Thiết kế bài dạy Vật lý 7 tiết 33: An toàn khi sử dụng điện

Thiết kế bài dạy Vật lý 7 tiết 33: An toàn khi sử dụng điện

Tuần :34.

Tiết : 33. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN

A.Mục tiêu:

 1)Kiến thức:

-Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.

-Biết sử dụng cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.

-Nêu được và thực hiện được một số qui tắc an toàn khi sử dụng điện.

 2)Kĩ năng:

Quan sát , nhận biết từ thực tế.

 3)Thái độ:

luôn có ý thức sử dụng điện an toàn.

B.Chuẩn bị:

-Một số loại cầu chì có ghi (A),trong đó có loại 1A

-Nguồn điện 12V, bóng đèn 12V

-5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện.

-1 bút thử điện.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Vật lý 7 tiết 33: An toàn khi sử dụng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:2/05/06.
Tuần :34.
Tiết : 33. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
A.Mục tiêu:
 1)Kiến thức:
-Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
-Biết sử dụng cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
-Nêu được và thực hiện được một số qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
 2)Kĩ năng:
Quan sát , nhận biết từ thực tế. 
 3)Thái độ:
luôn có ý thức sử dụng điện an toàn.
B.Chuẩn bị:
-Một số loại cầu chì có ghi (A),trong đó có loại 1A
-Nguồn điện 12V, bóng đèn 12V
-5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện.
-1 bút thử điện.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
 1)Ổn định lớp:
-Kiểm diện HS (1p)
 2)Kiểm tra: (5p)
w Nêu đặc điểm về I và U đối với đoạn mạch mắc nối tiếp ?
w Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại ? nếu dòng điện của mạng điện gia đình qua cơ thể người có hại gì ?
 3)Bài mới:
Thời
lượng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính
2p
10p
7p
7p
8p
I.Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
Có điện thật là có ích lợi, thuận tiện nhưng nếu sử dụng điện không an toàn thì điện có thể gây thiệt hại về người và tài sản. Vậy sử dụng điện như thế nào là an toàn ? Bước đầu ta sẽ tìm hiểu một số qui tắc an toàn điện trong tiết học hôm nay.
II.Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. 
? Tác dụng sinh lí của dòng điện có thể gây ra nguy hiểm gì cho con người?
? Vậy cơ thể người là vật dẫn điện hay cách điện? Có phải con người chạm bất kì nguồn điện nào cũng gâyara nguy hiểm không ?
Thông báo : Cơ thể người bình thường là vật dẫn điện.
-Bởi vậy khi nào có dòng điện chạy qua cơ thể người ?
- Yêu cầu HS quan sát H.29.1 SGK.
Cho biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người ?
? Vì sao khi chạm vào nguồn điện là pin và acquy , thì ta chưa bị nguy hiểm ?
III.Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch
- Để cho các dụng cụ điện không bị hỏng ta phải mắc vào hiệu điện thế là bao nhiêu ?
-Ta đã biết U lớn thì I càng lớn. Vậy nếu I quá lớn mức bình thường sẽ xảy ra điều gì ?
-Một trường hợp rất hay xảy ra ,làm cho I tăng cao đó là hiện tượng đoản mạch.
-Làm TN H.29.1 SGK để giới thiệu hiện tượng đoản mạch và chỉ ra chỗ đoản mạch
IV.Hoạt động 4: Tìm hiểu cầu chì
-Làm thế nào để ngăn chặn không cho dòng điện tăng quá cao khi bị đoản mạch ?
-Thông báo : Để làm việc đó người ta thường dùng một cầu chì.
-Cho HS quan sát 1 số cầu chì.
-Khi I tăng tác dụng nhiệt của dòng điện tăng cao sẽ xảy ra điều gì với dây chì ?
-Vậy cầu chì có lợi gì ?
-Cầu chì có tác dụng gì ?
V.Hoạt động 5: Tìm hiểu một số quy tắc an toàn khi sử dụng điện
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK tìm hiểu 4 quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
-Giải thích vì sao phải làm như thế ?
-Yêu cầu HS vận dụng TL C6.
- Lắng nghe và ghi bài học mới.
w Phát biểu chung ở lớp.
-Dòng điện đi qua cơ thể người làm cho các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở.
-Có dòng điện chạy qua cơ thể, khi cơ thể chạm vào mạch điện ở bất kì vị trí nào.
-Với I : trên 70mA
-Với U :dưới 40 V.
-Vì U của pin acquy thấp hơn nhiều so với mức độ nguy hiểm.
w Thảo luận chung ở lớp.
-U của nguồn phải thấp hơn U định mức ghi trên dụng cụ.
-Có thể làm cho dụng cụ bị nóng quá mức, bị cháy , bị đứt nên hỏng.
-Đoản mạch xảy ra trên đoạn dây AB.
-Khi có đoản mạch I tăng cao.
w Thảo luận chung ở lớp.
- I tăng cao dây chì sẽ nóng lên, chảy ra.
-Cầu chì dứt thì mạch điện bị hở, không còn dòng điện nên không gây nguy hiểm nữa.
-Ngắt mạch điện khi có sự cố đoản mạch.
w Thảo luận chung ở lớp giải thích vì sao?
1.U quá 40 V : tim có thể ngừng đập.
2.Để dòng điện không chạy được vào cơ thể.
4.Để dòng điện không chạy qua người cứu.
I.Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây ra nguy hiểm:
-Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với U > 40 là nguy hiểm với cơ thể người.
II.Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì:
Cầu chì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi có đoản mạch.
III.Các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
-Làm TN với nguồn điện có U < 40V.
-Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
-Không tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và thiết bị điện khi chưa biết cách sử dụng.
-Khi có người bị điện giật không được chạm vào , tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.
 4)Củng cố-Hướng dẫn học ở nhà: (5p)
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
-Hiệu điện thế bằng bao nhiêu vôn có thể gây nguy hiểm cho cơ thể người ?
-Cầu chì có tác dụng gì ?
-Nêu các qui tắc an toàn khi sử dụng điện ?
-Làm bài tập 29.1 à 29.3.
-Ôn tập chương 3 : Điện học. Trả lời phần tự kiểm tra.
D.Rút kinh nghiệm,bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docT.33.doc