Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 – Bài 1: Sự hình thành và pht triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (Tiết 3)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 – Bài 1: Sự hình thành và pht triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (Tiết 3)

I-Mục tiêu bài học

1-Về kiến thức:

 -Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, cơ cấu xã hội (gồm 2 giai cấp cơ bản).

 -Hiểu “TTTĐ” xuất hiện như thế nào? KT của TTTĐ khác KTLĐ.

2-Về tư tưởng

 -Học sinh phải nhận thức đúng về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ chế độ CHNL – XHPK.

3-Về kỹ năng

 -Sử dụng bản đồ Châu Âu.

 

doc 138 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 – Bài 1: Sự hình thành và pht triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00.
Phòng giáo dục - đào tạo Vĩnh Tường
Trường thcs TT bình dương
&
Giáo án
Môn : LICH SƯ
Lớp : 9
Giáo viên : 
G: 
Phần I:
Khái quát Lịch sử thế giới trung đại
Tiết 1 – Bài 1: sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu âu
I-Mục tiêu bài học
1-Về kiến thức:
	-Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, cơ cấu xã hội (gồm 2 giai cấp cơ bản).
	-Hiểu “TTTĐ” xuất hiện như thế nào? KT của TTTĐ khác KTLĐ.
2-Về tư tưởng
	-Học sinh phải nhận thức đúng về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ chế độ CHNL – XHPK.
3-Về kỹ năng 
	-Sử dụng bản đồ Châu Âu.
	-Biết so sánh, đối chiếu.
II-Phương pháp – phương tiện
1-Phương pháp 
	-Thảo luận
	-GQVĐ
	-So sánh.
2-Phương tiện
	-Bản đồ CÂ PK
	-Tranh, ảnh về TTTĐ.
III-Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1-ổn định
	7A: .. 7B: .
2-Kiểm tra bài cũ
3-Bài mới.
Giới thiệu bài: GV sử dụng bản đồ chỉ cho HS rõ những nước có CĐPK ra đời sớm (theo SGK), rồi hỏi: ở CÂ XHPK đã hình thành và phát triển ntn? Chúng ta tìm hiểu thông qua bài 1.
HĐ1: 
G ktra kthức lớp 6 of HS:
 - Các quốc gia cổ đại p.T gồm những quốc gia nào?
=>Hi Lạp & Rô Ma
1-Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
G: Khi tràn vào Rô-ma, người Giec-man đã làm gì?
-Cuối thế kỷ V người Giec-man xâm chiếm Rô-ma.
-Họ thành lập nhiều vương quốc mới: Phơ-răng, Rây-Gớt, Đông- Gơt....
H: Gthích việc chia RĐ của người Giec-man....
-Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma.
G: Những việc làm đó tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?
H: Vẽ sơ đồ phân hoá XHPK ở CÂ
-Xã hội phân chia 2 tầng lớp: 
G: Lãnh chúa phong kiến và nông nô đựơc hình thành từ tầng lớp nào của xã hội cổ?
-Lãnh chúa: quý tộc, tướng lĩnh quân sự: có quyền, có tiền
-Nông nô: nô lệ, ndân: lệ thuộc vào lãnh chúa
=> Lãnh chúa: Tướng lĩnh QS
 Quý tộc
 Có tiền, quyền lực
=> Nông nô: Nô lệ
 ND
 Phụ thuộc vào lãnh chúa.
GV chốt: QH giữa 2 gcấp: Nông nô không có RĐ phụ thuộc vào lãnh chúa gọi là QHSX PK
=> XHPK Châu Âu đựơc hình thành.
HĐ 2:
2-Lãnh địa phong kiến
G: Thế nào là “Lãnh địa phong kiến”?
H qsát H1: Hãy miêu tả lãnh địa phong kiến ?
=>GV mở rộng SGV tr 15
G: Hãy miêu tả và đánh giá đời sống của lãnh chúa và nông nô?
G: Điều gì sẽ xảy ra?
*Khái niệm
-Lãnh địa phong kiến là vùng đất đai rộng lớn của các lãnh chúa
-Đời sống của lãnh chúa và nông nô đối lập nhau.
-Nông nô nổi dậy chống lại lãnh chúa
HĐ 3: 
G: Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa?
