hạn chế.
 Để giảng dạy các tiết có tích hợp BVMT đạt hiệu quả trước hết GV phải nắm chắc chắn chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài đó, kết hợp tìm tư liệu có liên quan(tranh, ảnh, đọan phim), đến kiến thức BVMT của bài học đó qua báo đài hoặc internet, xác định được mục tiêu khi lồng ghép các kiến thức đó, những đơn vị kiến thức đó phải dể hiểu, và sự vật hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tằm hiểu biết của học sinh, tránh trường hợp nó trở thành kiến thức trừu tượng, khó hình dung, rất dễ gây sự nhàm chán cho học sinh, bằng phương pháp giảng dạy đưa những kiến thứ BVMT đơn giản, cụ thể gắn liền với cuộc sống, với địa phương, kết hợp nhắc nhở của giáo viên sẽ là một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công cho tiết dạy có tích hợp BVMT, cần tổ chức những buổi ngọai khóa để học sinh có điều kiện tìm hiểu về vấn đề môi trường ở địa phương, để từ đó các em có biện pháp và hành động cụ thể bảo vệ môi trường, thường xuyên liên hệ với môi trường ở trường học, ở gia đình, ở địa phương. Người giáo viên phải là một tấm guơng trong vấn đề BVMT.
 Để cụ thể vấn đề trên, Tôi xây dựng phương pháp giảng dạy các kiến thức cho một số bài có tích hợp BVMT môn vật lí 7 - THCS
B. Giải pháp cụ thể cho một số bài có tích hợp bảo vệ môi trường
1. Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
 a. Địa chỉ tích hợp: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
 b. Phương pháp tích hợp: sử dụng thí nghiệm để hình thành kiến thức làm thế nào để nhìn thấy một vật (hình 1.2 a), gv kết hợp đặt ra các câu hỏi.
GV hỏi: Các em có biết vì sao các bạn học sinh ở thành phố bị cận nhiều hơn các bạn học sinh ở nông thôn không ?
HS nhận thức: ở thành phố, do nhà cao tầng che chắn nên các học sinh thường phải học tập, làm việc và vui chơi dưới ánh đèn điện (ánh sáng nhân tạo) hoặc ánh sáng khuếch tán nên mắt thường dể bị cận. Chúng ta ở nông thôn học tập, làm việc và vui chơi dưới ánh sáng chủ yếu là ánh sáng tự nhiên vì thế mà ít bị cận hơn.
GV: Để khắc phục hiện tượng trên thì các học sinh thành phố cần phải làm gì ?
HS trả lời: Các học sinh thành phố cần có kế hoạch học tập hợp lí, tổ chức vui chơi, dã ngoại ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên.
GV nhấn mạnh: Các học sinh khi học tập phải đảm bảo ánh sáng, hạn chế học tập dưới ánh sáng nhân tạo.
2. Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
a. Địa chỉ tích hợp: Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
b. Phương pháp tích hợp: làm thí nghiệm H3.1, H 3.2 để hình thành kiến thức bống tối, sau đó kết hợp giáo dục BVMT cho học sinh (có sử dụng hình ảnh minh họa).
 GV: Trong sinh hoạt và học tập ta cần làm như thế nào để không có bóng tối?
 HS trả lời : Trong sinh hoạt và học tập ta cần đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối. Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì lắp đặt một bóng đèn lớn.
GV: Vì sao người ta nói ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng? (sử dụng hình ảnh để học sinh quan sát)
Hs trả lời: ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng là do quá nhiều loại nguồn sáng có cường độ chiếu sáng khác nhau.
GV: Sự ô nhiễm ánh sáng này có gây tác hại gì cho con người?
Hs nhận thức: Sự ô nhiễm  ... ng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu.
+ Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ.
+ Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết.
+ Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt.
3. Bài 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
a. Địa chỉ tích hợp:
Gương phẳng là một phần của mặt phẳng phản xạ được ánh sáng.
b. Phương pháp tích hợp: hình thành kiến thức tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng (có sử dụng thí nghiệm H5.2- SGKVL7), cho học sinh nêu ví dụ thực tế, kết hợp sử dụng hình ảnh vể sự ô nhiễm của nguồn nước, các hành động để bảo vệ môi trường nước.
GV: Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ có vai trò gì?
Hs trả lời: Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ nó không những là những chiếc gương phẳng tự nhiên để tôn lên vẽ đẹp cho quê hương mà nó còn góp phần quan trọng vào việc điều hòa khí hậu tạo ra môi trường trong lành.
GV giới thiệu hình ảnh về môi trường nước chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm rất nghiêm trọng
GV: Vậy chúng ta cần phải làm gì để có được những mặt nước trong xanh này?
HS nhận thức: dòng sông ở địa phương chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, vì vậy chúng ta không được vứt rác thải xuống sông, nhắc nhở cha mẹ không được vứt các chất độc hại xuống sông, tuyên truyền cho mọi người xung quanh ý thức giữ gìn môi trường.
