Sáng kiến kinh nghiệm Dạy các dạng thức so sánh của các Tính từ ngắn có quy tắc trong môn Tiếng Anh 6

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy các dạng thức so sánh của các Tính từ ngắn có quy tắc trong môn Tiếng Anh 6

BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

 A. Đặt vấn đề.

B. Giải quyết vấn đề.

I. Mục tiêu chung.

II. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.

 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm về Tính từ ngắn có quy tắc.

 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo các dạng thức so sánh của các Tính từ ngắn có quy tắc .

 3. Hướng dẫn học sinh sử dụng các dạng thức so sánh của các Tính từ ngắn có quy tắc .

 4. Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập ngữ pháp áp dụng cho các dạng thức so sánh của các Tính từ ngắn có quy tắc.

III. Kết quả.

IV. Những hạn chế của đề tài.

V. Bài học kinh nghiệm và những điều kiện để áp dụng đề tài.

 

doc 17 trang Người đăng phuongthanh95 Lượt xem 376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy các dạng thức so sánh của các Tính từ ngắn có quy tắc trong môn Tiếng Anh 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tài sáng kiến kinh nghiệm
“Dạy các dạng thức so sánh của các Tính từ ngắn có quy tắc trong môn tiếng Anh 6”
Bố cục của đề tài
 	A. Đặt vấn đề.
B. Giải quyết vấn đề.
I. Mục tiêu chung.
II. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm về Tính từ ngắn có quy tắc.
 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo các dạng thức so sánh của các Tính từ ngắn có quy tắc .
 3. Hướng dẫn học sinh sử dụng các dạng thức so sánh của các Tính từ ngắn có quy tắc .
 4. Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập ngữ pháp áp dụng cho các dạng thức so sánh của các Tính từ ngắn có quy tắc.
III. Kết quả.
IV. Những hạn chế của đề tài.
V. Bài học kinh nghiệm và những điều kiện để áp dụng đề tài.
 C. Kết luận và kiến nghị.
A. đặt vấn đề
Ngày nay, việc dạy và học học tiếng Anh theo phương pháp mới, phương pháp tích cực được thực hiện triệt để trong mọi môi trường giáo dục. Có thể nói, tiếng Anh là môn học đi đầu trong việc đổi mới phương pháp.Với mục đích là giúp cho người học có được kĩ năng giao tiếp tốt nhất và cũng để cho kết quả của các kì thi được cao hơn. Nhưng muốn làm được điều đó thì người học phải có được kiến thức ngôn ngữ phong phú, vững vàng, chỉ có vậy họ mơi tự tin sử dụng ngôn ngữ mình đang có. Ví như họ muốn miêu tả đặc điểm của nhiều người với nhau, miêu tả nhiều vật có những đặc điểm khác nhau: Về hình thức, khối lượng, trọng lượng và màu sắc .... thậm chí cả đặc điểm về thời gian, về khoảng cách....vậy làm thế nào để người học làm tốt được điều này, có lẽ đây cũng chính là điều tôi trăn trở, rút kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy môn tiếng Anh và cũng là lí do để tôi chọn sáng kiến về việc " Dạy các dạng thức so sánh của các Tính từ ngắn có quy tắc trong môn tiếng Anh 6 ".
Ngày nay, chúng ta đang thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo cho các hoạt động học. Chỉ có thế, học sinh mới có điều kiện và cơ hội luyện tập nhiều trong suốt quá trình bài học và có thể nắm kiến thức một cách đầy đủ, rõ ràng và chỉ có vậy các em mới tự tin trong giao tiếp. 
