Giáo án Vật lý 7 - Chủ đề 3: Điện Học

Giáo án Vật lý 7 - Chủ đề 3: Điện Học

Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC

Tiết 19: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT.

I. MỤC TIÊU:

- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).

- Khắc sâu thêm kiến thức của bài sự nhiễm điện do cọ xát.

II. CHUẨN BỊ:

- Hệ thống bài tập, câu hỏi liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.

 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:

 Lớp 7A3: lớp 7A4:

2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:

 

doc 28 trang Người đăng vultt Lượt xem 1220Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chủ đề 3: Điện Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: ..	Tuần: 20
 Ngày dạy: 	
Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC
Tiết 19: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT.
I. MỤC TIÊU:
- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).
- Khắc sâu thêm kiến thức của bài sự nhiễm điện do cọ xát.
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống bài tập, câu hỏi liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 Lớp 7A3: 	 lớp 7A4:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
 3. bài mới:	
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lý thuyết 
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Nêu những khả năng của vật khi nó bị nhiễm điện.
+ Vật nhiễm còn gọi là gì?
+ Cho HS nhắc lại: Chiếc lược nhựa sau khi cọ xát vào mảnh vải khô, thanh thuỷ tinh sau khi cọ xát vào mảnh lụa, mảnh nilon, mảnh phim sau khi được cọ xát vào len, có khả năng gì? 
 + 2 vật sau khi cọ xát vào nhau rồi tách chúng ra, có hiện tượng gì xảy ra? 
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
Ghi bài: 
-> Những vật sau khi được cọ xát nó có khả năng hút các vật khác được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.
-> Vật nhiễm điện có khả năng hút được các vật khác hoặc phóng điện qua vật khác. 
-> hút các vật khác
-> có nhiều chớp sáng li ti và tiếng nổ lép bép.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng 
- GV đưa bảng phụ ( hoặc chiếu trên màn hình) bài tập này cho HS quan sát, trả lời.
- Sau khi HS trả lời xong, GV cho những HS khác nhận xét.
- GV chốt lại vấn đề, xác nhận bài làm của HS, bằng cách mở đáp án ở bảng phụ hoặc chiếu đáp án vào các chỗ trống. ( 1- hút; 2- nhiễm điện; 3- mang điện tích; 4- hút; 5- phóng điện; 6- nhiễm điện; 7- những mảnh giấy vụn; 8- hút).
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
Bài 1: 
Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
Bài 2: Bài 17.4 
Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó trong buồng tối ta còn thấy các chớp sáng li ti. Hãy giải thích.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3.
Bài 3: vì sao các ngày trời nóng, hanh khô, người ta khuyên ta không nên lau màn hình vi tính, ti vi mà chỉ nên dùng chổi lông quét nhẹ mà thôi. Hãy giải thích
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Gv có thế cho thêm một số bài tập ở dạng trò chơi.
B- Bài tập:
Điền từ thích hợp :
	1. Vật sau khi bị cọ xát nó có khả năng(1)vật khác. Ta bảo vật đó đã bị(2).. hay vật đó đã được(3)
	Vật bị nhiễm điện, có khả năng (4) các vật khác hoặc (5) qua vật khác.
	2. Nếu lấy thanh thuỷ tinh cọ xát vào mảnh lụa, sau khi cọ xát với nhau cả hai đều bị (6) Nguời ta có thể kiểm nghiệm bằng cách cho cả hai đến gần (7)chúng đều (8) những mảnh giấy vụn.
Trả lời:
- Vì các vật bị nhiễm điện có khả năng hút bụi bông trong không khi.
- Nhờ đó sức khoẻ con người sẽ được đảm bảo hơn. Sản phẩm sẽ tốt hơn, đẹp hơn.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Trả lời:
- Vì áo cọ xát với cơ thể, với áo khác nên bị nhiễm điện mạnh. Khi tách chúng ra, chúng gây ra chúng gây ra hiện tượng phóng điện bằng các tia chớp nhỏ, sáng.
- các chia chớp mang nhiệt rất lớn, lầm cho không khí bị dãn nở đột ngột, gây ra những tiếng nổ lách tách
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Trả lời:
- vì trong khăn có các sợi bông, vải nên khi cọ xát nhiều lần vào màn hình vi tính, ti vi thì chúng bị nhiễm điện, màn hình ti vi, vi tính sẽ hút các sợi đó, làm ta lau không sạch được.
- nếu ta lau nhẹ bằng chổi lông thì sự nhiễm điện giảm, hạn chế được bụi bám thêm trong quá trình lau, ta lau nhanh sách hơn.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 3: Dặn dò; hướng dẫn vế nhà. 
 + Hoàn thành nốt các bài tập còn lại, chưa làm xong ở lớp.
+ Xem trước bài – Hai laọi điện tích.
Ghi nhớ phần dặn dò của GV.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của tổ trưởng chuyên môn
Xác nhận của ban giám hiệu
 Ngày soạn: ..	Tuần: 21
 Ngày dạy: 	
Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC
Tiết 20: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH.
MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài hai loại điện tích 