4. Bài 12 : GƯƠNG CẦU LÕM
 a. Địa chỉ tích hợp: Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia sáng song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
b. Phương pháp tích hợp: làm thí nghiệm( H 8.2 – sgk vl7), kết hợp sử dụnh hình ảnh về lợi ích của việc dùng gương cầu lõm trong đời sống hằng ngày, đặt các câu hỏi có liên quan, giáo viên nhấn mạnh kiến thức BVMT.
GV: Các em hãy cho biết chùm sáng của Mặt Trời là chùm sáng hội tụ, song song hay phân kì?
Hs: Chùm sáng Mặt Trời là chùm sáng song song.
GV: Chùm sáng của Mặt Trời có vai trò gì?
Hs: Chùm sáng của Mặt Trời có một vai trò rất quan trọng cho sự sống trên Trái Đất, nó là một nguồn năng lượng vô tận.
GV: Vậy chúng ta có thể sử dụng được nguồn năng lượng này không?
HD: Chúng ta vẫn có thể sử dụng được nguồn năng lượng này.
Gv: Việc sử dụng nguồn năng lượng này có mang lại lợi ích gì không?
Hs nhận thức: Việc sử dụng nguồn năng lượng này là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, do đó sẽ tiết kiệm được tài nguyên đồng thời bảo vệ được môi trường.
Ngoài ra guơng cầu lõm còn nhiều ứng dụng vào trong cuộc sống (như nấu nướng, nấu chảy kim loại)
Gv giới thiệu hình ảnh (sử dụng gương cầu lõm để nấu nướng)
5. Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
 a. Địa chỉ tích hợp: 
 Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người mà nó còn ảnh hưởng đến tập tính cũng như môi trường sống của một số loài động vật trên thế giới.
b. Phương pháp tích hợp: sử dụng hình ảnh về ô nhiễm tiếng ồn, nêu các ví dụ thực tế ở địa phương, giáo viên nêu các biện pháp để học sinh hiểu rõ việc chống ô nhiễm tiếng ồn.
GV: Em hãy nêu các tác hại của tiếng ồn? 
+ Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực.
+ Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.
+ Làm ảnh hưởng đến môi trường sống của một số loài động vật
GV: Chúng ta cần phải làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn ?
HS hiểu:
- Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn:
+ Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn.
+ Lắp đặt thiết bị giảm âm: Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: thảm, rèm , thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người.
+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy, cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu.
+ Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như: máy bay phản lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loại Khi cần tiếp xúc với các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn. Xây dựng các trường học, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
+ Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học: bước nhẹ khi lên cầu thang, không nói chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học
6. Bài 17 SỰ NHIỂM ĐIỆN DO CỌ SÁT
 a. Địa chỉ tích hợp: 
Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát
b. Phương pháp tích hợp: làm các thí nghiệm của bài để hình thành kiến thức có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát, sử dụng hình ảnh về tác hại của sét, và biện pháp làm giảm sét, kết hợp lấy ví dụ thực tế.
GV: Có thể làm vật nhiểm điện bằng cách nào ?
Hs: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
GV: Trong tự nhiên vật có tự nhiễm điện được không? Em hãy cho ví dụ?
HS: Trong tự nhiên vật vẫn có thể nhiễm điện được mà không cần sự tác động của con người. Ví dụ, vào những lúc trời mưa giông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. 
GV: Sự nhiểm điện này dẫn đến hiện tượng gì trong tự nhiên?
HS: Sự nhiểm điện trên dẫn đến sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét).
GV: Hiện tượng trên có ảnh hưởng gì đến môi trường không?
Hs: Hiện tượng trên vừa có lợi, vừa có hại cho cuộc sống con người.
+ Lợi ích: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ozon bổ sung vào khí quyển
+ Tác hại: Phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại (NO, NO2).
GV: Vậy cần phải làm gì để làm giảm tác hại của sét?
HS ý thức: Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi.
7. Bài 29 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN	
 a. Địa chỉ tích hợp: 
Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
b. Phương pháp tích hợp: tiến hành thí nghiệm H29.1, 29.2 – sgk vl7, để nêu những tác hại của dòng điện đối với con người, liên hệ thực tế, hình ảnh sự cố chập điện.
GV: Khi chúng ta sử dụng điện thường gặp những sự cố nào?
Hs nhận thức: Quá trình đóng ngắt mạch điện cao áp luôn kèm theo các tia lửa điện, sự tiếp xúc điện không tốt của các thiết bị đóng_ ngắt mạch điện cũng có thể làm phát sinh các tia lửa điện. Tia lửa điện có tác dụng làm nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đến thông tin liên lạc hoặc gây ra các phản ứng hóa học (tạo ra các khí độc như NO, NO2, CH4), tia lửa điện truyền đến các vật liệu xốp, dễ cháy có thể gây ra hỏa hoạn. Hàng năm các vụ hỏa hoạn ở các khu chợ, ở các khu đô thị xảy ra chủ yếu là do chập điện, nguyên nhân sâu xa là do nhiều người còn thiếu sự hiểu biết về vấn đề “An toàn khi sử dụng điện”. Hiện tượng cháy - chập điện không những cướp đi tính mạng của con người mà nó còn làm thiệt hại nhiều tài sản, làm lãng phí điện năng, làm ô nhiễm môi trường một cách trực tiếp và gián tiếp.
