A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngày nay, nhu cầu giao tiếp tiếng Anh ngày càng nhiều. Khắp nơi mọi người đều học tiếng Anh, từ những đứa trẻ lên năm đến người lớn tuổi. Vì sao như vậy? Vì tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, là công cụ giao tiếp trên tất cả các lĩnh vực: khoa học, kinh tế, chính trị và trên cả lĩnh vực giáo dục, quốc phòng. Hơn nữa trong xu thế đất nước đang trên con đường phát triển và hội nhập, nhu cầu hợp tác quốc tế ngày càng cao. Tiếng Anh là công cụ, là phương tiện để chúng ta học tập đúc rút kinh nghiệm nắm bắt kiến thức của nhân loại phục vụ đất nước. Với tầm quan trọng như vậy, việc học tiếng Anh trở thành nhu cầu cấp bách và không thể thiếu. Tiếng Anh trở thành môn học chính yếu trong chương trình học của học sinh.
A/ Đặt vấn đề: Ngày nay, nhu cầu giao tiếp tiếng Anh ngày càng nhiều. Khắp nơi mọi người đều học tiếng Anh, từ những đứa trẻ lên năm đến người lớn tuổi. Vì sao như vậy? Vì tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, là công cụ giao tiếp trên tất cả các lĩnh vực: khoa học, kinh tế, chính trị và trên cả lĩnh vực giáo dục, quốc phòng. Hơn nữa trong xu thế đất nước đang trên con đường phát triển và hội nhập, nhu cầu hợp tác quốc tế ngày càng cao. Tiếng Anh là công cụ, là phương tiện để chúng ta học tập đúc rút kinh nghiệm nắm bắt kiến thức của nhân loại phục vụ đất nước. Với tầm quan trọng như vậy, việc học tiếng Anh trở thành nhu cầu cấp bách và không thể thiếu. Tiếng Anh trở thành môn học chính yếu trong chương trình học của học sinh. Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù sáng tạo của cả người học lẫn người dạy. Đặc biệt trong tình hình cải cách giáo dục như hiện nay, dạy tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp được nhiều người ủng hộ. Theo phương pháp này, người học có nhiều cơ hội để giao tiếp với bạn bè, với giáo viên để rèn luyện ngôn ngữ, chủ động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế. Học đi đôi với thực hành, vừa rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Vận dụng kiến thức mình vừa tiếp thu được vào các tình huống hàng ngày. 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Hiện nay việc học tiếng Anh có rất nhiều điều kiện thuận lợi. Môi trường sử dụng tiếng Anh ngày càng nhiều. Học sinh có nhiều cơ hội để tiếp thu với ngôn ngữ tiếng Anh và sử dụng nó một cách có hiệu quả. Trong xu thế như vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên đã không ngừng phấn đấu đúc rút kinh nghiệm, tích cực vận dụng kiến thức kinh nghiệm của mình xây dựng những tiết học phát huy đúng mức tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Họ cũng rất cố gắng nghiên cứu học hỏi thay đổi phương pháp giảng dạy để truyền đạt một cách hiệu quả nhất kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên những kết quả nhận lại từ học sinh làm giáo viên không ít băn khoăn trăn trở. Việc học tập tiếp thu kiến thức của các em khá tốt những để tái hiện vận dụng kiến thức vào thực tế, vào các tình huống cụ thể thì rất khó khăn. Các em quên dần từ vựng, phát âm không chính xác, sử dụng cấu trúc ngữ pháp tuỳ tiện. Kỹ năng viết từ, câu còn hạn chế, thiếu mạnh dạn trong