3-Sự xuất hiện các thành thị trung đại
-Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa : Tự cấp, tự túc.
G: Vì sao xuất hiện TTTĐ? 
Thời gian xuất hiện?
-Cuối thế kỷ XI: thành thị trung đại xuất hiện
G: Những ai sống trong thành thị? Họ làm những nghề gì?
H: qsát H2”Hội chợ ở Đức”: cảnh buôn bán sôi động của các thương nhân và thợ thủ công với nhiều mặt hàng phong phú. Bên cạnh đó là nhà thờ, lâu đàiBức tranh phản ánh thành thị không chỉ là TT KT mà còn là TT VH
-Dân cư chủ yếu trong thành thị : thợ thủ công, thương nhân
G: Vai trò của thành thị với xã hội phong kiến châu Âu?
HĐ3
-Vai trò củaThành thị: Thúc đẩy kinh tế châu Âu phát triển 
3-Btập
HS trả lời các câu hỏi SGK
Câu 3: Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?
=>KTTT: (TN, TTC)-> TCN, TN
=>KTLĐ (lãnh chúa,nông nô)-> KT NN
4-Củng cố
	-Sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu.
	-Một số khái niệm: Lãnh địa, lãnh chúa, nông nô.
	-Sự xuất hiện TTTĐ. Vai trò TTTĐ
5-HDVN
	-Học thuộc bài
	-Xem bài 2.
__________________________
S:
G: 
Tiết 2 – Bài 2: sự suy vong của chế độ phong kiến và sự 
 hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu âu 
I-Mục tiêu bài học
1-Về kiến thức 
`-Nguyên nhân, hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện cho sự hình thành QHSX tư bản chủ nghĩa.
	-Quá trình hinh thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến.
2-Về tư tưởng
-Học sinh thấy được tính tất yếu, quy luật của lịch sử : XHPK – XHTBCN.
3-Về kỹ năng
	-Biết dùng bản đồ thế giới (quả địa cầu) và biết sử dụng , khai thác tranh ảnh
II-Phương pháp – phương tiện
1-Phương pháp 
	-Thảo luận, GQVĐ	
2-Phương tiện
	-Bản đồ thế giới
	-Tư liệu về những cuộc phát kiến địa lý.
III-Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1-ổn định
	7A: .. 7B: .	
2-Kiểm tra bài cũ
	Thế nào là lãnh địa phong kiến?
	Vai trò của thành thị trung đại đối với xã hội phong kiến ở Châu Âu?
3-Bài mới.
Giới thiệu bài: ở TK XV người pT tiến hành các cụôc phát kiến địa lý.Tại sao, và nhằm mục đích gì, kết quả của các cuộc phát kiến đó là gì?....
HĐ1: 
1-Những cuộc phát kiến lớn về địa lý
G: Kể tên những cuộc phát kiến địa lý?
*Gồm: 
+1492: Cô -lôm –bô: Châu Mĩ
+ 1497: Van-xô-đơ-gâm –Clicat
+ 1519-1522: Ma-gien-lăng
G: Thế nào là “Phát kiến địa lý”?
-Là cuộc hành trình đi tìm road mới sang phương Đông của thương nhân châu Âu dể tìm vàng học, hồ tiêu.
G: Tại sao có các cuộc phát kiến địa lý?
* Nguyên nhân: Do sản xuất phát triển 
 Lòng tham của các thương nhân.
G: ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lý?
* ý nghĩa: 
-Thúc đầy thương nhân châu Âu phát triển 
-Đem về cho giai cấp tư sản những món lợi lớn.
G: Hướng dẫn học sinh đánh dấu đường đi của các nhà thám hiểm?
G: Quan sát h3 sgk.
HĐ 2: 
2-Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
G: Quý tộc và TN châu Âu đã làm gì cách nào để có tiền vốn, CN làm thuê?
-Sau các cuộc phát kiến địa lý:
+ Kinh tế : Xuất hiện các công trường TC
+ Xã hội : Xuất hiện giai cấp CN, giai cấp TS.
G: Giai cấp TS, vô sản đựơc hình thành từ tầng lớp nào trong xã hội phong kiến?
-Quan hệ sản xuất : TBCN đựơc hình thành.
-PKĐL: Tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN.
4-Củng cố
	-Tác động của PKĐL đến xã hội châu Âu.
	-Quan hệ sản xuất TBCN châu Âu được hình thành như thế nào?
5-HDVN
	-Học thuộc bài
	-Xem bài 3.
__________________________
S:
G: 
Tiết 3 – Bài 3: cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống 
 phong kiến thời hậu kỳ trung đại ở châu âu 
I-Mục tiêu bài học
	-Nguyên nhân, nội dung , tác động của phong trào văn hoá Phục Hưng và cải cách tôn giáo.
	-Học sinh nhận thấy sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, vai trò của giai cấp tư sản.
	-Phân tích.
II-Phương pháp – phương tiện
1-Phương pháp 
	-Thảo luận
	-GQVĐ
2-Phương tiện
	-Bản đồ Trung Quốc PK.
	-Tranh, ảnh thời Phục Hưng.
III-Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1-ổn định
	7A: ..
	7B: .
2-Kiểm tra bài cũ
	-Quan h sản xuất TBCN được hình thành như thế nào?
3-Bài mới.
	Giới thiệu bài.
HĐ1: 
1-Phong trào văn hoá Phục Hưng (TK XIV-XVII)
G: Nguyên nhân dẫn đến phong trào văn hoá Phục Hưng?
* Nguyên nhân: Giai cấp tư sản có thế lực KT, nhưng không có địa vị xã hội .
G: Nội dung của phong trào văn hoá Phục Hưng?
* ND :- Lên án xã hội phong kiến và giáo hội kitô
 -Đề cao giá trị con người
 -Đề cao KHTN
G: Kể tên những nhà văn hoá, KH?
* Rabơle, Đecactơ, Leôna đơ-vanh-xi.
G: Tác động của phong trào văn hoá Phục Hưng đến xã hội phong kiến châu Âu?
* Tác động: Phát động quần chúng đấu tranh chống xã hội phong kiến.
 -Tạo điều kiện cho văn hoá châu Âu, nhân loại phát triển.
HĐ 2: 
2-Phong trào cải cách tôn giáo.
G : Nguyên nhân dẫn đến phong trào CCTG? 
G: Người khởi xướng phong trào này là ai?
* Nguyên nhân: Giáo hội bóc lột nhân dân và cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
*Người khởi xướng: M.Luthơ
G: nội dung của CCTG?
G: Tác động của phong trào CCTG?
* Nội dung : 
-Lên án Giáo hoàng, Giáo hội.
-Đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghĩ phiền toái.
* Tác động: 
-Bùng lên cuộc đấu tranh ở Đức
-Làm tôn giáo bị phân làm 2 phái.
+ Đạo tin lành
+ Ki-tô giáo
G: Nêu vài nét về Lu-Thơ?
4-Củng cố
	-Phong trào văn hoá Phục Hưng: Nguyên nhân, nội dung , tác động?	
	-Vai trò của giai cấp tư sản
	-Nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phong kiến?
5-HDVN
	-Học thuộc bài
	-Xem bài 4.
__________________________
S:
G: 
Tiết 4– Bài 4: Trung quốc thời phong kiến
I-Mục tiêu bài học
	-Xã hội phong kiến được hình thành như thế nào.
	-Tên gọi và thứ tự các triều đại phong kiến Trung Quốc.
	-Tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến.
	-Cần thấy Trung Quốc là quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông (gầm Việt Nam ) ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển lịch sử Việt Nam.
	-Lập bảng niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.
II-Phương pháp – phương tiện
1-Phương pháp 
	-Thảo luận
	-GQVĐ
2-Phương tiện
	-Bản đồ Trung Quốc phong kiến
	-Tranh, anh về các công trình kiến trúc thời phong kiến.	
III-Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1-ổn định
	7A: ..
	7B: .
2-Kiểm tra bài cũ
	-Nguyên nhân, nội dung, tác động của phong trào văn hoá Phục Hưng?
-Nguyên nhân, nội dung, tác động của phong trào cải cách tôn giáo?
3-Bài mới.
	Giới thiệu bài
HĐ1: 
 G: Trước thời Xuân thu-Chiến quốc: đất nước Trung Quốc cổ ntn?
H: Quan sát bảng niên biểu lịch sử TQ thời cổ - trung đại
1-Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung quốc.
