A. Đặt vấn đề
I. Lời mở đầu
Ngày nay ngoại ngữ rất quan trọng –nhất là môn tiếng anh.Tiếng Anh không những giup ta tiếp thu nền khoa học kỹ thuụât tiên tiến trên thế giới ;nó còn giúp ta tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại .Ngoài ra nó còn là chiếc cầu nối hoà bình ,hữu nghị của các nước trên thế giới ,giúp cho các dân tộc hiểu nhau hơn,thân thiện hơn .
A. Đặt vấn đề I. Lời mở đầu Ngày nay ngoại ngữ rất quan trọng –nhất là môn tiếng anh.Tiếng Anh không những giup ta tiếp thu nền khoa học kỹ thuụât tiên tiến trên thế giới ;nó còn giúp ta tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại .Ngoài ra nó còn là chiếc cầu nối hoà bình ,hữu nghị của các nước trên thế giới ,giúp cho các dân tộc hiểu nhau hơn,thân thiện hơn . Mục tiêu của giáo dục của chúng ta hiện nay là giáo dục học sinh phát triển toàn diện ,đầy đủ kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội,trong đó ngoại ngữ là môn học quan trọng không thể thiếu được .Đánh gia sự nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của tiếng anh ,sự đổi mới của đất nước ,để hoà nhịp với sự tiến bộ của toàn thế giới .Song việc dạy và học Tiếng Anh lại chưa đạt được kết quả cao như mong muốn .Phần do đội ngũ giáo viên còn trẻ nhiều ,thiếu nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy ,phần do học sinh có nhiều hoàn cảnh khác nhau dẫn đến việc tiếp cận và vận dụng Tiếng Anh chưa tốt Sách giáo khoa mới đã có nhiều thay đổi rõ rệt về nội dung ngôn ngữ và hình thức .Vì vậy để học sinh có thể tiếp cận ngôn ngữ một cách hiệu quả và có thể sử dụng chúng một cách triệt để thì ngay từ khi mới làm quen với môn học này chúng ta cần tạo cho các em sự hứng thú ,say mê môn học ,tạo điều kiện cho các em tham gia vào quá trình tiếp thu ngôn ngữ một cách chủ động và sáng tạo từ đó mới có thể nâng cao được chất lượng đại trà của môn học đặc thù này. II.Thực trạng nghiên cứu 1.Thực trạng : Thực trạng dạy và học Tiếng Anh ở các trường PTCS hiện nay là : +Thuận lợi : -Môn Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng trên thế giới ,nên học sinh và phụ huynh rất quan tâm . -Môn Tiếng Anh được xem là môn học bắt buộc ở các trường phổ thông. -Tài liệu tham khảo nhiều và phong phú . -Trong vài năm gần đây ,do yêu cầu của xã hội và do tiếp xúc nhiều với những thông tin về phương pháp giảng dạy đã có những thay đổi rõ rệt +Khó khăn : Thứ nhất là: Hoà lộc là một xã vùng khó của huyện Hậu Lộc hầu hết dân số sống bằng nghề nông nghiệp, số còn lại sống bằng nghề làm muối và đánh cá. Cuộc sống của những người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn , hơn thế nữa số hộ có trên 3 con lại nhiều, điều kiện học tập của con em chưa tốt , dẫn đến tình trạng số học sinh yếu kém của trường THCS Hoà lộc vẫn chiếm tỷ lệ cao. Qua khảo sát chất lượng nhiều năm gần đây cho thấy số học sinh bị điểm yếu kém khá nhiều tập trung rải rác ở một số môn như : Toán , Lý , Tiếng Anh Nguyên nhân của việc này theo tôi : Thứ nhất là do gia đình chưa quan tâm đúng mực ,chưa tạo điều kiện cho các em học bài và ôn bài ở nhà nhiều; Thứ hai là chương trình sách giáo khoa mới còn khá nặng, kiến thức xã hội cao, dung lượng của một bài khá dài nên rất khó cho học sinh chọn lọc những kiến thức trọng tâm để ghi nhớ sau bài học ấy. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh nhiều năm tôi nhận thấy thường thì các khối lớp được chia thành từng vùng tách biệt để tiện cho việc học tập của học sinh cũng như sự quan tâm của phụ huynh tới con em mình thông qua bạn bè của các em, và cũng vì được phân công dạy một khối trong nhiều năm nên tôi đã nhận ra được rằng học sinh có đặc điểm mang tính chất theo vùng , những học sinh vùng dưới tức là vùng Tam Thắng, Tam Hoà, Hoà ngư, Hoà phúthì khối nào học sinh cũng học tốt hơn học sinh vùng trên như : Xuân Tiến,Bái Trung Thứ hai là: - Học sinh nói tiếng địa phương nhiều dẫn đến việc phát âm Tiếng Anh rất khó Ba là : - Cơ sở vật chất thiếu nhiều ,chưa đáp ứng được yêu cầu của bộ môn . Bốn là: - Học sinh không có điều kiện để giao tiếp nhiều . Cuối cùng là: - Giáo viên chưa có điều kiện để tiếp xúc với người nước ngoài nhằm mở rộng vốn từ . 2.Kết quả của việc nghiên cứu thực trạng : Từ những thực trạng nêu trên tôi đã khảo sát chất lượng đầu năm ở lớp 6A,6B cụ thể như sau : Lớp 6A 38 hs (chủ yếu là Hoà Phú) Giỏi Khá Tbình Yếu/kém Sl % Sl % Sl % Sl % 2 6 20 10 Lớp 6B 40 hs (chủ yếu là Bái Trung ) Giỏi Khá Tbình Yếu/kém Sl % Sl % Sl % Sl % 0 2 18 20 Từ kết quả trên tôi nhận thấy học sinh chưa nắm được bài học một cách chắc chắn, kỹ năng giao tiếp thực hành của các em còn kém , chưa phát huy được vai trò chủ động sáng tạo , tích cực hoạt động của học sinh, do vậy không khí học tập trong lớp buồn tẻ ,thiếu sinh động và kém hấp dẫn học sinh. B. Giải quyết vấn đề Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập . Một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh là phương pháp dạy học , vì vậy để giúp học sinh có được một nền tảng vững chắc trong việc tiếp thu ngôn ngữ người giáo viên phải tổ chức giờ học thật khoa học , lấy học sinh làm trung tâm ,phát huy tính tự giác, tiếp thu bài của các em học sinh. Tiếng Anh đang được xem là ngôn ngữ chung , ngôn ngữ phổ biến trên thế giới ,song việc tiếp nhận nó của người học không phải đơn giản ,mà là hệ thống ngôn ngữ rất phức tạp . Mục tiêu của vịêc dạy và học ngoại ngữ là giúp người học nắm được các phương tiện ngôn ngữ và sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình. Để nâng cao được chất lượng đại trà thì phần giới thiệu ngữ liệu mới đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngữ liệu mới đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ bởi đây có thể là phần giới thiệu nội dung liên quan đến chủ đề bài học , từ vựng ngữ pháp có liên quan đến chủ đề mà học sinh đang quan tâm . Mục dạy có thể là các mẫu lời nói , từ vựng hay ngữ pháp hoặc một nội dung chủ điểm nào đó , thường được giới thiệu thông qua một bài hội thoại hay một bài khoá , hoặc những tình huống có sự hỗ trợ của giáo cụ trực quan . Dạy học theo phương pháp đổi mới không đơn thuần chỉ là việc thầy giải thích nghĩa của từ , giải thích các quy tắc ngữ pháp và các mẫu câu .