Bài giảng lớp 8 môn Đại số - Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử

Bài giảng lớp 8 môn Đại số - Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử

A.MỤC TIÊU:

+ Kiến thức: Học sinh biết cách nhóm các hạng tử thích hợp,phân tích thành nhân tử mỗi nhóm để làm xuất hiện nhân tử chung ở các nhóm hoặc làm xuất hiện hằng đẳng thức.

+ Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử với các đa thức không quá 2 biến và 4 hạng tử.

+Thái độ: Giáo dục cho học sinh phát triển óc tư duy tinh tế, biết nhận xét nhanh các đa thức.

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng lớp 8 môn Đại số - Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử.
A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: Học sinh biết cách nhóm các hạng tử thích hợp,phân tích thành nhân tử mỗi nhóm để làm xuất hiện nhân tử chung ở các nhóm hoặc làm xuất hiện hằng đẳng thức.
+ Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử với các đa thức không quá 2 biến và 4 hạng tử.
+Thái độ: Giáo dục cho học sinh phát triển óc tư duy tinh tế, biết nhận xét nhanh các đa thức.
B.Chuẩn bị:
 GV: -Bảng phụ
HS: đồ dùng dạy học.
C.Phương pháp:
	 Vấn đáp gợi mở + Thực hành luyện tập
D. Tiến trình lên lớp:
 Tổ chức: 8a: 8b:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:Kiểm tra
1/Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a)x2-4x+4
b)(a+b)2-(a-b)2
2/Tính nhẩm 542-462
-Tổ chức cho học sinh nhận xét và cho điểm.
*Đặt vấn đề :
Hãy phân tích đa thức:x2-2x+xy-2y thành nhân tử.
Đa thức này có mấy hạng tử.
Có nhân tử chung không?Có dạng hằng đẳng thức không.
Vậy làm thế nào để phân tích đa thức này thành nhân tử.
1 Học sinh lên bảng trình bày,dưới lớp làm ra nháp.
a)x2-4x+4=(x-2)2
b)(a+b)2-(a-b)2=(a+b+a-b)(a+b-a+b)=2a.2b=4ab.
542-462=(54-46)(54+46)=8.100=800.
Đa thức có 4 hạng tử không có nhân tử chung và không có dạng hằng đẳng thức.
Hoạt động 2:Ví dụ.
-Bốn hạng tử của đa thức không có nhân tử chung nhưng nếu chia thành 2 nhóm thì có nhân tử chung không?
? Hãy đặt nhân tử chung vào từng nhóm.
?Hãy đặt nhân tử chung cho từng nhóm.Nhận xét đa thức mới.
Hoàn thiện bài tập.
? Còn có cách nhóm nào khác không.
?Hãy phân tích đa thức 2xy+3z+6y+xz thành nhân tử.
-Cho học sinh nhận xét theo các bước và tìm cách nhóm.
Còn có cách khác không?
-Giáo viên: cách phân tích đa thức thành nhân tử như trong 2 ví dụ trên gọi là phương pháp nhóm các hạng tử.
?Vậy khi nào thì dùng phương pháp này
?Nhóm các hạng tử để làm gì? 
? Nhóm như thế nào.
Ví dụ 1: Phân tích đa thức:
 x2-2x+xy-2y thành nhân tử.
 Ta có: x2-2x+xy-2y = (x2-2x)+(xy-2y)
= x(x-2)+y(x-2) = (x-2)(x+y)
Cách2:
x2-2x+xy-2y = (x2+xy)-(2x+2y) 
 = x(x+y)-2.(x+y)
 = (x+y)(x-2).
Ví dụ 2:
2xy+3z+6y+xz = (2xy+xz)+(3z+6y)
 = x(2y+z)+3(z+2y)
 = (2y+z)(x+3)
Nhận xét: Khi đa thức không có nhân tử chung cũng không có dạng hằng đẳng thức. Ta dùng phương pháp nhóm các hạng tử sao cho ở mỗi nhóm có thể phân tích thành các nhân tử và đa thức mới có nhân tử chung hoặc hằng đẳng thức.
Hoạt động 3: áp dụng.
