Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng HS yếu kém môn Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng HS yếu kém môn Tiếng Anh

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất nước đang chuyển mình trước sự phát triển không ngừng của nhân loại. Ngành Giáo dục - Đào tạo cũng không ngừng lớn mạnh để cung cấp cho xã hội nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất, trong đó có nguồn lực trí tuệ - nguồn lực con người Việt Nam. Những chủ nhân tương lai của đất nước phải là những con người biết hành động một cách năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh trước sự phát triển của khoa học công nghệ, sự biến đổi không ngừng của xã hội. Từng người dân Việt Nam hiếu học, mỗi gia đình và toàn xã hội coi trọng học vấn. Đảng ta xác định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đổi mới giáo dục đóng vai trò quan trọng cấp thiết trong giáo dục phổ thông.Đổi mới giáo dục là nền tảng, là động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để Việt Nam từng bước vững vàng khi hội nhập nền kinh tế thế giới, vững vàng trước sự phát triển khoa học công nghệ của nhân loại.

 

doc 15 trang Người đăng phuongthanh95 Ngày đăng 04/07/2022 Lượt xem 291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng HS yếu kém môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề
Đất nước đang chuyển mình trước sự phát triển không ngừng của nhân loại. Ngành Giáo dục - Đào tạo cũng không ngừng lớn mạnh để cung cấp cho xã hội nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất, trong đó có nguồn lực trí tuệ - nguồn lực con người Việt Nam. Những chủ nhân tương lai của đất nước phải là những con người biết hành động một cách năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh trước sự phát triển của khoa học công nghệ, sự biến đổi không ngừng của xã hội. Từng người dân Việt Nam hiếu học, mỗi gia đình và toàn xã hội coi trọng học vấn. Đảng ta xác định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đổi mới giáo dục đóng vai trò quan trọng cấp thiết trong giáo dục phổ thông.Đổi mới giáo dục là nền tảng, là động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để Việt Nam từng bước vững vàng khi hội nhập nền kinh tế thế giới, vững vàng trước sự phát triển khoa học công nghệ của nhân loại.
 Từ năm học 2002-2003 Bộ giáo dục đào tạo đã thực hiện cuộc cách mạng về giáo dục, đổi mới cả nội dung và phương pháp dạy học. Năm học 2006-2007 vừa qua là năm đầu tiên ngành GD- ĐT triển khai cuộc vận động lớn “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Cuộc vận động này đã được toàn xã hội hưởng ứng, làm thay đổi nhiều mặt hệ thống giáo dục, đem lại những thành công đáng ghi nhận. Từ những thành công khi triển khai cuộc vân động lớn “ Hai không”, năm học 2007-2008 này, Bộ GD - ĐT thêm vào cuộc vận động đó hai nội dung quan trọng là chống ngồi nhầm lớp của học sinh và vi phạm đạo đức nhà giáo. Đây cũng là những điểm mấu chốt tiếp theo để việc dạy và học trong nhà trường đi vào thực chất, để Ngành giáo dục tự khẳng định đổi mới vì sự phát triển của đất nước, của ngành, xây đắp nền móng cho ngôi nhà giáo dục vươn cao.
Đổi mới về mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học, là quá trình tích cực hoá hoạt động học tập tích cực của học sinh dưới sự chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp của người giáo viên; học sinh phải tự giác, chủ động sáng tạo, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã thu nhận được một cách có hiệu quả vào thực tế nhằm nâng cao chất lượng trong nhà trường.
Nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới đang mở cửa, Tiếng Anh từ lâu được coi là ngôn ngữ giao tiếp quan trọng, càng quan trọng hơn trong xu hướng hội nhập kinh tế ngày nay bởi học sinh học tốt bộ môn này sẽ có điều kiện sử dụng ngôn ngữ quốc tế để học tập, giao tiếp, trao đổi thông tin. Người thầy giáo phải nắm vững phương pháp dạy học một cách vững chắc, vận dụng linh hoạt các thao tác trong quá trình dạy học. “ Mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, tấm gương sáng về tự học và sáng tạo”. Coi trọng kỳ vọng rất nhiều nhưng bản thân từng nhà giáo phải nỗ lực thật lớn mới có thể hoàn thiện mình trong nghề dạy học. Đặc biệt Tiếng Anh là bộ môn đặc trưng mang những nét đặc thù riêng, học sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nhất là việc giảm thiểu tỉ lệ học sinh yếu kém. Giáo viên Tiếng Anh phải nỗ lực như thế nào đây để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, thực hiện tốt nội dung chống học sinh ngồi nhầm lớp trong cuộc vận động “ Hai không” của Bộ GD-ĐT.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh, bản thân tôi đã nhiều đêm trăn trở làm sao để những học sinh thuộc diện yếu kém có thể biết đọc, biết viết, biết giao tiếp bằng Tiếng Anh những tình huống gần gũi trong cuộc sống. Phải chăng những học sinh này là những học sinh yếu lõi không được quan tâm một cách thích đáng, do hoàn cảnh gia đình hay do các em lêu lỏng dẫn đến mất gốc, chán nản, không thích học ... Vì vậy trong phạm vi của đề tài tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm của mình về “ Một số biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh yếu - kém môn Tiếng Anh “ 
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận:
Nghị quyết Trung ương khóa VII của Đảng đã xác định phải “ khuyến khích tự học ”phải “áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ”.
Nghị quyết TW 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”.
Luật giáo dục cũng nêu rõ trong điều 28.2 “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm hứng thú học tập cho học sinh ”. 
Ngành Giáo dục Lệ Thủy đã và đang chỉ đạo một cách tích cực hướng tới sự hoàn thiện về đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tốt cuộc vận động hai không với bốn nội dung của Ngành Giáo dục. Trong đó việc chống học sinh ngồi nhầm lớp đang là một vấn đề nóng bỏng và nan giải.
Với đối tượng học sinh yếu, đây quả là một bước đột phá đặc biệt hết sức quan trọng mà người giáo viên cần phải chuẩn bị hết sức kỹ càng công việc của mình, đòi hỏi nỗ lực không ngừng của những người làm ngành Giáo dục và của toàn xã hội.
Phương pháp nâng cao chất lượng cho học sinh yếu kém lại là một vấn đề hết sức thiết thực và quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và bộ môn Tiếng Anh nói riêng ở bậc THCS.
II. Tình hình thực tiễn.
1. Tình hình thực tế học sinh.
 Từ những năm qua, theo phương pháp đổi mới trong dạy và học, học sinh được học chương trình, sách giáo khoa mới; nhưng đối tượng tiếp nhận vẫn chủ yếu là học sinh khá giỏi. Đối tượng học sinh yếu chưa nắm chắc kiến thức, học theo tính thụ động, chờ đợi kết quả của bạn mình đưa ra. Nhiều em rất ngại thực hành nói ở trên lớp, sợ nói ra sẽ bị sai. Một số em chưa đọc thông viết thạo, thậm chí không thích ghi chép bài học ở trên lớp cũng như không làm bài tập về nhà. Phương pháp học chưa phù hợp với tình hình đổi mới về giáo dục trong giai đoạn mới.
2. Thực tế của giáo viên trong cách hướng dẫn học sinh yếu học Tiếng Anh.
 Trong những năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh, giáo viên chỉ chú trọng đến việc đổi mới trong tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, hoàn thiện các bước dạy theo hướng đổi mới chứ chưa thật sự chú trọng hướng dẫn cách học và thực hành cho đối tượng học sinh yếu kém. Giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ hướng dẫn còn chung chung với tất cả các đối tượng học sinh.
3. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học.
