Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Mục tiêu bài học

1.Kiến thức. Học sinh hiểu được tên gọi các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, những đặc điểm tương đồng về vị trí địa lí của các quốc gia đó.

Các giai đoạn phát triển quan trọng của lịch sử khu vực Đông Nam Á, Lào, CPC.

3.Kĩ năng. Có kĩ năng xác định vị trí các quốc gia cổ Đông Nam Á và quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

2.Thái độ. Nhận thức được quá trình lịch sử, sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á, Lào, CPC.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/9/10
Ngày giảng: 7c: 8/9/10
Tiết 7-Bài 6.
Các quốc gia phong kiến Đông Nam á.
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức. Học sinh hiểu được tên gọi các quốc gia trong khu vực Đông Nam á, những đặc điểm tương đồng về vị trí địa lí của các quốc gia đó.
Các giai đoạn phát triển quan trọng của lịch sử khu vực Đông Nam á, Lào, CPC.
3.Kĩ năng. Có kĩ năng xác định vị trí các quốc gia cổ Đông Nam á và quốc gia phong kiến Đông Nam á.
2.Thái độ. Nhận thức được quá trình lịch sử, sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở khu vực Đông Nam á, Lào, CPC.
Trong lịch sử Đông Nam á cũng có nhiều thành tựu đóng góp cho văn hoá nhân loại, sự gắn bó của 3 nước Đông Dương.
Lập niên biểu các giai đoạn phá triển chủ yếu của lịch sử khu vực Đông Nam á.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng
 - Bản đồ Đông Nam á, tư liệu về Lào, CPC.
	 - Tranh ảnh, tư liệu về các công trình kiến trúc Đông Nam á
2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Các bước lên lớp.
1.ổn định.7c: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (3’)
? Nêu những thành tựu văn hoá trung đại mà ấn Độ đạt được.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giới thiệu bài: (1’)
Mục tiêu: Qua tìm hiểu về các quốc gia Đông Nam á thời phong kiến học sinh có hứng thú cho việc học bài mới.
Đông Nam á từ lâu đời được coi là khu vực có bề dày văn hoá lịch sử, ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam á đã bắt đầu xuất hiện, trải qua hàng ngàn năm lịch sử các quốc gia đó đã có nhiều chuyển biến, trong bài 6 chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự hình thành các vương quốc ở Đông Nam á.
Mục tiêu: Hiểu được sự hình thành các vương quốc ở Đông Nam á..
Thời gian: 17’
G:Dùng lược đồ Đông Nam á xác định vị trí các nước đó trên lược đồ.
H:Đọc sgk.
? Em hãy kể tên các quốc gia Đông Nam á và xác định vị trí trên bản đồ
H: 11 nước
? Điều kiện tự nhiên các quốc gia Đông Nam á có thuận lợi và khó khăn gì?
H:Thảo luận.
Báo cáo kết quả
Gv nhận xét kết luận.
? Các quốc gia cổ đại ở Đông Nam á ra đời từ khi nào?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận
? Hãy kể tên một số quốc gia Đông Nam á cổ và xác định vị trí bản đồ.
- Chăm Pa, Phù Nam, Chân Lạp, CPC, Văn Lang.
GV GT H12: Bô-rô-bu-dua là ngôi đền phật giáo lớn nhất ở miền trung Gia-va (In-đô-nê-xi-a). Đền có chiều cao 42 m, chiều dài mỗi cạnh ở chân đền là 123 m, gồm 2 phần: phần tròn ở phía trên và phần vuông ở phía dưới. Phần tròn gồm tháp trung tâm hình vuông và 3 tầng bậc tròn đồng tâm bao quanh. Khối chính hình vuông bên dưới bao gồm nhiều tầng và các hành lang. Điểm đặc sắc là tất cả các bậc thềm từ tầng 1 đến tầng 9 đều được phủ kín bởi các bức phù điêu. Những bức phù điêu được chạm trổ rất công phu, mô tả về cuộc đời đức phật, về sự tích trong các sách phật, về thiên đàng và địa ngục... Có thể nói, Bô-rô-bu-đua là "bài ca trong đá" vô cùng kì vĩ, độc đáo của nền văn hoá In-đô