GV: Để khắc phục được sự cố trên các em cần phải làm gì ?
Hs nhận thức: Để khắc phục được sự cố trên ta cần phải:
Đảm bảo sự tiếp xúc điện thật tốt trong quá trình vận hành và sử dụng các thiết bị điện. 
Cần phải tìm hiểu kĩ các biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
 - Nhắc nhở người thân trong gia đình phải sử dụng điện một cách cẩn thận
IV. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI.
1.Kết quả khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của học sinh.
	Qua việc áp dụng đề tài vào việc giảng dạy, bản thân theo dõi và thông qua 2 lần khảo sát thu được kết quả tương đối khả quan, cụ thể như sau:
-Tháng 12/2010 khảo sát lần 1.
Lớp
Số lượng (hs)
Phần trăm (%)
Ghi chú
7A
21/30
70
Lớp đầu khá
7B
15/30
50
Lớp đầu yếu
7C
18/30
60
Lớp đầu yếu
7D
24/30
80
Lớp đầu khá
-Tháng 5/2011 kết quả khảo sát lần 2.
Lớp
Số lượng (hs)
Phần trăm(%)
Ghi chú
7A
30/30
100
Lớp đầu khá
7B
28/30
93
Lớp đầu yếu
7C
29/30
97
Lớp đầu yếu
7D
30/30
100
Lớp đầu khá
2.Kết luận
 Thông qua thực tế, khi tôi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong từng bài học này tôi dự kiến rằng, tuy thời gian để tôi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong mỗi đơn vị kiến thức có liên quan đến môi trường là rất ngắn nhưng học sinh thảo luận sôi nổi, và về nhà các em cũng vận dụng thành công những kiến thức đó vào trong cuộc sống hàng ngày, để các em còn đưa ra nhiều ý kiến hay trong vấn đề bảo vệ môi trường. Ngoài ra, tôi còn mong muốn các em còn là những tuyên truyền viên tích cực về bảo vệ môi trường tại gia đình và địa phương.
 Nhưng do chưa có sự nghiên cứu kĩ hơn, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế cũng như các phương tiện dạy học còn thiếu rất nhiều, nên sự thiếu sót không tránh khỏi rất mong được sư đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này của tôi đạt kết quả cao hơn trên cả hai lĩnh vực là dạy học và bảo vệ môi trường.
3. Ý kiến đề xuất 
- Nhà trường cần phải tạo điều kiện để giáo viên bộ môn tổ chức những buổi ngoại khóa về giáo dục bảo vệ môi trường cho các em, thông qua những buổi ngoại khóa giáo viên sẽ chỉ ra cho các em những việc làm cụ thể nhằm bảo vệ môi trường.
- Nhà trường cần phải có máy ảnh kĩ thuật số để giáo viên có công cụ để đi thu thập những hình ảnh cụ thể về ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở địa phương hoặc ở một khu vực nào đó.
- Cần phải tổ chức những cuộc thi cho học sinh về đề tài bảo vệ môi trường nhân kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm.
- Cần khuyến khích các giáo viên bộ môn sưu tầm cũng như tự làm các đồ dùng dạy học có liên quan đến vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích giáo viên nghiên cứu tài liệu trên internet, đăng kí làm thành viên của các trang giáo dục: violet, tài nguyên vật lí,để phục vụ tốt hơn cho việc dạy học nói riêng và tìm phương pháp giảng dạy BVMT cho học sinh đạt hiệu quả cao nói chung.
 Tôi xin chân trọng cảm ơn ! 
 Ý Yên, ngày 22 tháng 11 năm 2011.
	 Ng­êi viÕt.
 Nguyễn Văn Khoa.
C¬ quan ®¬n vÞ ¸p dông s¸ng kiÕn
(X¸c nhËn,NhËn xÐt, xÕp lo¹i)
	(§· x¸c nhËn)
Phßng gd-®t
(X¸c nhËn,NhËn xÐt, xÕp lo¹i)
	(§· x¸c nhËn)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - Phương pháp giảng dạy vật lí. - NXB Giáo dục.
 - SGV Vật lí 7 - NXB Giáo dục.
 - SGK Vật lí 7	 - NXB Giáo dục.
 -SBT Vật l í 7 - NXB Giáo dục.
 -Thiết kế bài giảng Vật lí 7 - NXB Giáo dục.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN hay.doc