Giáo án Sinh học 7 tiết 43 đến 64

Giáo án Sinh học 7 tiết 43 đến 64

Tiết 41.Bài 39: CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Giúp hs nêu được đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi đời sống hoàn toàn ở cạn. So sánh sự tiêu hóa các cơ quan: Bộ xương, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thằn lằn và ếch.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện cho hs kĩ năng nhận biết kiến thức và hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục cho hs có ý thức bảo vệ động vật có ích.

 

doc 68 trang Người đăng vultt Lượt xem 1419Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 7 tiết 43 đến 64", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7. Tiết TKB:.......Ngày dạy:...../...../2012. Sĩ số:.......Vắng...................
Tiết 41.Bài 39: CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức 
- Giúp hs nêu được đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi đời sống hoàn toàn ở cạn. So sánh sự tiêu hóa các cơ quan: Bộ xương, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thằn lằn và ếch.
2. Kỹ năng 
- Rèn luyện cho hs kĩ năng nhận biết kiến thức và hoạt động nhóm.
3. Thái độ 
- Giáo dục cho hs có ý thức bảo vệ động vật có ích.
II.Chuẩn bị: 
1. GV: - Mô hình: Cấu tạo trong thằn lằn. Tranh hình 39 (1- 3) 
2: HS: - Ôn lại kiến thức bài thực hành, Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng
III. Tiến trình lên lớp: 
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài ?
- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống trên cạn của thằn lằn bóng đuôi dài?
 2, Bài mới: 
* Đặt vấn đề: Bộ xương, các cơ quan dinh dưỡng có cấu tạo như thế nào để thích nghi đời sống ở cạn.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung 
HĐ 1: Tìm hiểu cấu tạo bộ xương 
- GV y/c ng/cứu thông tin sgk quan sát tranh bộ xương tằn lằn và thực hiên lệnh ( T127) 
- Nêu đặc điểm bộ xương ếch ? chỉ rõ điểm khác so với ếch 
- GV y/c đại diện các nhóm trình bày.
HĐ 2: Tìm hiểu cấu tạo các cơ quan dinh dưỡng
- GV y/c hs thực hiện lệnh sgk (T127)
-Chỉ trên tranh các hệ cơ quan của thằn lằn 
- GV y/c hs :Nêu đặc điểm của các cơ quan 
Nêu những diểm thay đổi khác so với ếch 
- GV cho đại diện các nhóm trình bày.
GV Treo bảng đáp án đúng 
( phụ lục ) 
HĐ 3: Tìm hiểu cấu tạo thần kinh và giác quan. 
- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và trả lời:
? Nêu đặc điểm thần kinh và giác quan.
HS: ng/cứu thông tin sgk quan sát tranh bộ xương tằn lằn. Thảo luận nhóm trả lời 
HS lên bảng chỉ trên tranh 
HS thảo luận nhóm 
Báo cáo 
hs ng/cứu thông tin sgk và trả lời:
I. Bộ xương 
- Xương đầu 
- Cột sống: 
+ Đốt sống cổ nhiều cổ rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng
 +Đốt sống thân mang xương sườn, 1 số kết hợp với xương mỏ ác làm thành lồng ngực bảo vệ nội quan và tham gia hô hấp.
+ Đốt sống đuôi dài: Tăng ma sát cho sự vận chuyển trên cạn.
- Đai chi trước: Các xương chi trước.
- Đai chi sau: ( Đai hông) các xương chi sau.
II.Các cơ quan dinhdưỡng 
 1. Tiêu hóa.
- Cơ quan tiêu hóa: Thực quản DD Ruột non Ruột già Lỗ huyệt.
 2. Tuần hoàn - Hô hấp.
-Tuần hoàn: Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt ( máu pha trộn ít) 
-Hô hấp: Phổi có nhiều ngăn, cơ liên sườn tham gia vào hô hấp.
 3. Bài tiết. 
 - Thận sau.
- Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước ( nước tiểu đặc) 
III. Thần kinh và giác quan. 
- Thần kinh: Não trước( thùy khứu giác), não giữa, tiểu não, hành tủy.
- Giác quan: Tai có màng nhĩ nằm ở cuối đáy tai ngoài, chưa có vành tai.
+ Mắt có mi mắt và tuyến lệ.
3 .Củng cố 
Gọi hs đọc kết luận sgk
? So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch.
? Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi đời sống ở cạn.
4. Dặn dò: 
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk
- Đọc trước bài: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát.sưu tầm tranh ảnh về các loài bò sát 
- Kẻ phiếu học tập vào vở 
Lớp 7. Tiết TKB:.......Ngày dạy:...../...../2012. Sĩ số:.......Vắng...................
Tiết 42 – Bài 40:
ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Giúp hs phân biệt được 3 bộ bò sát thường gặp những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của 1 số loài khủng long thích nghi đời sống. Giải thích nguyên nhân sự diệt vong của khủng long và giải thích tại sao những loài bò sát có cỡ nhỏ còn tồn tại cho đến ngày nay và vai trò của bò sát.
- Nêu được đặc điểm chung của lớp bò sát.
- Nêu được vai trò của lớp bò sát trong tự nhiên và tác dụng của nó đối với con người.
* Tích hợp GDMT: GD hs ý thức bảo vệ động vật có ích.
* Kĩ năng sống: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi với môi trường sống, về hoạt động và vai trò của bò sát với đời sống.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát, kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện cho hs kĩ năng nghiên cứu thông tin, tư duy logic.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho hs có ý thức tự nghiên cứu thông tin sgk
II. Chuẩn bị: 
1. GV: - Tranh hình 40 (1- 2) sgk 
2: HS: - Nghiên cứu thông tin sgk
III.Tiến trình lên lớp: 
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ?
2 Bài mới: 
 Đặt vấn đề: Bò sát có khoảng 6500 loài. Tại sao chúng có thể thích nghi với những điều kiện sống khác nhau. Sự ra đời và sự diệt vong của khủng long, thế giới bò sát hiện nay còn tồn tại là do đâu?
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự đa dang của bò sát.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung 
- GV y/c ng/cứu thông tin sgk và quan sát hình 40.1 sgk ( T130) Thảo luận nhóm hoàn thành bảng ( bảng phụ lục ) 
.- GV y/c đại diện các nhóm trình bày.
? Sự đa dạng của bò sát thể hiện ở những đặc điểm nào ?
- GV chốt lại kiến thức chuẩn hình 40.1.
HS ng/cứu thông tin sgk và quan sát hình 40.1 sgk ( T130) thảo luận theo lệnh s .
Đại diện nhóm lên điền bảng 
HS Trả lời.
I. Đa dạng của bò sát.
- Số lượng loài lớn.
- Phân thành 3 bộ phổ biến: 
+ Bộ có vảy
+ Bộ Rùa
 + Bộ Cá Sấu.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu các loài khủng long.
- GV y/c ng/cứu thông tin sgk và qs hình 40.2 & thảo luận sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long.
- GV y/c đại diện nhóm trình bày.
- GV y/c hs tự rút ra kết luận.
- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và thảo luận theo lệnh sgk.
Nguyên nhân khủng long bị diệt vong ? 
Tại sao bò sát cổ nhỏ còn tồn tại đến ngày nay ? 
- GV cho đại diện các nhóm trình bày.
HS ng/cứu thông tin sgk và qs hình 40.2 & thảo luận sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long.
HS trả lời 
HS thảo luận
HS trả lời 
II. Các loài khủng long.
 1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long.
- Tổ tiên bò sát được xuất hiện cách đây khoảng 280 - 230 năm.
- Thời gian phồn thịnh nhất là thời đại khủng long.
2. Sự diệt vong của khủng long.
- Sự xuất hiện của chim và thú (ăn trứng, tấn công) 
- Thiếu nơi trú rét, thiếu thức ăn.
- Do ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai 
- Chỉ còn bò sát nhỏ tồn tại đến nay là do cơ thể nhỏ dễ tìmnơi trú ẩn nhu cầuvề thức ăn ít,trứng nhỏ an toàn hơn .
 Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung.
- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và thực hiện lệnhs sgk.
? Nêu đặc điểm chung của bò sát ( về MTS,đặc điểm cấu tạo ngoài ,trong )
- GV cho đại diện các nhóm trình bày.
- GV cho lớp bổ sung và rút ra kết luận.
hs ng/cứu thông tin sgk và thực hiện lệnhs sgk.
III. Đặc điểm chung.
- Bò sát là ĐVCXS thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn.
+ Da khô, vảy song khô, cổ dài.
+ Màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc
+ Phổi có nhiều ngăn. tim có vách hụt ngăn tâm thất ( trừ cá Sấu)
+ Máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha là ĐV biến nhiệt.
+ Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
+ Trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
 Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của bò sát.
- GV y/c hs nghiên cứu thông tin sgk.
? Nêu vai trò của bò sát.( Bò sát có những lợi ích gì và những bò sát nào có hại )
Liên hệ nội dung GDMT 
? Em phải làm gì để bảo vệ các loài bò sát có lợi ? 
HS trả lời 
HS : bảo vệ môi trương sống cho chúng, không săn bắt các loài bò sát quý hiếm
IV. Vai trò.
- Có ích cho nông nghiệp: Tiêu diệt sâu bọ có hại.
- Có giá trị thực phẩm đặc sản, dược phẩm, sản phẩm mĩ nghệ
3. Củng cố 
Gọi hs đọc kết luận sgk
? Nêu môi trường sống của từng đại diện của 3 bộ bò sát thường gặp.
? Nêu đặc điểm chung của bò sát.
4. Dặn dò: 
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk
 - Đọc trước bài: Chim bồ câu.
- Kẻ bảng 1,2 bài 41 vào vở bt 
Phụ lục 
Bảng : Sự đa dạng của bò sát 
 Cấu tạo 
Tên bộ 
Hàm và răng
Vỏ trứng
Có vảy 
Hàm ngắn , răng nhỏ ,mọc trên hàm 
Trứng có màng dai 
Cá sấu
Hàm dài ,răng lớn , mọc trong lỗ chân răng 
Có vỏ đá vôi
Rùa ( có mai) 
Hàm không có răng 
Vỏ đá vôi 
Lớp.7.Tiết theo TKB.........Ngày dạy....... ... Sĩ số .. Vắng 
LỚP CHIM
Tiết 43 – Bài 41. CHIM BỒ CÂU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Giúp hs trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu và giải thích các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi đời sống bay lượn. Phân biệt kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát tranh và làm việc theo nhóm.
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho hs có ý thức tự nghiên cứu thông tin sgk, bảo vệ chim.	
II. Chuẩn bị: 
 1. GV: - Tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu. Bảng ghi nội dung 1, 2 sgk( T135, 136)
 2. HS: - Bảng 1, 2 sgk
III. Tiến trình lên lớp: 
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới: 
 Đặt vấn đề: Chim có đời sống bay lượn. Vậy nó có đặc điểm cấu tạo ntn để thích nghi đời sống.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của chim bồ câu.
Hoạt động GV
 Hoạt động của HS
Nội dung 
- GV y/c hs thảo luận: 
? Cho biết tổ tiên chim bồ câu nhà.
? Đặc điểm đời sống của chim bồ câu.
- GV cho 1- 2 hs phát biểu, lớp bổ sung.
? Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu.
? So sánh sự sinh sản của thằn và chim(hs: thụ tinh trong, trứng có vỏ đá vôi, hiện tượng ấp trứng và nuôi con)
- GV y/c đại diện các nhóm trình bày.
- ? Hiện tượng ấp trứng và nuôi con có ý nghĩa như thế nào.
- GV phân tích: Vỏ đá vôi, phôi phát triển an toàn. ấp trứng, phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường.
Hs nghiên cứu thông tin -> trả lời câu hỏi.
 Bồ câu núi
 Bay giỏi, thân nhiệt ổn định
I. Đời sống.
- Đời sống: 
+ Sống trên cây, bay giỏi
+ Tập tính làm tổ
+ ĐV đẳng nhiệt.
- Sinh sản: 
+ Thụ tinh trong
+ Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi
+ Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển.
- GV y/c hs qs hình 41.1 và 41.2 đọc thông tin sgk ¦ 
? Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
- GV Gọi hs trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài trên tranh.
- GV y/c các nhóm hoàn thành bảng 1SGK (T135)
- GV gọi 1 hs lên điền bảng phụ.
- GV sữa chữa và chốt lại bảng mẫu
hs qs hình 41.1 và 41.2 đọc thông tin sgk
hs trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài trên tranh.
các nhóm hoàn thành bảng 1SGK (T135)
hs lên điền bảng phụ
II. Cấu tạo ngoài và di chuyển.
 1. Cấu tạo ngoài:
Bảng /sgk/tr135
Đặc điểm cấu tạo
Đặc điểm cấu tạo thích nghi sự bay.
- Thân: hình thoi
- Giãm sức cản không khí khi bay 
- Chi trước: Cánh chim
- Quạt gió( động lực của sự bay) cản không khí khi hạ cánh
- Chi sau: 3 ngón trớc 1 ngón sau
- Giúp chim bám chặt vào cành cây khi hạ cánh
- Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng
- Làm cho cánh giang rộng ra tạo  ... 
- HS: Nêu được giá trị xuất khẩu mạng lại lợi nhuận cao và uy tín trên thị trường thế giới 
+ Cá tra, cá basa, tôm hùm, tôm càng xanh
- HS: Nghe ghi nhớ kiến thức.
II. Những lợi ích của đa dạng sinh học
- Sự đa dạng sinh học mang lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước.
Hoạt động 3
Tìm hiểu về nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV: Yêu cầu nghiên cứu SGK kết hợp hiểu biết thực tế trao đổi nhóm ’trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ở VN và thế giới ?
+ Chúng ta cần có biện pháp nào để bảo vệ đa dạng sinh học ?
+ Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học dựa trên cơ sở khoa học nào?
- GV: Cho các nhóm trao đổi đáp án hoàn thành câu trả lời. 
- GV yêu cầu liên hệ thực tế:
+ Hiện nay chúng ta đã làm gì để bảo đa dạng sinh học?
- GV: Nhận xét.
- HS: Cá nhân tự đọc thông tin trong SGK/190 ghi nhớ kiến thức
- HS: Trao đổi nhóm yêu cầu nêu được:
+ Nghiêm cấm khai thác bừa bãi.
+ Thuần hóa, lai tạo
- HS: Nhóm khác bổ sung
- HS: Liên hệ thực tế trả lời 
III. Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học:
- Để bảo vệ đa dạng sinh học:
+ Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi
+ Thuần hóa, lai tạo giống để tăng cường đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài
* Ghi nhớ: SGK.
3. Củng cố: 
- Yêu cầu HS tóm tắt nội dung chính của bài học.
- GV cho HS trả lời câu hỏi 1,2 SGK
4. Dặn dò: 
- Đọc bài trả lời câu hỏi lệnh câu hỏi
- Tìm hiểu thêm về đa dạng sinh học trên đài báo
- Kẻ phiếu học tập vào vở “Các biện pháp đấu tranh sinh học "
..
Lớp: 7A TiếtTKB: Ngày giảng: sĩ số: vắng:................
TIẾT 62. BÀI 59: BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nêu được khái niệm đấu tranh sinh học. 
- Thấy được các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học là sử dụng các loại thiên địch. Nêu được nhưng ưu điểm và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát so sánh tư duy tổng hợp
- Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- GD ý thức bảo vệ môi trường, động vật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh H59.1 SGK
- Tư liệu về đấu tranh sinh học
2. Học sinh:
- Kẻ phiếu học tập vào vở" Các biện pháp đấu tranh sinh học "
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu những lợi ích của đa dạng sinh học?
 2. Bài mới: 
Hoạt động 1 
Tìm hiểu thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Thế nào đấu tranh sinh học?
+ Cho VD về đấu tranh sinh học?
- GV: Giải thích SV tiêu diệt SV có hại gọi là thiên địch.
- GV: Thông báo các biện pháp đấu tranh sinh học
- HS: Cá nhân tự đọc thông tin SGK/92 trả lời câu hỏi:
- HS: Nêu được: 
+ Dùng sinh vật tiêu diệt SV gây hại
+ Mèo diệt chuột.
+ Cá chép diệt bọ gậy.
- HS: Lớp nhận xét, bổ sung.
I.Biện pháp đấu tranh sinh học
- Đấu tranh sinh học là sử dụng thiên địch sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các SV gây ra.
 Hoạt động 2 Những biện pháp đấu tranh sinh học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK quan sát H59.1,2 và hoàn thành phiếu học tập
- GV: Kẻ phiếu học tập lên bảng 
- GV: Gọi các nhóm lên viết kết quả trên bảng
- GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV yêu cầu: 
+ Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt SV gây hại?
- GV: Nhận xét.