-Khoảng 2000năm TCN: những Nhà nước đầu tiên của Trung Quốc ra đời: Hạ (TK XXI-XVII TCN); Thương (TK XVII-XI TCN); Tây Chu (TK XI - 771TCN)
G: Vì sao đến thời xuân thu- chiến quốc: Xã hội thay đổi sâu sắc?
G: Cụ thể của sự thay đổi đó?
-Thời xuân thu – Chiến quốc : XH thay đổi sâu sắc: KT: năng suất lđ tăng
 Xã hội có 2 giai cấp -Địa chủ.
 -Nông dân tá điền
-Hình thức bóc lột của địa chủ: địa tô
G chốt: QH địa chủ - nông dân lĩnh canh đánh dấu NNPK đang dần dần hình thành
-Đến TK III TCN (Tần, Hán): XHPK Trung Quốc được xác lập
HĐ 2: 
2-Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán
a-Nhà Tần
*Chính sách đối nội
G: Chính sách đối nôi của vua Tần Thuỷ Hoàng?
G: Em có hiểu biết gì về vị vua này và hãy nhận xét các chính sách đó?
-Thi hành chính sách đối nội tàn bạo.
*Kết quả-Đời sống nhân dân cực khổ
G: Vì sao nhân dân đấu tranh?
G: Vua Tần thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
 -Nhân dân đấu tranh lật đổ nhà Tần.
*Chính sách đối ngoại
-Gây chiến tranh để mở rộng lãnh thổ 
b-Nhà Hán
*Đối nội
G: Chính sách đối nội của nhà Hán. 
G:So sánh với chính sách đ/nội của nhà Tần?
=>Tiến bộ hơn
T/d của chính sách đó đến xã hội phong kiến Trung Quốc?
G: Nhà Hán thực hiện chính sách đối ngoại ntn?So sánh với chính sách của nhà Tần?
=>Như nhau
-Xoá bỏ nhiều chính sách của nhà Tần.
-T/d: -Kinh tế phát triển 
 -Xã hội ổn định
*Đối ngoại
 - Xâm chiếm nhiều nước.
HĐ 3: 
3-Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường/
G: Nêu chính sách đối nội của nhà Đường?
a-Đối nội
-Củng cố và hoàn thiện bộ máy Nhà nước.
-Mở nhiều khoa thi
-Giảm tô thuế
-Ban hành chế độ quân điền.
G: Nhận xét chính sách đối nội?
G: Nhận xét ? và nêu kết quả của những chính sách đó?
=>Kết quả:
-KT ph ... c mở rộng
-Dân còn lưu vong
-Lập chế độ quân điền
-Không chú trọng đê điều
G: Tình hình thủ công nghiệp nước ta thời Nguyễn ntn?
H: Nhận xét những chính sách phát triển kinh tế của nhà Nguyễn?
b)Thương nghiệp
-Lập nhiều xưởng: đúc đồng, đóng thuyền
-Mở rộng khai mỏ
-Xuất hiện nhiều thành thị mới
-Có buôn bán với nước ngoài: Trung Quốc, Xiêm
-Không cho người phương Tây mở cửa hàng
=>Nhận xét:
Có nhiều đóng góp làm cho kinh tế phát triển nhưng còn nhiều hạn chế: địa chủ chiếm đoạt ruộng đất, thợ thủ công phải nộp thuế nặng, từ chối buôn bán với các nước phương Tây
4-Củng cố
	Khái quát toàn bài
5-HDVN
	Học thuộc bài
	Xem phần II
S:
G: .
Tiết 60: Bài 27:
CHế độ phong kiến nhà nguyễn (tiếp theo)
I-Mục tiêu:
	-Nguyên nhân dẫn đến đời sống nhân dân cựckhổ của nhân dân ta
	-Những nét chính về 3 cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỷ 19
	-Giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc
	-Rèn khả năng phân tích, so sánh
II-phương pháp – phương tiện
1-Phương pháp
	+Thảo luận
 	+GQVĐ
	+Lược đồ, tranh ảnh có liên quan
III-Các bước lên lớp
1-Tổ chức
	7A: 7B:	
2-Kiểm tra bài cũ
	-Tình hình kinh tế nứơc ta thời Nguyễn?
