Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để học sinh thích học Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để học sinh thích học Tiếng Anh

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I/ Lý do chọn đề tài

Ngày nay, trong thời đại mở cửa, đất nước ta đã và đang tiếp cận với nhiều nước khác trên thế giới.Vì thế, tiếng nước ngoài rất cần thiết cho mỗi chúng ta, đặc biệt là Tiếng Anh

Vốn là người Việt Nam, nhưng đối với các em học sinh học Tiếng Việt đã khó, nên học ngọai ngữ lại còn khó hơn.Nó không thể đạt được trong thời gian ngắn mà là một sự phấn đấu lâu dài, kiên trì và bền bỉ của người học.

Chính vì thế, ngoài việc giảng dạy bám sát kiến thức chuẩn của chương trình Tiếng Anh THCS và theo sách giáo khoa, đòi hỏi người giáo viên phải luôn nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp phù hợp nhất, thích hợp nhất với từng địa phương, từng đối tượng để lôi cuốn học sinh yêu thích tiết học tiếng Anh. Có như thế, học sinh mới không cảm thấy nhàm chán mà có sự hứng thú, tham gia tích cực hơn vào tiết học này và tiết học sẽ trôi qua một cách nhẹ nhàng, đồng thời bản thân các em học sinh sẽ tự mình nâng cao chất lượng học tập. Đó chính là lý do tại sao tôi mạnh dạn chọn đề tài “Làm thế nào để học sinh thích học Tiếng Anh”.

 

doc 21 trang Người đăng phuongthanh95 Ngày đăng 13/07/2022 Lượt xem 233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để học sinh thích học Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :...........................................................trang 01
 I. Lý do chọn đề tài 
	 II. Mục đích nghiên cứu
 III. Đối tượng nghiên cứu
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
I. Cơ sở lý luận  ..trang 02
II. Thực trạng 	........trang 02- 03
 III. Giải pháp thay thế trang 03 – 10
 Bảng tổng hợp kết quả và điểu tra...........................trang 11
C. KẾT LUẬN 
	I. Bài học kinh nghiệmtrang 12
	II. Ý kiến đề xuất ..trang 12-13
ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong thời đại mở cửa, đất nước ta đã và đang tiếp cận với nhiều nước khác trên thế giới.Vì thế, tiếng nước ngoài rất cần thiết cho mỗi chúng ta, đặc biệt là Tiếng Anh
Vốn là người Việt Nam, nhưng đối với các em học sinh học Tiếng Việt đã khó, nên học ngọai ngữ lại còn khó hơn.Nó không thể đạt được trong thời gian ngắn mà là một sự phấn đấu lâu dài, kiên trì và bền bỉ của người học. 
Chính vì thế, ngoài việc giảng dạy bám sát kiến thức chuẩn của chương trình Tiếng Anh THCS và theo sách giáo khoa, đòi hỏi người giáo viên phải luôn nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp phù hợp nhất, thích hợp nhất với từng địa phương, từng đối tượng để lôi cuốn học sinh yêu thích tiết học tiếng Anh. Có như thế, học sinh mới không cảm thấy nhàm chán mà có sự hứng thú, tham gia tích cực hơn vào tiết học này và tiết học sẽ trôi qua một cách nhẹ nhàng, đồng thời bản thân các em học sinh sẽ tự mình nâng cao chất lượng học tập. Đó chính là lý do tại sao tôi mạnh dạn chọn đề tài “Làm thế nào để học sinh thích học Tiếng Anh”.