ở phần này người giáo viên cần làm rõ cách sử dụng của các mẫu câu hoặc từ mới đó trong ngữ cảnh .Chỉ khi được giới thiệu trong ngữ cảnh , nghĩa và cách sử dụng của các ngữ liệu cần dạy mới được làm sáng tỏ . I.Các giải pháp Theo tôi để giúp học sinh tiếp thu cái mới và vận dụng nó một cách có hiệu quả nhất thì mỗi phần học giáo viên phải tìm ra được những đặc trưng khác nhau hay nói cách khác là phương pháp dạy khác nhau. Một điều quan trọng là giáo viên phải trú trọng đến việc Phải làm sao cho học sinh tiếp thu bài học không chỉ nghe qua thụ động mà còn được vận dụng trí óc ,chủ động tham gia vào quá trình hoạt động này qua nhiều hoạt động ngôn ngữ khác nhau. Tôi đã kiểm tra suy nghĩ của mình bằng cách áp dụng vào các bài học ở chương trình tiếng anh lớp 6.Cụ thể như sau: 1.Về phần đọc hiểu Trong chương trình tiếng anh sách giáo khoa mới ở các lớp 6 mục đích của việc dạy đọc hiểu là giúp học sinh nắm được những thông tin chính .Vì vậy cần rèn luyện cho học sinh có khả năng đọc bao quát cả câu,thậm chí nhiều câu chứ không phải từng chữ cái hay từng từ .Muốn dạy một bài đọc có hiệu quả ,giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài để gây hứng thú cho học sinh .ở từng hoạt động một có rất nhiều thủ thuật để dạy một bài đọc hiểu cho học sinh. Ví dụ Dạy bài 9-The boby Phần A1,2;B1,2,3 Dạy phần A1,2 tôi sử dụng một con búp bê cỡ lớn vừa chỉ vào các bộ phận của búp bê tôi vừa đọc lời giới thiệu .Ví dụ chỉ vào đầu búp bê tôi nói: “ This is his head”, chỉ vào mắt tôi nói these are his eyes bằng các đó tôi giới thiệu dễ ràng tất cả từ mới chỉ bộ phận của cơ thể người đồng thời cũng phân biệt được cấu trúc : “ This is ”; “ These are ” Sang phần B- Phần này yêu cầu các em nắm được các từ chỉ màu sắc tôi đã sử dụng nhiều búp bê có nhiều màu sắc khác nhau. Chẳng hạn như có búp bê mắt nâu ,tóc vàng má hồng ,áo đỏ ,quần xanhnhờ đó tôi vừa giới thiệu cho học sinh màu sắc vừa luỵên tập được cấu trúc “what color? ” Ví dụ dạy bài 12 phần A1 Tiếng Anh 6. Dùng tranh to (trên bức tranh vẽ các hoạt động của các nhân vật ) để giới thiệu thì hiện tại tiếp diễn. 2.Về phần nghe -nói Một số phương pháp cụ thể được áp dụng trong việc rèn luyện kỹ năng nghe nói cho học sinh lớp 6. a, Phần nghe : + Đoán trước những điều sắp nghe +Nghe để khẳng định những phỏng đoán của mình vè nội dung đã nghe +Nghe để lấy thông tin cần thiết +Nghe để thực hiện các hoạt động giao tiếp tiếp theo Một trong những kỹ năng cần thiêt khi nghe là khả năng đoán trước được điều sắp nghe .Vì vậy khi cho học sinh luyện nghe ,tôi cho học sinh đoán trước những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định .Có thể tiến hành hoạt động này với bài nghe có cốt truyện hoặc một bài họi thoại Ví dụ :Trong bài nghe A1( unit 6-English 6 ) tôi cho học sinh dừng lại ở một số chỗ để cho học sinh đoán. Hello! My names Thuy (How old is she?-What does she do?) Sau đó cho học sinh nghe tiếp để kiểm tra kết quả các em vừa đoán . Im twelve years old.Im a student. I have a brother,Minh.(How old is he?) He is twenty (học sinh kiểm tra đáp án ) We live in a house near a lake. Our house has a yard (what are there near Thuy’s house?) Học sinh dựa vào bức tranh để đoán ,sau đó tiếp tục cho học sinh nghe và kiểm tra lại những gì mà các em đã đoán . Ví dụ khi dạy unit 7 phần B “town or country” tôi cho học sinh nêu những hiểu biết của mình về sự khác nhau giữa thành phố và nông thôn về thức ăn ,không khí ,kiến trúc..Sau dó cho học sinh nghe ,đọc phần 1 và chọn câu trả lời đúng. B, Rèn luyện kỹ năng nói . Nguyên tắc của viẹc rèn luyện kỹ năng nói là xuất phát từ mục đích giao tiếp để tiến hành rèn luyện kỹ năng nói có chỉ đạo ,đạt được mục đích nâng cao năng lực giao tiếp . Mục đích dạy học ngoại ngữ bồi dươững cho học sinh năng lực vận dụng ngôn ngữ đã học để tiến hành giao tiếp trong phạm vi nhất định . Trọng điểm của việc rèn luyện kỹ năng nói là kỹ năng biểu đạt bằng lời bao gồm năng lực nhanh chóng tổ chức nội dunglời nói , năng lực lựa chọn từ chính xác để đặt câu , năng lực lựa chọn phương thức biểu đạt thích đáng bà năng lực sử dụng ngữ điệu âm thanh một cách khéo léo . Phương pháp rèn luyện kỹ năng nói là phương pháp rèn luyện tổng hợp trong đó nói là chính và có kết hợp nghe trước ,nói sau, đọc trước nói sau , kết hợp nói và viết . Trong quá trình lên lớp , giáo viên nên giảng ít , luyện cho học sinh nói nhiều.Giáo viên cố gắng nói ít tới mức có thể để dành thời gian cơ hội cho cho học sinh nâng cao tần suất nói của học sinh , giúp các em trở thành chủ thể của các hoạt động trên lớp . Quá triình rèn luyện kỹ năng nói trước hết là rèn luyện sao cho mỗi khi giao tiếp bằng lời học sinh phải phát âm chính xác ,đúng ngữ điệu và đạt được sự tự nhiên trôi chảy của lời nói .Từđó các em có thể tự đặt được câu của chính mình . Ví dụ khi học xong cấu trúc There is/are(Unit 6- Place, Section A) học sinh có thể tự đặt câu cho biết gần nhà mình có cái gì : S1:There is a lake near my house. S2: There are tall trees behind my house. Có thể biến đổi từ câu khẳng định sang câu phủ định. Ví dụ: This is my book ->This is not your book. That is my pen ->That is not her pen. Ví dụ tiết 22 –english 8. Mục đích chính của tiết này là dạy cho học sinh cấu trúc “ used to” .Tôi cho học sinh so sánh hai bức tranh ;một bức tranh về cuộc sống ở hiện tại ,một bức là về cuộc sống thời xứa sau đó yêu cầu các em sử dụng cấu trúc “ used to” để nói về quá khứ .Tôi gợi ý bằng cách đặt câu hỏi: A ,where did they (people)live in the past?And now? B,How did they travel/ C,what’s about the electricity? D,what’s about the work ? E,about the children?did they use to go to school? F,what’s about their entertainment? Sau đó cho liên hệ tới bản thân các em What’s about you? Get up? Go to shool? Play sport? Do homework? Help your Mom? Cuối cùng tôi cho học sinh dựa vào từ gợi ý để nói về bản thân các em.Tiết học trôi đi một cách nhẹ nhàng .Học sinh tham gia rất nhiệt tình ,các em không còn mặc cảm với môn học này nữa. C.Kết luận Qua các tiết dạy tôi nhận thấy để nâng cao được chất lượng đại trà thì phần giới thiệu ngữ liệu là rất quan trọng .Phần giới thiệu ngữ liệu nếu được thực hiện tốt thì học sinh càng tiếp thu bài tốt hơn .Muốn đạt được điều đó thì người giáo viên phải xác định được mục tiêu bài học ,xác định được kiến thức nào là chủ đạo để truyền thụ cho học sinh.Bên cạnh đó phải áp dụng các phương pháp , thủ thuật hợp lí với từng loại bài học và khi người thầy thành công trong tíêt dạy thì điều đó mới nắm chắc được kết quả của học sinh đã được nâng cao. Tôi nghĩ rằng quá trình dạy học học là quá trình tự điều chỉnh liên tục ,thường xuyên để ngày càng có những tiết dạy tốt hơn, hiệu quả hơn . Chỉ qua dạy thực tế