G: Tiểu kết- chuyển ý.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam á.
Mục tiêu: Hiểu được sự hình thành và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam á..
Thời gian: 15’
G: Các quốc gia phong kiến Đông Nam á cũng trải qua các giai đoạn: Hình thành, hưng thịnh và suy vong. ở mỗi nước quá trình đó diễn ra trong thời gian khác nhau, nhưng nhìn chung từ nửa sau thế kỉ X-> XVIII.
Là thời kì thịnh vượng nhất của các quốc gia Đông Nam á.
G: Dùng lược đồ giới thiệu.
Kừt luận
? Hãy trình bày sự hình thành của các quốc gia phong kiến Inđônêxia.
H: Cuối thế kỉ XIII dòng vua Giava mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc ở hai đảo Xu-ma-tơ-ra và Gia-va. Lập nên vương triều Mô-đô-pa-hít hùng mạnh trong 3 thế kỉ
? Hãy kể tên các quốc gia phong kiến Đông Nam á khác và thời điểm hình thành của các quốc gia đó.
Pa-gam (XI).
Xu-khô-thay (XIII)
Lạn Xạng (XIV)
Chân Lạp (VI)...
H: Xem H13 tư liệu cuối bài.
? Em có nhận xét gì về kiến trúc ở Đông Nam á?
H: Hình vòm kiểu bát úp, tháp nhọn đồ sộ với hình ảnh sinh động giống kiểu ấn Độ.
“ở Mi-an-ma chỉ riêng khu di tích Pa-gan hiện còn 5000 ngôi chùa lớn nhỏ nằm rải rác dọc hai bờ sông”.
- I-ra-oađi ngôi chùa Su-ê-đa-gôn.
(Chùa vàng) đồ sộ được xây dựng 1 năm rưỡi (1372- 1373) chứng tỏ sức lực tài năng của cả nước được huy động rất lớn, chùa có đỉnh cao 10 m gồm 7 vành đai bằng vàng 1 cái, trụ bạc, đỉnh chóp là một quả cầu= vàng (đường kính 25 m) trên có cắm cờ gió bằng vàng và cả 3 phần trụ, quả cầu và lá cờ gió đều được khảm bằng 5448 viên kim cương to nhỏ khác nhau, toàn bộ phần thân của tháp được phủ bởi 8300 lá vàng kích thước 30x 30cm, bên trong treo 1065 chuông vàng 421 chuông bạc, chùa vàng xứng đáng là biểu tượng của đất nước Mianma giàu đẹp với những con người vị tha, yêu đời, giàu ước mơ...”
G: Hệ thống kiến thức .
1.Sự hình thành các vương quốc ở Đông Nam á.
- Các quốc gia Đông Nam á: 11 nước.
- Điều kiện tự nhiên: Chịu ảnh hưởng gió mùa, chia 2 mùa rõ rệt: Khô- mưa.
+Thuật lợi cho việc trồng lúa nước và các loại rau, củ, quả
+Khó khăn: có nhiều thiên tai
- Khoảng 10 thế kỉ đầu công nguyên.
2.Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam á.
-Từ thế kỉ I-> X thời gian hình thành.
-Từ thế kỉ X-> XVIII thời kì thịnh vượng.
+In-đô-nê-xi-a- vương triều Mô-giô-pa-hít (1213-1527). 
+Cam-pu-chia- thời kì Ăng-co (IX- XV).
+Mi-an-ma- vương quốc Pa-gan (XI)
+Thái Lan vương quốc Su-khô-thay (XIII)
+Lào- vương quốc Lạn Xạng (XV- XVII).
+ Đại Việt 
+ Cham Pa.
.....
-Kiến trúc điêu khắc nổi tiếng đền Ăng-co.
-Đền Bô-ro-bu-đua (In-đô-nê-xi-a)
-Tháp Pa-gan (Mi-an-ma)
-Tháp Chàm (VN)
4.Củng cố: (3’)
? Em hãy trình bày những chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lạn Xạng. 
? Sự phát triển của vương quốc CPC thời kì Ăng-co như thế nào?
5.Hướng dẫn học bài. (1’)
Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
CBB: Đọc trước mục 3,4 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 7 t 7.doc