Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tiết 41: Thu thập thống kê - Tần số

Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tiết 41: Thu thập thống kê - Tần số

1.Kiến thức: Học sinh hiểu được một số khái niệm về bảng thông kê: Dấu hiệu. Đơn vị điều tra. Giá trị dấu hiệu. Tần số. Nắm được ý nghĩa tác dụng của việc thu thập số liệu thống kê.

2.Kỹ năng: Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các kết quả điều tra

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tiết 41: Thu thập thống kê - Tần số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III Thống Kê (11 tiết)
Tiết 41 Thu thập thống kê- Tần số 
I/Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh cần nắm được:
1.Kiến thức: Học sinh hiểu được một số khái niệm về bảng thông kê: Dấu hiệu. Đơn vị điều tra. Giá trị dấu hiệu. Tần số. Nắm được ý nghĩa tác dụng của việc thu thập số liệu thống kê.
2.Kỹ năng: Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các kết quả điều tra
3. Thái độ: 
II/phương tiện dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi các hoạt động trọng tâm và bài tập, thước thẳng, phấn màu.
- HS: Bảng học tập nhóm. Ôn tập các kiến thức, dụng cụ học tập.
III/Phương pháp dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở.
IV/Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1 Tiếp cận kiến thức chương 3
Giới thiệu mục tiêu và nội dung chương III
Cho hs quan sát một phần bảng thống kê dân số , người ta đã làm như thế nào để có bảng này?
Bảng 1: thu thập số liệu thống kê ban đầu:
Số TT
Lớp
Số cây trồng được
6A
35
6B
30
6c
28
7A
35
7B
28
7c
30
8A
35
8B
50
8c
35
9A
35
9B
35
9c
30
Họat động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
GV:
+ Treo bảng 1 lên bảng.
+ Học sinh trả lời các câu hỏi khi quan sát bảng:
(?): Trong bảng cho ta biết thông tin gì.
(?): Nêu số dòng và cột trong bảng.
(?): Để xác định một thông tin (VD số cây trồng được của lớp 7B em làm thế nào). 
(?): Để lập bảng số liệu thống kê học lực của từng học sinh trong lớp em làm thế nào.
(?1): Hướng dẫn học sinh thực hiện lập bảng số liệu thống kê ban đầu (làm việc cá nhân tại chỗ).
Lưu ý các loại bảng phức tạp hơn không nên đi sâu.
1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu.
Ví dụ: (SGK) Bảng 1 là bảng số liệu thống kê ban đầu:
Trong bảng có 1 dòng tiêu đề (Stt, Lớp, Số cây trồng được), các dòng còn lại ghi thông tin thu thập được.
-Bảng có ba cột (Stt, Họ và tên, Học lực)
-Ba cột (Stt, Tên chủ hộ, Số con)....
(?2): Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì
(?): Dấu hiệu bảng 1 là gì
(?3): Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra
 (?): Em hiểu thế nào là giá trị của dấu hiệu
(?4): Có bao nhiêu giá trị của dấu hiệu.
(?5): Có bao nhiêu số khác nhau trong cột số cây trồng được? Nêu cụ thể số cây khác nhau đó (học sinh làm việc theo nhóm).
(?6): Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trả lời
Số f các số 30 gọi là tần số của gía trị 30 	
GV: Nếu ta nói 4 là tần số của giá trị 30? Thế nào là tần số của giá trị
GV: Tương tự với các giá trị khác (?7): 
GV: Đưa ra bảng kết luận, yêu cầu học sinh về nhà học thuộc kết luận này.
GV: Nêu chú ý.
2. Dấu hiệu
a. Dấu hiệu, đơn vị điều tra.
- Dấu hiệu hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu.
Kí hiệu : X, Y, Z . . . 
Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp.
 Mỗi lớp là một đơn vị điều tra.	
Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu
VD: Lớp 7A trồng được 35 cây- Số 35 gọi là giá trị của dấu hiệu.
-ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu của dấu hiệu gọi là giá trị của dấu hiệu. Số các giá trị(không nhất thiết khác nhau) đúng bằng số các đơn vị điều tra. Ký hiệu: N.
-Cột giá trị ghi số cây trồng được của các lớp được gọi là dãy giá trị của dấu hiệu.
VD: Trong bảng 1 có 4 giá trị của dấu hiệu (có thể có nhiều đơn vị điều tra cùng nhận một giá trị).
3.Tần số của mỗi giá trị
-Có 4 số khác nhau đó là: 28, 30, 35 và 50.
-Có 4 lớp trồng được 30 cây.
 2 lớp trồng được 28 cây.
 6 lớp trồng được 35 cây.
 2 lớp trồng được 50 cây.
+Số làn xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị. Ký hiệu: Giá trị là x, tần số của giá trị x là n.
Ví dụ: x= 30 thì n= 4.
Chú ý: Viết X =30 thì N= 4 là sai.
Kết luận SGK
Chú ý SGK	
Hoạt động 2 : Củng cố : Làm tại lớp bài tập 2.
Hoạt động3 : Hướng dẫn về nhà
Nắm vững các khái niệm. Bài tập 1,3,4 (SGK - Tr 7,8), 1,2,3 sách bài tập.
Tiết 42: Luyện tập
I/Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh cần nắm được:
1.Kiến thức: Học sinh được củng cố và khắc sâu các khái niệm cơ bản như dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, tần số, số tất cả các giá trị và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng xác định và diễn tả dấu hiệu, tìm các giá trị khác nhau và tần số tương ứng của chúng. Rèn kĩ năng lập các bảng đơn giản để ghi lại kết quả điều tra.
3. Thái độ: 
II/phương tiện dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi các hoạt động trọng tâm và bài tập, thước thẳng, phấn màu.
- HS: Bảng học tập nhóm. Ôn tập các kiến thức, dụng cụ học tập.
III/Phương pháp dạy học: phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm nhỏ, luyện tập thực hành, vấn đáp gợi mở.
Họat động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Nêu các khái niệm: Dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, tần số. Lấy ví dụ cụ thể.
Theo phần kết luận trong SGK. Nêu được bài toán thống kê, trong đó có các khái niệm trên.
GV: Treo bảng 5 và 6	
Hướng dẫn học sinh quan sát bảng từ đó có nhận xét bằng cách trả lời các câu hỏi như
(?): số cột , dòng của bảng
(?): Nội dung của bảng ghi lại điều gì của học sinh
Bài tập 3 (SGK/Tr8)
Dấu hiệu: Thời gian chạy 50m (tính bằng giây) của mỗi học sinh (nam, nữ)
Bảng 5: Số các giá trị của dấu hiệu là 20 và số các giá trị khác nhau là 5
Bảng 6 : Số các giá trị của dấu hiệu là 20 và số các 
giá trị khác nhau là 4
Đối với bảng 5 :
-Các giá trị khác nhau là: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7; 8,8
-Tần số tương ứng của chúng lần lượt là: 2; 3; 8; 5; 2
Đối với bảng 6 :
-Các giá trị khác nhau là: 8,7; 9,0; 9,2; 9,3
-Tần số tương ứng của chúng lần lượt là : 3; 5; 7; 5
GV: Treo bảng 6	
GV:Hướng dẫn học sinh quan sát bảng từ đó có nhận xét bằng cách trả lời các câu hỏi như:
(?): số cột , dòng của bảng
(?): Nội dung của bảng ghi lại điều gì của học sinh
(?): Nhắc lại thế nào gọi là tần số của dấu hiệu
Bài tập 4 (SGK /Tr8)
a/ Dấu hiệu cần tìm hiểu là : khối lượng của mỗi hộp chè (g). Số các giá trị của dấu hiệu đó là: 30
b/Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu : 5
c/Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 98; 99; 100; 101; 102. Tần số tương ứng của chúng là : 3; 4; 16; 4; 3
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà: -Làm tiếp các bài tập trong sách bài tập.
-Em hãy làm một điều tra trong lớp em với dấu hiệu là xếp loại hạnh kiểm, đơn vị điều tra là HS. 
Tiết 43 bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu
I/Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh cần nắm được:
1.Kiến thức: Học sinh hiểu được bảng tần số là một hình thức thu gọn số liệu thống kê ban đầu giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn
2.Kỹ năng: Biết cách lập bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu từ bảng tần số lập được.
3. Thái độ: 
II/phương tiện dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi các hoạt động trọng tâm và bài tập, thước thẳng, phấn màu.
- HS: Bảng học tập nhóm. Ôn tập các kiến thức, dụng cụ học tập.
III/Phương pháp dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp gợi mở.
IV/Tiến trình dạy học:
Họat động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ
Theo dõi bảng 5
Xác định giá trị khác nhau của dấu hiệu rồi ghi lại theo thứ tự từ nhỏ đến lớn vào trong bảng kẻ sẵn sau đây:
Ghi các tần số tương ứng với mỗi giá trị đó.
Đặt vấn đề: Khi ta lập thành bảng, ta gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu đ quy ước gọi là bảng “tần số”.
Giá trị
8,3
8,4
8,5
8,7
8,8
Tần số
2
3
8
5
2
Hoạt động 2 Cách lập bảng “tần số”
Nêu cấu tạo của bảng “tần số” vừa lập được ở trên? nhắc lại cách lập bảng
Yêu cầu học sinh làm (?1) , chú ý có thêm ô ghi tổng số đơn vị điều tra.
GV: Đưa ra bảng 5 sau đó chuyển thành dạng bảng “dọc”.
GV: Cách chuyển sang bảng dọc này có tác dụng gì so với việc sử dụng bảng “ngang”?
GV: Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận trong SGK, 
Hoạt động 3 Luyện tập
Bài 6 (Tr 11 - SGK)
Cho học sinh làm bài
Nhận xét đánh giá cho điểm học sinh
1.Lập bảng “tần số”
Giá trị x)
98
99
100
101
102
Tần số(n)
3
4
16
4
3
N=30
2. Chú ý
a) Có thể chuyển bảng tần số dạng “ngang” thành bảng “dọc”. Ví dụ : Từ bảng 5:
Giá trị (x)
Tần số (n)
8,3
2
8,4
3
8,5
8
8,7
5
8,8
2
N= 20
b) So với bảng số liệu thống kê ban đầu thì bảng “tần số” gọn hơn và giúp người điều tra dễ hơn khi quan sát, tính toán, nhận xét về giá trị.
3. Luyện tập
Bài 5: Làm tại lớp.
Bài 6 (Tr 11 - SGK)
Dấu hiệu : số con của mỗi gia đình
Bảng tần số :
Số con của m gđ(x)
0
1
2
3
4
Tần số (n)
2
4
17
5
2
N= 30
Nhận xét :
Số con của các gia đình trong thôn là từ 0 đến 4.
Số gia đình có 2 con chiếm tỉ lệ cao nhất.
Số gia đình có từ con trở lên chỉ chiếm tỉ lệ xấp xỉ 16,7%
Hoạt động 4: Củng cố:
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
Bài tập 5,7,8 (SGK - Tr 11,12)
Nắm vững cách lập bảng “tần số ”, cách nhận xét từ bảng “tần số”
Tiết 44 luyện tập bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu
I/Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được bảng tần số là một hình thức thu gọn số liệu thống kê ban đầu giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.
- Biết cách lập bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu từ bảng tần số lập được.
II/Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng.
Học sinh: 
III/ Các hoạt động dạy học trên lớp:
Họat động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ
Chữa bài tập 7 (Tr 11 - SGK)
+ Nhận xét:
- Tuổi nghề thấp nhất là 1
- Tuổi nghề cao nhất là 10
+ Giá trị có tần số lớn nhất là 4
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 8 (SGK - Tr 12) 
Gọi học sinh lên bảng làm bài.
Nhận xét về giá trị của dấu hiệu.
Theo dõi nhận xét cho điểm học sinh. 
Bài tập 8: (SGK/11)
Dấu hiệu : Điểm số đạt được của mỗi lần bắn. 
 Xạ thủ đã bắn 30 phát. 
Bảng “tần số ”:
Điểm số (x)
7
8
9
10
Tần số (n)
3
9
10
8
N=30
Nhận xét :
Điểm số thấp nhất : 7 
Điểm số cao nhất : 10
Số điểm 9 chiếm tỉ lệ cao nhất.
Bài tập 9 (SGK - Tr 12) 
Gọi học sinh lên bảng làm bài
Yêu cầu học sinh xác định dấu hiệu? Số các giá trị là bn? lập bảng “tần số” và rút ra nhận xét.
Theo dõi nhận xét cho điểm học sinh
Bài tập 6 (SGK - Tr 12) 
Gọi học sinh lên bảng làm bài
Yêu cầu học sinh xác định dấu hiệu? Số các giá trị là bn? lập bảng “tần số” và rút ra nhận xét.
Theo dõi nhận xét cho điểm học sinh
Bài tập 9 (Tr 12 - SGK)
a/Dấu hiệu ở đây là : thời gian giải mỗi bài toán của mỗi học sinh (tính theo phút)
 Số các giá trị là : 35
b/Bảng tần số 
Thời gian(x) 
3
4
5
6
7
8
9
10
Tần số (n)
1
3
3
4
5
11
3
5
N = 35
Nhận xét :	
-Thời gian giải bài toán nhanh nhất : 3 phút
-Thời gian giải bài toán chậm nhất : 10 phút
-Số bạn giải bài toán từ 7 đến 10 phút chiếm tỉ lệ cao.
Bài 6 (Tr 8 - SBT)
Dấu hiệu trong mỗi bài tập làm văn
Có 40 bạn làm bài
Số lỗi(x)
1
2
3
4
5
6
7
9
10
Tần số (n)
1
4
6
12
6
8
1
1
1
Bảng “tần số”
Nhận xét:
Không có bạn nào không mắc lỗi
Số lỗi ít nhất là: 1
Số lỗi nhiều nhất là: 10
Số bài có từ 3 đến 6 lỗi chiếm tỉ lệ cao.
Hoạt động : Củng cố ( ph)
Hoạt động : Hướng dẫn về nhà ( ph)
Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông để giờ sau vẽ biểu đồ
Bài tập 4,5,7 (SBT - Tr 4)

Tài liệu đính kèm:

  • docD7-41-44.doc