Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ – trung kỳ trung đại) (Tiếp)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ – trung kỳ trung đại) (Tiếp)

1. Kiến thức:

- HS nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến Châu Au; cơ cấu xã hội( gồm 02 giai cấp cơ bản là lãnh chúa và nông nô)

- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền KT trong lãnh địa

- Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào; kinh tế trong thành thị trung đại xuất hiện như thế nào và khác với KT lãnh địa ra sao?

 

doc 145 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1398Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ – trung kỳ trung đại) (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
TIẾT 1 BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI 
 PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU (Thời sơ – trung kỳ Trung đại)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến Châu Aâu; cơ cấu xã hội( gồm 02 giai cấp cơ bản là lãnh chúa và nông nô)
- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền KT trong lãnh địa
- Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào; kinh tế trong thành thị trung đại xuất hiện như thế nào và khác với KT lãnh địa ra sao?
2. Tư tưởng, thái độ:
Bồi dưỡng cho HS nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang phong kiến.
3. Kỹ năng:
- Biết sử dụng bản đồ châu Aâu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội CHNL sang xã hội PK.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ châu Aâu thời phong kiến
- Tranh ảnh các thành quách, lâu đài, dinh thự của các lãnh chúa phong kiến
- Tư liệu về lãnh địa và đời sống của lãnh chúa.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài:
GV liên hệ kiến thức lớp 6 về các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây, đến khi quốc gia Rô-ma suy sụp thì ở châu Aâu xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển ntn?
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự hình thành xã hội PH châu Aâu.
GV nhắc lại kiến thức lớp 6 về chế độ CHNL của nhà nước Hi Lạp và Rô Ma cổ đại .Khi các quốc gia này suy yếu thì người Giecman xâm chiếm.
? Khi tràn vào lãnh thổ của người RôMa, người Giec man đã làm gì, những việc làm ấy có tác động ntn đến sự hình thành xã hội phong kiến Châu Aâu?
HS: chúng chiếm ruộng đất chia nhau, phong tước vị cao, lập nên những quốc gia mới. Tác động: BMNN của RôMa sụp đổ, ruộng đất của chủ nô chia cho quý tộc, nông dân công xã nên tạo thành những tầng lớp mới: nông nô và lãnh chúa.
? Lãnh chúa và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại? Mối quan hệ của 02 giai cấp đó ntn?
HS: + Những nô lệ được giải phóng, nông dân mất đất biến thành nông nô – sống phụ thuộc vào lãnh chúa.
+ Các thủ lĩnh quân sự của người Giecman và quan lại người Giecman được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa – kẻ có thế lực trong xã hội.
GV: mối quan hệ sản xuất phong kiến hình thành ở châu Aâu.
HS chỉ lược đồ các quốc gia phong kiến Tây Aâu( Ang-glô-xacxong, Phơrăng, Tây Gốt, Đông Gốt)
Hoạt động 2. Tìm hiểu về tổ chức của lãnh địa
GV cho HS quan sát tranh ảnh về thành quách và lâu đài của lãnh chúa và nhận xét
? Em hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và đời sống của lãnh chúa trong lãnh địa
GV gợi ý cho HS trả lời theo các ý sau:
+ về tổ chức của lãnh địa
+ đời sống trong lãnh địa
+ sự phát triển kinh tế và đặc điểm của lãnh địa
Gv mở rộng: giải thích khái niệm “lãnh địa”, “lãnh chúa”, ..Trong lãnh địa, lãnh chúa có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, đặt ra các loại tô thuế, đứng đầu cơ quan luật pháp và thống trị nông nô về mặt tinh thần.
GV đọc cho HS nghe tài liệu tham khảo về “Lãnh địa và đời sống của lãnh chúa”
Nền KT trong lãnh địa: CN gắn chặt với NN, nhưng khi TCN phát triển thì một số thợ thủ công có xu hướng muốn rời khỏi lãnh địa đến những nơi thuận lợi hơn để làm ăn à sự xuất hiện các thành thị trung đại.
Hoạt động 3. Tìm hiểu sự xuất hiện của các thành thị trung đại.
GV chia lớp thành 02 nhóm
 Câu hỏi thảo luận: Em hãy cho biết nguyên nhân nào làm xuất hiện các thành thị trung đại? So sánh nền kinh tế thành thị với kinh tế trong lãnh địa phong kiến ? Thành thị có vai trò ntn đối với sự phát triển của xã hội Tây Aâu?