II/ Mục đích nghiên cứu
Giúp các em học sinh hiểu được sự cần thiết và tầm quan trọng của Tiếng Anh, tạo sự hứng thú thích học môn Tiếng Anh đồng thời phát huy tính tích cực của học sinh, giúp các em tự giác chủ động và sáng tạo, chiếm lĩnh làm chủ kiến thức với phương châm “Học thật, kiểm tra thật, chất lượng thật”
III/ Đối tượng nghiên cứu
Các tiết học Tiếng Anh tại trường THCS Đắk Drô
Khách thể :Học sinh Trường THCS Đắk Drô
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Như chúng ta đã biết, năm học 2011-2012 là năm học thứ s toàn ngành giáo dục ta thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ở trường trung học cơ sở giáo viên dạy học sinh các môn học khác nhau trên cơ sở trang bị cho học sinh hệ thống những kỹ năng , kỹ xảo cần thiết, nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có kỹ năng thực hành, năng động và sáng tạo 
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh một nền tảng tri thức vững chắc để các em tự tin bước vào cuộc sống , tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. 
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu:“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
II/ THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn: các loại sách tham khảo, bộ tranh Tiếng Anh 6-7-8-9, máy cassette 
 - Chính quyền địa phương và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường luôn hỗ trợ giáo viên trong quá trình công tác.
 - Bản thân giáo viên bộ môn luôn nhận được sự hỗ trợ từ các giáo viên cùng tổ chuyên môn và các đồng nghiệp.
 - Phần lớn phụ huynh học sinh luôn quan tâm và tạo điều kiện để con em mình học tập.
Khó khăn
 - Do địa bàn xã Đắk Drô xa trung tâm Kinh tế- Văn hoá- Xã hội của thị xã Gia Nghĩa .Nhất là ở môi trường ít khi tiếp xúc với khách nước ngoài các em ít có điều kiện để giao tiếp bằng tiếng Anh nên các em ngại giao tiếp, trao đổi nhau bằng tiếng Anh ngoài giờ học.
 - Hoàn cảnh kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng kinh tế mới đời sống của đại bộ phận nhân dân làm nông, nhiều gia đình khó khăn, một số học sinh còn phải tham gia cùng gia đình làm kinh tế hoặc cha mẹ lo làm kinh tế nên không có thời gian học bài, làm bài ở nhà 
 - Nhiều học sinh cảm thấy Tiếng Anh là một môn học khó, chưa thật sự đam mê và có hứng thú trong các tiết Tiếng Anh.Về phía phụ huynh, cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà bởi môn Tiếng Anh là tiếng nước ngoài, không phải phụ huynh nào cũng biết. 
- Đa số các học sinh đều có hoàn cảnh khó khăn, đường xá đi lại xa xôi, nhiều thôn buôn cách trường 5-7km nên nhiều em ít có điều kiện đầu tư cho môn học này
- Cơ sở vật chất nhà trường tuy đáp ứng ban đầu, song cơ sở trang thiết bị dạy học và các hoạt động khác còn thiếu
3. Kết quả điểm kiểm tra bộ môn Tiếng Anh năm 2008 - 2009
Năm 
Khối Lớp
Số HS
Giỏi
Khá 
TB 
Yếu kém
Số lớp
Số HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
08-09
9
3
108
/
/
10
9,3
35
32,4
63
58,3
8
3
99
/
/
10
10
45
45
44
45
7
3
103
3
3
10
9,8
40
38,8
50
51,6
6
3
118
6
5,1
25
21,2
52
44,9
35
28,8
* Nguyên nhân dẫn đến chất lượng bộ môn chưa cao là do:
 - Do chưa nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh nên người dân và học sinh chưa quan tâm nhiều đến bộ môn này. Do đó, nhận thức về học môn Tiếng Anh và Tiếng Anh chưa phải là mục tiêu, chưa phải là động lực lớn để phụ huynh, học sinh ham thích và tích cực đầu tư thoả đáng cho môn học này
- Một số học sinh còn xao lãng và ít quan tâm đến việc học Tiếng Anh. 