3-Bài mới
HĐ1: +Giới thiệu bài
HĐ2:
II-Các cuộc nổi dậy của nhân dân 
1-Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn
G: Nhận xét đời sống nhân dân ta dưới triều Nguyễn?
G: Vì sao nhân dân ta cực khổ?
-Cực khổ
HĐ3
G: Chia cả lớp thành nhiều nhóm
Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa?
G: Nhận xét về các cuộc khởi nghĩa lớn ở thế kỷ 19?
2-Các cụôc nổi dậy
a)Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821-1827)
*Tiểu sử
-Quê: Thái Bình
-Là người yêu thương dân nghèo
*Hoạt động
-1821: nghĩa quân hoạt động khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên
-1827: quân triều đình tấn công căn cứ Trà Lũ (Nam Định)
-Phan Bá Vành bị bắt
b)Khởi nghĩa Nông Văn Vân(1833-1835)
*Tiểu sử
-Là tù trưởng dân tộc Tày
*Hoạt động
-Địa bàn hoạt động: vùng núi Việt Bắc
-1835: Sau 3 lần bị quân triều đình đàn áp, Nông Văn Vân bị chết
c)Khởi nghĩa Lê Văn Khôi(1833-1835)
-6/1833: quân của ông chiếm thành Phiên An ( Nam Định)
-Địa bàn hoạt động: Nam Kỳ
-Năm 1834: ông hy sinh
d)Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854-1856)
*Tiểu sử
-Là nhà thơ, nhà nho nghèo
-Hoạt động ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây..
-1855: ông hy sinh ở Sơn Tây
=>Nhận xét:
-Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta
-Diễn ra quyết liệt suốt hơn 50 năm chống áp bức, cường quyền dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn
-Góp phần củng cố khối đoàn kết thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam 
-Thất bại vì thiếu sự đoàn kết, chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo
4-Củng cố
	-Khái quát toàn bài
5-HDVN
	-Học thuộc bài
	-Xem bài 28
___________________________
G: 
Tiết 61: Bài 28:
Sự phát triển của văn hoá dân tộc
 cuối thế kỷ xviii- nửa đầu thế kỷ xix
I-Mục tiêu:
	-Nhận rõ sự phát triển rực rỡ của văn học, nghệ thuật, nhất là văn học dân gian với những tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu
	-Bồi dưỡng lòng tự hào vè nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc ở thời kỳ này
	-Sưu tầm ca dao, tục ngữ ở địa phương phản ánh sự bất công và tội ác trong xã hội phong kiến. Nhận xét về tranh dân gian trong sách giáo khoa
	-Biết phân tích giá trị những thành tựu đã đạt được
II-phương pháp – phương tiện
1-Phương pháp
	+Thảo luận
 	+GQVĐ
	+Tranh ảnh có liên quan
III-Các bước lên lớp
1-Tổ chức
	7A: 7B:
2-Kiểm tra bài cũ
	-Trình bày những cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân Việt Nam giữa thế kỷ 19?
3-Bài mới
HĐ1: +Giới thiệu bài
HĐ2:
I-Văn học, nghệ thuật
G: Nhận xét tình hình văn học nước ta cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19?
H: kể tên những tác phẩm văn học nổi tiếng thời kỳ này
1-Văn học
-Phát triển rực rỡ
-Hình thức: phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm
-Văn học chữ Nôm: phát triển : truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương
-Nội dung: phản ánh cuộc sống xã hội phong kiến đương thời và những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con người Việt Nam 
HĐ3
G: Nghệ thuật nước ta thế kỷ XVIII – XIX có nét gì đặc sắc?
2-Nghệ thuật
-Nghệ thuật dân gian phát triển phong phú: chèo, tuồng, quan họ, hát xoan,,,
G: ở quê em có những điệu hát dân gian nào?
G: Em có nhận xét gfi về đề tài của tranh dân gian?
=>Lạc quan yêu đời của người Việt Nam .
-Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước (đánh vật, chăn trâu thổi sáo, bà Triệu, Đông Hồ)
-Có nhiều công trình kiến trúc: chùa Tây Phương (Hà Tây), cung điện vua
G: Nhận xét về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc?
-nghệ thuật tạc tượng, đúc đồngđạt trình độ cao.
H: Miêu tả về cố đô Huế, Chi Lăng, cung điện.