Để đáp ứng điều này, hầu hết chúng ta, những người đứng lớp đều có ý thức tốt trong việc vận dụng thực tiễn giảng dạy, nhưng đã có kết quả cao chưa thì đó vẫn là một câu hỏi lớn cần được giải đáp thích đáng. Rằng mỗi chúng ta phải chuẩn bị những gì cho giờ dạy, cho từng bước lên lớp, đồng nghĩa với việc học sinh cần làm gì trong mỗi bước dạy đó để đạt hiệu quả cao nhất đáp ứng mục tiêu bài học. Có lẽ, đây cũng là cơ sở để tôi quyết định đi tơi nghiên cứu và viết sáng kiến này. Tôi cũng không tham vọng nhiều mà chỉ mong giải quyết phần lớn những bức xúc trên, những điều không chỉ mình tôi trăn trở.
Với lí do trên, tôi chỉ giới hạn đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 6, đang học tập với phương pháp đổi mới theo hướng tích cực đối với phân môn tiếng Anh 6. Tuy nhiên vơi hướng đi này, đề tài có thể vận dụng được cho việc dạy các dạng thức so sánh các tính từ ở các bậc học cao hơn đặc biệt là lớp 7 và 8. Nhưng do giới hạn của đề tài chỉ áp dụng với "Các dạng thức so sánh của các Tính từ ngắn có quy tắc", nên tôi xin phép không đi sâu hơn ngoài phạm vi kể trên. 
Và một điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sáng kiến chỉ đề cập chủ yếu đến các giải pháp hợp lí, tối ưu, đảm bảo tính khoa học để áp dụng cho các tiết học về các tính từ kể trên chứ không phải là tiến trình của một bài học có các tính từ đó. Vì vậy trong quá trình thực hiện đề tài, không nhất thiết phải sử dụng tất cả các kĩ thuật trong một tiết dạy mà ta có thể lựa chọn nhiều trong số chúng sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của chúng ta.
Để thực hiện tốt đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
Điều tra:
 Tôi đã điều tra chương trình tiếng Anh 6, tình hình dạy và học tiếng Anh 6. Bên cạnh đó, tôi còn điều tra mức độ tiếp thu của học sinh khi học những bài học về các dạng thức so sánh của các Tính từ ngắn có quy tắc. Tôi đã phỏng vấn và kiểm tra lại một số học sinh về vấn đề này, thì có tới 60% các em chưa phân biệt được rõ các dạng thức so sánh các Tính từ ngắn có quy tắc, chưa sử dụng chúng trong giao tiếp cũng như trong các bài tập ngữ pháp tương ứng. Kể cả các em học tốt cũng không mấy tự tin khi sử dụng những tính từ dạng này.
Thu thập tài liệu:
 Việc thu thập tài liệu cũng là một vấn đề rất quan trọng, nó liên quan đến nhiều bước trong quá trình dạy học, đó chính là các tư liệu liên quan đến các tính từ ngắn có quy tắc như các tranh ảnh minh hoạ, vật thật và các tư liệu ngữ pháp khác, thậm chí phải tập vẽ để sử dụng cho một số thao tác nhanh trên lớp, chọn và lập danh sách những học sinh có những hình dạng, kích thước phù hợp với bài dạy...............
 3. Quan sát: Qua dự giờ thăm lớp tôi thấy rằng, nhiều đồng nghiệp chưa giúp học sinh hiểu rõ các dạng thức so sánh của các tính từ, đặc biệt sử dụng chúng trong các tình huống giao tiếp cũng như trong các dạng bài tập áp dụng.
Xuất phát từ những trăn trở trên, tôi quyết định chọn sáng kiến "Dạy các dạng thức so sánh của các Tính từ ngắn có quy tắc trong môn tiếng Anh 6".
B. Giải quyết vấn đề.
I. Mục tiêu chung.
Đề cập đến sáng kiến này, tôi chỉ có mục đích duy nhất là nâng cao chất lượng bài học về "Các dạng thức so sánh của các tính từ ngắn có quy tắc". Tuy nhiên, để đạt mục tiêu trên, học sinh phải hiểu rõ thế nào là tính từ ngắn có quy tắc, cấu tạo, cách dùng và một số bài tập ngữ pháp áp dụng tương ứng.