mới có thể kiểm nghiệm được phương pháp tốt nhất ,phù hợp nhất Sau một thời gian thử nghiệm tại khối lớp 6 mà tôi phụ trách ,qua các kì thi chất lượng do phòng hoặc sở giáo dục ra đề chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt : Lớp 6A 38 hs (chủ yếu là Hoà Phú) Giỏi Khá Tbình Yếu/kém Sl % Sl % Sl % Sl % 4 8 22 4 Lớp 6B 40 hs (chủ yếu là Bái Trung ) Giỏi Khá Tbình Yếu/kém Sl % Sl % Sl % Sl % 2 7 24 7 Bài học kinh nghiệm Từ thực tiễn trên tôi đã rút ra ra được một số điều quan trọng cần thiết để gây hứng thú cho học sinh ,nâng cao chất lượng môn học .Đó là : Đối với thầy : Với phương pháp dạy học mới ,công việc giảng dạy không phải đơn thuàn là việc giải thích nghĩa của từ mới ,giải thích các quy tắc ngữ pháp và các mẫu câu mà giáo viên phải thông qua những tình huống cụ thể hay có sự hỗ trợ của các giáo cụ trực quan,để làm sao học sinh khôngchỉ nghe qua thụ động mà còn vận dụng trí óc ,chủ động tham gia vào các quá trình qua nhiều hoạt động ngôn ngữ khác nhau : khi vào lớp giáo viên phải có tinh thần vui vẻ tạo không khí học tập cho học sinh. xác định mục tiêu bài học(cần khắc sâu những đơn vị kiến thức nào ,học sinh cần đạt được gì sau tiết học.) áp dụng những thủ thuật trò chơi hợp lí vào tờng bài học ,từng đối tượng hcọ sinh. đối với học sinh yếu kém phải nhẹ nhàng khích lệ ,động viên các em,bài học phải vừa với khả năng để các em không thấy e ngại với môn học nữa . Đối với học sinh -yêu cầu học sinh phải học bài cũ trước khi đến lớp để có thể liên hệ kiến thức mới với kiến thức cũ -Học sinh phải chủ động ,tự giác trong học tập không để thầy cô phải nhắc nhở. -Mục đích của việc học ngoại ngữ là có thể giao tiếp trong các tình huống cụ thể ,vì vậy học snh phải mạnh dạn giao tiếp ,không sợ giao tiếp trước đám đông. Trong tiết học Để có một tiết dạy đạt kết quả tốt chúng ta phải chú ý đến từng bước trong mỗi tết họcbởi mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ không phải là biết các hệ thống ngữ âm ,từ vựng ngữ pháp mà là biết sử dụng các hệ thống đó để đạt được mục đích giao tiếp Để có thể phát huy tính tích cực của học sinh và tăng cường số thời gian học sinh được luyện tập trên lớp cần tổ chức nhiều hoạt động của học sinhnhư làm việc tập thể cả lớp ,làm việc theo nhóm ,theo cặp ,trao đổi giao tiếp giữa thầy và trò. Có thể nói một giờ dạy tốt cũng như một bài văn hay.Một bài văn hay không phải chỉ có phần mở bài hay mà phần thân bài và phần kết bài cũng phải tốt đẹp.Một tiết dạy Tiếng Anh có kết quả cũng vậy ;cho dù mục đích của tiết dạy đó là gì đi chăng nữa thì cái cuối cùng mà học sinh nhận được là kiến thức và vận dụng kiến thức một cách có hiệu quả Trong phạm vi bài viết này tôi không có tham vọng giới thiệu nhiều phương pháp ,thủ thuật hay cách thức tiến hành để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh .Những gì tôi trình bày ở trên không tránh khỏi những thiếu xót .Bản thân tôi còn phải học hỏi và điều chỉnh phương pháp trong quá trình dạy học. Là giáo viên còn trẻ kinh nghiệm còn ít nên sai sót là điều không tránh khỏi .Qua bài viết này tôi mong muốn nhận được những đóng góp bổ ích của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng ở các trường trung học cơ sở.
Tài liệu đính kèm: