Sáng kiến kinh nghiệm Đôi điều suy nghĩ về việc rèn luyện kỹ năng và phương pháp tự đọc trong giờ học Toán

Sáng kiến kinh nghiệm Đôi điều suy nghĩ về việc rèn luyện kỹ năng và phương pháp tự đọc trong giờ học Toán

1. SỰ CẦN THIẾT:

 Giáo dục toàn diện cho học sinh trong xu thế hội nhập. TS.Nguyễn Thị Bích Hồng đã viết về kỹ năng sống( âm nhạc, hội họa, ngoại ngữ, ) là nhằm giúp học sinh không chỉ học chữ mà cần có một nhân cách con người văn thể mĩ để có lối sống thân thiện, chân thật, bao dung hơn. Giáo dục hiện nay, thầy thay đổi cách dạy, trò thay đổi cách học, song hành vấn đề này, kỹ năng tự đọc hết sức cần thiết đối với tất cả các bộ môn KHXH và nhân văn, KHTN và kỹ thuật nói chung. Môn toán nói riêng việc tự đọc phải hết sức chú trọng, đây chính là con đường đi vào khám phá các suy nghĩ toán học. Chính vì thế khi dạy toán cần bồi dưỡng, rèn luyện cho học sinh năng lực tự đọc, kỹ năng đọc để có tính tư duy, phân tích độc lập logic.

 