=> Nhận xét : những thành tưuu về văn hoá nghệ thuật: Phong phú, đa dạng, thể hiện đời sống của người Việt Nam phong phú, giàu tình cảm.
4-Củng cố
	-Khái quát toàn bài
5-HDVN
	-Học thuộc bài
	-Xem phần II
______________________________
G: .
Tiết 62: Bài 28:
Sự phát triển của văn hoá dân tộc 
 cuối thế kỷ xviii- nửa đầu thế kỷ xix (tiếp theo)
I-Mục tiêu:
	-Nhận rõ sự phát triển rực rỡ của văn học, nghệ thuật, nhất là văn học dân gian với những tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu
 	-Bồi dưỡng lòng tự hoà về những thành tưuu khoa học trong các lĩnh vực, sử học, địa lý học, y học dân tộc của nhân dân ta nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế ỷ XIX. 
	-Biết phân tích giá trị những thành tựu đã đạt được về khoa học, kỹ thuật.
II-phương pháp – phương tiện
1-Phương pháp
	+Thảo luận
 	+GQVĐ
	+Tranh ảnh có liên quan
III-Các bước lên lớp
1-Tổ chức
	7A: 
	7B: 
2-Kiểm tra bài cũ
	Trình bày văn học nghệ thuật nước ta cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX?
3-Bài mới
HĐ1: +Giới thiệu bài
HĐ2:
II-Giáo dục, khoa học kỹ thuật
 G: Tình hình giáo dục, thi cử nước ta thời kỳ này ra sao?
1-Giáo dục, thi cử
-Thời Tây Sơn: chấn chỉnh giáo dục thi cử mở nhiều trường học.
-Đưa chữ Nôm vào thi cử
-Thời Nguyễn: ND học tập, thi cử không đổi, người giỏi được học ở QTG (Huế).
-1836: học tiếng nước ngoài
HĐ 3: 
2-Sử học, địa lý, y học
G: Hãy nêu những thành tựu về khoa học, kĩ thuật?
-Tác giả: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú
H: Kể chuyện về một số nhân vật sử học, địa lý, y học nổi tiếng?
-Tác phẩm: Đại Việt sử
-PHủ biên tạp lục
-Lịch triều hiến chương loạt chí
-Gia Định thành thông chí 
(Trịnh Hoài Đức)
-Nhất thống dư địa chí 
(Lê Quang Định)
+Y học: Lê Hữu Trác, : Hải Thượng y tông tâm lĩnh.
G: Cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX nhân dân ta đã đạt được thành tựu gì về kĩ thuật?
3-NHững thành tựu về kỹ thuật.
-Làm được đồng hồ, kính thiên lý ( ..)
-Chế tạo máy xẻ gỗ chay bằng sức nước.
G: Những thành tựu về khoa học kĩ thuật đã phản ánh điều gì?
-1839: Đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước
=>Kết luận
-Những thành tựu khoa học, kĩ thuật trên chứng tỏ tài năng, sáng tạo của người Việt Nam .
4-Củng cố
	-Khái quát toàn bài
5-HDVN
	-Học thuộc bài
	-Xem bài ôn tập
_________________________
S:
G: .
Tiết 63: Bài 29:
ôn tập chương v và chương vi
I-Mục tiêu:
 	-Khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương V, chương VI
	-Kịp thời uốn nắn, bổ sung cho học sinh 
	-Làm cho học sinh nhận thắc sâu sắc về tinh thần lao động cần cù. Tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc ta.
	-Biết phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử.
II-phương pháp – phương tiện
1-Phương pháp
	+Thảo luận
 	+GQVĐ
 	+Bảng phụ
III-Các bước lên lớp
1-Tổ chức
	7A: 
	7B: 
2-Kiểm tra bài cũ
Nêu những thành tựu về khoa học, kĩ thuật nước ta cuối thế kỷ XVIII?
3-Bài mới
HĐ1: Sự suy yếu của NN phong kiến tập quyện đã diễn ra như thế nào?
HĐ2:
G: đặt những câu hỏi nhỏ để học sinh trả lời?
1-Những biểu hiện về sự mục nát của vua quan nhà Lý?