-Tổ chức cho học sinh làm ?1
Cho học sinh thảo luận nhóm tính ta bảng phụ sau 4 phút báo cáo kết quả.
-Cho học sinh tìm hiểu và làm ?2
Nhận xét cách làm của Thái,Hà,An và chọn cách làm đúng đắn nhất
?1 Tính nhanh:
Ta có: 15.64 + 25.100 + 36.15 + 60.100
=(15.64 + 46.15) + (25.100 + 60.100)
=15(64 + 36) + 100(25 + 60)
=15.100 +100.85=100(15 + 85)=100.100
=10000
?2 Thái làm chưa triệt để.
 Hà làm chưa triệt để.
 An làm đúng nhất
Hoạt động 4:Củng cố luyện tập 
-Cho học sinh làm bài tập 47 (sgk).
Nêu đề bài gọi 2 học sinh lên bảng.Dưới lớp làm vào vở.
-Giáo viên chốt lại cách làm.
Bài 47 SGK.
a) x2-xy+x-y = (x2-xy+(x-y)
= x(x-y)+(x-y) = (x-y)(x+1)
b)xz+yz-5(x+y) = (xz+yz)-5(x+y)
= z(x+y)-5(x+y) = (x+y)(x-5)
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
-Xem kĩ lại các ví dụ sách giáo khoa và bài tập đã làm.
- Làm bài tập về nhà 48.49,50. Giờ sau luyện tập
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 12:Luyện Tập
A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: HS Hiểu rõ các cách phân tích đa thức thành nhân tử
+ Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử. Học sinh có kĩ năng nhanh nhẹn trong việc nhận xét 1 đa thức,phát hiện nhanh nhân tử chung hoặc dạng hằng đẳng thức
+ Thái độ:Biết cách nhóm hợp lí các hạng tử.
B.Chuẩn bị:
GV:-Bảng phụ.
HS : Đồ dùng học tập. 
C. Phương pháp:
	 Luyện tập, hợp tác nhóm nhỏ.
D.Tiến trình lên lớp.
 Tổ chức: 8a: 8b:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Họat động1:Kiểm tra 15 phút
-Giáo viên treo bảng phụ ghi đề bài cho học sinh làm bài ra giấy kiểm tra 15'.
Đề bài:
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử.
a)3x2-3x.
b)10x(x-y)-8y(y-x)
c)x3+
d)9x2-6x+1
e)x2-xy+x-y
g)3x2-3xy-5x+5y
Hoạt động 2:Luyện tập 
GV gọi 2 học sinh lên bảng giải các bài tập trong đề kiểm tra.
Tổ chức cho học sinh nhận xét.
-Gọi 1 học sinh lên nêu cách tính và tính
Bài 40(SGK):
-Tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm từng bài rồi báo cáo kết quả.
-GV chốt cách làm
Bài 49(SGK):
Gọi 3 học sinh đồng thời làm trên bảng.
Bài 41 (a):
Bài 45b (SGK)
Bài 50 (a):
-GV chốt và khắc sâu cách giải toán.
- Hai HS lên bảng làm bài:
a)3x2-3x=3x(x-1)
b)10x(x-y)-8y.(y-x)
=10x(x-y)+8y(x-y)=2(x-y)(5x+4y)
c)x3+= x3+()3=(x+)(x2-x+)
d)9x2-6x+1=(3x-1)2.
e)x2-xy+x-y=(x2-xy)+(x-y)
=x(x-y)+(x-y)=(x-y).(x+1)
g)3x2-3xy-5x+5y=(3x2-5x)-(3xy-5y)
=x(3x-5)-y(3x-5)=(3x-5)(x-y).
Dạng 1: Tính nhanh giá trị biểu thức.
Bài 40(SGK):
a)15.91,5 + 150.0,85 =15.91,5 +15.8,5 
 = 15.(91,5+8,5)
 =15.100 
 =1500.
Bài 49(SGK):
a)37,5.6,5-7,5.3,4- 6,6.7,5+3,5.37,5
 =(37,5.6,5+37,5.3,5) - (7,5.3,4+6,6.7,5)
 =37,5(6,5+3,5)-7,5(3,4+6,6
 =37,5.10-7,5.10
 =10.(37,5-7,5)
 =10.30
 =300.