- Một số giáo viên chưa thật sự đầu tư công sức,sự nhiệt tình cũng như các loại đồ dung dạy học vào trong việc giảng dạy
III/ GIẢI PHÁP THAY THẾ
Trước kia, đa số giáo viên giảng dạy theo phương pháp truyền thống; đó là giáo viên giảng bài học sinh ghi chép và làm bài tập ứng dụng.Sau đó giáo viên sửa sai; nếu học sinh mắc lỗi, giáo viên luôn là người chủ động trên lớp, còn tất cả học sinh chỉ lắng nghe và làm bài là đủ. Như thế, giáo viên sẽ rất mệt mỏi vì phải nói suốt tiết dạy, còn học sinh thì thụ động và không có điều kiện luyện tập, hơn nữa lỗi mà học sinh mắc phải không được chấp nhận và được coi là “phần tử xấu”.Vì thế, các em rất ngại học và nói tiếng Anh và tiết học Tiếng Anh sẽ luôn nặng nề đối với các em học sinh.Là một giáo viên dạy ngoại ngữ, chúng ta phải làm thế nào để học sinh không ngại học và ngày càng trở nên thích thú học tiếng Anh hơn.
Để dạy một tiết Anh văn cho học sinh THCS một cách có hiệu quả và giúp học sinh hứng thú trong tiết học này, chúng ta cần thực hiện những bước sau:
1. Một là, sự chuẩn bị của giáo viên (Teacher’s preparation)
Soạn bài giảng: (lesson plan)
Khi soạn bài chúng ta nên bám sát sách giáo khoa và mở rộng đúng chỗ cần thiết, theo mục đích yêu cầu, nếu mở rộïng tùy tiện sẽ không kịp giờ dạy hoặc sẽ lạc chủ đề và học sinh sẽ khó hiểu, hơn nữa sẽ làm mất tính logic của bài học.
Ví dụ: Unit 13 (English 6) Khi dạy cấu trúc câu:
	What’s the weather like in summer / in spring / in Dak Nong / today?
 Chúng ta dạy học sinh cấu trúc hỏi thời tiết theo mùa, có thể mở rộng hỏi thời tiết ở một vài nơi, thời tiết hôm nay như thế nào, tránh ôm đồm kiến thức dạy thêm: “What’s he / she like?” làm cho học sinh hoang mang không biết hôm nay học về thời tiết hay mô tả người; Vì vậy chúng ta nên xóay sâu trọng tâm bài học ở chỗ nào thật cần thiết. 
- Sử dụng đồ dùng trực quan: (teaching aids)
Giáo viên có thể vẽ một số hình đơn giản, đôi khi những nét phác họa ngộ nghĩnh làm trò cười cho học sinh, nhưng giúp học sinh khắc sâu được kiến thức. 
Ví dụ:
Happy sad laughing crying heavy
Ex: While he was watching TV, the phone rang
Nếu dùng tranh ảnh thì tranh ảnh phải đủ to, rõ, đẹp có màu sắc hài hòa và chứa đựng nội dung cụ thể, rõ rang, gần gũi với thực tế. 
Ngoài ra, giáo viên còn có thể dùng một số đồ vật thật để giảng dạy.Mỗi bài học cần có tranh minh họa, dùng đồ vật thật hoặc cử chỉ – điệu bộ – diễn xuất của giáo viên để gây sự chú ý và hứng thú học cho học sinh.Tôi khuyến khích học sinh tham gia vào việc chuẩn bị đồ dùng dạy học có sự phân công cụ thể cho từng tổ
Ví dụ: Unit 12 (A1)(English 7) Khi dạy từ vựng
 + Cucumber	(n):	dưa chuột 	(real object)
 + papaya	(n): 	đu đủ	(real object)
 + Spinach	(n): 	rau mâm xôi (picture)
 + smell	 (v): 	ngửi 	 (mine)
Các em thấy trước mắt mình những đồ vật thật xung quanh mình; từ đó, các em sẽ thấy gần gũi hơn với ngôn ngữ nước ngoài và cảm thấy tiếng Anh trước mắt mình thật hấp dẫn, mình cần phải học vì nó không có gì xa lạ. 