-Vua quan ăn chơi xa xỉ
-Nội bộ vương triều mâu thuẫn
-Quan lại địa phương lộng quyền
2-Cuộc xung đột Nam triều – Bắc triều diễn ra vào lúc nào? Sự suy yếu của Nguyễn được thể hiện ở những điểm nào?
G: giáo viên gọi học sinh trình bày, rồi rút ra kết luận cuối cùng.
3-Thời gian xảy ra chiến tranh Trịnh – Nguyễn? Những biểu hiện về sự suy yếu của Nhà nước phong kiến tập quyền
-Từ cuối thế kỷ XVI, Nhà nước phong kiến tập quyền suy yếu.
HĐ 2: 
Quang Trung đã đặt nền tảng cho vịêc thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia như thế nào?
G: Chia làm 2 câu hỏi nhỏ để học sinh trả lời?
1-Quang Trung đặt nền tảng cho sự nghiệp thống nhất đất nước như thế nào?
-Quang Trung chỉ huy quân Tây Sơn
-Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777)
-Lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài (1786)
-Lật đổ vua Lê (1788)
-Xoá bỏ danh giới chia cắt đất nước
2- Sau khi đánh đuổi ngoại xâm, Quang Trung có cống hiến gì trong công cuộc xây dựng đất nước?
G: Những đóng góp của QT được thể hiện ở việc xây dựng chính quyền phong kiến mới tiến bộ, thực hiện một số cải cách tích cực tạo cơ sở và điều kiện để phát triển kinh tế – văn hoá - giáo dục củng cố quốc phòng
HĐ 3: Nguyễn ánh lập chế độ phong kiến tập quyền ra sao?
1-Nguyễn ánh đánh bại vương triều Tây Sơn vào thời gian nào?
2-Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn ánh lâp lại chính quyền phong kiến tập quyền ra sao?
HĐ 4; Tình hình kinh tế – văn hoá ở các thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX?
G: Chia thành 2 câu hỏi nhỏ:
1-Tình hình kinh tế (bài 23)
2-Tình hình văn hoá (Mục II – bài 22)
4-Củng cố
-Hướng dẫn học sinh làm bài tập theo SGK
5-HDVN
	-Học thuộc bài
	-Ôn tập Chương VI
S:
G: .
Tiết 64:
Làm bài tập lịch sử (phần chương VI)
I-Mục tiêu
	-Nhằm cho học sinh củng cố lại những kiến thức đã học ở chương VI
	-Giáo dục học sinh yêu thích học tập bộ môn
	-Có ý thức tự giác học tập
	-Biết phân tích đánh giá, sự kiện lịch sử 
II-phương pháp – phương tiện
1-Phương pháp
	+Thảo luận
 	+GQVĐ
III-Các bước lên lớp
1-Tổ chức
	7A: 
	7B: 
2-Kiểm tra bài cũ
	chấm vở một số học sinh 
3-Bài mới
Câu 1: Nguyễn ánh chiếm Quy Nhơn vào năm nào?
	A: 1801	B: 1802	C: 1789	D: 1790
Câu 2: Nguyễn ánh đã đánh vào đâu sau khi chiếm được Quy Nhơn?
	A: Thăng Long	
	B: Phú Xuân
	C: Hội An
	D: Thanh Hoá
Câu 3: Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng đế năm nào?
	A: 1802	B: 1806	C: 1804	D: 1803
Câu 4: Nguyễn ánh ban bố luật Gia Long vào năm nào?
	A: 1851	B: 1802	C: 1815	D: 1820
Câu 5: Khởi nghĩa Phan Bá Vành diễn ra voà thời gian nào?
	A: 1854-1856	
	B: 1821 – 1827
	C: 1811 – 1817
	D: 1833 – 1835
Câu 6: Một ngôi chùa có kiến trúc nổi tiếng đầu thế kỷ XIX là:
	A: Chùa Thiên Mụ
	B: Chùa Tây Phương
	C: Chùa Một Cột
	D: Chùa Bút Tháp
Câu 7: Kinh đô Huế được xây dựng vào năm nào?
	A: Duy Tân
	B: Tự Đức
	C: Gia Long
	D: Quang Trung
Câu 8: Cố đô Huế được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới voà năm nào:
	A: 2000
	B: 1993
	C: 1998
	D: 2001
4-Củng cố
Học sinh hoàn thiện
5-HDVN
Tổng kết
_______________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su 7(2).doc