GV hướng dẫn HS thảo luận các ý sau:
- Nguyên nhân xuất hiện:
- Tổ chức:
- Thành phần cư dân:
- Vai trò của thành thị:
- So sánh nền KT thành thị và KT lãnh địa:
KT lãnh địa
KT thành thị 
 Tự sản, tự tiêu, tự cấp tự túc
KT thủ công nghiệp &thương nghiệp mang tính chất hàng hoá
HS quan sát H.2 và mô tả hội chợ ở Đức: miêu tả cảnh sôi động của buôn bán, bên cạnh hội chợ là hình ảnh lâu đài, nhà thờ với những kiến trúc đặc sắc, hiện đại.Bức tranh phản ánh thành thị ko chỉ là TT KT mà còn là TT VH.
GV phân tích thêm: Thành thị có vai trò to lớn là thúc đẩy sự phát triển của XH phong kiến, nền KT hàng hoá ở châu Aâu phát triển, là nguyên nhân suy vong của chế độ PK châu Aâu.
* Sơ kết bài học: Sự hình thành XH PK châu Aâu là hợp quy luật của XH, đặc trưng cơ bản của nền KT lãnh địa biểu hiện sự phân quyền của XH PK châu Aâu, sự xuất hiện của thành thị trung đại thúc đẩy sự phát triển KT hàng hoá châu Aâu và làm cho XH PK châu Aâu suy vong.
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Aâu:
Thế kỷ V, do sự xâm nhập của người Giecman xã hội Tây Aâu có những biến đổi lớn: nhà nước RôMa sụp đổ, ruộng đất của nông nô đựơc chia cho quý tộc, nông dân công xã, hình thành 02 giai cấp : lãnh chúa và nông nô.Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành ở châu Aâu.
2. Lãnh địa phong kiến:
- Tổ chức: dinh thự, lâu đài..
- Đời sống trong lãnh địa: lãnh chúa sống đầy đủ, xa hoa; nông nô sống phụ thuộc, khổ cực và đói nghèo.
- Sự phát triển kinh tế và đặc điểm của lãnh địa: kinh tế tự cấp tự túc.
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại:
a. Nguyên nhân:
Cuối thế kỷ XI, KT thủ công nghiệp phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi và buôn bán hàng hoá.
b. Tổ chức: lập thị trấn, hội chợ, phường hội
c. Sự phát triển kinh tế: KT hàng hoá 
thủ công nghiệp.
d.Thành phần cư dân: thị dân, gồm thương nhân và thợ thủ công.
e. Vai trò: thúc đẩy sự phát triển của xã hội PK châu Aâu
3. Củng cố – Dặn dò:
- XH PK châu Aâu hình thành ntn?
- Thế nào là lãnh địa PK? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa?
- Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền KT trong các thành thị có gì khác so với nền KT lãnh địa?
- Dặn dò: HS học bài, xác định chính xác trên lược đồ các quốc gia PK châu Aâu.
Chuẩn bịb bài 2 “ Sự suy vong của chế độ phong kiến và hình thành Chủ nghĩa tư bản ở châu Aâu”
Sưu tầm những mẩu chuyện về các nhà thám hiểm trái đất.
-----dêd-----
TIẾT 2 BÀI 2 : SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ 
 HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS nắm được nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý như là một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội phong kiến châu Aâu.
2. Tư tưởng, thái độ:
Qua các sự kiện lịch sử, giúp HS thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội TBCN.
3. Kỹ năng: 
- Biết sử dụng bản đồ Thế giới để xác định , đánh dấu đường đi của các nhà phát kiến địa lý
- Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Thế giới
- Những tư liệu , câu chuyện về các cụôc phát kiến địa lý
- Tranh ảnh các con tàu và những thuỷ thủ tham gia các cuộc phát kiến phát kiến địa lý.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- XH PK châu Aâu hình thành ntn?
- Thế nào là lãnh địa PK? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa?
- Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền KT trong các thành thị có gì khác so với nền KT lãnh địa?
2. Giới thiệu bài:
Ở thế kỷ XV, nền KT hàng hóa phát triển điều đó đã thúc đẩy người phương Tây tiến hành các cuộc phát kiến địa lý, làm cho giai cấp tư sản châu Aâu ngày một giàu lên và thúc đẩy quan hệ sản xuất TBCN nhanh chóng ra đời.
3. Dạy – học bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu những cuộc phát kiến lớn về địa lý.
? Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý? Các cuộ phát kiến đó tác động như thế nào đến xã hội châu Aâu?
HS thảo luận theo tổ, trong 3 phút.