doc 5 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đôi điều suy nghĩ về việc rèn luyện kỹ năng và phương pháp tự đọc trong giờ học Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIỆC
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỰ ĐỌC TRONG GIỜ HỌC TOÁN.
SỰ CẦN THIẾT:
 Giáo dục toàn diện cho học sinh trong xu thế hội nhập. TS.Nguyễn Thị Bích Hồng đã viết về kỹ năng sống( âm nhạc, hội họa, ngoại ngữ,) là nhằm giúp học sinh không chỉ học chữ mà cần có một nhân cách con người văn thể mĩ để có lối sống thân thiện, chân thật, bao dung hơn. Giáo dục hiện nay, thầy thay đổi cách dạy, trò thay đổi cách học, song hành vấn đề này, kỹ năng tự đọc hết sức cần thiết đối với tất cả các bộ môn KHXH và nhân văn, KHTN và kỹ thuật nói chung. Môn toán nói riêng việc tự đọc phải hết sức chú trọng, đây chính là con đường đi vào khám phá các suy nghĩ toán học. Chính vì thế khi dạy toán cần bồi dưỡng, rèn luyện cho học sinh năng lực tự đọc, kỹ năng đọc để có tính tư duy, phân tích độc lập logic.
2.MỘT SỐ SUY NGHĨ:
 Quá trình dạy học chỉ đạt được hiệu quả cao khi phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, học sinh là chủ thể của nhận thức, chủ động tìm tòi, phát huy tri thức mới. Theo nhà giáo ưu tú Đặng Đình Đại đã thống kê: Tri thức chiếm 15, kỹ năng chiếm 85. Do đó cần tạo những tình huống học tập hấp dẫn, vừa sức để học sinh phát huy được khả năng của mình trong quá trịnh tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó giáo viên cần tạo ra môi trường giao tiếp thuận lợi giữa thầy và trò, giữa trò và thầy thông qua việc tổ chức và điều khiển các hoạt động dạy học trong đó có hoạt động học sinh tự đọc, để có thể xây dựng một tình huống đòi hỏi học sinh phán đoán, dự đoán, thảo luận. Những tình huống đó phải vừa sức học sinh. Nếu một nội dung quá dễ hay quá khó, thiếu cân sức đều không gây được hứng thú trong học tập, nhất là nội dung mà học sinh tự dọcđể nhận thức vấn đề.
 Có nhiều quan niệm khác nhau về tự học , tự đọc, nhưng có thể hiểu tự đọc là một bộ phận của tự học, nên có thể hiểu tự đọc là một quá trình chủ thể nhận thức tự phát hiện cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, là điều kiện thuận lợi tự bổ sung, ôn kiến thức cũ, tự tìm tòi, sáng tạo, phát hiện ra tri thức mới.
 Ta đã biết con người chỉ tư duy tích cực khi có nhu cầu, hoạt động học tập chỉ đạt kết quă cao khi chủ thể nhận thức tự giác và tích cực. Thực tế cho ta thấy, nếu học sinh học tập thụ động theo kiểu nhồi nhét kiến thức, không có thói quen tự đọc, tự hiểu ra vấn đề của một nội dung nào đó thì làm sao có thói quen suy nghĩ độc lập nên kiến thức đó sẽ nhanh chóng bị lãng quên.
 Thực tế cũng cho thấy nội lực tự học tìm ẩn trong từng người học là rất lớn. Vấn đề là ở chỗ tìm cách khơi dậy nó. Dạy là ngoại lực đối với người học, còn tự học, tự đọc là nội lực của người học. Nếu hai cái đó cộng hưởng sẽ có kết quả tốt.
 Theo nhiều tài liệu cho biết:” Kết quả của quá trình giáo dục sẽ đạt kết quả cao hơn nếu quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào tạo , quá trình giáo dục được biến thành quá trình tự giáo dục”.
 Tự đọc là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, giúp học sinh tiếp thu kiến thức, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề.
 Chẳng hạn cho học sinh tự đọc bài giải phương trình
 Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt
 .
 Tếp theo sau đó cho học sinh giải phương trình: .
 Kết quả cho thấy học sinh nào có khả năng tự đọc tốt thì việc tái taọ kiến thức khá đầy đủ và chính xác của việc giải phương trình này, hơn nữa học sinh đó nhớ phương pháp giải lâu bền.
 Qua mỗi phần tự đọc của học sinh, giáo viên phải tổng kết và giúp học sinh về phương pháp tự đọc nội dung đó.
 Giáo viên phải xây dựng tình huống để học sinh biết cách tự đọc.
 Giáo viên phải định hướng tự đọc nội dung này là để làm gì, thông tin cần ghi nhớ là gì.
 Chẳng hạn cho học sinh tự đọc bài giải phương trình trên là để thông hiểu và giải phương trình tương tự, nên đọc chậm rải và suy nghĩ.Nội dung cần ghi nhớ là biến đổi phương trình đã cho sao cho một vế là bình phương của một biểu thức, vế còn lại là một hằng số.
 Thực tế cũng cho thấy:Học sinh A đọc thuộc lòng nội dung X. Học sinh B đọc để hiểu nội dung X. Rồi cho hai học sinh thực hành cùng một bài tập, Học sinh B tái hiện được yêu cầu nội dung, học sinh A lúng túng thiếu tự tin làm sai sót.
 Ở góc độ giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng và phương pháp tự đọc để dẫn đến ham đọc và đọc nhiều. Học giả Nguyễn Hiến Lê nói:”Muốn tự học suốt đời thì phải đọc sách”, nên ta có thể nói tự học là phải biết tự đọc sách.
 Đọc sách là phương tiện cần thiết nhất để đào tạo cho học sinh có một cơ sở vững vàng về nhiều mặt. Vì vậy khi dạy toán ta cần dạy cho học sinh biết cách tự đọc sách để tự nghiên cứu, tìm kiếm thông tin của một phần, một bài , một chương, .
 Những giải pháp:
 - Chọn nội dung của bài, chương để học sinh tự đọc.Việc chọn nội dung này phải đảm bảo yêu cầu vừa sát với tình hình thực tế của học sinh, cần có chiều sâu và chiều rộng nhằm khơi dậy sự suy nghĩ của học sinh.
 - Xác định mục đích đọc nội dung:
+ Đọc để tìm hiểu một vấn đề đang quan tâm.
+ Đọc để bổ sung cho những vấn đang học.
+Đọc để trả lời câu hỏi, bài tập theo yêu cầu.
+Đọc để biết nội dung, sự kiện bồi đắp thêm kiến thức cho mình.
+Đọc để tái tạo hay tái hiện một vấn đề nào đó vv.
 Dù có một hay nhiều mục đích của việc đọc, ngay từ đầu người đọc cần xác định rõ mục đích đọc nội dung này để làm gì, có như vậy việc đọc mới đem lại hiệu quả thiết thực.
 -Lập kế hoạch đọc: Trong mỗi bài dạy(giáo án) giáo viên phải lên kế hoạch, đọc nội dung nào, phần nào để có thể tiếp nhận, thông hiểu và vận dụng nó.
 -Lựa chọn cách đọc: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc nội dung đó như: Đọc lướt, đọc nhanh để nắm nội dung cơ bản. Đọc chậm, đọc kĩ để thông hiểu ghi nhớ và vận dụng.
 Cách tự đọc có hiệu quả:
Khi đọc phải có bút, vở ghi chép những điều cần quan tâm. Vì khi đọc có cây bút trên tay thì tư tưởng đễ tập tung, hiểu được điều chủ yếu.
Nhà GD-Nga:XÊ_NHE_CA đã viết:”Thông qua ngòi bút có thể nắm bắt được những điều khi đọc sách, biến nó thành mồ hôi và máu thịt của mình”.
Chẳng hạn cho học sinh tự đọc một bài toán, rồi ghi gt + kl, qua đó kiểm tra được sự lĩnh hội được kiến thức của học sinh và học sinh cũng tự kiểm tra được về mình.
Tư duy khi đọc. Tự đọc là để học, không phải đọc để cho vui, cho biết mà đọc để hiểu để ghi nhớ, để phân tích, tổng hợp và vận dụng nên phải tập trung, tư duy, tìm kiếm những manh mối cơ bản của nội dung đó. Ý nghĩa đằng sau mỗi con chữ rất quan trọng.
Việc đọc được rèn luyện một cách chu đáo, thường xuyên liên tục sẽ nâng cao kĩ năng, kĩ thuật tự đọc và sáng tạo.Tuy nhiên, trong thực tế việc làm này để có hiệu quả không đơn giản chút nào.
Ví đụ: Cho học sinh đọc nội dung của một bài tập, rồi ghi tóm tắt bài tập đó. Có rất ít học sinh làm được điều đó một cách đầy đủ. Qua tập luyện hướng đẫn cho học sinh cách ghi ý chính một vấn đề thật kĩ lưỡng, kết quả lần sau có nâng lên.
3. TÓM LẠI: Một số cần lưu ý, không nên giao cho học sinh đọc nhiều nội dung trong một bài, chương. Hoc sinh càng nhỏ, nội dung tự đọc phải có tính vừa đủ nhất.
 Mỗi học sinh có cách đọc riêng và không có cách đọc tốt nhất cho tất cả. Tuy nhiên vẫn có những kĩ thuật có thể áp dụng chung cho nhiều học sinh như: Định hướng việc đọc, thông tin cần tìm, đọc nhanh phần dễ, đọc chậm phần khó, biết cách xử lí khi gặp thuật ngữ trừu tượng, cách nói hay viết dài dòng, cần kiên trì đọc chậm, đọc nhiều lần, liên tưởng.
 Lập biểu đồ tư duy, khái quát vấn đề trong khi đọc để dễ dàng hiểu ra bản chất vấn đề.
 Nếu ta dạy được cách tự đọc tốt trong quá trình dạy toán sẽ giúp học sinh khai thác,phân tích và sáng tạo trong quá trình tự học, kết quả học tập chắc chắn sẽ tốt hơn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_dieu_suy_nghi_ve_viec_ren_luyen_ky.doc