Nói đến các dạng thức so sánh của các tính từ là nói đến cả hai vấn đề từ vựng và ngữ pháp, bởi nó cũng là một mảng ngữ pháp lớn trong các tài liệu ngữ pháp,và được nhắc đến không chỉ ở sách giáo khoa lớp 6 mà còn có cả trong chương trình sách lớp 7 và 8.....; nhưng nó có tính nâng cao và mở rộng hơn, lượng bài tập áp dụng đa dạng và phong phú hơn. Chính vì vậy, trong các hoạt động học tập của học sinh, cần phải giúp các em phân biệt rõ các dạng thức so sánh của các tính từ ngắn có quy tắc; đồng thời học sinh cũng phải nắm được mẫu câu căn bản của loại hình này và vận dụng chúng một cách hợp lí vào các tình huống giao tiếp cũng như một số dạng bài tập ngữ pháp tiêu biểu.
Ii. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu suất giờ dạy. 
1/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm về tính từ ngắn có quy tắc.
- Mục tiêu của phần này là giúp học sinh phân biệt được thế nào là tính từ ngắn và có mấy loại tính từ ngắn.
- Bằng phương pháp tích hợp, tôi giúp học sinh ôn lại các tính từ đã học, trong đó có cả tính từ ngắn và dài, quy tắc và bất quy tắc, ở đây tôi dùng kĩ thuật NETWORKS cho học sinh thảo luận nhóm để tìm ra tất cả những tính từ mà các em tích luỹ được từ những bài học trước, trong khoảng thời gian nhất định. Sau đó chỉ cho các em thấy sự xuất hiện các âm tiết trong các tính từ tiêu biểu mà tôi chọn ra, đó chính là những tính từ vừa đảm bảo điều kiện ngắn, vừa đảm bảo tính quy tắc, đặc biệt là sự phù hợp với các giáo cụ trực quan mà tôi đã chuẩn bị.
Tôi chỉ cho học sinh thấy tính từ ngắn là những tính từ thường có một âm tiết. Ví dụ như: hot, cold, cheap, tall......Đồng thời tôi cũng chỉ ra cho các em thấy được một số tính từ có 2 âm tiết nhưng vẫn được coi là ngắn, đó là những tính từ kết thúc bằng đuôi "-Y" nhưng trước đó là phụ âm. Ví dụ như: easy, busy, happy, pretty..... (ở đây tôi không đưa ra các trường hợp khác vì giới hạn của chương trình SGK lớp 6). Thực chất đây là phần mở rộng kiến thức, giúp học sinh hiểu thêm để áp dụng cho những bài tập mở rộng sau này. 
expensive
 big
- Eg.
small
 hot
cold
Adjectives
tall
easy
happy
good
late
- Sau khi học sinh thảo luận, đưa ra kết quả, tôi nhận xét, bổ sung và đưa ra NETWORKS như trên và yêu cầu học sinh chỉ ra những tính từ dài và tính từ ngắn.( ở đây học sinh có thể nhầm giưa các tính từ ngắn một âm tiết với tính từ ngắn hai âm tiết như : happy, easy...) nhưng tôi sẽ sửa và nhấn mạnh thêm cho các em điểm này và bổ sung thêm cho các em với những từ khác cùng loại như: pretty, busy, noisy, empty, hungy...Đồng thời nhóm luôn các tính từ ngắn( ngoại trừ tính từ "good" là một trong số ít tính từ bất quy tắc chúng ta đã học, dạng thức so sánh của nó sẽ được tìm hiểu trong các chương trình lớp 7 và 8...).
Các tính từ ngắn có quy tắc( có bổ sung ), cụ thể là: small, tall, cold, thin, big, hot, late, wide, large....Và tôi cũng đã sử dụng chính các tính từ này để đặt vấn đề, dẫn dắt cho các hoạt động tiếp theo.
Đây là bước chứa đựng cả tính từ ngắn, tính từ dài; cả tính từ quy tắc, bất quy tắc do đó tôi có thể đặt nó trong phần WARM UP của tiết dạy và chính vì vậy giải pháp này được vận dụng không chỉ cho chương trình tiếng Anh lớp 6. Đây cũng là một ưu điểm của kĩ thuật này nói riêng và bước này nói chung.
2/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo các dạng thức so sánh của các tính từ ngắn có quy tắc .
- Mục tiêu cần đạt của phần này là học sinh phải phân biệt được cấu tạo của các dạng thức so sánh của các tính từ ngắn có quy tắc, tương ứng với bốn quy tắc của nó, đồng thời luyện tập nó như những từ vựng thông thường. 
- Đồng thời học sinh cũng nắm được hai dạng thức so sánh căn bản của các tính từ nói chung và tính từ ngắn có quy tắc nói riêng. Đó là : Dạng thức so sánh hơn và dạng thức so sánh hơn nhất.
- Kĩ thuật được sử dụng chủ yếu ở đây là trực quan sinh động, phương tiện được dùng là những bức tranh vẽ về con người, cây cối hoặc các động vật có đặc điểm kích thước, trọng lượng khác nhau; một số loại quả có hình thức to nhỏ khác nhau, thậm chí tôi còn phải vẽ thêm một số hình phác hoạ đơn giản mà không kiếm được phương tiện trực quan bên ngoài, thêm vào đó tôi còn phải sắp xếp, chọn một số em học sinh có hình dạng béo gầy, to nhỏ, cao thấp khác nhau, cho các em ngồi gần một chỗ để tiện cho việc luyện tập, mục đích là để các em quan sát đặc điểm một cách rõ nét, Ngoài ra tôi đã dùng các thẻ từ cho các tính từ trừu tượng( Ví dụ như tính từ: large, long, cold, hot...). Mục đích của việc sử dụng phong phú loại hình trực quan như vậy là vì tôi muốn tạo màu sắc, không khí và sự hấp dẫn cho bài học.
Tất cả những chuẩn bị này, tôi còn sử dụng cho các bước hoạt động tiếp theo, đặc biệt là bước 3.
- ở bước này , sau khi giới thiệu tất cả các tính từ, cả ở dạng nguyên và hai dạng so sánh một cách có chủ định theo đặc điểm của tranh, tôi đã cho học sinh nhóm tất cả các tính từ vừa giới thiệu thành các dạng so sánh riêng biệt. Để làm tốt điều này, tôi đã cho các em thảo luận và hoàn thiện được một bảng theo 4 loại tính từ ngắn có quy tắc trong dạng thức so sánh của chúng; tương ứng với 3 dạng thức của tính từ: Dạng nguyên, dạng so sánh hơn và dạng so sánh hơn nhất. 
Theo giới hạn của đề tài, tôi cũng muốn được nhấn ... :	( Sử dụng vật thật trong lớp)	
The desk is wider than the table.
	The board is wider than the desk.
	The board is the widest of them.
Easy:	( Sử dụng thẻ các phép tính đơn giản như trên)
	B is easier than A.
	C is easier than B.
	C is the easiest of them.
Thin:	( Sử dụng tranh vẽ hình ba người gầy như trên)
	B is thinner than A.
	C is thinner than B.
	C is the thinnest of them.
* Tiếp theo tôi cho học sinh tự nói với người và vật trong lớp. Phần này tôi cho phép các em sử dụng tất cả những tính từ mà các em tích luỹ được.
Có thể nói đây là bước thực hành mà tôi đã áp dụng rộng rãi và phong phú nhất, không chỉ cho học sinh lớp 6 mà cho mọi đối tượng học sinh khi luyện nói với các mẫu câu có các dạng thức so sánh của tính từ nói chung và tính từ ngắn có quy tắc nói riêng. Và tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, với giải pháp này ta cũng nên đưa vào phần luyện tập tiếp theo của tiết dạy.
4/ Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập ngữ pháp áp dụng các dạng thức so sánh của các tính từ ngắn có quy tắc .