GV hướng dẫn HS thực hiện theo gợi ý sau:
+ Nguyên nhân các cuộc phát kiến địa lý:
+ Điều kiện thực hiện:
+ Các cuộc phát kiến địa lý:
+ Kết quả:
+ Tác động:
Gv sử dụng bản đồ thế giới yêu cầu HS tái hiện lại con đường của các nhà phát kiến, chỉ rõ vị trí những điểm mà các nhà thám hiểm đã phát hiện ra nhờ cuộc hành trình này.
GV cung cấp thêm cho HS những tư liệu về các chuyến thám hiểm các vùng đất mới của Cô-lom-bô, Ma-gien-lan, Va-xcô đơ Ga-ma.
Hoạt động 2. Tìm hiểu sự hình thành CNTB ở châu Âu
GV : sau các cuộc phát kiến địa lý, quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ dần hình thành , đó là quá trình tạo ra số vốn đầu tiên và một đội ngũ những người lao động làm thuê.
? Giai cấp tư sản châu Aâu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ nhân công làm thuê?
HS: cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen, cướp biển, rào đất cướp ruộng
? Hậu quả của quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ là gì? 
HS: Về KT: hình thưc kinh doanh TB ra đời – công trường thủ công; là cơ sở sản xuất được xây dựng dựa trên việc phân công lao động và kỷ thuật làm = tay, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn sản xuất = máy móc. Ở nông thôn sản xuất nhỏ của nông dân được thay thế = đồn điền hay trang trại sản xuất với quy mô lớn. Các công ty thương mại nổi tiếng thời đó như : công ty Đông Aán, Tây Aán.
Về XH: các giai cấp mới hình thành: Tư sản và Vô sản ( công nhân)
? Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào trong  ... hành những chính sách mới nhằm siết chặt ách thống trị , duy trì nền kinh tế trong vòng bảo thủ lạc hậu , cô lập với thế giới bên ngoài. Những chính sách đó đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân ntn? Và phản ứng của họ ra sao?
Dạy học bài mới:
Hoạt động của Giáo Viên.
Hoạt động của Học sinh
Nội dung.
Hoạt động 1.
? Đời sống của nhân dân dưới triều Nguyễn ntn?
GV nhấn mạnh cho HS: Năm 1842 bão to ở Nghệ An làm 4 vạn nóc nhà đổ, 5000 người chết; 1849-1850 dịch lớn làm 60 vạn người chết.
Đây là bức tranh khái quát tình hình xã hội thời Nguyễn mà nạn nhân là hàng chục triệu nông dân và nhân dân các dân tộc.
? Thái độ của nhân dân đối với chính quyền PK Nguyễn ntn?
Hoạt động 2:
GV chỉ bản đồ các địa danh bùng nổ cuộc nổi dậy của nhân dân
Yêu cầu HS nói qua về thủ lĩnh, nơi hoạt động của các cuộc nổi dậy
? Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì về địa bàn hoạt động của các cụôc nổi dậy?
Hướng dẫn HS đi sâu vào 3 cuộc nổi dậy lớn.
Gợi ý hướng dẫn HS lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa theo mẫu.
? Trình bày hiểu biết của em về các lãnh tụ của các cuộc nổi dậy? Nguyên nhân nào khiến họ nổi dậy khởi nghĩa? Kết quả.
Sau khi hoàn tất bảng thống kê GV yêu cầu HS nhận xét sự giống và khác nhau giữa các cuộc nổi dậy đó là gì?
Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử?
Gợi ý HS rút ra bài học chính vì triều đình PK Nguyễn thối tha đã đẩy nhân dân vào cảnh khốn cùng, điều đó càng làm cho chính quyền Nguyễn nhanh chóng sẽ sụp đổ.
Tìm hiểu đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn và thái độ của họ.
Trả lời theo Sgk
Đọc đoạn in nghiêng Sgk dẫn chứng
Họ rất căm phẫn và oán ghét PK triều Nguyễn nên nổi dậy đấu tranh.
Dựa vào SGK trả lời
Nhìn trên lược đồ và xác định sau đó nêu lên nhận xét 
Dựa vào lược đồ tường thuật cuộc khởi nghĩa và lên bảng trình bày trên bảng thống kê theo mẫu
Stt
Tên k/n
Thời gian
Địa bàn
Diễn biến
Yù nghĩa
01
Phan Bá Vành
1821-1827
Nam Định
02
03
Tự rút ra nhận xét về cái giống và khác của các cuộc nổi dậy về địa bàn hoạt động, mục tiêu, tính chất, người lãnh đạo,
1. Đời sống của nhân dân dưới triều Nguyễn:
Nông dân cực khổ vì thuế khoá nặng nề, thiên tai dịch bệnh, nạn đói.
Bọn quan lại không ngừng đục khoét bóc lột nhân dân..
2. Các cuộc nổi dậy:
Củng cố – Dặn dò:
? Đời sống của nhân dân dưới triều Nguyễn đã phản ánh tình hình xã hội PK lúc này ntn? Trình bày các cuộc nổi dậy của nhân dân, kết quả và ý nghĩa?
- Dặn dò: HS học bài, hoàn tất bảng thống kê các cuộc nổi dậy của nhân dân. Chuẩn bị tiếp bài 28 
“ Sự phát triển của văn hóa dân tộc”
BÀI 28 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC
( CUỐI THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)
* MỤC TIÊU CHUNG BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
HS nhận rõ sự phát triển rực rỡ của văn học nghệ thuật, nhất là lĩnh vực văn học dân gian, với những tác phẩm văn Nôm tiêu biểu, bước phát triển trong lĩnh vực giáo dục, khoa học kỹ thuật .
2. Tư tưởng:
Bồi dưỡng lòng tự hào về nền văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc ở thời kỳ này. Tự hào về di sản và những thành tựu khoa học trong các lĩnh vực : Sử học, Địa lý, Y học dân tộc,của nhân dân ta nửa cuối XVIII đầu XIX.
3. Kỷ năng:
Sưu tầm ca dao, tục ngữ ở địa phương phản ánh những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến.
Nhận xét về tranh dân gian.
Biết phân tích giá trị những thành tựu đã đạt được về khoa học kỷ thuật ở nước ta thời kỳ này.
TIẾT 61 . I./ VĂN HỌC –NGHỆ THUẬT
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
Sự phát triển cao hơn của nền văn học dân tộc với nhiều thể loại phong phú, nhiều tác giả nổi tiếng.
Văn nghệ dân gian phát triển, các thành tựu về hội họa, kiến trúc.
2. Tư tưởng 
Trân trọng, ngưỡng mộ và tự hào đối với những thành tựu văn hóa – khoa học mà ông cha ta sáng tạo. Hình thành ý thức, thái độ bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa.
3. Kỹ năng:
Miêu tả; Quan sát, phân tích, trình bày suy nghĩ riêng về các tác phẩm nghệ thuật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, kiến trúc, tranh Đông Hồ
- Một số bài thơ, ca dao, tục ngữ ( truyện Kiều – Nguyễn Du)
III. Hoạt động dạy – học:
Kiểm tra bài cũ:
Những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống cực khổ của nhân dân ta là gì? Tóm tắt những nét chính về 3 cụôc khởi nghĩa lớn nửa dầu thế kỷ XIX?
Giới thiệu bài mới:
Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tục nổ ra vì những chính sách phản động lỗi thời của nhà Nguyễn . Tuy nhiên chính trong điều kiện đó, nền văn học nghệ thuật nước ta mới phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
Dạy học bài mới:
Hoạt động của Giáo Viên.
Hoạt động của Học sinh
Nội dung.
Hoạt động 1.
? Văn học dân gian gồm những thể loại nào? Kể tên một vài tác phẩm mà em biết?
Đọc cho HS nghe một vài tác phẩm tiêu biểu.
Kể tên những tác giả tiêu biểu và những tác phẩm của họ?
Trong đó GV lưu ý HS tác giả Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều nổi tiếng – ông là một đại thi hào của dân tộc ta.
Cho HS xem một đoạn trích ngắn trong tác phẩm truyện Kiều.
Yêu cầu HS nêu nội dung của văn học thời kỳ này nói chung và nội dung của truyện Kiều nói riêng.
Cho HS so sánh văn học Nôm với văn học Hán thời trước để thấy ngôn ngữ văn hóa của dân tộc ta.
Tại sao văn học nước ta thời kỳ này lại phát triển cao và đạt nhiều thành tựu như vậy?
Hoạt động 2.
Yêu cầu HS kể tên những loại hình văn nghệ dân gian mà các em biết
Liên hệ thực tế địa phương có những loaị hình nào để giúp HS nắm vững và hiểu rõ hơn nền văn hóa dân tộc.
Giới thiệu về một số loại hình văn nghệ chèo, tuồng là hai loại hình phát triển rộng rãi và được nhân dân ưa chuộng.
Treo một số bức tranh dân gian và yêu cầu HS nhận diện và cho biết ý kiến của mình về các bức tranh đó.
? Em có nhận xét gì về đề tài tranh dân gian?
Cho HS quan sát một số công trình kiến trúc: chùa Tây Phương, làng Đình Bảng và giới thiệu về chùa TP do nhân dân Nguyên Xá xây vào khoảng năm 1794, tượng các vị La Hán , Cửu đỉnh (Huế),
? Em có nhận xét gì về các công trình kiến trúc nêu trên?