Khắc sâu thêm kiến thức của hai loại điện tích 
CHUẤN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới hai loại điện tích.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 Lớp 7A3: 	 lớp 7A4:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
 3. bài mới:	
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết 
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Nêu kết luận bài hai loại điện tích.
+ Quy ước về hai loại điện tích.
+ Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
-> Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
-> Gọi điện tích của thanh thuỷ tinh cọ xát vào lụa là điện tích dương (+); điện tích của thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).
-> Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các electrôn mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng 
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
Bài 1: 
Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau, có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn trung hoà điện không? Tại sao
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
Bài 2: Một quả cầu nhiễm điện dương chạm vào quả cầu chưa mang điện, electroon dịch chuyển như thế nào?. Sau khi tách chúng ra, các quả cầu sẽ nhiễm điện ra sao?
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3.
Bài 3: Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu, được treo bằng sợi dây tơ.
a) Ban đầu hai quả cầu bị lệch về phía nhau, rồi chạm nhau. Hãy giải thích.
b) sau đó chúng lại lệch về phía ngược lại. Hãy giải thích.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Trả lời:
Không thể xảy ra như vật được.
Vì khi cọ xát thì các electrôn chuyển động qua nhau nên các vật tham gia đều có sự mất cân đối điện tích ban đầu, tức là bị nhiễm điện.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Trả lời:
- Electroon sẽ dịch chuyển từ quả cầu chưa nhiễm điện sang quả cầu nhiễm điện dương.
- cả hai quả cầu đều nhiễm điện dương.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Trả lời:
- vì hai quả cầu mang điện trái dấu nên chúng hút nhau. 
- sau khi chạm nhau, chúng nhiễm điện cùng loại nên đẩy nhau về hai phía ngược nhau.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà 
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm. 
+ Xem trước bài - Dòng điện - Nguồn điện.
* Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của 
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------
 Ngày soạn: ..	Tuần: 22
 Ngày dạy: 	
Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC
Tiết 21: DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN.
MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài dòng điện, nguồn điện.
Khắc sâu thêm kiến thức của dòng điện, nguồn điện.
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 Lớp 7A3: 	 lớp 7A4:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
 3. bài mới:	
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết 
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Dòng điện là gì? Nguồn điện có cấu tạo như thế nào?
+ Mắc mạch điện vào nguồn điện như thế nào?
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
-> Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng; Mỗi nguồn điện đều có 2 cực, một cực gọi là cực dương, cực còn lại gọi là cực âm của nguồn.
->Mắc cực dương của vật dẫn với cực dương của nguồn điện cực; âm của vật dẫn với cực âm của nguồn điện.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng 
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
Bài 1: 
Thiết lập một mạch điện trong đó có 1 quạt máy, 1 nguồn điện, và 1 khoá K. Quạt sẽ hoạt động ra sao nếu đóng và mở khoá K?
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
Bài 2: Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương có phải là dòng điện không? Tại sao? 
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3.
Bài 3: Cho mạch điện:
 + -
 K
Tại sao đèn không cháy sáng?
Nếu đóng khoá K, mà đèn vẫn chưa hoạt động. Lý giải tại sao? 
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Trả lời:
+ Khi khoá K mở, quạt không quay và không có dòng điện chạy qua quạt.
 quạt
	K	
 + Khi khoá K đóng, quạt quay và có dòng điện chạy qua quạt.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Trả lời:
Các iôn dương là các hạt mang điện tích dương – nó cũng là điện tích: vì vậy sự chuyển động có hướng của nó cũng tạo ra dòng điện.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Trả lời:
Đèn không cháy sáng là khoá K chưa đóng, không có dòng điện chạy qua đèn.
Nếu đóng khoá K rồi mà đèn vẫn chưa chịu hoạt động, ta phải kiểm tra lại các điều kiện sau:
Dây điện có bị đứt chỗ nào không?
Bóng đèn có còn tốt không?
Kiểm tra điểm tiếp xúc giữa đèn và dây.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhaứ 
+ Học thuộc phầứn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm. 
