. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
Thông qua bài học h/s nắm được:
-Khái niệm văn bản nghị luận.
-Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
-Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng
Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản này
Ngày soạn: 12/12/2010. Lớp 7a. Tiết...Ngày giảng ......Sĩ số.Vắng. Bài 18: Tiết 75: Tập lam văn tìm hiểu chung về văn nghị luận I. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức Thông qua bài học h/s nắm được: -Khái niệm văn bản nghị luận. -Nhu cầu nghị luận trong đời sống. -Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản này 3.Tình cảm Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, thích thú với các dạng nghị luận. II. Các kĩ năng sống: Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: Phân tích, bình luận, và đưa ra ý kiến các nhân về đặc điểm chung của văn nghị luận. Ra quyết định: Lựa chọn đúng văn bản nghị luận dựa trên đặc điểm đặc chưng của kiểu văn bản này III. Chuẩn bị 1.Giáo viên: -Tài liệu: Tư liệu ngữ văn 7 -Phương tiện: Phiếu học tập. -Phương pháp: Phân tích tình huống g/t để hiểu vài trò, đặc điểm chung của văn nghị luận. -Kĩ thuật dạy học: Thảo luận, trao đổi để xác định đặc điểm của văn nghị luận 2. Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị ở nhà IV Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐGV HĐHS KTCĐ HĐ2 H/d tìm hiểu nhu cầu nghị luận trong đời sống. -Đọc nội dung bài tập. ?Trong đời sống em có hay gặp các câu hỏi như trong ví dụ a không? Hãy nêu thêm các câu hỏi tương tự? -Chốt nội dung cần đạt. ?Gặp kiểu câu hỏi đó em sẽ trả lời bằng kiểu văn bản nào? -Chốt nội dung cần đạt. ?Hãy kể tên một số văn bản nghị luận mà em biết? -Chú ý nghe. -Suy nghĩ, trả lời. -Bổ sung ý kiến. -Chú ý -Suy nghĩ trả lời. -Chú ý -Suy nghĩ, trả lời -Bổ sung ý kiến. I.Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận 1.Nhu cầu nghị luận. *Bài tập: ( sgk.7 ) *Nhận xét. a. Trong đời sống hàng ngày rất hay gặp các vấn đề có tính chất nghị luận như vậy. b. Các văn bản biểu cảm, miêu tả, tự sự đều không thích hợp với các vấn đề trên mà cần dùng dạng văn bản nghị luận. c. Các dạng văn bản nghị luận thường gặp : Xã luận, bình luận, bình luận thể thao. HĐ2 T/h thế nào là văn bản nghị luận. -Nêu nội dung bài tập. -H/d chia nhóm, phát phiếu bài tập. -Gợi ý , h/d làm bài: ?Mục đích bài viết? Đối tượng của bài? ? Bác giải thích như thế nào về nhiệm vụ xoá mù chữ? -Chốt nội dung cần đạt. ?Bác đã đưa ra những lí lẽ nào để thuyết phục người đọc tin vào luận điểm của mình? -Nhận xét, đưa ra nội dung cần đạt. ?Tìm dẫn chứng trong bài? ?Các loại văn biểu cảm, tự sự, miêu tả có dùng luậnn điểm, lí lẽ không? ?Em hiểu thế nào là văn biểu cảm? -Chốt nội dung cần nhớ. -Chú ý nghe. -Chia 4 nhóm. -Thảo luận, trình bày kết quả. -Bổ sung ý kiến. -Trả lời. -Chú ý, ghi vở. -Suy nghĩ, trả lời -Bổ sung ý kiến -Chú ý. -Trả lời. -Suy nghĩ, trả lời -Trả lời, bổ sung ý kiến. -Chú ý, đọc ghi nhớ 2. Thế nào là văn bản nghị luận ? *Bài tập: ( sgk.7) *Nhận xét: -Mục đích: Kêu gọi nhân dân chống giặc dốt -Đối tượng: Quốc dân Việt Nam -Luận điểm: Một trong những việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí -Lí lẽ: +Chính sách ngu dân của Pháp-> Mù chữ, lạc hậu. +Biết đọc viết->tham gia xây dựng đất nước. +Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ. +Toàn dân học bình dân học vụ, toàn dân đi học, tham gia dạy học... -Dẫn chứng: 95 % dân số không biết chữ..... *Ghi nhớ (sgk.9) 3. Củng cố Hệ thống hoá nội dung bài, hướng dẫn làm các bài tập ở nhà. 4. Dặn dò Chuẩn bị bài cho tiết 76.
Tài liệu đính kèm: