Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 6: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 6: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

TIẾT 6: THỰC HÀNH

QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm chắc nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng.

2. Kĩ năng:

- Luyện tập vẽ ảnh của các vật có hình dạng khác nhauđặt trước gương phẳng.

- Tập xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc và tinh thần đoàn kết nhóm.

II- CHUẨN BỊ:

- Gv chuẩn bị cho mỗi nhóm một gương phẳng.

- Hs một bút chì, một thước chia độ và một báo cáo thực hành.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 6: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 6: thực hành
quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
I- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm chắc nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng.
2. Kĩ năng:
- Luyện tập vẽ ảnh của các vật có hình dạng khác nhauđặt trước gương phẳng.
- Tập xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc và tinh thần đoàn kết nhóm.
II- Chuẩn bị:
- Gv chuẩn bị cho mỗi nhóm một gương phẳng.
- Hs một bút chì, một thước chia độ và một báo cáo thực hành.
III- Các hoạt động dạy học:
trợ giúp của thầy
tg
hoạt động của trò
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ.
ă Em hãy nêu các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
ă Vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng trong trường hợp sau:
Gv kiểm tra sự chẩn bị của học sinh ở nhà.
Hoạt động2: Thực hành
Gv yêu cầu đọc tài liệu mục1
Gv phát dụng cụ.
Gv yêu cầu các nhóm thực hành theo nội dung câu C1- a, b rồi ghi vào báo cáo thực hành.
Gv yêu cầu học sinh đọc tài liệu mục 2.
Gv yêu cầu các nhóm thực hành theo nội dung câu C2,C3 ghi kết quả vào báo cáo.
Gv giới thiệu vùng nhìn thấy của gương phẳng: Là khoảng không gian nằm trong giới hạn của các đường sinh của hình chóp nón có đỉnh là ảnh của mắt, đáy là mặt gương(không gian có hình nón).
Gv yêu cầu các nhom tiếp tục thảo luận trả lời câu C4 và hoàn thành vào báo cáo.
Hoạt động3: Đánh giá -Nhận xét.
Gv yêu cầu các nhóm nộp dụng cụ.
Gv yêu cầu các nhóm hoàn thành báo cáo.
Gv đánh giá về ý thức chuẩn bị của tưng học sinh và của từng nhóm.
Gv nhận xét về ý thức, thái độ tham gia thực hành của cá nhân, của nhóm.
Gv nêu những điểm cần phát huy và những hạn chế lần sau rút kinh nghiệm.
Gv yêu cầu các nhóm nộp báo cáo.
5/
3/
10/
15/
7/
Hai HS lên bảng trả lời.
HS1: Trả lời câu hỏi.
HS2: Lên vẽ hình.
Hs khác nhận xét bổ xung.
I- Chẩn bị.
Tất cả học sinh trình bầy sự chẩn bị mẫu báo cáo của mình.
II- Nội dung thực hành.
1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
Hs đọc tài liệu.
Nhóm trưởng nhận dụng cụ.
Các nhóm thực hành theo nội dung câu C1-a, b và ghi kết quả vào báo cáo.
2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Hs đọc tài liệu.
Các nhóm thực hành theo nội dung câu C2, C3 và ghi kết quả vào báo cáo.
Hs lắng nghe có thể ghi chép.
Các nhóm thảo luận trả lời câu C4 vào báo cáo của mình.
Các nhóm thu dọn dụng cụ và phòng thực hành.
Cá nhận hoàn thành báo cáo của mình.
Hs lắng nghe, rút kinh nghiệm
Hs nộp báo cáo. 
IV- Củng cố- dặn dò:(5/)
1. Củng cố:
â Vùng nhìn thấy của gương là vùng nào? Có hình gì?
â Vùng nhìn thấy của gương có thay đổi so với một vật trước gương khi ra xa hoặc lại gần vật không?
2. Dặn dò: VN đọc trước “Bài gương cầu lồi”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet6- Bai6.doc