Hãy kể tên một số công trình kiến trúc điêu khắc tiêu biểu mà em biết?
Yêu cầu HS đọc đoạn in nghiêng SGK tr.144 nói về Cố đô Huế . Năm 1993 được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Dựa vào các kiến thức văn học đã học HS nêu tên một vài tác phẩm văn học: Trạng Quỳnh, Trạng lợn, truyện tiếu lâm, ca dao, hò vè,
Cao Bá Quát, Phan Huy Chú, Đoàn Thị Điểm(Chinh phụ ngâm khúc), Hồ Xuân Hương(Bánh trôi nước), Bà Huyện Thanh Quan(Qua Đèo Ngang)
Nội dung: 
HS rút ra được điểm mới trong văn học thời kỳ này: đó là sự xuất hiện hàng loạt các nhà thơ nữ, điều đó nói lên tiếng nói giải phóng của người phụ nữ trong xã hội PK
HS nêu được đây là sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ PK – là giai đoạn bão táp cách mạng sôi động trong lịch sử .
Hát chèo, tuồng, hát quan họ, hò vè, hát lí hát dặm,
Liên hệ thực tế địa phương mình có những điệu hát nào và hát cho cả lớp nghe.
Quan sát tranh và nhận diện đâu là tranh Đông Hồ và nêu nhận xét của mình về các bức tranh đó.
Mang đậm tính dân tộc và phản ánh mọi mặt sinh hoạt và nguyện vọng của nhân dân
Kiểu kiến trúc đặc sắc, mái uốn cong kiểu cung đình tạo sự tôn vinh cao quý
Có thể kể tên chùa Hương, Thiên Mụ, Cố đô Huế, Khuê Văn Các,.
1.Văn học:
- Văn học dân gian: ca dao tục ngữ, truyện Nôm, truyện tiếu lâm,
- Văn học bác học (văn học viết chữ Nôm): truyện Kiều Nguyễn Du.
* Nội dung : phản ánh cuộc sống xã hội, nguyện vọng của nhân dân.
2. Nghệ thuật:
- Các loại hình văn nghệ dân gian phong phú, hát lí hát dặm, hò vè,.
- Dòng tranh dân gian Đông Hồ
- Kiến trúc điêu khắc tạc tượng, đúc đồng rất phát triển
4. Củng cố – Dặn dò:
? Em có nhận xét gì về văn học nghệ thuật nước ta thời kỳ này? Có gì đặc sắc so với thời kỳ trước?
HS học bài, chuẩn bị tiếp phần II. “ Giáo dục, khoa học – kỹ thuật”
TIẾT 62 . II./ GIÁO DỤC , KHOA HỌC – KỸ THUẬT
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
Nhận thức rõ bước tiến quan trọng trong các ngành nghiên cứu biên soạn Lịch sử, Địa lý và Y học dân tộc.
Một số kỹ thuật phương Tây đã được thợ thủ công Việt Nam tiếp thu nhưng hiệu quả ứng dụng chưa nhiều.
2. Tư tưởng 
Tự hào về di sản và thành tựu khoa học của tiền nhân trong lĩnh vực Sử học, Địa lý, Y học; tự hào về tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu XIX
3. Kỹ năng:
Khái quát giá trị những thành tựu đạt được về khoa học – kỹ thuật nước ta.
II. Đồ dùng dạy học:
- 
III. Hoạt động dạy – học:
Kiểm tra bài cũ:
? Em có nhận xét gì về văn học nghệ thuật nước ta thời kỳ này? Có gì đặc sắc so với thời kỳ trước?
Giới thiệu bài mới:
Cùng với sự phát triển của VH-NT, KH-KT ở nước ta thời kỳ này cũng đạt nhiều thành tựu rực rỡ , đặt biệt là sự du nhập những kỹ thuật tiên tiến phương Tây. Nhưng với chính sách bảo thủ, đóng kín của chế độ PK, các ngành khoa học mới không thể phát triển mạnh hơn được.
Dạy học bài mới:
Hoạt động của Giáo Viên.
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1
Thời Tây Sơn, Quang Trung ban Chiếu lập học chấn chỉnh việc học tập thi cử và đưa chữ Nôm vào thi cử. Vậy tình hình giáo dục thi cử nửa đầu thế kỷ XIX có gì thay đổi?
Trả lời theo nội dung SGk
1. Giáo dục , thi cử:
Năm 1836 vua Minh Mạng cho thành lập “ Tứ dịch quán” để dạy tiếng nước ngoài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAOAN LICHSU7.doc