 Với yêu cầu đổi mới giáo dục, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được tăng trưởng nhanh. Song sự thiếu đồng bộ hóa trong các khối lớp học, góp phần ảnh hưởng đến sự tiếp thu bài của học sinh dẫn đến các em có sự chán nản, mệt mỏi cho các em.
Trang thiết bị được trang cấp khá đầy đủ nhằm phục vụ tối đa cho mục đích đổi mới dạy học và sách giáo khoa mới, sử dụng có hiệu quả những trang thiết bị trên trong giai đoạn đầu đổi mới còn khó khăn nhất là trang thiết bị nghe nhìn chưa được trang cấp đầy đủ, chưa mang tính đặc trưng của bộ môn như phòng nghe nhìn, băng đĩa, máy móc phục vụ dạy và học trên lớp.
4. Thực trạng đổi mới phương pháp học tiếng Anh tại đơn vị trường THCS Liên Thuỷ.
 Từ năm học 2002- 2003 thực hiện đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và đào tạo về cả nội dung và phương pháp, bản thân tôi đã chú trọng nhiều về phương pháp dạy học. Đặc biệt là phương pháp để nâng cao chất lượng cho học sinh yếu, kém.Tôi đã xây xựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu - kém dựa trên kế hoạch phụ đạo của trường và của phòng GD. Số lượng học sinh yếu - kém được tôi phân thành 3 loại: Trung bình - Yếu;Yếu;Yếu- kém; và tôi đã theo dõi cụ thể diễn biến của từng học sinh, số lượng học sinh tiến bộ ở cuối học kỳ I so với chỉ tiêu đề ra đầu năm. Song trong quá trình thực hiện việc đổi mới, chúng tôi vẫn còn lúng túng nên việc nâng cao chất lượng cho học sinh yếu chưa đạt hiệu quả cao.
Vì vậy, chất lượng của học sinh khối 6,7 chưa được như mong muốn. Cuối năm 2006- 2007 chất lượng bộ môn Tiếng Anh của khối 6 được thể hiện về các kỹ năng nghe, đọc, viết, bởi các chỉ số như sau:
Lớp
 Số lượng
HS yếu kém
Ngữ pháp
Viết
Đọc
Nghe
Nắm được kiến thức vận dụng khá
Chưa nắm được kiến thức vận dụng yếu
Nắm được kiến thức vận dụng khá
Chưa nắm được kiến thức vận dụng yếu
Nắm được kiến thức vận dụng khá
Chưa nắm được kiến thức vận dụng yếu
Nắm được kiến thức vận dụng khá
Chưa nắm được kiến thức vận dụng yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
16
8
50,0
8
50,0
7
43,8
9
56,3
9
56,3
7
43,8
6
 37,5 
10
62,5
6B
15
8
53,3
7
46,7
8
53,3
7
46,7
10
66,7
5
33,3
9
 60,0 
6
40,0
6C
17
8
47,1
9
52,9
9
52,9
8
47,1
11
64,7
6
35,3
10
 58,8 
7
41,2
 Từ bảng thống kê chất lượng trên ta thấy tỉ lệ học sinh chưa nắm được kiến thức vận dụng còn yếu ở tất cả các kĩ năng nghe, đọc, viết  còn quá cao.Chứng tỏ học sinh chưa nắm được phương pháp học tập bộ môn, chưa vận dụng được kiến thức mà giáo viên đã hướng dẫn để chủ động sáng tạo thể hiện cái tôi của mình trong hoạt động giao tiếp. Mặt khác, hoàn cảnh gia đình các em chưa động viên thích đáng, hướng dẫn, định mức thời gian học cho các em.
Từ những thực tiễn cấp thiết trên tôi tìm tòi, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng môn học cao hơn. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn Tiếng Anh ở trường THCS.
III. CáC BIệN PHáP THực hiện. 
1. Nắm đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh.
Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi hết sức nhạy cảm thuộc vào giai đoạn giữa trẻ em và người lớn, không còn là trẻ em nhưng cũng chưa phải là người lớn, mà các em thích làm người lớn nhưng xử sự như là trẻ con, thích làm theo ý mình, thích cái lạ, thích bạn bè và bắt đầu cảm thấy chán bộ môn. Tôi nắm bắt được điểm này ở các em đặc biệt là những em yếu - kém. Do đó tôi đã thay đổi phương pháp học cho các em,vừa học vừa chơi, tạo cho các em không khí nhẹ nhàng thoải mái khi hoạt động nhóm, hoạt động cặp.Với những em có vẻ nhút nhát, chưa tự tin khi hoạt động tập thể , ngại nói tiếng Anh, sợ nói ra dễ bị sai, tôi hỏi học sinh bằng những câu hỏi dễ nhất để khuyến khích và động viên các em. 
Ví dụ: - gọi những học sinh này khi muốn kiểm tra nghĩa Tiếng Việt của từ đã học
nhắc lại từ, cụm từ hay câu mà các bạn hay cô giáo vừa mới nói xong
gọi học sinh sửa những lỗi đơn giản như: lỗi chính tả, 
Người giáo viên phải đặt cái “tâm” lên trên hết, bởi chỉ giỏi về chuyên môn thôi chưa đủ mà phải có đức như câu nói của Bác Hồ “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng” . Do đó người giáo viên lên lớp phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, hết sức ... ả việc ghi chép ở trên lớp).
-Khôn khéo, mềm dẻo nhưng cứng rắn, phải biết nói bằng “mắt” khi học sinh tỏ thái độ không nghe lời.
Những buổi học phụ đạo theo lịch của nhà trường là những buổi rất thuận lợi để tôi hướng dẫn phương pháp làm các dạng bài tập một cách cụ thể cho học sinh yếu kém. Mỗi lớp có hai tiết học liên tục trong một buổi, tôi dành hướng dẫn phương pháp làm mỗi dạng bài tập vào một buổi, buổi này hướng dẫn dạng bài tập ngữ pháp - từ vựng; buổi sau hướng dẫn dạng bài tập ngữ âm; trắc nghiệm; đọc hiểu; nghe hiểu; Khi đảm bảo HS đã nắm chắc kiến thức cơ bản tôi bắt đầu luyện bài tập tổng hợp theo tháng hoặc kỳ. Với mỗi dạng bài tập tôi hướng dẫn học sinh làm bài trình tự theo các bước: 
*Ví dụ: 
-Tôi ra dạng bài tập: Multiple choice
1. This is  new classmate.	(a. we	b. us	c. our)
2.  name is Hoa.	(a. she	b. her	c. hers)
3. We are  class 7a.	(a. on	b. in	c. at)
4. Hoa is  Hue.	(a. from	b. of	c. on)
5. Her parents still  there.	(a. lives	b. living.	c. live)
6. Hoa has  of friends in Hue.	(a. some	b. lots	c. lot)
7. Her new school is  than her old school.	(a. bigger	b. big	c. biggest)
 *Chỉ đẫn phương pháp làm bài theo yêu cầu của bài tập:
-Tôi hướng dẫn các em đọc đáp án và tập trung vào từ loại mà đáp án đề cập đến.
	+Câu 1, 2 đều có đáp án là đại từ chủ từ, đại từ túc từ, tính từ và đại từ sở hữu.
	+Câu 3, 4 đều có đáp án là giới từ
	+Câu 5 đáp án liên quan đến dạng của động từ.
	+Câu 6 đáp án là các tính từ số lượng.
	+Câu 7 đáp án có liên quan đến tính từ so sánh
*Gợi ý để học sinh làm - làm mẫu:
+Câu 1:
? Chổ trống này có cần chủ ngữ không	-Không. Chủ ngữ của câu là “This”.
? Vậy trước một cụm danh từ từ loại gì được dùng	-Tính từ. (Sẽ có em trả lời là “túc từ”)
-Cô giáo cần phải khẳng định ngay là dùng “Tính từ”
? Em hãy xác định đáp án của câu	
-Giáo viên sẽ nhận được có thể là cả ba đáp án, không phải là một. Việc các em quên từ loại về đại từ chủ từ, túc từ và tính từ sở hữu là dễ nhận thấy. Tôi đã chuẩn bị một “poster” với các từ loại này và cấu trúc câu có sử dụng chúng:	S + V + O/ S + V + adj +N/ S + be + adj
Đại từ chủ từ
Đại từ túc từ
Tính từ sở hữu
I
Me
My
He
Him
His
She
Her
Her
We
Us
Our
You
You
Your
They
Them
Their
It
It
Its
-Bây giờ thì học sinh dễ dàng để đọc đáp án của mình trước lớp. Nhiều buổi học và nhiều bài tập được sử dụng các từ loại tương tự sẽ làm cho các em nhớ điểm ngữ pháp và hiẻu bài hơn. 
-Giáo viên tiếp tục hướng dẫn các em chọn đáp án theo cách làm trên để các em tự tin và tiếp tục làm những câu còn lại của bài tập.
-Học sinh tự làm theo nhóm hoặc theo cặp, tự phân tích và cùng nhau chọn đáp án đúng.
-Kiểm tra và đánh giá: ở bước cuối cùng này, tôi cho học sinh tự đánh giá bài làm của bạn mình bằng cách chấm chéo bài với đáp án giáo viên đã chuẩn bị trước: 1.c, 2.b, 3.b, 4.a, 5.c, 6.b, 7.a. Làm như thế học sinh không những hứng thú hơn mỗi khi làm bài tập mà còn cảm thấy tự tin hơn khi được giáo viên giao nhiệm vụ. (Giáo viên có thể kiểm tra sự hiểu bài của các em với câu hỏi: Tại sao em chọn đáp án này?)
*Với bài tập ngữ âm: Hãy chọn một từ có cách phát âm của chữ gạch dưới khác những từ còn lại:
1. A. appliance B. amazing C. calendar
2. A. famous B. math C. equation
3. A. drawing B. author C. area
? Yêu cầu của bài tập này là gì.	
-Chọn từ có cách phát âm của chữ gạch dưới khác với những từ còn lại.
? Hãy đọc to từ của các đáp án (HS đọc to từ và nhận thấy âm được đọc khác biệt với những âm còn lại. Đáp án:1.c, 2.b, 3.c)
Cũng tương tự như thế với một bài tập từ vựng: Hãy tìm một từ sai trong ba từ, và sửa lại trong ngoặc trống.
1. A. area B. horible C. favorite (B. horrible)
2. A. phisycal B. appear C. summer (A. physical)
3. A. accident B. ahead C. apertment (C. apartment)
Học sinh xem qua bài tập và cho biết yêu cầu của bài tập này làm gì, HS trả lời là phải tìm một từ sai chính tả trong ba từ A; B hoặc C. Vậy câu 1 các em hãy nhận biết xem từ nào sai chính tả? Có em chọn A, có em chọn B, có em lại chọn C. Tôi hỏi: Tại sao các em chọn B? Trò trả lời từ đúng B phải là “ horrible”. Tôi đồng ý: OK; rồi viết từ đúng vào ô trống ở cuối câu. Tương tự học sinh làm theo nhóm câu 2 và 3. Tôi kiểm tra và đưa ra đáp án 2. A. physical; 3. C. apartment. Sau đó từng nhóm đổi chéo bài, chấm điểm.
 4. Củng cố và hướng dẫn phương pháp làm bài tập về nhà cho học sinh yếu kém: 
Đây là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết bởi sau một tiết học các em cần biết mình đã học được những gì. phải học và vận dụng những kiến thức cơ bản nào vào bài tập, cách làm bài tập trong sách bài tập như thế nào. Đối với học sinh yếu kém hoạt động này đòi hỏi phải có sự cụ thể và tỉ mỉ hơn.