Dạng 2:Tìm x:
Bài 41 (a):Tìm x biết:
x3-13x=0x(x2-13) = 0
x(x-)(x+) = 0
x= 0,hoặc x = 0, hoặc x =-.
Bài 45 (SGK):
b) x2-x+= 0
x2-2.x.+( )2 = 0.
(x-)2 = 0 
x = 
Bài 50 (a):
a)5x(x-3)-x+3 = 0.
(x-3)(5x-1) = 0
x=3 hoặc x=
Hoạt động 3: Hoạt động về nhà
-Ôn lại nắm vũng các phương pháp đã học.
-Làm các bài tập các phần còn lại.
-Đọc trước bài phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 13:Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp.
A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: Học sinh hiểu được cách vận dụng các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học vào phân tích đa thức thành nhân tử.
+ Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử.
+ Thái độ: Học sinh biết tư duy linh hoạt trong PTĐT thành nhân tử.
B.Chuẩn bị:
GV: -Bảng phụ.
HS :- Đồ dùng học tập.
C. Phương pháp:
	 Vấn đáp gợi mở + Thực hành luyện tâp
D.Tiến trình lên lớp.
 Tổ chức. 8a: 8b:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:kiểm tra.
1/ Phân tích đa thức sau thành nhân tử
a)x2+xy+x+y.
b)3x2-3xy+5x-5y.
-Tổ chức cho học sinh nhận xét.
? Ngoài cách làm trên còn có cách nào làm khác không.
Đặt vấn đề vào bài:
-Hãy phân tích đa thức sau thành nhân tử.
 5x3+10x2y+5xy2.
-Gọi 1 học sinh thực hiện tại chỗ.
? Ta đã vận dụng phương pháo nào để làm.
GV chốt: -Trong bài tập trên ta đã phối hợp 2 phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
- Học sinh làm bài ra giấy nháp.
-1Học sinh làm trên bảng.
a)x2+xy+x+y = (x2+xy)+(x+y)
 = x(x+y)+(x+y)
 = (x+y)(x+1)
b) 3x2-3xy+5x-5y = (3x2-3xy)+(5x-5y)
 = 3x(x-y)+5(x-y)
 = (x-y)(3x+5)
Học sinh nhận xét bài của bạn và nêu cách làm khác.
-HS suy nghĩ làm bài.
Ta có: 5x3+10x2y+5xy2 = 5x(x2+2xy+y2)
 =5x(x+y)2.
-Đặt nhân tử chung và dùng hằng đẳng thức để phân tích đa thức.
Hoạt động 2: Ví dụ.
Ví dụ: Phân tích đa thức sau thành nhân tử: x3-2x2+x.
-Yêu cầu học sinh nhận xét đa thức.
?Đa thức có mấy hạng tử 
?Có nhân tử chung không 
?Có dạng hằng đẳng thức không 
?Theo em phải làm như thế nào.
Ví dụ 2: phân tích đa thức: x2-2xy+y2- 4 thành nhân tử.
?Vậy khi nào ta phải dùng phương pháp này.
-Cho Học sinh làm ?1
-Gọi 1 học sinh khá lên bảng.
-Cho học sinh nhận xét và chốt lại cách làm.
Ví dụ 1:Phân tích đa thức thành nhân tử:
Ta có: x3-2x2+x = x(x2-2x+1)
 = x(x-1)2
- 1 HS lên làm ví dụ 2
Ví dụ 2: x2-2xy+y2- 4 = (x2-2xy+y2)- 4.
 = (x-y)2-22 
 = (x-y+2)(x-y-2)
-HS trả lời
Học sinh làm ?1 
Ta có: 2x3y-2xy3- 4xy2-2xy
=2xy(x2-y2-2y-1)
=2xy(x2-(y2+2y+1))=2xy[x2-(y+1)2].
=2xy(x-y-1)(x+y+1).
Họat động 3: áp dụng
Giáo viên treo bảng phụ ?2
-Học sinh làm câu hỏi 2 theo nhóm.
-1 Học sinh lên bảng làm phần a.
-Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả phần b.
Bài tập: phân tích đa thức thành nhân tử.
a)2x2+4x+2-2y2
b)2xy-x2-y2-16.
-Tổ chức cho học sinh nhận xét và chữa.
-Giáo viên chốt lại cách phân tích đa thức thành nhân tử.
HS làm ?2 theo nhóm:
a)x2+2x+1-y2= (x2+2x+1)-y2
 =(x+1)2-y2
 = (x+1-y)(x+1+y).
Tại x= 94,5 và y = 4,5 ta có:
M = (94,5+14,5)(94,5+1+4,5)
 = 91.100 = 9100
b)Học sinh trình bày miệng .
Học sinh hoạt động cá nhân.
a)2x2+4x+2-2y2 = 2(x2+2x+1-y2)
 =2[(x2+2x+1)-y2] 
 = 2[(x+1)2-y2]
 =2(x+1-y)(x+1+y)
b)2xy-x2-y2-16 =16-(x2-2xy+y2)
 = 42-(x-y)2
 = (4-x-y)(4+x+y)
-HS nhận xét bài của bạn.
Hoạt động 5:Hướng dẫn về nhà(2phút)
-Xem kĩ các ví dụ và các bài tập đã chữa.
-Làm bài tập 52,53(SGK).
-Bài 53 đọc kĩ lại ví dụ phần gợi ý.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 14: luyện tập
A. Mục tiêu:
+Kiến thức: HS hiểu thêm phương pháp " Tách hạng tử" cộng, trừ thêm cùng một số hoặc cùng 1 hạng tử vào biểu thức.
+ Kỹ năng: HS được rèn luyện về các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử ( Ba phương pháp cơ bản).Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp các phương pháp.
+ Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tư duy sáng tạo.
B. Chuẩn bị:
- GV: 
- HS: Học bài, làm bài tập về nhà, bảng nhóm.
C. Phương pháp:
	 Hoạt động nhóm + Thực hành luyện tập
D. Tiến trình lên lớp
 Tổ chức: 8a: 8b:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra
GV: Đưa đề KT từ bảng phụ
- HS1: Phân tích đa thức thành nhân tử
a) xy2-2xy+x
b) x2-xy+x-y
c) x2+3x+2
- HS2: Phân tích ĐTTNT
a) x4-2x2
b) x2-4x+3
-GV cho HS nhận xét. đánh giá, cho điểm. 
 Đáp án:
1.a) xy2-2xy+x = x(y2-2y+1) = x(y-1)2
 b) x2-xy+x-y = x(x-y)+(x-y) =(x-y)(x+1)
 c)x2+2x+1+x+1 = x+1)2+(x+1) 
 = =(x+1)(x+2)
2) a) x4-2x2 = x2(x2-2)
 b) x2-4x+3 = x2-4x+4-1
 = (x+2)2-x
 =(x-x+1)(x-2-1)
 = (x-1)(x-3)
-HS dưới lớp nhận xét
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 52(24 SGK).
 CMR: (5n+2)2- 45 nZ
- Gọi HS lên bảng chữa
- Dưới lớp học sinh làm bài và theo dõi bài chữa của bạn.
- GV: Chốt lại: Muốn CM một biểu thức chia hết cho một số nguyên a nào đó với mọi giá trị nguyên của biến, ta phải phân tích biểu thức đó thành nhân tử. Trong đó có chứa nhân tử a.
Bài 55(25 SGK):Tìm x biết
a) x3-x=0 
 b) (2x-1)2-(x+3)2=0
c) x2(x-3)3+12- 4x
GV gọi 3 HS lên bảng chữa bài?
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV chốt lại:
+ Muốn tìm x khi biểu thức =0. Ta biến đổi biểu thức về dạng tích các nhân tử.
+ Cho mỗi nhân tử bằng 0 rồi tìm giá trị biểu thức tương ứng.
+ Tất cả các giá trị của x tìm được đều thoả mãn đẳng thức đã choĐó là các giá trị cần tìm cuả x.
Bài 54(25- SGK)
Phân tích đa thức thành nhân tử.
a) x3+ 2x2y + xy2- 9x
b) 2x- 2y- x2+ 2xy- y2
- HS nhận xét kết quả.
- HS nhận xét cách trình bày.