- Tổ chức và lồng ghép các trò chơi ,các hoạt động nhóm, dạy một số bài hát đơn giản hay cho HS xem một đoạn phim có liên quan đến cấu trúc, từ vựng trong bài để gây hứng thú cho HS trong tiết học.( Có rất nhiều trò chơi, đoạn phim và hoạt động nhóm,ở đây tôi chỉ đưa ra một vài trò chơi ,đoạn phim và hoạt động nhóm)
 * Ví dụ : Unit 4: Read _English 9
 “Hoạt động nhóm theo dạng: Brainstorming”
Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, cả hai nhóm có cùng chung một câu hỏi.Giáo viên giới hạn thời gian nhất định và yêu cầu nhóm nào trả lời đúng và nhiều ý, mỗi ý cho mười điểm.Nhóm nào nhiều điểm hơn thì nhóm đó thắng.
 Do grammar 	
 	Possible answers: 
 + Speak English with friends in class
 How to improve your English?
 + Read English stories
 + Watch English TV
 + Use a dictionary for reading.
 + Do the homework.
 + Learn to sing English songs. 
 + Listen to the English radio program...
 Hoặc theo kỹ thuật “Khăn trải bàn”
Học ngoại ngữ là một quá trình đòi hỏi phải được ôn luyện hàng ngày nên việc củng cố tri thức là vô cùng quan trọng nhằm giúp học sinh ghi nhớ ngữ liệu một cách nhanh chóng và sâu sắc.Đồng thời giáo viên cũng phải có những kỹ năng, kỹ xảo giúp học sinh lấp được chỗ kiến thức hổng, tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém. Nếu làm được điều này thì chất lượng học sinh yếu kém sẽ giảm đi đáng kể .Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có đủ thời gian để tự học ở nhà, và có thời gian đi học phụ đạo, một số học sinh phải tự kiếm tiền để nuôi bản thân và gia đình. 
Vì vậy giáo viên cần có những thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ những ngữ liệu một cách nhanh chóng và sâu sắc ở lớp, khi về nhà các em chỉ cần xem lại là thuộc bài, khắc sâu kiến thức hơn.Sau khi dạy từ vựng hay cấu trúc câu, giáo viên không nên bỏ qua bước kiểm tra ngay sau khi trình bày ngữ liệu (nhiều giáo viên lại bỏ qua  ... : Người giáo viên đóng vai trò quan trọng kích thích học sinh hứng thú thích học Tiếng Anh
Sau khi đưa ra các giải pháp, nhóm nghiên cứu đã đo ý thức, hành vi của HS bằng hệ thống câu hỏi và so sánh kết quả trước và sau tác động bằng tỉ lệ phần trăm (số HS lựa chọn câu trả lời “đồng ý”) để xác định sự tiến bộ trong hành vi học Tiếng Anh 
v Bảng tổng hợp kết quả ý thức và hành vi trong việc học môn Tiếng Anh khối 7 tháng 9 năm 2011 - 2012:
Trong tiết Tiếng Anh
Nhóm HS các lớp A1
Nhóm HS các lớp A2, A3
Trước TĐ
Sau TĐ
Trước TĐ
Sau TĐ
1
Tôi luôn luyện từ để rèn chữ Tiếng Anh và học thuộc từ vựng
80,7%
100%
78%
85%
2
Tôi luôn chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết (bút dạ, chì, tẩy,từ điển..)khi học Tiếng Anh
83,3%
97,6%
67,2%
80%
3.
Tôi luôn chăm chú 
89%
93,2%
47%
56%
4.