giao tiếp hàng ngày. Chất lượng bộ môn thấp, kết quả môn học còn nhiều hạn chế. Giáo viên cũng đã xem xét và điều chỉnh thêm thời gian để học sinh luyện tập nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Chất lượng học tập của học sinh là điều day dứt của bất cứ giáo viên nào. Trước tình hình thực tế đó, là một giáo viên trực tiếp dạy tiếng Anh, đặc biệt là dạy cho học sinh khối 6, 7 đối tượng vừa được tiếp xúc với môn học này, bản thân tôi trăn trở thật nhiều, Làm sao để học sinh có thể nắm vững và vận dụng tốt những kiến thức đã học trên lớp vào trong các tình huống cụ thể hàng ngày. Trong quá trình vừa dạy, vừa tìm hiểu quan sát học sinh, tôi phát hiện ra việc học của các em có nhiều vấn đề. Đa số các em chưa biết cách học bài, khắc sâu kiến thức, nắm bắt kiến thức, chưa biết phối hợp với bạn để cùng học mặc dù các em rất thích học và chăm học. Do vậy trong quá tình dạy học, tôi tự tìm kiếm một số phương pháp tích cực, giản dị, dễ hiểu, thiết thực, đảm bảo tính khoa học nhằm phát triển khả năng tư duy, sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh. Với phạm vi sáng kiến nhỏ này, tôi xin mạnh dạn đi sâu vào một vấn đề: "Những phương pháp học tiếng Anh có hiệu quả" 2. Giới hạn nghiên cứu: Đối tượng học sinh học tiếng Anh ở các lớp thay sách giáo khoa mới. 3. Đối tượng: là học sinh lớp 6, 7. Phạm vi trong khối, lớp. Phương pháp nghiên cứu qua thực tế giảng dạy bộ môn tiếng Anh trong các năm học sách giáo khoa mới. B/ Nội dung: 1. Cơ sở: a. Cơ sở lý luận: Tiếng Anh là một trong những tiếng nước ngoài đã, đã đang và sẽ được rất nhiều người Việt Nam học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu.ở các lớp phổ thông, nhiều giáo viên đang gặp khó khăn trong giảng dạy do sĩ số lớp quá đông, phương tiện giảng dạy và tài liệu chuyên môn còn hạn chế. Học sinh ít có điều kiện luyện tập tiếng Anh. Mặc dầu hiện nay việc học và dạy ngoại ngữ theo phương pháp mới học sinh có nhiều điều kiện thuận lợi tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh. Học sinh có dịp giao tiếp với mọi người bằng tiếng Anh. Vì theo sách giáo khoa hiện nay nội dung chương trình xoay quanh các chủ đề, chủ điểm, các nội dung sát với thực tế. Học sinh dễ vận dụng vào trong cuộc sống. b. Cơ sở thực tiễn: Tuy nhiên, hơn hai năm dạy tiếng Anh ở trường THCS theo phương pháp đổi mới. Bản thân tôi nhận thấy một điều: Phần lớn học sinh chúng ta chưa xác định được phương pháp học ngoại ngữ (tiếng nước ngoài). Việc vận dụng tiếng Anh trong cuộc sống còn nhiều hạn chế, các em không dám nói bằng tiếng Anh, giao tiếp với bạn bè không dám sử dụng tiếng Anh. Giáo viên giới thiệu hoặc hỏi sử dụng tiếng Anh các em không dám trả lời. Hơn nữa trong quá trình học các em còn yếu về kỹ năng làm bài kiểm tra, viết sai chính tả, ngữ pháp còn lúng túng. Kỹ năng đọc hiểu điền thông tin còn hạn chế. Nhiều em chưa biết cách viết từ bằng tiếng Anh, có em viết ngay từ phiên âm bằng tiếng Việt. 2. Nguyên nhân chủ yếu: Qua thực tế giảng dạy sách giáo khoa mới, tôi nhận thấy việc dạy theo hướng đổi mới như hiện nay chú trọng nhiều đến tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Phần lớn thời gian giao tiếp là lúc các em tư duy chủ động