Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 17 : Số vô tỉ . Khái niệm về căn bậc hai

Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 17 : Số vô tỉ . Khái niệm về căn bậc hai

+HS có khái niệm về số vô tỉ và hiểu thế nào là căn bậc hai của một số không âm.

 +Biết sử dụng đúng kí hiệu

II. Chuẩn bị :

 -Thày : Nghiên cứu tài liệu, soạn kỹ giáo án, chuẩn bị bảng phụ .Máy tính bỏ túi

 -HS: - Học bài cũ và làm bài tập , máy tính bỏ túi, bảng phụ nhóm.

III. Tiến trình bài giảng:

A. Ổn định lớp: HS Vắng

B. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 17 : Số vô tỉ . Khái niệm về căn bậc hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần 9 
 Tiết 17 : số vô tỉ . Khái niệm về căn bậc hai
I.Mục đích yêu cầu:
 +HS có khái niệm về số vô tỉ và hiểu thế nào là căn bậc hai của một số không âm.
 +Biết sử dụng đúng kí hiệu 
II. Chuẩn bị :
 -Thày : Nghiên cứu tài liệu, soạn kỹ giáo án, chuẩn bị bảng phụ .Máy tính bỏ túi
 -HS: - Học bài cũ và làm bài tập , máy tính bỏ túi, bảng phụ nhóm.
III. Tiến trình bài giảng:
A. ổn định lớp: HS Vắng 
B. Kiểm tra bài cũ: 
 -Thế nào là số hữu tỉ ? 
 - Phát biểu kết luận quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân ? 
C. Bài mới:
Hoạt động thày và trò
Nội dung
GV: Xét bài toán sgk
HS: Đọc đề bài 
GV: Vẽ hình lên bảng
? Bài toán đã cho biết điều gì và yêu cầu ta cần làm gì ?
HS: Tóm tắt bài toán lên bảng.
? Có nhận xét gì về diện tích của hình chữ nhật ABCD và hình chữ nhật AEBF ?
HS: Gấp hai lần 
- Vậy diện tích của nó bằng bao nhiêu ?
HS: Tính và trả lời 
? Nếu gọi độ dài cạnh AB là x . Hãy biểu thị diện tích hình vuông ABCD theo x ? 
HS: Biểu diễn 
GV: Ghi bảng.
GV: Giới tiệu đó là số vô tỉ.
? Vậy số vô tỉ là gì ?
HS: Định nghĩa ( SGK) 
-Số vô tỉ khác với các số khác như thế nào ?
- GV: Nêu kí hiêu tập hợp số vô tỉ.
GV : Hãy tính 32 = 9 ; ( -32) = 9
HS: Tính và đọc kết quả.
GV: Nói 3; – 3 là căn bậc hai của 9. 
-Vậy căn bậc hai của một số a không âm là gì ?
HS: Trả lời 
GV: Cho hs làm ? và trả lời.
Mỗi số dương có bao nhiêu căn bậc hai ? Số 0 có bao nhiêu căn bậc hai ?
 Hs : trả lời câu hỏi 
Gv: Kết luận và ghi bảng.
GV: Nêu ví dụ 
HS: đọc chú ý sgk. 
? Như vậy trong bài toán trên x = ? 
HS : trả lời 
GV: cho hs làm ? 2.
Hs; thảo luận nhóm 
HS:Đại diện các nhóm trả lời 
HS: Đọc đề bài 
GV: Cho hs thảo luận nhóm ít phút .
HS: Đại diện các nhóm trả lời 
GV: sửa lại sai sót nếu có.
1.Số vô tỉ.
Xét bài toán:( SGK T 40)
Tóm tắt:
ABCD Là hình vuông
AEBF là hình vuông
BE = 1m.
Tính a, SABCD.
AB = ?
 Giải
a.Ta có diện tích hình vuông ABCD gấp hai lần dt hình vuông AEBF tức là bằng 2.1.1 = 2 (m2)
b. Gọi x (m) ( x > 0) là độ dài cạnh AB của hình vuông ABCD ta có x2 = 2.
Ta có x = 1,414213562373095...
Số này gọi là số thập phân vô hạn không tuần hoàn.Ta có những số như vậy là số vô tỉ.
Định nghĩa : Số vô tỉ là số viết được dưới dạng thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Kí hiệu: Tập hợp số vô tỉ là I.
2.Khái niệm về căn bậc hai
Tính: 32 = 9 ; ( -32) = 9 
Ta nói: 3; – 3 là căn bậc hai của 9.
Định nghĩa: ( Sgk t 40)
?1. Căn bậc hai của 16 là 4 và -4.
+Người ta đã chứng minh được với số a> 0 có hai căn bậc hai , một số dương kí hiệu là , một số âm kí hiệu là- 
 Số 0 có một căn bậc hai là 0 . = 0.
Ví dụ: Số dương 4 có hai căn bậc hai là 
 = 2 và - = - 2.
*Chú ý : Không được viết = 2.
Như vậy ở bài toán ta có x2 = 2 và x > 0 nên x = ; là độ dài đường chéo hình vuông có cạnh là 1.
?2. 
- Căn bậc hai của 3 là và - 
tương tự hs viết.
*Củng cố: - HS làm bài tập 82 sgkt41.
a. Vì 52 = 25 nên = 5
b. Vì 72 = 49 nên = 7
c. Vì 12 = 1 nên = 1
d.Vì = nên = 
 D.Củng cố : + Nhắc lại định nghĩa căn bậc hai.
 E.Hướng dẫn về + Xem kỹ các vdụ.
 + Làm bài tập sgk t 41,42.
IV. Rút kinh nghiệm :
................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .......................................................................................................................................
Ngày soạn: 
 Tiết 18 Bài 12: số thực
I. Mục đích yêu cầu:
 - Học sinh biết được số thực là tên gọi chung cho cả số vô tỉ và số hưu tỷ;Biết được biểu diễn số thập phân của số thực . Hiểu được ý nghĩa của trục số thực.
-Thấy được sự phát triển của hệ thống số từ N đến Z , Q và R.
II. Chuẩn bị :
 Thày : Nghiên cứu tài liệu, soạn kỹ giáo án, chuẩn bị bảng phụ .
 HS: Máy tính bỏ túi, bảng phụ nhóm.
III. Tiến trình bài giảng:
A. ổn định lớp: HS Vắng 
B. Kiểm tra bài cũ: 
1. Phát biểu định nghĩa căn bậc hai số học của một số a 0 ,làm bài tập 107 SBT.
 HS: Lên trình bày hs khác nhận xét gv đánh giá cho điểm.
C. Bài mới:
Hoạt động thày và trò
Nội dung
?Hãy lấy ví dụ về số vô tỉ và số hữu tỉ .
HS: Lấy ví dụ 
GV: Các số trên gọi chung là số thực.
HS: Đọc định nghĩa sgk.
-Hãy lấy ví dụ về số thực ?
HS: Lấy ví dụ 
GV; Ghi bảng
GV:Nêu kí hiệu
GV: Cho hs làm ?1.
HS: Thảo luận nhóm và trả lời kết quả.
GV: Với hai số thực bất kỳ ta luôn có x = y hoặc x y .
GV: Nêu ví dụ 
1.Số thực:
*Định nghĩa : Số vô tỉ và số hữu tỉ được gọi chung là số thực.
Ví dụ. 2 ; - 0,234 ; ; ;
 ...là các số thực.
*Tập hợp số thực kí hiệu là R.
?1.Khi viết x R ta hiểu rằng x là số hữu tỉ.
 X có thể là số hữu tỉ hoặc vô tỉ.
* Với hai số thực bất kỳ ta luôn có x = y hoặc x y .
Ví dụ: a, 0,3192 ... < 0,32(5)
 b, 1,24598....> 1,24596...
?2. Học sinh thảo luận nhóm
HS :Trả lời kết quả 
Gv; ghi bảng.
GV: Giới thiệu như sgk về so sánh hai số dương a và b.
? Ta có thể biểu diễn số vô tỉ trên trục số không ? Hãy đọc sgk và xem hình 6b trang 44 để biểu diễn số trên trục số .
GV: Vẽ trục số lên bảng và gọi hs lên biểu diễn.
Qua ví dụ trên điểm biểu diễn số hữu tỉ có lấp đầy trục số không ? 
GV: Nêu ra kết luận:
GV: Treo bảg phụ lên bảng . 
HS: Quan sát và trả lời 
? Ngài số nguyên trên trục số này còn biểu diễn số hữu tỉ , vô tỉ nào ?
HS: Đọc chú ý sgkt44.
?2. a, 2,(35) < 2, 369121518....
 b, = - 0,(63)
*Với a, b là hai số thực dương , ta có:
Nếu a > b thì >
2. Trục số thực:
+Biểu diễn số trên trục số như sau.
Kết luận: - Mọi số thực đêàu dược biểu diễn trên trục số .
-Ngược lại mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực.
*Hình 7 sgk( Bảng phụ)
Số hữu tỉ là : 0,3 ; -3/5 ; 2; 4,1(6)
Các số vô tỉ là : - ; 
* Chú ý SGK T 44
D.Củng cố : 
 + Tập số thực bao gồm những số nào ? 
 + Vì sao nói trục số là trục số thực ? 
 + Tổ chức hs làm bài tập 87 , 89 sgkt44,45.
 E.Hướng dẫn về nhà : 
 + Học thuộc định nghĩa và cách biểu diễn số thực trên trục số .
 + Xem kỹ các vd và làm các bài tập SGK T 45.
IV. Rút kinh nghiệm :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................
 Ngày 

Tài liệu đính kèm:

  • docDS7 - T9.doc