- HS: Cá nhân tự đọc thông tin SGK/191,2 ghi nhớ kiến thức 
- HS: Trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập
- HS: Đại diện nhóm ghi kết quả của nhóm 
- HS: Nhóm khác bổ sung ý kiến 
- HS: Các nhóm tự sửa chữa (nếu cần) 
II. Những biện pháp đấu tranh sinh học
- Ưu điểm :
 + Tiêu diệt những SV có hại, tránh ô nhiễm môi trường
- Nhược điểm:
+ Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định
+ Thiên địch không diệt được triệt để SV có hại
- Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học
Các biện pháp đấu tranh sinh học
Tên sinh vật gây hại
Tên thiên địch
Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại
- Chuột
- Bọ gậy, ấu trùng sâu bọ
- Sâu bọ ban ngày
- Mèo
- Cá chép, cá cờ.
- Sáo, chim sâu
Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại
- Trứng sâu xám
- Xương rang
- Ong mắt đỏ.
- ấu trùng bướm đêm
Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm sinh vật gây hại.
- Thỏ
- Bọ xít.
- Vi khuẩn Myôma và calixi
- Nấm bạch dương và nấm lục cương.
Hoạt động 3 
Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV: Cho HS nghiên cứu SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
+ Đấu tranh sinh học có những ưu điểm gì?
+ Hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì ?
- GV: Ghi tóm tắt ý kiến của nhóm 
- GV: Chốt lại kiến thức. 
- HS: Cá nhân tự thu thập kiến thức kiến thức ở thông tin trong SGK/194
- HS: Trao đổi nhóm bàn yêu cầu nêu được:
+ Ưu điểm
+ Nhược điểm.
- HS: Đại diện nhóm trình bày kềt quả nhóm khác bổ sung
III. Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học
- Ưu điểm: Của biện pháp đấu tranh sinh học: Tiêu diệt nhiều SV gây hại, tránh ô nhiễm môi trường
- Nhược điểm: 
+ Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định
+ Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại
* Ghi nhớ: SGK.
3.Củng cố: 
- HS tóm tắt nội dung bài học
- GV sử dụng câu hỏi 1,2 cuối bài
 4. Dặn dò: 
- Đọc bài trả lời câu hỏi lệnh câu hỏi
- Đọc mục " Em có biết"
- Kẻ bảng " Một số động vật quí hiếm ở VN"
.
 Lớp: 7A TiếtTKB: Ngày giảng: sĩ số: vắng:
TIẾT 63. BÀI 60: ĐỘNG VẬT QUÍ HIẾM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm về động vật quí hiếm. 
- Thấy được mức độ tuyệt chủng của các động vật quí hiếm ở VN từ đó đề ra biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm 
2. Kĩ năng:
- Quan sát so sánh, phân tích tổng hợp
- Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- GD ý thức bảo vệ động vật qúi hiếm 
II. CHUẨN BỊ:
1- Giáo viên
- Tranh một số động vật quí hiếm 
- Một số tư liệu về động vật qúi hiếm
2- Học sinh
- Kẻ bảng " Một số động vật quí hiếm ở VN"
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học?
2. Bài mới: 
Hoạt động 1 
Tìm hiểu thế nào là động vật quí hiếm
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV: Cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là động vật quí hiếm?
+ Kể tên một số động vật quí hiếm mà em biềt?
- GV: Nhận xét.
- GV: Thông báo thêm cho HS về động vật quí hiếm như : Sói đỏ, phượng hoàng đất
- HS đọc thông tin SGK /196 thu nhận kiến thức
Yêu cầu nêu được:
+ Động vật quí hiếm có giá trị kinh tế.
+ Số lượng loài giảm sút.
- HS: Đại diện trình bày ý kiến ’ HS lớp nhận xét và bổ sung.
I. Động vật quí hiếm
- Động vật quí hiếm là nững động vật có giá trị nhiều mặt và số lượng giảm sút
Hoạt động 2 . Tìm hiểu một số ví dụ minh họa 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- HS: Đọc các câu trả lời lựa chọn quan sát H60 SGK /197 hoàn thành bảng 1 " Một số động vật quí hiếm ở VN"
- GV: Kẻ bảng cho HS chữa bài 
- GV: Gọi nhiều HS lên ghi để phát huy tính tích cực của HS.
- GV: Thông báo ý kiến đúng
- GV: Qua bảng này cho biết:
+ Động vật quí hiếm có giá trị gì?
+ Em có nhận xét gì về cấp độ đe dọa truyệt chủng của động vật quí hiếm?
+ Hãy kể thêm động vật quí hiếm mà em biết?
- GV: Chốt lại kiến thức. 
- HS: Nghiên cứu thông tin và quan sát H60 SGK hoàn thành bảng sgk/196
- HS: Lên bảng thực hiện 
- HS: Dựa vào kiến thức bảng trả lời câu hỏi.
+ Có giá trị về mặt kinh tế
+ Cà cuống, ốc xà cừ
- HS: Lớp nhận xét, bổ sung.
II. Ví dụ minh họa các cấp độ tuyệt chủng của động vật quí hiếm ở Việt Nam.
- Các cấp độ tuyệt chủng Động vật quí hiếm ở Việt Nam biểu thị: 
 + Rất nguy cấp
 + Nguy cấp 
 + ít nguy cấp 
 + Sẽ nguy cấp.
Hoạt động 3. Các biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV hỏi: 
+ Vì sao phải bảo vệ động vật quí hiếm?
+ Cần có những biện pháp gì để bảo vệ động vật quí hiếm?
- GV: Chốt lại kiến thức.
- HS: Vận dụng kiến thức trả lời
- HS: Khác nhận xét, bổ sung.
III. Bảo vệ động vật quí hiếm:
- Các biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm: 
+ Bảo vệ môi trường sống 
+ Cấm săn bắt, buôn bán, giữ trái phép.
+ Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ 
+ Xây dung khu dự trữ thiên nhiên.
* Ghi nhớ: SGK/198.
3.Củng cố: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là động vật quí hiếm ?
+ Phải bảo vệ động vật quí hiếm như thế nào?
4. Dặn dò: 
- Học bài trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục " Em có biết"
- Tìm hiểu động vật có giá trị kinh tế ở địa phương
.
Lớp: 7 TiếtTKB: Ngày giảng: sĩ số: vắng:
TIẾT 64: THỰC HÀNH: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng
Trong kinh tế ở địa phương
I/- MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
- HS tìm hiểu thông tin từ sách báo, thực tiễn sản xuất ở địa phơng để bổ sung kiến thức về một số động vật có tầm quan trọng trong thực tế ở địa phơng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin theo chủ đề.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn gắn với thực tế sản xuất
II/- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Hướng dẫn viết báo cáo
 2. Học sinh: 
- Sưu tầm thông tin về một số loài động vật có giá trị kinh tế ở địa phơng 
III/- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới : 
Hoạt động 1. Hướng dẫn cách thu thập thông tin
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
GV yêu cầu:
+ Hoạt động theo nhóm 6 người
+ Xếp lại nội dung các thông tin cho phù hợp với yêu cầu.
- GV: Đặt câu hỏi.
+ Chăn nuôi tại gia đình hay tại địa phương nào?
+ Cách nuôi như thế nào?
+ Cách chăm sóc ?
- GV: Giá trị tăng trọng của các loài được thể hiện như thế nào?
+ Số kg trong một tháng?
+ Thu nhập từng loài?
+ Tổng thu nhập xuất chuồng?
- HS: Chia nhóm theo hướng dẫn của GV lấy ví dụ cụ thể 
- HS: Vận dụng kiến thức thực tế trả lời 
- HS: Nêu được địa điểm, cách nuôi, giá trị kinh tế
I/Hướng dẫn cách thu thập thông tin:
1. Tên loại động vật cụ thể
VD: Tôm , cá, gà lợn, bò.
2. Địa điểm:
+ Điều kiện sống của động vật
+ Điều kiện sống khác đặc trưng của loài.
3. Cách nuôi:
- Chuồng trại:
+ Đủ ấm về mùa đông
+ Thoáng mát về mùa hè.
Số lượng loài, cá thể
+ Lượng thức ăn :
. Thời kì vỗ béo
. Thời kì sinh sản
. Nuôi dưỡng con non
+ Vệ sinh chuồng trại
4. Giá tri kinh tế:
- Gia đình:
+ Thu nhập từng loài.
+ Tổng thu nhập xuất chuồng.
+ Giá trị VND/1 năm
- Địa phương:
+Tăng nguồn thu nhập kinh tế địa phương chờ chăn nuôi động vật
+ Ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương
+ Đối với quốc gia.
3. Củng cố
Nhận xét sự chuẩn bị của các nhóm
4. Dặn dò
- Học bài chuẩn bị bài báo cáo theo nhóm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH 7. Tiết 43-64.doc