GV: Chốt lại: Ta cần chú ý việc đổi dấu khi mở dấu ngoặc hoặc đưa vào trong ngoặc với dấu(-) đẳng thức.
Bài tập ( Trắc nghiệm)
- GV dùng bảng phụ.
1) Kết quả nào trong các kết luận sau là sai.
A. (x+y)2- 4 = (x+y+2)(x+y-2)
B. 25y2-9(x+y)2= (2y-3x)(8y+3x)
C. xn+2-xny2 = xn(x+y)(x-y)
D. 4x2+8xy-3x-6y = (x-2y)(4x-3) 
2) Giá trị nhỏ nhất của biểu thức 
 E = 4x2+ 4x +11 là:
A. E = 10 khi x =- B. E =11 khi x=-
C. E = 9 khi x =- D. E =-10 khi x=-
 ? Giá trị nào đúng.
- HS làm việc theo các nhóm.
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
- GV chốt KT cơ bản.
Bài 52(24 SGK).
CMR: (5n+2)2- 45 nZ
 Ta có: (5n+2)2- 4 =(5n+2)2-22
 =[(5n+2)-2][(5n+2)+2]
 =5n(5n+4)5n là các 
 số nguyên
Bài 55(25 SGK).
a) x3-x = 0 x(x2-) = 0 
 x[x2-()2] = 0
 x(x-)(x+) = 0 
 Hoặc x = 0
 hoặc x-= 0 x=
 hoặc x+= 0 x=-
Vậy x= 0 hoặc x = hoặc x=-
 b) (2x-1)2- (x+3)2 = 0
[(2x-1)+(x+3)][(2x-1)-(x+3)] = 0
(3x+2)(x-4) = 0 
 hoặc (3x+2) = 0 x=-
 hoặc (x- 4) = 0 x = 4
 c) x2(x-3)3+12- 4x
 x2(x-3)+ 4(3-x) = 0
 x2(x-3)- 4(x-3) = 0
 (x-3)(x2- 4) = 0
 (x-3)(x2-22) = 0
 (x-3)(x+2)(x-2) = 0
 Hoặc (x-3) = 0 x = 3
 hoặc (x+2) = 0 x =-2
 hoặc (x-2) = 0 x = 2
 -HS nhận xét bài của bạn 
Bài 54(25- SGK)
-HS cá nhân làm bài.
a) x3+ 2 x2y + xy2- 9x
 =x[(x2+2xy+y2)-9]
 =x[(x+y)2-32]
 =x[(x+y+3)(x+y-3)]
b) 2x- 2y-x2+ 2xy- y2
 = 21(x-y)-(x2-2xy+x2)
 = 2(x-y)-(x-y)2=(x-y)(2- x+y)
Bài tập ( Trắc nghiệm)
-HS thảo luận theo nhóm 
1.
- Câu D sai
2.
- Câu A đúng
Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn về nhà
*củng cố
	Ngoài các phương pháp đặt nhân tử chung, dùng HĐT, nhóm các hạng tử ta còn sử dụng các phương pháp nào để phân tích đa thức thành nhân tử?
	* Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:
	- Làm các bài tập 56, 57, 58 SGK
* Bài tập nâng cao.
a.Cho đa thức:	h(x) = x3+2x2-2x-12
Phân tích h(x) thành tích của nhị thức x-2 với tam thức bậc 2 .
* Hướng dẫn:
 Phân tích h(x) về dạng 
h(x)=(x-2)(ax2+bx+c)
Dùng phương pháp hệ số bất định Hoặc bằng phương pháp tách hệ số
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 15: chia đơn thức cho đơn thức
A. Mục tiêu:
+ Kiến thức: HS hiểu được khái niệm đơn thức A chia hết cho đơn thức B..Hiểu được khi nào thì đơn thức A chia hết cho đơn thức B.
+ Kỹ năng: Biết thực hiện đúng phép chia đơn thức cho đơn thức (Chủ yếu trong trường hợp chia hết)
+ Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tư duy lô gíc.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ .
- HS: Bài tập về nhà.