	-Mục tiêu chủ yếu của phần: Giúp các em củng cố kiến thức, ngữ liệu vừa học . Đồng thời giúp các em làm quen và thực hành các bài tập ngữ pháp mở rộng cho các tính từ loại này.
	- Bước này, tôi giới thiệu cho các em thấy một số dạng bài tập ngữ pháp liên quan đến loại tính từ này như: Trắc nghiệm,Viết tiếp câu, Viết lại các câu mang nghĩa tương tự, Chia từ trong ngoặc, Viết lại câu với từ gợi ý, Sắp xếp câu....... đồng thời đưa ra hai dạng phù hợp để các em luyện tập: "Viết câu với từ gợi ý" và "Trắc nghiệm".
	+ Mục đích chính của dạng bài viết câu là giúp các em củng cố mẫu câu vừa học.
	+ Mục đích chính của dạng bài trắc nghiệm là để các em luyện tập củng cố các dạng tính từ kể trên.
	Cả hai dạng bài tập này đều được bổ sung một số tính từ các em đã học ở các bài trước, chưa được giới thiệu ở những phần trên.
	- Phương tiện tôi sử dụng cho bước này là bảng phụ ( khoảng bẩy đến tám câu cho mỗi phần ), cho học sinh thời gian khoảng 2 phút mỗi phần và gọi các em lần lượt lên làm.
	- Trong khi sửa, tôi chú ý hỏi lại học sinh xem kết quả mà các em vừa thực hiện rơi vào dạng thức nào của bài học: Cấu tạo từ hay mẫu câu, nếu cấu tạo từ tôi yêu cầu các em chỉ rõ nó rơi vào quy tắc nào trong số bốn quy tắc trên, còn mẫu câu thì rơi vào mẫu câu nào và biểu hiện của nó. Đồng thời yêu cầu các em gạch chân vào những biểu hiện đó.
	* Dưới đây là những bài tập tôi đã đưa ra và kết quả các em đã thực hiện được:
`	- Dạng bài viết câu với từ gợi ý:
	1. The winter/ cold/ in the year.
(Tính từ theo quy tắc 1(Q 1), dạng so sánh hơn nhất) 
	The winter is the coldest in the year.
	2. I/ fat/ than/ father.
(Tính từ theo quy tắc 2(Q 2), dạng so sánh hơn)
	I am fatter than my father.
	3. Grandfather/ old / in the family. 
(Tính từ theo quy tắc 1, dạng so sánh hơn nhất)
	My grandfather is the oldest in the family.
	4. The field of my family/ large/ than/ yours.
( Tính từ theo quy tắc 3 (Q 3) dạng so sánh hơn)
	The field of my family is larger than yours.
	5. HCMC/ the/ big/ Việt Nam.
(Tính từ theo quy tắc 2, dạng so sánh hơn nhất)
	HCMC is the biggest in Việt Nam.
	6. Hà Nội / noisy/ than/ Hải Dương.
(Tính từ theo quy tắc 4(Q 4) , dạng so sánh hơn.
	Hà Nội is noisier than Hải Dương.
	7. He/ strong/ of us. 
(Tính từ theo quy tắc 1, dạng so sánh hơn nhất)
	He is the strongest of us.
- Dạng bài trắc nghiệm:
	1. HCMC is............... than Ha Noi.( Phân biệt tính từ Q4, dạng so sánh hơn)
	a. busy b. busyer c. busier 
	2. Lan is ............... than I. (Phân biệt tính từ Q2, dạng so sánh hơn)
	a. thiner b. thinnest c. thinner 
	3. My shirt is the................( Phân biệt tính từ Q3, dạng so sánh hơn nhất)
	a. the white b. whiter c. whitest
	4. Autumn is ................ than winter. ( Phân biệt tính từ Q1, dạng so sánh hơn)
	a. warmer b. warmmer c. the warmest 
	5. He is .................... of us. ( Phân biệt tính từ Q4, dạng so sánh hơn nhất)
	a. the heavy b. the heavyest d. the heaviest
	6. we are .....................than they ( Phân biệt tính từ Q1, dạng so sánh hơn)
	a. young b. younger c. the youngest
	7. She is the............in my class. ( Phân biệt tính từ Q1, dạng so sánh hơn nhất)
	a. weaker b. weakker c. the weakest 
	Như vậy có thể nói, đây là bước được áp dụng rất phong phú cho nhiều dạng bài tập khác nhau từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp cho nên việc chọn một dạng nào đó phù hợp cho từng bậc học là một điều hoàn toàn có thể. Chính vì thế bước này cũng có thể áp dụng rộng rãi cho mọi bài học có liên quan đến các dạng thức so sánh của tính từ nói chung chứ không chỉ dừng lại ở các tính từ ngắn có quy tắc lớp 6. Và cần chú ý rằng, với giải pháp này ta nên đưa vào phần củng cố của tiết dạy.
III. Kết quả:
Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng sáng kiến này, tôi thấy rằng hiệu quả giờ dạy cao hơn hẳn so với cách dạy thông thường, đặc biệt cách sắp xếp hợp lí, khoa học trong từng phần, trong từng bước dạy. Qua đó học sinh vừa hiểu rõ và vừa vận dụng tốt trong hoạt động nói cũng như quá trình giao tiếp, đặc biệt là việc áp dụng cho các bài tập ngữ pháp. 
Kết quả này không chỉ thấy rõ ở các bài học lớp 6 mà nó còn là kết quả của tất cả các bài học có liên quan đến các dạng thức so sánh của tính từ nói chung và "Các dạng thức so sánh của các tính từ ngắn có quy tắc" nói riêng. Đặc biệt là chương trình lớp 7 và 8 là hai chương trình mà phần tính từ so sánh được đưa vào tương đối phong phú, sâu rộng và nâng cao.
Như vậy chỉ cần vận dụng khéo léo, linh hoạt và có chon lọc thì đề tài này không chỉ được vận dụng với chương trình lớp 6 mà còn được vận dụng một cách rộng rãi trong quá trình dạy tiếng anh với các dạng thức so sánh của cac tính từ ở mọi cấp học.
Chính vì vậy, trong quá trình tích luỹ kinh nghiệm, áp dụng sáng kiến, tôi không chỉ nhận được kết quả như ý đói với khối 6 mà khối 7 và 8 cũng có kết quả rất khả quan.
* Điều tra cụ thể như sau:
Trước khi vận dụng đề tài
Sau khi vận dụng đề tài
- Chất lượng đại trà: 40%
- Chất lượng khá giỏi: 20%
- Chất lượng đại trà: 70%
- Chất lượng khá giỏi: 30%
- Khoảng 90% hào hứng, hăng say tham gia tiết học.
IV. Một số hạn chế khi thực hiện sáng kiến.
 	- Về phía thầy, có khó khăn trong việc sắp xếp thời gian ở từng phần sao cho hợp lí tránh rơi vào tình trạng giải thích ngữ pháp mà học sinh ít được luyện nói. Thêm vào đó là việc thao tác đồ dùng trực quan, vì đây là dạng bài có sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa từ vựng với việc thực hành mẫu câu tất cả đều cần đến cùng một loại phương tiện trực quan cho mỗi loại tính từ và mỗi mẫu câu. Cho nên giáo viên rất dễ bị rối, dẫn đến nhầm lẫn, làm ảnh hưởng đến tiến trình giờ học, làm giảm hứng thú hoạt động của học sinh .
- Về phía trò, đây là chương trình đầu tiên nên mọi kiến thức đều rất mới mẻ, nhất là kiến thức thuộc loại này. Có thể nói , nó mới cả về hình thức từ, khái niệm lẫn cách dùng. Cho nên học sinh dễ rơi vào tình trạng sợ, ngại và mất tự tin trong việc nắm bắt kiến thức cũng như sử dụng chúng trong giao tiếp. Có lẽ, đây cũng là một trong những khó khăn mà giáo viên cần phải sử lí và khéo léo tháo gỡ.
- Một điều không kém phần quan trọng, có thể nói đây chính là cái hồn của một giờ học áp dụng theo phương pháp mới, phương pháp dạy học tích cực, đó chính là phương tiện sử dụng cho bài học này. Chúng được sử dụng tương đối nhiều và phong phú kể cả vật thật, tranh ảnh, thậm chí con người... có cái dễ kiếm, có cái khó kiếm, có cái dễ làm nhưng cũng có những cái không dễ tạo ra...Cho nên đây cũng là một khó khăn cần được khắc phục đến mức tối thiểu trong quá trình thực hiện giờ dạy.