Ví dụ: Yêu cầu học sinh mở SBT ( trang 16 - 17), đọc và nêu yêu cầu của bài tập, giáo viên hướng dẫn cách làm bài tập với hình thức so sánh hơn và hơn nhất của những tính từ trong ngoặc. Gợi ý làm mẫu từ 1 đến 2 câu.
Bài tập 2 (a): Fruit is ................ candy. ( good) 
Đối tượng làm bài là HS yếu kém cho nên với câu bài tập trên tôi thêm từ “ than” vào, 
Fruit is ............. than candy. ( good) ; 
? Điểm ngữ pháp của bài tập này là gì. 
- Hình thức so sánh hơn. (có em nói là hình thức so sánh hơn nhất.) 
? Tại sao em biết dó là hình thức so sánh hơn.
- Có sử dụng “than” ở trong câu. “
? Thế hình thức so sánh hơn nhất có đúng không
- Không đúng. 
GV khẳng định điểm ngữ pháp của câu trên là so sánh hơn nhờ có “than” ở trong câu. 
Em hãy cấu tạo hình thức so sánh hơn “ good” 	- “better”.
 Đáp án của câu trên sẽ là: 	Fruit is better than candy.
*Dạng bài tập chia động từ trong ngoặc 
 1. He (go) . to the zoo yesterday. 
 2. Lan (go)  to school every day.
3. They (have) .. a party tonight.
4. The students (visit)  their old teacher next week?
5. She (not eat) .. bread for breakfast now.
6. My mother (read)  books after dinner.
? Thời động từ nào được dùng ở câu 1	- hiện tại đơn, quá khứ đơn
-Các câu trả lời trên các em suy nghĩ và xác định bằng kiến thức mà các em nhớ được. Tuy nhiên giáo viên có thể khẳng định “quá khứ đơn” để tiếp tục gợi mở hướng các em tới câu trả lời đúng
? Tại sao em biết dó là thì quá khứ đơn. 
-HS nhận ra được là có dấu hiệu nhận biết “yesterday” ở trong câu. 
? Thế thì hiện tại đơn có đúng không?”. (GV vừa đưa ra các dấu hiệu cụm thời gian của hiện tại đơn: always, often,  every day, every time ) 
-HS sẽ thấy được đáp án đúng là quá khứ đơn.
? Em hãy chia động từ “go”	-went
 -He went to the zoo yesterday.
Trên đây chỉ đơn cử một vài ví dụ về dạng bài tập và phương pháp gợi mở, dẫn dắt các em vận dụng kiến thức cơ bản vào thực hành và giao tiếp.
Dạy học là một nghệ thuật, các cách thức tổ chức dạy học trên lớp chỉ có thể là một nghệ thuật khi nó được tiến hành dưới sự điều khiển tài nghệ của GV. Làm tốt các hình thức trên học sinh sẽ được tiếp thu một cách có hiệu quả. 
Sau khi áp dụng các phương pháp trên tôi tiến hành kiểm tra lại chất lượng học sinh. Kết quả chất lượng thể hiện qua bảng số khảo sát khối lớp 7 kỳ II năm học 2007-2008 như sau:
Lớp
Số lượng
HS yếu kém
Ngữ pháp
Viết
Đọc
Nghe
Nắm được kiến thức vận dụng khá
Chưa nắm được kiến thức vận dụng yếu
Nắm được kiến thức vận dụng khá
Chưa nắm được kiến thức vận dụng yếu
Nắm được kiến thức vận dụng khá
Chưa nắm được kiến thức vận dụng yếu
Nắm được kiến thức vận dụng khá
Chưa nắm được kiến thức vận dụng yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
16
11
68,8
5
31,2
13
81,3
3
18,7
14
87,5
2
12,5
13
81,3
3
18,7
7B
15
10
66,7
5
33,3
12
80,0
3
20,0
13
86,7
2
13,3
10
66,7
5
33,3
7C
17
12
70,6
5
29,4
15
88,2
2
11,8
14
82,4
3
17,6
14
82,4
3
17,6
Như vậy cả năm học lớp 6 và cho đến cuối kỳ II lớp 7, sự hướng dẫn cẩn thận về phương pháp học cho đối tượng học sinh yếu, tôi nhận thấy, chất lượng học tập của các em đã có sự chuyển biến rõ rệt. Các em nắm được nhiều từ mới, từ đó ngữ pháp chắc hơn, cách phát âm chuẩn hơn, phương pháp nghe đã có sự chuyển biến, các em tiếp thu bài nhanh hơn, luôn hứng thú và thích hoạt động trong mỗi tiết học, chủ động hơn trong mọi hoạt động của mình và đặc biệt giao tiếp tiếng Anh của các em không còn rụt rè như trước nữa.