C. Phương pháp:
	 Vấn đáp gợi mở - Luyện tập
D. Tiến trình lên lớp:
 Tổ chức: 8a: 8b:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:Kiểm tra
HS1: Phân tích đa thức thành nhân tử.
f(x) = x2+3x+2
-GV chốt cách làm và cho điểm
-HS lên bảng
f(x) = x2+3x+2 = x2 + x +2x + 2
 = (x2 + x) +(2x + 2)
 = x(x + 1) + 2(x +1)
 = (x + 1) ( x + 2) 
Hoạt động 2:Nhắc lại về phép chia
- GV ở lớp 6 và lớp 7 ta đã định nghĩa về phép chia hết của 1 số nguyên a cho một số nguyên b 
?Em nào có thể nhắc lại định nghĩa 1 số nguyên a chia hết cho 1 số nguyên b
- GV: Chốt lại
 -Trong phép chia đa thức cho đa thức ta cũng có định nghĩa sau:
+Cho 2 đa thức A & B , B 0. Nếu tìm được 1 đa thức Q sao cho A = Q.B thì ta nói rằng đa thức A chia hết cho đa thức B.
 A được gọi là đa thức bị chia
 B được gọi là đa thức chia
 Q được gọi là đa thức thương (Hay thương)
 Kí hiệu: Q = A : B hoặc Q = (B 0)
- GV:Tiết này ta xét trường hợp đơn giản nhất là chia đơn thức cho đơn thức.
 - HS nhắc lại:
+ Cho 2 số nguyên a và b trong đó b0. 
 Nếu có 1 số nguyên q sao cho a = b.q 
Thì ta nói rằng a chia hết cho b 
 (a là số bị chia, b là số chia, q là thương)
Hoạt động 3: Quy tắc:
 -Yêu cầu HS làm ?1
 Thực hiện phép tính sau:
 a) x3 : x2 
 b)15x7 : 3x2 
 c) 4x2 : 2x2 
 d)5x3 : 3x3 
 e)20x5 : 12x 
-GV hướng dẫn HS thực hiện
? Em đã thực hiện phép chia ntn.
 GV khắc sâu: - Khi chia đơn thức 1 biến cho đơn thức 1 biến ta thực hiện chia phần hệ số cho phần hệ số, chia phần biến số cho phần biến số rồi nhân các kq lại với nhau.
-GV yêu cầu HS làm ?2
? Các em có nhận xét gì về các biến và các mũ của các biến trong đơn thức bị chia và đơn thức chia.
-GV giới thiệu nhận xét 
-GV yêu cầuHS phát biểu qui tắc
 HS thực hiện phép tính sau:
 a) x3 : x2 = x
 b) 15x7 : 3x2 = 5x5
 c) 4x2 : 2x2 = 2
 d) 5x3 : 3x3 = 
 e) 20x5 : 12x = = 
-HS trả lời.
* Chú ý : Khi chia phần biến:
 xm : xn = xm - n Với m n
 xn : xn = 1 (x)
 xn : xn = xn - n = x0 = 1 Với x0
- HS thực hiện ?2 
 a) 15x2y2 : 5xy2 = = 3x 
 b) 12x3y : 9x2 = 
-HS đưa ra nhận xét.
-HS đọc nhận xét.
* Quy tắc:( sgk) 
Hoạt động 4: áp dụng
-Tổ chức cho HS làm ?3
a) Tìm thương trong phép chia biết đơn thức bị chia là : 15x3y5z, đơn thức chia là: 5x2y3
b) Cho P = 12x4y2 : (-9xy2) 
Tính giá trị của P tại x = -3 và y = 1,005
- GV: Chốt lại:
-HS làm ?3
a) 15x3y5z : 5x2y3 = = 3.x.y2.z = 3xy2z
b) P = 12x4y2 :(-9xy2) =
Khi x= -3; y = 1,005 Ta có P = = 
Hoạt động 5: Củng cố- Hướng dẫn về nhà
*củng cố:
- Hãy nhắc lại qui tắc chia đơn thức cho đơn thức.
- Với điều kiện nào để đơn thức A chia hết cho đơn thức B.
* Hướng dẫn HS học tập ở nhà:
- Học bài.
- Làm các bài tập: 59, 60,61, 62 SGK (26 - 27)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11-15.doc