V. Bài học kinh nghiệm.
	Muốn áp dụng tốt sáng kiến trên, về phía giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức cả về chuyên môn và nghiệp vụ, phải thường xuyên dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm từ phía đồng nghiệp và vận dụng triệt để những phương pháp mới trong một bài giảng để tạo ra thói quen, kĩ năng, kĩ xảo thao tác các hoạt động một cách nhuần nhuyễn ở các bài dạy nói chung và bài dạy với các dạng thức so sánh của các tính từ nói riêng, Đặc biệt là việc thao tác đa dạng giáo cụ trực quan, thậm chí giáo viên phải tự tập trước ở nhà.
	Phải có sự chuẩn bị kĩ càng, chu đáo về kiến thức, kế hoạch cũng như phương tiện lên lớp, giúp cho giờ học trở nên nhịp nhàng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, tạo hứng thú và niềm say mê học tập cho các em.
	Về phía học sinh phải hình thành cho các em thói quen học phương pháp mới, có phản xạ để nhanh chóng thích nghi với những cái mới, phải biết tich hợp kiến thức đã học để rút ra cái mới một cách nhanh nhất, chủ động sử dụng nó và sử dụng nó một cách khéo léo trong các tình huống giao tiếp, cũng như trong việc vận dụng chúng trong một số dạng bài tập ngữ pháp tiêu biểu.
C. Kết luận và kiến nghị.
	Tạo cho học sinh khả năng tích hợp kiến thức cũ để phát hiện kiến thức mới, sau đó tự biết vận dụng nó một cách có hiệu quả nhất trong quá trình giao tiếp, cũng như trong việc áp dụng hợp lí kiến thức vào một số dạng bài tập, chính là một trong những điểm đến, là đích mà tôi đã đạt được qua việc nghiên cứu và viết sáng kiến này. Không những rèn cho các em thói quen tự học, tự trau dồi kiến thức; rèn kĩ năng, kĩ xảo sử dụng ngôn ngữ , mà còn tạo hứng thú, niềm say mê tham gia tiết học nói riêng và học bộ môn tiếng Anh nói chung.
	 Để sáng kiến của tôi thực sự phát huy hiệu quả trong thực tế, tôi rất mong có sự đóng góp, rút kinh nghiệm, tạo điều kiện giúp đỡ của đồng nghiệp, để bổ sung cho tôi những gì tôi chưa làm được trong quá trình thực hiện sáng kiến.
	Như chúng ta đã biết, một giờ học đảm bảo như trên thì thường không khí lớp dễ ồn ào trong khi học sinh thực hiện các kĩ năng giao tiếp, nên không tránh khỏi sự ảnh hưởng đến việc học tập của các lớp bên cạnh trong khi chưa có phòng chức năng. Cho nên, tôi rất mong sự thông cảm từ các đồng nghiệp bên cạnh tôi. Và cũng từ lí do này, tôi rất mong nhà trường sớm tham mưu với địa phương để xây dựng thêm các phòng chức năng để chúng tôi dễ dàng thực hiện những tiết học với mục tiêu kể trên.
	Và một điều nữa, tôi muốn kiến nghị ở đây chính là phương tiện, đồ dùng, tranh ảnh dạy học. Tôi rất mong sự cung cấp đầy đủ hơn từ phía công ty thiết bị giáo dục, cũng như các cơ quan chức năng nói chung để trong quá trình thực hiện giờ học tôi dành được nhiều thời gian hơn cho việc thưc hiện tiến trình và tổ chức các hoạt động học, chứ không phải dành quá nhiều thời gian cho việc chuẩn bị thiết bị đồ dùng.
 	Trên đây là những ý kiến cá nhân của tôi, rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi thành công hơn trong quá trình áp dụng thực tiễn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_cac_dang_thuc_so_sanh_cua_cac_tinh.doc