Sáng kiến kinh nghiệm Vài kinh nghiệm làm thế nào nâng cao chất lượng giảng dạy của tổ chuyên môn ?

Sáng kiến kinh nghiệm Vài kinh nghiệm làm thế nào nâng cao chất lượng giảng dạy của tổ chuyên môn ?

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Việt nam hội nhập WTO và đang cùng phát triển mạnh mẽ với các nước trong khu vực và quốc tế,thì giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo nhân lực , nhân tài và phát triển đất nước.Vì thế các hoạt động giáo dục trong một trường THCS đòi hỏi phải có kế hoạch đổi mới hình tổ chức sao cho rõ ràng, tích cực,sáng tạo ,hiệu quả và cấp thiết.Trong đó hoạt động tổ chuyên môn đóng vai trò quan trọng không nhỏ, là nơi xây dựng đội ngũ Giáo viên với tay nghề ngày một cải tiến , nâng chất, linh hoạt, thu hút học sinh, và hiệu quả đào tạo dần dần phát huy vững chắc.

 

doc 12 trang Người đăng phuongthanh95 Lượt xem 315Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vài kinh nghiệm làm thế nào nâng cao chất lượng giảng dạy của tổ chuyên môn ?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT PHÚ TÂN	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ---------------	 ===========
Sáng kiến kinh nghiệm
VÀI KINH NGHIỆM LÀM THẾ NÀO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ?
Năm học: 2008 – 2009
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
 	Việt nam hội nhập WTO và đang cùng phát triển mạnh mẽ với các nước trong khu vực và quốc tế,thì giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo nhân lực , nhân tài và phát triển đất nước.Vì thế các hoạt động giáo dục trong một trường THCS đòi hỏi phải có kế hoạch đổi mới hình tổ chức sao cho rõ ràng, tích cực,sáng tạo ,hiệu quả và cấp thiết.Trong đó hoạt động tổ chuyên môn đóng vai trò quan trọng không nhỏ, là nơi xây dựng đội ngũ Giáo viên với tay nghề ngày một cải tiến , nâng chất, linh hoạt, thu hút học sinh, và hiệu quả đào tạo dần dần phát huy vững chắc.
Khi được sự quan tâm và tin tưởng của Ban giám hiệu giao phó cho nhiệm vụ tổ trưởng-quản lý tổ chuyên môn Tiếng Anh , thì người tổ trưởng chuyên môn phải luôn suy nghĩ làm thế nào để phát huy tính tích cực hiệu quả chất lượng giảng dạy tổ chuyên môn tiếng Anh? Đây là một thách thức rất lớn và tổ trưởng phải làm thế nào tạo động lực cho các thành viên trong tổ cống hiến hết khả năng của mình cho sự nghiệp trồng người với ngôn ngữ thứ hai? như vậy làm thế nào hình thành cho các thành viên trong tổ một thói quen làm việc và dự đoán trước được việc mình sắp làm, từ đó sẽ dùng chính khả năng của mình cho công việc giảng dạy một cách tốt nhất.
Cho nên vai trò của tổ trưởng có ảnh hưởng rất lớn đến đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn như tay nghề, khả năng cống hiến của từng thành viên, chất lượng bộ môn của học sinh và uy tín của tổ đối với nhà trường cũng như với ngành. Để làm tốt vấn đề này thì người tổ trưởng phải nắm thông suốt thực trạng khó khăn của tổ mình quản ly.ù Đồng thời luôn suy nghĩ vạch ra kế hoạch cải tiến để nâng dần chất lượng hoạt động và giảng dạy hiệu quả của tổ chuyên môn cũng như học tập của học sinh.
II. THỰC TRẠNG CỦA TỔ TIẾNG ANH :
 Bộ môn tiếng Anh vừa khó, lại vừa được đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực nên sự phát triển tay nghề của các giáo viên trong tổ chưa đồng đều, mặc dù đã được tập huấn nhiều đợt do Sở giáo dục và Hội đồng bộ môn tiếng Anh huyện tổ chức. Có giáo viên vận dụng rất hiệu quả, thu hút học sinh và làm các em yêu thích môn học tiếng Anh. Nhưng cũng có giáo viên còn mơ hồ về vận dụng các thủ thuật giảng dạy cũng như phương pháp sao cho phù hợp với nội dung bài và vừa tầm hiểu biết của học sinh, dẫn đến tay nghề còn lơ mơ,chất lượng học tập học sinh chưa cao. Nhất là đối với giáo viên mới ra trường. Như vậy làm thế nào để tổ chuyên môn hoạt động hiệu quả và nâng dần chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh? Sau đây là một vài biện pháp giải quyết giúp giáo viên trong tổ tự tin trong giảng dạy, phát huy sáng tạo phương pháp và đồ dùng dạy học, cũng như giúp học sinh yêu thích học tập bộ môn .	
III.NỘI DUNG,BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
1.Quá trình phát triển kinh nghiệm:
 1.1.Nhiệm vụ chung:
- Để tổ chuyên môn vững chắc thì điều dĩ nhiên là tổ trưởng và các thành viên trong tổ đều phải đảm bảo đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo qui định của trường và của ngành.Riêng tổ trưởng tổ chuyên môn còn có những nhiệm vụ sau:Phải xây dựng kế hoạch hoạt động năm học chung của cả tổ và giáo viên trong tổ.Xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học,phân phối chương trình và các qui định của Bộ giáo dục và đào tạo.Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường.Đồng thời đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.Tổ chức phong trào thi đua trong tổ,nhận xét và đánh giá giáo viên.
Tuy nhiên tổ chuyên môn hoạt động hiệu quả hay không là do cách tổ chức và nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ trưởng chuẩn bị có bám sát thực trạng của tổ không?
 1.2.xây dựng đội ngũ và phát triển tay nghề giáo viên:
 	- Để xây dựng nề nếp giảng dạy của giáo viên, thì tổ trưởng phải lên kế hoạch họp tổ chuyên môn định kỳ ít nhất hai lần / tháng,và để trao dồi học tập kinh nghiệm nâng cao tay nghề với nhau thì trong một năm học mỗi giáo viên phải có ít nhất là 8 tiết dạy và 8 tiết dự giờ cùng đồng nghiệp / năm.Ngoài ra mỗi giáo viên cũng phải tham gia dạy thao giảng kiến tập cho cả tổ dự ít nhất một lần / năm để cả tổ có thể đánh giá tay nghề giáo viên đó một cách chính xác.Trong mỗi lần sinh hoạt tổ chuyên môn,tổ trưởng đều đánh giá và rút kinh nghiệm các hoạt động của tổ trong hai tuần đầu của tháng hoặc cả tháng vừa qua về tiến độ thực hiện chương trình, chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, đánh giá cho điểm học sinh. Đánh giá quá trình soạn giảng và thực hiện giờ dạy trên lớp của giáo viên, nếu cuối học kỳ thì có đánh giá thi đua để kịp thời khen thưởng giáo viên đồng thời vạch ra kế hoạch hoạt động của tổ ở hai tuần tiếp theo của tháng hoặc tháng tiếp theo.Thông qua hoạt động này các giáo viên xây dựng được ý thức,trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học của mình.
- Kế đến là phần thảo luận chuyên môn, bàn về cách soạn bài, cách giảng dạy ở một số tiết khó, chuẩn bị chuyên đề thao giảng kiến tập,nhằm giúp cho giáo viên được trao đổi, học tập kinh nghiệm tiên tiến, bồi dưỡng sư phạm lẫn nhau và tự bồi dưỡng, đồng thời giáo viên tự kiểm tra lại công việïc của mình. Để cho các giáo viên thảo luận dễ dàng và sôi nổi .Tôi nghĩ đây là phần rất cực , vì tổ trưởng phải có sự chuẩn bị kỹ trước về nội dung, các câu hỏi hoăïc tình huống gợi ý,một vài giải pháp cần thiết.Sau khi thảo luận xong là đến phần phân công giáo viên chuẩn bị dạy thao giảng chuyên đề cho phần thảo luận đó.
 a.Thảo luận về xây dựng môït giáo án hiệu quả:
- Sau mỗi lần thông qua các thủ tục hành chính là đến phần thảo luận chuyên môn.Trước tiên tôi gợi ý,xây dựng một giáo án là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của bài giảng.Những bài giảng có khi là một giáo án chuẩn bị chu đáo,cũng có khi là những ý tưởng bất ngờ nảy đến.Không cứng nhắc như nhiều giờ học khác,trong giờ học tiếng Anh thầy cô có thể tổ chức nhiều hoạt động như đóng kịch,chơi trò chơi,học tiếng Anh qua bài hátNhưng điều quan trọng nhất là gì?có phải là mục tiêu giảng dạy hay không? Vậy thì một giáo án như thế nào là hiệu quả?Và một giáo án cần những đặc điểm tiên quyết gì để có thể đạt được mục tiêu giảng dạy? Sau đó tôi chia nhóm và mời giáo viên cả tổ cùng thảo luận đề tài này.
Do đặc điểm tổ tiếng Anh của trường THCS PHÚ MỸ khá đông nên dễ dàng phân cặp nhóm để thảo luận.Và sau một thời gian ngắn hội thảo tổ đã tổng hợp được kết quả rất hay, đó là để xây dựng một giáo án hiệu quả thì cả tổ nhất trí dựa theo 8 yêu cầu sau đây để có thể hướng tới mục tiêu cao nhất của mỗi người giáo viên là đánh giá chính xác quá trình học tập của học sinh và 8 yêu cầu này cũng sẽ luôn nhắc nhở từng giáo viên, nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc giảng dạy hằng ngày.
 a.1.Mục tiêu:
Trong mỗi một giờ lên lớp,giáo viên đều đề ra mục tiêu mà cả lớp phải hoàn thành(ví dụ:học hết về câu đảo ngữ hay ôn tậïp lại một cấu trúc câu nào đó.)Và dù giáo viên có tiến hành hoạt động nào hay tổ chức trò chơi gì cho giờ học thêm sôi nổi thì vẫn hướng tới mục tiêu của bài giảng.
 a.2.Dẫn dắt:
Trước khi đi sâu vào nội dung của bài, nên có một vài lời dẫn dắt bằng cách liên hệ giữa các kiến thức cũ và mới hoặc tạo ra một lý giải hợp lý cho việc thực hiện mục tiêu bài giảng ngày hôm đó.
 a.3.Hướng dẫn trực tiếp:
Khi thiết kế giáo án, giáo viên chú ý đưa ra một cách cụ thể và chi tiết để làm sao truyền tải đựơc các khái niệm của bài học hôm ấy với các học sinh.Có rất nhiều cách khác nhau,và giáo viên có thể thay đổi theo từng đề tài.
 a.4.Luyện tập hướng dẫn:
Chuẩn bị các bài luyện tập các kiến thức mới vừa học để củng cố kiến thức cho học sinh đồng thời áp dụng các kỹ năng mà giáo viên vừa truyền đạt thông qua các chỉ dẫn trực tiếp.Và tất nhiên là giáo viên luôn phải có một sự theo dõi sát sao quá trình làm việc của học sinh trong lớp mình.
 a.5.Kết thúc:
Kết thúc bài học cũng là khởi đầu cho những kiến thức tiếp theo.Vậy sẽ rất hữu ích nếu giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi đầy gợi mở để khuyến khích sự tự nghiên cứu thêm của học sinh cũng như sự chuẩn bị của các em cho bài học tiếp theo.
 a.6.Tự luyện:
Khi hoàn thành các bài tập về nhà hoặc các bài luận cá nhân ,các học sinh có thể thể hiện mức độ tiếp thu kiến thức đã học.Thông qua việc trả bài, giáo viên sẽ xác định được rằng mình đã thực hiện được mục tiêu giảng dạy hay chưa.
 a.7.Tài liệu và thiết bị cần thiết:
Phải chuẩn bị nguồn tài liệu và ĐDDH cần thiết giúp giáo viên giảng bài hiệu quả.Và nếu có thể,giáo viên nên giới thiệu cho học sinh tài liệu tham khảo cho từng mục kiến thức khác nhau để các em tự tìm tòi.
 a.8.Đánh giá:
Bài học chỉ có thể coi là đã được hoàn thành khi giáo viên thành công trong việc đánh giá quá trình học của học sinh trong từng buổi.Phần đánh giá này là một trong nhữ ... ột lúc không? Điều đó tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của hoạt động. Nếu hoạt động kéo dài thậm chí được chia thành hai phần thì tốt nhất là đừng cố gắng nhồi nhét vào đầu học sinh trong một lúc. Hãy giải thích phần đầu cho đến khi học sinh thật sự hiểu và hoàn thành tốt mục tiêu mà giáo viên đề ra rồi mới chuyển sang phần tiếp theo. Trong một số trường hợp, đôi khi không biết trước về các hoạt động sẽ xãy ra sẽ từ từ đưa học sinh đến với những bất ngờ thú vị.
+ Sự không chú ý sao lãng của học sinh có thể là nguyên nhân dẫn đến mọi công sức của giáo viên đều tan biến. Vì vậy giáo viên chỉ bắt đầu giảng giải khi mà học sinh thực sự tập trung và lắng nghe những điều giáo viên nói.
+ Kể cả ngay trong giờ học đầu tiên, giáo viên phải cố gắng sử dụng tiếng Anh trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, đôi khi cũng không nên quá cứng nhắc trong việc sử dụng tiếng Anh trong suốt cả buổi học. Tuỳ từng giai đoạn mà giáo viên cũng có thể sử dụng xen kẽ các chỉ dẫn bằng tiếng Việt. Giai đoạn đầu năm học, giáo viên nên đưa ra các chỉ dẫn bằng tiếng Việt và nhắc lại bằng tiếng Anh, càng đơn giản càng tốt. Vài tuần sau học sinh quen dần thì giáo viên đảo ngược trình tự; đưa ra các hướng dẫn bằng tiếng Anh trước rồi mới diễn đạt lại bằng tiếng Việt. Càng về sau khi học sinh quen dần rồi thì giáo viên chỉ đưa ra các hướng dẫn bằng tiếng Anh để các em dịch lại.
+ Tránh sử dụng câu mệnh lệnh trong khi chỉ dẫn. Bởi như thế, khi học sinh nghe giáo viên nói nhiều những từ như”Repeat!” hay “Listen!” thì lâu dần cũng quen với cách nói như vậy.Thay vào đó, những câu cầu khiến ví dụ như:”Can you repeat that?” hay “Let’s listen”-sẽ tạo thành thói quen tốt trong việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh.
+ Cần kiểm tra mức độ hiểu của học sinh trước khi bắt đầu tổ chức một hoạt động. Những câu hỏi như “Do you understand?” (Các em có hiểu không?) không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng. Những học sinh có thể e ngại khi phải thú nhận là mình không hiểu hay thậm chí không biết mình có hiểu không nữa. Vậy thì điều giáo viên cần làm là:
. Đặt những câu hỏi kiểm tra, ví dụ như khi đóng vai:”Ok, if you are student A put your hands upRightWho are you? And what’s your problem? And who is student B?”
. Yêu cầu học sinh đặc biệt là những em có vẻ xao lãûng nhất nhắc lại yêu cầu của giáo viên.
. Có thể lấy ví dụ bằng cách cử hai học sinh thực hiện hai hoạt động đó trước lớp hoặc nếu là một bài viết thì đưa ra đáp án của hai câu đầu tiên.
. Một phương pháp khác là giáo viên không đưa ra chỉ dẫn trực tiếp mà yêu cầu học sinh dự đoán những công việc mà các em cần làm. 
Sau khi thống nhất chung, thì các giáo viên về vận dụng ở các lớp mình dạy và đã động não thêm,với những lời chỉ dẫn chi tiết hợp lý của mình đã tạo ra hiệu quả học tập đáng kể của các em học sinh thân yêu .
2.Kiểm nghiệm lại kết quả:
Trước đây do tổ bộ môn hoạt động chưa đều đặn cho lắm,vả lại khi họp tổ chuyên môn thì tổ trưởng chỉ đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động của tổ và triển khai những thông tin hành chánh là xong chưa đi sâu vào thảo luận nhằm giải quyết những yếu kém còn tồn động trong giáo viên cũng như trong học sinh. Mở chuyên đề còn giao khoán cho người nhận nhiệm vụ, chưa đi sâu vào cái chất. Kết quả tay nghề của các giáo viên có độ chênh lệch quá lớn và giáo viên chưa đủ tự tin để đăng ký các phong trào giáo viên dạy giỏi. Đồng thời chất lượng học tập của học sinh chưa cao.
Trong những năm gần đây ,việc phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh trong tổ chuyên môn, trong giảng dạy của bản thân cũng như của các giáo viên trong tổ,và nhanh chống tiến hành tổ chức thảo luận cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc ở những lần họp tổ chuyên môn ngay lập tức và thực thi liền, nên tay nghề các giáo viên trong tổ ngày một vững chắc, và sẵn sàng tham gia đăng ký những tiết dạy tốt trong phong trào hội giảng hội học do trường phát động, cũng như đăng ký phong trào giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh do ngành tổ chức. Kết quả số lượng giáo viên đạt giỏi của những phong trào này mỗi năm một gia tăng :
- Năm học 2004-2005: có 1 giáo viên dạy giỏi cấp Huyện,6 giáo viên dạy giỏi cấp trường.
 - Năm học 2005-2006: có 1 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, 2 giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, 4 giáo viên dạy giỏi cấp trường.
- Năm học 2006-2007: có 1 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh,3 giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, 5 giáo viên dạy giỏi cấp trường.
 - Năm học 2007- 2008 : có 1 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh , 4 giáo viên dạy giỏi cấp Huyện , và 5 giáo viên dạy giỏi cấp trường.
* Kết quả học tập của học sinh : 
+ Học sinh ngày càng ham mê và hào hứng trong các tiết học Tiếng Anh .
+ Học sinh có khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo để tìm ra câu trả lời từ một đề tài lớn, hoặc nội dung trọng tâm của bài.
+ Số lượng học sinh hào hứng tham gia xây dựng bài ngày càng tăng, chiếm tỷ lệ tới 90% so với trước đây chỉ đạt chừng 30%.
+ 90% học sinh hiểu bài ngay tại lớp và có khả năng thực hành tốt các yêu cầu của giáo viên.
* Chất lượng học tập bộ môn cuối năm của học sinh cũng được nâng lên hằng năm:
- Năm học 2004 - 2005: đạt 77,8%
- Năm học 2005 - 2006: đạt 84,6%
- Năm học 2006 - 2007: đạt 86,7%
- Năm học 2007 - 2008 : đạt 86.8%
 * Tổ cũng đạt danh hiệu 4 năm liền là tổ Lao động tiên tiến.
3.Phạm vi tác dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Các biện pháp tiến hành để tổ chuyên môn hoạt động ngày càng hiệu quả. Kết quả sáng kiến này sẽ góp phần phát huy tác dụng cho những tổ khác trong trường và cho các trường khác trong ngành.
4. Nguyên nhân thành công:
	Từ việc biết cách tổ chức điều khiển hoạt động tổ chuyên môn đều đặn,tích cực hỗ trợ đồng nghiệp, giải quyết kịp thời những tình trạng chung có ảnh hưởng đến tay nghề của giáo viên trong tổ cũng như chất lượng học tập của học sinh nên dẫn đến sự hài hoà trong nội bộ tổ. Tay nghề của các giáo viên trong tổ dần dần không còn khoảng cách lớn. Hầu hết giáo viên đều cảm thấy rất yêu nghề và sẵn sàng tham dự giáo viên dạy giỏi các cấp nếu có cơ hội. Tất cả học sinh đều yêu mến và tôn trọng thầy cô mình, mà không còn ý nghĩ phân biệt thầy này dạy hay, còn cô kia dạy chưa tốt. Ngoài ra đội ngũ giáo viên trong tổ còn có tinh thần tương thân tương ái luôn đoàn kết và hỗ trợ nhau đây cũng là nguyên nhân tạo nên một tập thể vững mạnh và sự thành công của tổ Lao động tiên tiến.
5. Tồn tại :
 Do kinh phí của trường ít, vì thế việc chi mua thêm trang thiết bị dạy học cho số lượng lớn các tổ trong nhà trường không thể đáp ứng đầy đủ như yêu cầu bộ môn của các tổ, nên trường đã mua đỡ các máy cassettes đã qua sử dụng kém chất lượng cho giáo viên dạy Tiếng Anh và giáo viên dạy môn Nhạc xài đỡ. Qua vài tháng sử dụng thì gần hết các máy này được xếp vào những nơi dành cho đồ phế thải hoặc được đem đi xử lý. Với số lượng cần sử dụng đông gồm : các giáo viên dạy kỹ năng sống, giáo viên dạy Tiếng Anh và giáo viên dạy nhạc thay phiên nhau tranh thủ đăng ký 1 trong 2 máy còn hoạt động hơi khá chất lượng do Sở Giáo Dục và UNICEF cấp cách nay trên 10 năm. Các giáo viên Tiếng Anh dạy tiết nghe hiểu cùng buổi mà đăng ký chậm thì đành chuyển qua tự đọc và đóng vai trong bài hội thoại cho học sinh nghe đỡ. Từ đó khi đến kỳ thi thì chất lượng kỹ năng nghe của học sinh đạt không cao vì các giọng nói trong băng cassettes học sinh nghe không quen và cảm thấy không có nhiều ấn tượng để cảm nhận hết nội dung cần đạt của bài thi nghe hiểu.
 Qua tồn tại trên, vì chất lượng lâu dài của học sinh có thể hoà nhập kịp thời với xu thế hội nhập ngày càng phát triển hiện nay, nên tôi vẫn tiếp tục đề nghị Ban Giám Hiệu trường cố gắng dành kinh phí để mua một vài máy cassttes thật sự có chất lượng để được phục vụ sử dụng lâu dài, đồng thời nâng dần chất lượng kỹ năng nghe cho học sinh.
6. Bài học kinh nghiệm:
Tổ trưởng phải luôn nhạy bén với các hoạt động chuyên môn xãy ra mà giáo viên trong tổ thường hay vướng mắc, tháo gỡ kịp thời thông qua các buổi họp tổ chuyên môn, nhằm giúp giáo viên trong tổ có chỉnh đốn đúng lúc. Một khi giáo viên cảm thấy không có gì khó khăn mỗi khi lên lớp, thì lúc bấy giờ tấm lòng yêu thương học sinh sẵn sàng chăm lo sự nghiệp trồng người ngày một cao hơn. Ngoài ra phải có tham mưu tốt với Ban giám hiệu để được hỗ trợ tốt về trang thiết bị ,cơ sở vật chất, cũng như những vấn đề khó khăn huốt tầm mà tổ chuyên môn không giải quyết được. Từ đó hoạt động tổ chuyên môn ngày càng thuận lợi và chất lượng cũng đạt hiệu quả cao.
IV .KẾT LUẬN:
	Chất lượng đào tạo của nhà trường nói lên hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên có tay nghề vững vàng sẽ quyết định sự chắc chắn đi lên của tổ. Tổ trưởng nắm bắt kịp thời những tình trạng chưa tốt của tổ và đem ra cùng tập thể xây dựng khắc phục đúng lúc sẽ thúc đẩy được sự tiến bộ của tập thể giáo viên. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn có chuẩn bị kỹ các nội dung cần cải tiến và biết cách điều khiển buổi sinh hoạt hiệu quả sẽ tạo nên không khí thoải mái, tình đồng nghiệp chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau, và có một sức mạnh tập thể đoàn kết vững chắc. Có được những điều này đó chính là hoạt động hiệu quả của tổ chuyên môn.
 Phú Mỹ, ngày 15 tháng 01 năm 2009
 	 Người viết
	 Thái Giác Minh

Tài liệu đính kèm:

  • docvai_kinh_nghiem_lam_the_nao_nang_cao_chat_luong_giang_day_cu.doc