Tôi cảm thấy thời gian 45 phút tiết Tiếng Anh dường như ngắn hơn
95%
99,%
48,2%
52,4%
v Bảng thống kê điều tra ở học sinh:
Câu hỏi
Thích
Vừa
Không
Trước TĐ
Sau TĐ
Trước TĐ
Sau TĐ
Trước TĐ
Sau TĐ
1. Các em có thích giao tiếp những câu nói đơn giản bằng Tiếng Anh với người nước ngoài không?
67%
75%
13%
19%
20%
6%
2. Các em có thích học tiết Tiếng Anh không?
69%
81%
15%
17%
16%
2%
Qua bảng thống kê điều tra cho thấy kết quả tác động được thể hiện ở số phần trăm của câu trả lời của học sinh.Trước tác động số phần trăm thấp hơn kết quả phần trăm sau tác động.Như vậy có thể kết luận tác động đã có kết quả và khẳng định giả thuyết đưa ra là đúng
C.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
Tóm lại, để học sinh thích học tiết học Tiếng Anh, đòi hỏi người thầy phải có kiến thức thật phong phú và chính xác, am hiểu về mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, có trình độ hiểu biết về đất nước Việt Nam và nước Anh. Giáo viên phải sưu tầm nhiều chuyện vui mang tính giáo dục, phải có lòng nhiệt tình trong giảng dạy, thương yêu, tôn trọng học sinh.Một khi học sinh xem giáo viên là thần tượng của mình, học sinh sẽ thích được tiếp xúc với giáo viên hơn vì đây là cơ hội tốt nhất để giáo viên phát hiện ra tính tích cực và tiêu cực của học sinh, nhằm để có biện pháp phát huy hay khắc phục kịp thời. Học sinh chỉ thích môn học khi nào các em không còn thấy tiết học là một chuỗi thời gian dài nặng nề.Từ đó các em sẽ siêng năng học hơn, đầu tư nhiều vào bài học, tiếp thu bài một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao trong học tập.
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
² Về phía giáo viên:
- Phải chuẩn bị bài giảng và kiến thức thật khoa học và chính xác, luôn bám sát chuẩn kiến thức, phù hợp với thực tiễn.
- Bản thân không ngừng phấn đấu, tìm tòi học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Phải có tình thương, kỷ cương và trách nhiệm đối với học sinh.
² Về phía học sinh;
Phải tìm hiểu nội dung bài mới trước khi đến lớp.
Chủ động theo dõi bài giảng để tiếp thu kiến thức.
Hoàn thành tất cả các bài tập trên lớp và ở nhà.
Luôn luôn đặt ra câu hỏi trong đầu và trả lời được câu hỏi: “Tại sao lại như thế này mà không như thế kia?”.Ví dụ: trong phần Listen & read – Unit 5- English 9 Tại sao từ read đoạn B trang 41 không đọc là /ri:d/ mà đọc là /re:d/? .
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
² Về phía nhà trường:
Cần cung cấp thêm một số trang thiết bị cho môn Tiếng Anh như: các bộ tranh ảnh của từng đơn vị bài học trong sách giáo khoa và nếu có điều kiện đề nghị cung cấp TV, đầu đĩa, băng hình phòng lab dành riêng cho bộ môn Tiếng Anh
² Về phía giáo viên:
Tích cực hơn trong từng tiết dạy, tạo tiết dạy nhẹ nhàng và thoải mái,
Nên nghiên cứu bài dạy thật kỹ trước khi lên lớp để tuyệt đối không sai kiến thức, hướng dẫn cho học sinh cách tự học ở trường cũng như ở nhà để đat hiệu quả cao.
² Về phía học sinh:
- Xác định đúng động cơ học tập của mình
-Thực hiện đúng các yêu cầu của giáo viên
-Thường xuyên tập luyện những kiến thức đã có.
	 Đắk Drô, ngày 27 tháng 9 năm 2011
	Người thực hiện
 	 Trần Thị Hiền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những vấn đề chung về đổi mới Giáo dục Trung học cơ sở môn tiếng Anh – Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nhà xuất bản Giáo dục).
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở chu kỳ III (2004 – 2007). (Nhà xuất bản Giáo dục)
3. Sách giáo khoa và sách giáo viên Tiếng Anh 6-7-8-9 (Nhà xuất bản Giáo dục).
4. Phương pháp dạy học môn Tiếng Anh (Đại học Huế)
5. Chuẩn kiến thức Tiếng Anh THCS
6. Website 
PHỤ LỤC
I/ KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Kế hoạch bài học: Unit 12: Let’s eat – A. What shall we eat? (1)
Nhũng kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Nhũng kiến thức mới cần hình thành
Các từ vựng thuộc nhóm rau, thịt,củ quả
Nói được sở thích ăn uống với từ “like”
Biết thêm một số từ vựng thuộc nhóm rau,củ, quả,thịt
Hỏi và trả lời về sở thích với cấu trúc “would like”
Làm quen Neither và either
 Week: 19	Date of teaching: 
 Period: 55	Date of preparing: .
 	Lesson 1 : A. WHAT SHALL WE EAT? (1)
Objectives:
- By the end of the lesson, Ss can Identify kinds of food: meat, vegetables, fruit and they can talk about food: like and dislike.
- Listening, reading comprehension,
Language contents:
 1/ Grammar: Review the simple past, present tense 
2/ Vocabulary: pork, cucumber, spinach, pineapple, papaya, durian
Techniques:
Chatting
Slap the board
Networks 
Teaching aids:
Cassette, tape, sub- board, pictures
Procedures:
T’s and activities
Students’ activities
Content
Teaching aids
T has Ss write the networks.
.
T corrects. 
T asks some questions.
 T introduces new lesson.
T asks sts to look at the book on page 114 & 115 to find out new words
T presents new words by using real objects and pictures.
T says in English, and then write each word on the board.
T asks sts to read new words in chorus then in in dividual
T checks Ss’ vocabulary by guiding them to play a game “ Slap the board ”
.
T presents grammar points by giving some examples.
T turns on the tape.
Some pairs practice the dialogue in front of class.
T has Ss read the dialogue in silent .
T corrects and gives keys.
T has Ss match the words in column A with their meanings in column B.
.
T corrects and gives marks for them.
Ss practice in groups
Gives answers : 
Chicken, beef, orange
Ss listen & answer
St’s answer: Yes, I do
I like orange
Listen 
Look at the book & underline new words
look at the real objects and pictures
Ss listen, repeat and then copy down.
- pork (n) 
- cucumber (n) 
- spinach (n) - pineapple (n) 
 - papaya (n) 
- durian (n) 
-(to) smell /smelt
 - (to) hate
- ripe (a) # green (a)
Ss Read aloud
Ss play game in two groups
Ss observe, listen and copy down.
Ss listen/watch
Ss practice in pairs to take the roles.
Ss work in groups to write a list.
Ss Listen & take note
Ss match:
Pineapple - dứa
Grapefruit -nho
Durian - sầu riêng
Strawberry - dâu
Papaya - đu đủ
Longan - nhãn
Watermelon- d.hấu
Mango - xoài
Ss listen
WARM UP: (5ms)
 Networks:
fruit
meat
 Beef chicken orange
 Chatting: 
- Do you often go to the market with your Mom?
- Which fruit / vegetables / meat do you like?
PRESENTATION:(15ms)
 New words:
 - pork (n) 
 - cucumber (n) 
 - spinach (n) 
 - pineapple (n) 
 - papaya (n) 
 - durian (n) 
 - (to) smell / smelt
 - (to) hate
 - ripe (adj) # green (adj)
 Slap the board
 Pictures
 Grammar:
 Neither/ not ... either : (adv)
 Ex: I don’t like pork.
- I don’t like pork , either /I don’t, either .
 - Neither do I. 
 So / too :
Ex: I like pineapple.
 - I like pineapple, too. / I do, too. 
 - So do I .
PRACTICE: (15ms)
 A.1/ Listen and read. Then practice with a partner
 page 114,115
 Dialogues 
Keys:
Hoa and her aunt (They) bought beef, spinach, cucumbers and oranges.
PRODUCTION:(7ms)
 Matching:
A
B
1. pineapple 
2. grapefruit
3. durian
4. strawberry 
5. papaya 
6. longan
7. water- melon
8. mango
a. đu đủ
b. bưởi
c. xoài
d.dứa, khóm
e.dâu
f. nhãn
g.sầu riêng
h. dưa
Picture
Real objects
Pictures real objects
Picture to play game
Paper board
Play the tape or clip on screen 
Paper board
- Consolidation: (2ms) - Retells main points in the lesson
- Homework: (1m)
 - Learn new words and grammar.
 - Do exercises A1, A2 / p.74 in workbook.
 - Prepare : Unit 12 - A2, A4
II/ CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
CÂU 1: Tìm từ không cùng nhóm với từ còn lại
1. a. durian 	b. papaya	c. strawberry	d.beef
2. a. smell	b. green	c. like 	d. hate
3. a. carrot	b. beef	c. fish	d. chicken	
4. a. vegetable stall	b. supermarket	c. fruit stall	d. meat stall
CÂU 2: Chọn đáp án đúng cho câu hỏi
What meat would Hoa like for dinner?
Chicken,beef andport 	b. beef,chicken and fish	c. port, fish and beef
What vegetables would Hoa & aunt like for dinner?
a.peas, spinach, cucumber
b. peas, carrots, spinach
c. peas, cucumber, carrots
	3. What do Hoa and aunt buy at a fruit stall?
	a. Papaya	b. pineapple 	c. orange
III/ BẢNG ĐIỂM LỚP 7A1
Stt
Họ và tên
Điểm KT trước tác động
Điểm KT sau tác động
1
Nguyễn Phúc An
6
8
2
Vũ Thị Vân Anh
7
8
3
Mai Thuý Anh
7
9
4
Nguyễn Quốc Anh
6
7
5
H Bích
5
7
6
Đặng Thị Chinh
7
8
7
Nông Đức Trung
4
6
8
H Del
6
7
9
Phạm Thị Dung
6
7
10
Đinh Duy Dương
8
9
11
Nguyễn Tiến Đạt
6
7
12
Vũ Trọng Đức
7
8
13
Đặng Văn Giang
8
9
14
Vương Thị Hằng
7
8
15
Tô Thị Hằng
7
8
16
Cao Xuân Hùng 
6
7
17
Y Khiêm
4
6
18
Nguyễn Chí Kiên
7
8
19
Phạm Lại Thành Kông
7
9
20
H Lem
5
6
21
Hoàng Thị Lương
7
8
22
Phạm Thị Sao Mai
6
7
23
Nguyễn Thị Mến
7
8
24
H Nim
5
6
25
H Re
3
5
26
Nguyễn Đình Thâm
7
8
27
H Tăm
5
6
28
Phạm Xuân Thạch
5
7
29
Trần Phương Thảo
7
8
30
Phạm Xuân Thạch
6
7
31
Y Thi ơ
4
6
LỜI CẢM ƠN
 Để hoàn thành đề tài này,ngoài sự cố gắng nổ lực của bản thân,tôi còn nhận được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường, các đồng chí, đồng nghiệp.
 Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các đồng chí trong Ban giám hiệu trường, các đồng chí,đồng nghiệp đã giúp đỡ, hướng dẫn giúp tôi trong quá trình công tác cũng như trong quá trình thực hiện đề tài này.
 Vì thời gian công tác chưa lâu,bản thân chưa có nhièu kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi sai sót . Rất mong được sự góp ý bổ sung của các đồng chí trong hội đồng chấm thi để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC KRÔNG NÔ 	 	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐĂK DRÔ @&?
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
1. Cấp đơn vị ( Trường THCS Đắk Drô)
Nhận xét : 
Xếp loại : 
	Chủ tịch hội đồng giám khảo
2. Cấp đơn vị ( Phòng GD & ĐT Krông Nô)
Nhận xét : 
Xếp loại : 
	Chủ tịch hội đồng giám khảo

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_de_hoc_sinh_thich_hoc_tien.doc