IV. KếT LUậN
Việc học tập bộ môn Tiếng Anh để rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là công việc lâu dài vất vả, khó nhọc đối với học sinh nhất là học sinh ở các lớp đầu bậc học THCS. Do vậy người giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải tìm cách làm cho giờ học trở nên hấp dãn, thú vị nhằm thu hút các em hứng thú hăng say học tập. Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học ở trên lớp và tự học ở nhà có hiệu quả là điều quan trọng nhất. Đặc biệt là phương pháp học cho đối tượng học sinh yếu trong thời điểm cả ngành giáo dục đang thực hiện cuộc cách mạng “Hai không” là vô cùng cần thiết và cấp bách bởi lẽ không để cho học sinh ngồi nhầm lớp tức là các em được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, tự tìm tòi sáng tạo nâng cao kiến thức của mình, hình thành thói quen làm việc độc lập tự chủ dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên, đồng thời học sinh có khả năng hợp tác làm việc với bạn bè nhằm đáp ứng yêu cầu của bài học. Đây chính là nền tảng để xây dựng tác phong làm việc của thế hệ người Việt nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thời kỳ hội nhập hiện nay.
 Là một giáo viên đứng trên bục giảng tôi luôn mong muốn mang đến cho học sinh của mình những giờ học thực sự hấp dẫn và lôi cuốn, tạo mọi điều kiện cho các em học thật tốt từ đó nâng cao chất lượng học tập và kết quả bộ môn ngày càng cao hơn. Với kinh nghiệm và khả năng còn có hạn này chắc chắn các bạn đồng nghiệp sẽ rất hài lòng khi tiếp nhận nó, đóng góp thêm và cùng nhau thực hiện mục đích đẩy lùi việc đánh giá học sinh không chính xác dẫn đến học sinh ngồi nhầm chỗ , góp một phần sức lực nhỏ bé của mình thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không “của Bộ Giáo dục và Đào tạo để “ Ngôi nhà giáo dục mãi mãi vươn cao”.
 Lệ Thủy, ngày 10 tháng 5 năm 2008
 Người thực hiện 
 Phạm Thị Hạnh
Tài liệu tham khảo
1. Báo giáo dục thời đại chủ nhật số 36 (9/ 9/2007 )
2. Báo giáo dục thời đại số đặc biệt tháng 9 (15/ 9/2007 )
3. Báo giáo dục thời đại chủ nhật số 37 (16/ 9/2007 )
4. Tạp chí giáo dục. Số 43/ 2002
5. Teaching English - Trainer’s handbook.(Tác giả Adrian Daff)
6. Tài liệu tâm lý lứa tuổi học sinh PTCS (Biên soạn: Thế Trường. NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1998)
7. Luật Giáo dục : NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội / 2006
8. Tài liệu tập huấn công tác Giáo dục pháp luật năm 2006 của Sở GD- ĐT Quảng Bình
9. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiếng Anh chu kì III.
 ( 2004- 2007 ) NXB Giáo dục .

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_hs_yeu_kem_mon_tie.doc