+ Xem trước bài – Chất dẫn điện, chất chất cách điện. Dòng điện trong kim loại.
- Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của 
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
Ngày soạn: ..	Tuần: 23
 Ngày dạy: 	
Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC
Tiết 22: CHẤT DẪN ĐIỆN - CHẤT CÁCH ĐIỆN. 
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài chất dẫn điện, chất ...  ĐIỆN HỌC
Tiết 26: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương trình điện học từ tiết 19 đến tiết 25. 
	-Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề liên quan. 
 - Khắc sâu thêm kiến thức của điện học.
II. CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 Lớp 7A3: 	 lớp 7A4:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
 3. bài mới:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết 
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
- Gọi hs lần lượt trả lời phần ghi nhớ sgk từ bài 17 đến bài 23 
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
-> Ghi nhớ: SGK
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng 
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
Bài 1: 
Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống 
a/ Vật bị nhiễm điện có khả năng 
b/ Thanh thuỷ tinh cọ xát vào mảnh lụa nhiễm điện  
c/ Vật mang điện tích dương vật mang điện tích âm vàvật mang tích dương.
d/Vật mang điện tích âm vì nó  và mang điện tích dưong vì nó  
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
Bài 2: 
Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai?
a/-Dòng điện chạy qua dây dẫn bằng đồng có tác dụng làm nóng dây dẫn này. 
b/ Dòng điện thích hợp chạy qua cơ thể người có thể chữa một số bệnh .
c/ Dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn có thể làm quay kim Nam Châm.- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3.
Bài 3: 
Hãy ghép các câu sau đây thành câu có nghĩa:
1/ Bóng đèn dây tóc phát sáng là do
2/ Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do
3/ Chuông điện kêu là do
4/ Cơ bị co giật khi bị điện giật là do
a/ Tác dụng từ của dòng điện
b/ Tác dụng nhiệt của dòng điện
c/ Tác dụng sinh lí của dòng điện
d/ Tác dụng phát sáng của dòng điện
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
Bài 4: 
a/ Vẽ sơ đồ mạch điện thắp sáng bóng đèn pin
Cho 1 hs lên bảng vẽ còn lại cả lớp vẽ vào ta
b/ Gv vẽ lên bảng sơ đồ mạch điện : cho hs quan sát và trả lời:
- Khi ngắt khoá k hỏi đèn nào không sáng ? Vì sao?
(đ2,đ3 không sáng vì mạch hở không có dòng điện chạy qua)
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Trả lời:
a/ hút vật khác 
b/ dương
c/ hút, đẩy
d/ nhận thêm electron, mất bớt electron.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Trả lời:
a/ đúng
b/ đúng
c/ đúng
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Trả lời:
1- b
2- d
3- a
4- c
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Trả lời:
a/ Sơ đồ mạch điện:
b/ HS quan sat sơ đồ mạch điện:
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà 
+ Học thuộc phần ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm. 
+ Xem trước bài – kiểm tra 1 tiết.
* Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của 
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------
Ngày soạn: ..	 Tuần: 28 Ngày dạy: 	
Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC
Tiết 27: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Giúp giáo viên đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh trong chương điện học.
	2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức của mình để hoàn thành tốt bài kiểm tra. 
	3. Thái độ (Giáo dục): Giáo dục tính độc lập nghiêm túc trong kiểm tra. 
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Đề kiểm tra
	2. Học sinh: học bài ở nhà
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 Lớp 7A3: 	 lớp 7A4:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
 3. bài mới:
MA TRẬN HAI CHIỀU
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
Câu hỏi 
Điểm 
Câu hỏi 
Điểm 
Câu hỏi 
Điểm 
Câu hỏi 
Điểm 
Nhiễm điện
1
0,5
5
0,5
9
1,5
Dòng điện
2
0,5
6
0,5
10
1,5
11b
1
Vật dẫn điện-vật cách điện
4
0,5
Các tác dụng của dòng điện
3
0,5
7, 8
2
11a
1
Tổng số câu hỏi – điểm 
4
2
4
3
2
3
1
2
Tỉ lệ phần trăm điểm 
20%
30%
30%
20%
	3) Đáp án- Biểu điểm:
I/ Khoanh tròn chữ cái
	( Mỗi ý đúng: 0,5đ)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
A
C
II/ Dùng từ điền vào chổ trống
 Câu 5: cùng loại 	0,5đ
 Câu 6: tác dụng từ	0,5đ
III/ Ghép cột
Câu 7: A - 4; B - 1; C - 2; D – 3	1đ
Câu 8: A - 3; B - 4; C - 2; D – 1	1đ
IV/ Viết câu trả lời
Câu 9:
a. Bằng cách cọ xát	0,75đ
Đưa vật đó lại gần các vụn giấy, nếu vật đã nhiễm điện thì có khả năng hút các vụn giấy	 0,75đ
Đáp án
Biểu điểm
Câu 10:
Bóng đèn bút thử điện
Electron tự do
Câu 11:
Dòng điện chạy qua dung dịch đồng sunphat có thể tách đồng ra khỏi dung dịch
Bàn ủi điện, bếp điện
0,75đ
0,75đ
1đ
1đ
4)Thống kê kết quả:
Lớp
TSHS
Trên TB (%)
Dưới TB (%)
7A3
7A4
 5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Xem trước bài: Cường độ dòng điện”
V/ Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn: ..	 Tuần: 29 Ngày dạy: 	
Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC
Tiết 28: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài cường độ dòng diện.
Khắc sâu thêm kiến thức của bài cường độ dòng diện.
II. CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 Lớp 7A3: 	 lớp 7A4:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
 3. bài mới:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết 
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Cường độ dòng điện cho biết gì?
+ Hãy nêu ký hiệu của cường độ dòng ?
+ Cường độ dòng điện đo bằng đơn vị, dụng cụ gì?
+ Đo cường độ dòng điện nhỏ bằng đơn vị nào?
+ Mắc ampe kế vào mạch điện theo cách mắc nào và mắc như thế nào?
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
-> Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện 
-> Kí hiệu bằng chữ I
-> Am pe; Am pe kế.
-> Miliampe.
-> Mắc ampe kế nối tiếp với mạch điện, mắc cực dương của am pe kế với cực dương của nguồn, cực âm của ampe kế qua các vật dẫn rồi đến cực âm của nguồn.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng 
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
Bài 1: 
a/ Đổi các đơn vị sau ra miliampe:
4A; 0,14A; 1,25A; 0,02A; 0,004A.
b/ Đổi các đơn vị sau ra miliampe:
120mA; 3500mA; 1540mA; 25mA; 8mA.
- Yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm.
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
Bài 2: 
Cho 4 ampe kế lần lượt có giới hạn đo như sau: 
- 50mA; 1,5A; 0,5A; 1A.
Để đo các cường độ dòng điện 0,35A; 12mA; 0,8A; 1,2A; ta lần lượt dùng ampe kế thích hợp nào?
- Yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Trả lời:
a/ 4A = 4000mA; 0,14A = 140mA; 
1,25A = 1250mA; 0,02A = 20mA; 
0,004A = 4mA.
b/ 120mA = 0,12A; 3500mA = 3,5A; 
1540mA = 1,54A; 25mA = 0,025A;
8mA = 0,008A.
Trả lời:
* Dùng ampe kế có giới hạn đo 50mA để đo dòng điện có cường độ 12mA.
* Dùng ampe kế có giới hạn đo 1,5A để đo dòng điện có cường độ 1,2A.
* Dùng ampe kế có giới hạn đo 0,5A để đo dòng điện có cường độ 0,35A.
* Dùng ampe kế có giới hạn đo 1A để đo dòng điện có cường độ 0,8A.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm. 
+ Xem trước bài - Hiệu điện thế.
- Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của 
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? -------------------------
Ngày soạn: ..	 Tuần:30
Ngày dạy: 	
Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC
Tiết 29: HIỆU ĐIỆN THẾ
I. MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài Hiệu điện thế.
Khắc sâu thêm kiến thức của bài Hiệu điện thế.
II. CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 Lớp 7A3: 	 lớp 7A4:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
 3. bài mới:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết 
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Hiệu điện thế được tạo ra ở đâu?
+ Hãy nêu ký hiệu của hiệu điện thế ?
+ Hiệu điện thế đo bằng đơn vị, dụng cụ gì?
+ Hiệu điện thế còn đo bằng đơn vị nào?
+ Mắc vôn kế vào mạch điện theo cách mắc nào và mắc như thế nào?
+ Giá trị ghi trên mỗi nguồn điện cho biết gì?
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
-> Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
-> Kí hiệu bằng chữ U
-> Vôn; Vôn kế.
-> Milivôn, kilôvôn.
-> Mắc vôn kế song song với mạch điện, mắc cực dương của vôn kế với cực dương của nguồn, cực âm của vôn kế với cực âm của nguồn.
+ Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn khi chưa mắc vào mạch.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng 
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
Bài 1: 
a/ Đổi các đơn vị hiệu điện thế sau:
500kV=V
220V=kV=.mV
6V=mV
15kV=..V=.mV
220000mV=..V=..kV
- Yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm.
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
Bài 2: 
Có 4 nguồn giống nhau, mỗi nguồn có hiệu điện thế U = 1,5V. Hãy mắc thành bộ nguồn sao cho hiệu điện thế của bộ nguồn là U’= 3V. Sau đó hãy chỉ ra cách mắc vôn kế để kiểm tra lại hiệu điện thế bộ nguồn này? 
- Yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Trả lời:
500kV = 500 000V
220V = 0,22kV = 220 000mV
6V = 6 000mV
15kV = 15 000V = 15 000 000mV
220000mV = 220V = 0,22kV
Trả lời:
* 4 nguồn nói trên được chia làm 2 mạch rẽ song song, mỗi mạch gồm 2 nguồn mắc nối tiếp với nhau.
* Để mắc vôn kế kiểm tra lại hiệu điện thế của bộ nguồn nói trên, ta mắc như sau:
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm. 
+ Xem trước bài - Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.
- Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của 
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNgày soạn.doc