thực hành tiếng Anh. Để có một tiết học tốt thì các em phải chuẩn bị bài ở nhà kỹ. Có điều phần lớn các em ở đây rất ít có điều kiện tốt để học tiếng Anh ở nhà: thời gian học ít, ít có tài liệu để tham khảo thêm, ít đầu tư thời gian cho việc luyện tiếng Anh. Hơn nữa, tiếng Anh là một môn học khó hoàn toàn mới mẻ, khối lượng kiến thức nhiều, thời gian học ít (3 tiết/tuần). Học sinh ít có điều kiện để luyện thêm bằng tiếng Anh. Vì vậy việc rèn luyện các kỹ năng viết từ, câu, đoạn tiếng Anh cũng như hướng dẫn ngữ pháp cho học sinh gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các em học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ mới này nhưng không dám vận dụng trong cuộc sống, ít sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, trong các tình huống cụ thể hàng ngày vì sợ sai, bạn bè chê cười. Mặt khác, vì các em là học sinh ở xã đặc biệt khó khăn, miền núi xa xôi, môi trường tiếp xúc bằng tiếng Anh còn hạn chế. Số lượng người học và sử dụng tiếng Anh là rất ít. Vì thế việc các em học sinh mở rộng kiến thức bằng tiếng Anh gặp rất nhiều khó khăn. C/ Giải quyết vấn đề: Vấn đề đặt ra là làm thế nào để chúng ta khắc phục được những điểm yếu trên để nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh, sử dụng chúng như một ngôn ngữ chính thống, thành thạo trong từng từ, câu. Đặc biệt đối với học sinh ở xã miền núi xa xôi như Thái Thuỷ. Bước 1: Khảo sát đặc điểm tình hình: Bước vào năm học mới, để nắm rõ tình hình sức học của học sinh khối 7 là đối tượng đã qua thử nghiệm học tiếng Anh ở lớp 6. Mặc dầu không còn xa lạ với các em lớp 7 nhưng môn học khó này tôi làm một bước thể nghiệm khảo sát đầu năm nhằm nắm rõ chất lượng của học sinh như sau: Tôi đưa ra 5 câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời bằng phiếu: Where are you from? How old are you? How are you? Who are you staying with? Do you have a lot of friends in your school? Đây là những câu hỏi dựa vào bài 1 phần A2. Kết quả: Lớp SLHS Chất lượng Số phiếu Trả lời tốt % Trả lời không tốt % 7A 41 41 10 24,4 31 75,6 7B 41 41 12 29,3 29 70,7 7C 41 41 15 36,6 26 63,4 7D 40 40 17 42,5 23 57,5 Qua kết quả trên tôi nhận thấy chất lượng học tập của các em có phần hạn chế. Các em chưa vận dụng những kiến thức vào thực tế hàng ngày. Vì những câu hỏi trên là những câu thông tin về cá nhân mà mỗi người học tiếng Anh đều biết. Tôi rất băn khoăn, trăn trở không biết làm thế nào để giúp học sinh học tốt tiếng Anh. Với kinh nghiệm là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh tôi nêu ra một số ý kiến như sau: Bước 2: Hướng giải quyết: 1.Phương pháp học tiếng Anh: a. Cách học từ mới: Điều đầu tiên đối với người học ngoại ngữ là nắm được từ vựng (vocabulary). Học và nắm vững một từ mới là học sinh phải biết cách đọc (pronunciation and stress) cách viết (writing) và cách sử dụng (use) từ đó trong ngữ cảnh. Khi học trên lớp, học sinh đã được giáo viên luyện tập cách đọc, viết và sử dụng từ ấy rồi. Tuy nhiên những việc trên lớp chỉ mới hình thành trong đầu các em một vệt mờ trong trí nhớ, về nhà học sinh cần phải luyện tập thêm nữa để vệt mờ trở thành vết hằn sâu khó quên. Người ta bảo rằng từ vựng của một ngôn ngữ giống như "móng của một ngôi nhà" móng càng chắc thì nhà càng kiên cố, từ vựng càng phong phú thì dễ dàng sử dụng ngôn ngữ đó. Vậy chúng ta học từ mới như thế nào để dễ nhớ đây? Thứ nhất: vừa học vừa viết ra từ ấy cho đến khi thuộc mặt chữ rồi đặt câu với từ ấy hoặc học thuộc câu trong sách giáo khoa có chưa từ ấy (đối với học sinh yếu hay vừa mới học) Ví dụ: Các em học từ "student" học sinh vừa đọc: ( stju: d(z)nt) vừa ghi ra giấy đồng thời đặt câu: I am a student Mỗi ngày các em có thể tự học 3- 5 từ vựng. Thứ hai: Để học từ vựng các em có thể dùng các cách sau: dùng cards hoặc vẽ tranh. Theo một nghiên cứu khoa học về con đường dẫn đến trí nhớ con người sẽ nhớ được khi đọc 10%, nghe 20%, nhìn thấy 30% và khi thực hiện 90%. Sau khi học xong từ mới các em có thể ghi lên tấm bìa (cards) dán lên vị trí dễ nhìn thấy, như vậy hàng ngày ta có thể ôn lại các từ đó. Ví dụ: Các em học sinh lớp 7 sau khi học xong Unit 3 At home A1 có các từ mới về các đồ vật trong nhà như: bathroom; sink; shower... các em sẽ làm các tấm bìa nhỏ, mỗi tấm ghi một từ dán lên các đồ vật, hàng ngày khi tiếp xúc với các đồ vật, các em sẽ nhớ từ đó. Một cách khác có tác dụng ghi nhớ từ tiếng Anh là vẽ tranh, cách này rất phù hợp với các bài học theo chủ đề sách giáo khoa khối 7. Sau khi học xong từ mới giáo viên có thể yêu cầu học sinh vẽ lại các bức tranh có chứa các từ vựng đó. Ví dụ: Sau khi học xong các từ mới ở Unit 5.B It is time for recess, giáo viên yêu cầu học sinh vẽ các bức tranh như trò chơi đánh bi (plây marbles), nhảy dây (skip rope) hoặc đuổi bắt (play catch). Thứ ba: Là để học từ mới các em phải dành nhiều thời gian cho việc học, tìm tòi, học hỏi mở rộng thêm kiến thức đã học, theo phương pháp tìm từ cùng chủ đề. Ví dụ: Sau khi học xong Unit 3: At home Các em học câu cảm thán: What an expensive dress! What a lovely day! Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các tính từ, danh từ liên quan đến dạng câu cảm thán khen, phàn nàn, các em sắp xếp từ theo từng nhóm sau: Awful expensive day kitchen Adjectives Nouns Nice table Lovely becautiful dress room Đối với dạng bài tập này (c ... ng được nằm trong một cấu trúc nào đó. Hãy lưu tâm đièu này để khi có cơ hội lật ngược vấn đề cho học sinh càng khắc sâu hơn. 2. Đối với học sinh: + Bắt buộc mỗi học sinh đều có bút nhớ (đó là theo quan điểm của tôi) + Trước khi lên lớp, học sinh phải làm nỗi bật những từ các em cho là mới và ghi nhớ cách viết từ đó. Điều này tạo ấn tượng mạnh cho học sinh trong việc khắc sâu việc nhớ Từ Mới. Lưu ý: Học sinh tuyệt đối không được tra từ điển hoặc đọc sau phụ lục để tìm nghĩa của từ (giáo viên cần cấm học sinh làm điều này) Phần II: đồ dùng dạy học Đồ dùng dạy học là một yếu tố quyết định đến sự thành công của việc dạy Từ Mới. Trong ngăn tủ của mỗi giáo viên dạy Anh văn bao giờ cũng phải có: bìa cứng, giấy màu, kéo, bút chì, bút màu, bút dạ, tranh ảnh sưu tầm, đồ chơi trẻ con (càng nhiều loại càng tốt) Để việc giới thiệu Từ Mới thuận lợi hơn, giáo viên cần sử dụng và sử dụng thành thạo các đồ dùng dạy học quan trọng trong việc ngữ nghĩa hoá như: tranh ảnh, vật thật, hình vẽ đơn giản, bảng nỉ... 1. Tranh ảnh: Giáo viên có thể tự vẽ ở nhà hoặc sử dụng các tranh ảnh từ tạp chí, báo, lịch tường... Các tranh ảnh cắt từ báo cần dán lên bìa cứng để tiện cho việc đính lên bảng, giúp giáo viên rảnh tay điều khiển lớp. Tranh ảnh nên chọn loại có kích thước to, nội dung đơn giản, phù hợp với yêu cầu minh hoạ, giúp học sinh dễ hiểu và không gây nhầm lẫn. Ngoài ra giáo viên có thể vẽ lại hoặc phô tô các tranh trong sách sau đó tô màu. 2. Hình vẽ đơn giản: Một số Từ Mới trong sách Anh 6/7 giáo viên có thể sử dụng cách minh hoạ bằng những đường nét rất đơn giản và tiết kiệm thời gian. Ví dụ: River Moutain Hospital Well Flower Tree forest umbrella 2. Vật thật: Vật thật là đồ dùng dạy học sinh động nhất, lôi cuón học sinh nhất. Giáo viên có thể sử dụng các đồ vật trong nhà như: hộp, ấm trà, khay, chén, gạo, bút, sách, vở, bóng đèn, qua cầu lông... hoặc đồ chơi trẻ con như: xe hơi, điện thoại, cá, gà, chó, xe đạp, ti vi, các loại quả... Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng đất nặn để nặn (ở nhà) Cần khuyến khích học sinh tham gia vào việc sưu tầm đồ dùng dạy học. Việc làm này nhằm tạo cho học sinh có trách nhiệm đối với từng bài học của mình. 3. Bảng nỉ, bảng, giấy bìa: Bảng nỉ là một mảnh vải nỉ được chải cho xù ra. Tranh ảnh cắt từ tạp chí, báo sẽ được dán vào mặt sau một mẩu giấy nhám nhỏ. Khi sử dụng giáo viên đính tấm vải nỉ lên bảng và lần lượt gắn tranh ảnh theo thứ tự từng Từ Mới cần dạy. Bằng phương tiện này, giáo viên có thể xê dịch, chuyển động vị trí các tranh ảnh một cách dễ dàng, nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian. Hơn nữa, tấm vải nỉ có thể gấp lại cho vào cặp xách tay hết sức thuận tiện. Giấy bìa cứng giáo viên dùng để viết chữ, cắt hình hoặc dán tranh, vẽ tranh lên đó. Các thông tin về Từ Mới vừa học có thể được tổng hợp trên tấm bìa treo ở góc bảng xuyên suốt tiết học. Phần III: Lên lớp Đây là khâu quan trọng nhất trong tất cả các khâu của quá trình dạy – học Từ Mới. Thời gian chính thức dành cho việc dạy Từ Mới là rất ít (khoảng 5 – 7'). Do vậy các thao tác đòi hỏi phải cực kỳ đơn giản, nhanh gọn, lời lẽ phải hết sức dễ hiểu. Để việc dạy Từ Mới đạt kết quả tốt nhất, giáo viên cần nắm rõ: 1. Các bước dạy một từ mới: + Eliciting: Tạo tình huống, đưa ra hệ thống câu hỏi cho học sinh trả lời. + Teacher models: giáo viên đọc mẫu + Choral repetion: lớp đọc đồng thanh + Individual repetition: cá nhân nhắc lại. + Teacher wites the work on the board + Check pronunciation: Kiểm tra phát âm + Check meaning: Kiểm tra nghĩa + Check stress: Kiểm tra trọng âm + Studentes copy: Học sinh viết vào vở Eg "Telephone" + T: Shows picture (dán lên tấm nỉ) T: What' s this? inViet Namese + T: Listen a telephone... a telephone + T: Repeat (đồng thời đưa hai tay ra hiệu) Ss: a telephone T: again (hoặc ra hiệu) Ss: a telephone + T: Nga, please Nga: a telephone T: Thương Thương: a telephone + Teacher writes on the boord + T: Say it again Ss: a telephone T: No listen a telephone Ss: a telephone + T: Viet Namese Ss: Điện thoại + T: Which is strong? Do I say a telephone or a telephone Ss:.......... + T: a telephone + T: Copy this Ss: Write in to notebook. 2. Các kỹ thuật dạy từ mới Tuỳ theo từ loại, đặc trưng của mỗi từ mà giáo viên có thể lựa chọn một trong các kỹ thuật sau để dạy Từ Mới. + Visuals Eg: a river, a car... + Mime Eg: (to) clap, sad, (to) cry... + Realia E.g: a finger, a pen... + Situation/explaination E.g: afiend, friendly, becautiful... + Example E.g (to) count, fur niture, (to) complain... + Synonym/antonym E.g: sad # happy; intelligent = clever... + Translation E.g: "How do you say "mơ" in English? 3. Các kỹ thuật kiểm tra từ mới. Sau khi giới thiệu xong từ mới, giáo viên tổ chức một số trò chơi theo hình thức chia lớp thành hai nhóm "thi đấu" nhằm tạo hưng phấn cho học sinh, giúp học sinh khắc sâu Từ Mới vừa học. Giáo viên có thể áp dụng một trong các kỹ thuật sau đây: + Slap the board + What and where + Rub out and Remember.. + Jumble word + Wordsquares + Matching 4. Vận dụng từ mới ngay trong tiết học Lớp học là môi trường tốt nhất cho học sinh rèn luyện ngôn ngữ vừa học. Do vậy giáo viên phải giúp học sinh vận dụng một cách triệt để các từ vừa học cũng như các từ đã học. Khuyến khích học sinh sử dụng vốn từ vừa học, đã học để giao tiếp trong lớp (giảm giao tiếp bằng tiếng việt) E.g sách Tiếng Anh 7, Unit 1 B5 (P17): sau khi dạy xong từ post offce, bus stop giáo viên cho học sinh vận dụng ngay vào cấu trúc "How far is it fom... to... ?" kết hợp thật nhiều lần (không cần lấy các địa danh ngoài tránh làm loãng sự chú ý của học sinh vào từ vừa học) Cơ hội rèn luyện càng nhiều, khả năng nhớ và vận dụng càng tốt. 5. Ngôn ngữ hướng dẫn: Ngôn ngữ hướng dẫn là một yếu tố rất quan trọng trong tiết học nói chung và trong phần dạy từ mới nói riêng. Ngôn ngữ hướng dẫn cần ngắn gọn, dễ hiểu và mang tính khuyến khích cao, nó được chia theo hai nhánh chính. * Điều khiển: "Close you book, please", "go to the board please", "come here, please" , "Say it once more", "listen to your classmate", "Viet Namese" "stress"... * Nhận xét: "All right", "good", "very good", "exellent", "correct", "once more"... Những mệnh lệnh, nhận xét súc tích, cộng với thái độ nhẹ nhàng, vui vẻ của giáo viên giúp học sinh cảm thấy hứng thú và tự tin hơn trong học tập. Hệ thống tín hiệu: Trong quá trình dạy Từ Mới, hệ thống tín hiệu là rất quan trọng, nó vừa thay thế cho lời nói, vừa thể hiện khá rõ thái độ của giáo viên và đặc biệt là sinh động và tiết kiệm thời gian. Có một số tín hiệu sau: + Ra hiệu cho cả lớp nhắc lại: Giáo viên dùng hai tay hướng về lớp đưa nhẹ từ dưới lên một lượt (chú ý ra hiệu đúng thời điểm) + Ra hiệu cho cả lớp lắng nghe: Dùng một ngón tay chỉ vào tai hoặc bàn tay khum lại che sau vành tai. + Ra hiệu cho nhóm một nói, nhóm hai nghe: dùng 1 tay vẫy nhóm một, tay kia chỉ vào tai đồng thời hướng về nhóm hai. + Ra hiệu cho cá nhân đọc từ mới: chỉ tay và gật đầu hướng về người muốn gọi. + Ra hiệu cho lớp im lặng: dùng một ngón tay đặt dọc giữa miệng theo hướng sóng mũi đồng thời hai môi mím lại. 6 điều nêu trên , theo bản thân tôi là cực kỳ quan trọng cho công đoạn giảng dạy Từ Mới. Giáo viên cần biết vận dụng, kết hợp một cách nhuần nhuyễn nhằm đem lại hiệu suất cao nhất. Phần IV: Sau giờ học "Sau giờ học" là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình học Từ Mới. Đây là giai đoạn mà học sinh có nhiều thời gian cho việc luyện tập, vận dụng Từ Mới. Do đó giáo viên không nên để học sinh lãng phí thời gian của mình. Vậy làm thế nào để "Sau giờ học" của học sinh có kết quả? + Luyện viết Từ Mới: học sinh luyện viết (đồng thời đọc) Từ mới vào vở luyện viết ở nhà. + Luyện đặt câu: Yêu cầu học sinh vận dụng chỉ các từ đã học vào việc đặt câu (mẫu câu đã học). Mỗi tiết học có thể giao cho học sinh đặt từ 5 – 10 câu có vận dụng Từ Mới. + Làm bài tập trong sách bài tập: + "Stick", khuyến khích học sinh dán từ Tiếng Anh lên các vật dụng trong nhà như: bàn ghế, ti vi, xe đạp, xe máy, dù... hoặc ghi các từ đã học lên mảnh giấy nhỏ và dán ngay trước mặt trong góc học tập, nơi mà Từ mới thường xuyên đập vào mắt của các em. + Đọc trước bài mới và gạch chân từ chưa biết. Tóm lại, giáo viên cần phải giao nhiệm cụ cho học sinh sao cho các em luôn luôn được tiếp xúc với các từ đã học. Việc làm này giúp các em nhớ từ rất tốt. Kết quả: Trên đây là bốn phần của quá trình dạy – học Từ mới mà tôi đã áp dụng tại trường THCS Thái Thuỷ trong 2 năm qua. Thiết nghĩ bốn phần – 4 giai đoạn của quá trình này không thể tách rời nhau , nó mang lại kết quả rất tốt trong việc phát triển vốn từ của học sinh. Mặc dù không có số liệu cụ thể về số từ mới mà học sinh khối 6, 7 áp dụng phương pháp trên đạt được. Nhưng tôi chắc chắn phương pháp đó là hoàn toàn tích cực. Có một phép so sánh như sau: học sinh khối 7 hiện tôi đang áp dụng phương pháp mới vẫn còn nhớ khá tốt Từ Vựng của sách lớp 6 các em học năm trước trong khi học sinh khối 9 (chưa được áp dụng phương pháp mới) lại không thể nhớ các từ chỉ cách 3 tuần trước. Sự khác nhau đó chắc chắn không phải vì lý do tâm lí lứa tuổi hoặc độ khó của Từ Mới mà là do ở phương pháp dạy – học. Trong phương pháp mới mà tôi áp dụng học sinh có cơ hội luyện tập lặp lại một từ gấp 5 lần so với phương pháp trước đây. Điều đó dẫn đến hiệu quả là học sinh giàu vốn từ hơn. Mong rằng với kinh nghiệm nhỏ này góp phần giúp học sinh THCS học Từ Mới ngày càng tốt hơn. ý kiến đề xuất Đổi mới phương pháp trong việc dạy học nói chung và bộ môn Anh văn nói riêng có thành công hay không cần phải có sự trợ giúp rất nhiều của đồ dùng dạy học. Tuy vậy hiện nay, Đồ dùng dạy học môn Anh văn ở trường THCS Thái Thuỷ còn rất thiếu đặc biệt là bộ tranh Anh 6, 7, 8. Để cho một tiết dạy có hiệu quả, bản thân tôi rất nhiều lần bỏ ra 2 – 3 giờ đồng hồ để vẽ một bức tranh. Nếu tôi dùng số thời gian trên để đọc sách thì kiến thức người thầy sẽ được nâng cao hơn nhiều. Chính vì lẽ đó, kính mong Phòng GD - ĐT Lệ Thuỷ tạo điều kiện cung cấp cho bộ môn Anh văn trường THCS Thái Thuỷ bộ tranh đầy đủ Anh 6, 7, 8. Lời kết: Để chất lượng giáo dục ngày một nâng cao hơn, tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy – học. Muốn đổi mới phương pháp đúng hướng, giáo viên phải đổi mới từng bước, từng phần của một tiết dạy. Đổi mới đúng hướng tất yêu sẽ mang lại hiệu quả cao. Riêng đối với Bộ môn Anh văn cần nhiều ở học sinh sự hứng thú, sôi nỗi, tích cực. Giáo viên có nhiệm vụ "tạo cảm hứng" cho học sinh thông qua phương pháp dạy – học của mình. Hãy bắt đầu từ "viên gạch móng" Từ vựng để "Toà nhà kiến thức" Anh văn của học sinh ngày càng vững chắc hơn. Người thực hiện
Tài liệu đính kèm: