Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Cách làm bài văn biểu cảm về sự vật, con người

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Cách làm bài văn biểu cảm về sự vật, con người

Giúp HS :

 - Biết : + Nắm được trình tự các bước làm một bài văn biểu cảm.

 + Biết được cách làm một bài văn biểu cảm đúng yêu cầu và dần dần làm hay hơn, hấp dẫn hơn, mang tính biểu cảm cao.

 - Hiểu : + Hiểu được vai trò của văn bản biểu cảm trong đời sống; hiểu được giá trị tình cảm trong cuộc đời mỗi con người.

 - Kỹ năng vận dụng : Rèn HS hãy tạo lập một văn bản nói chung và tạo lập văn bản biểu cảm nói chung.

A. Chuẩn bị : - SGV, SGK, tài liệu tham khảo khác.

 

doc 18 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1629Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Cách làm bài văn biểu cảm về sự vật, con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tự chọn :
Ngày soạn : 02.11.2006
Môn	: Ngữ Văn
Lớp	: 7A 
Loại chủ đề : Bám sát
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
Mục đích cần đạt :
Giúp HS :
	- Biết : + Nắm được trình tự các bước làm một bài văn biểu cảm.
	 + Biết được cách làm một bài văn biểu cảm đúng yêu cầu và dần dần làm hay hơn, hấp dẫn hơn, mang tính biểu cảm cao.
	- Hiểu : + Hiểu được vai trò của văn bản biểu cảm trong đời sống; hiểu được giá trị tình cảm trong cuộc đời mỗi con người.
	- Kỹ năng vận dụng : Rèn HS hãy tạo lập một văn bản nói chung và tạo lập văn bản biểu cảm nói chung.
Chuẩn bị : - SGV, SGK, tài liệu tham khảo khác.
 - Một số bài văn tham khảo.
Thời lượng thực hiện : ( 6 tiết )
Tiết 1 :	 CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
	I. Mục tiêu cần đạt :
	 Giúp HS :
	- Biết : + Làm bài văn biểu cảm cần làm theo 4 bước.
	 + Biết cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn biểu cảm.
	- Hiểu : Hiểu rõ từng bước một trong tiến trình làm một bài văn biểu cảm.
	- Kỹ năng vận dụng : Có kỹ năng biết vận dụng những lý thuyết về văn biểu cảm để làm bài văn biểu cảm.
	II. Chuẩn bị :
	1. Giáo viên :
	 - Tham khảo tài liệu soạn giáo án.
	 - Bảng phụ.
	2. Học sinh :
	 - Xem lại kiến thức về văn biểu cảm đã được học.
	 - Bảng nhóm.
	III. Tiến trình tiết dạy :
	1. Ổn định tổ chức :
	 - Kiểm tra nề nếp tác phong, điểm danh : 	7A2 : đủ
 7A3 : đủ
 7A6 : đủ
	 - Giới thiệu GV dự giờ (nếu có)
	2. Bài mới :
	 a. Giới thiệu bài : (2’)
	 Trong chương trình ngữ văn 7, các em đã bước đầu tiếp xúc với cách làm bài văn biểu cảm. Để giúp các em hiểu rõ hơn các bước làm bài văn biểu cảm, hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu kỹ hơn về “Các bước làm bài văn biểu cảm”.
	 b. Tiến trình bày dạy :
TT
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
16’
HOẠT ĐỘNG 1
I/ Các bước làm bài văn biểu cảm
Bước 1 : Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Xác định :
+ Đối tượng
+ Tình cảm
Hướng dẫn HS xác định các bước làm bài văn biểu cảm:
- Khi làm một bài văn biểu cảm cần thực hiện mấy bước?
- Ở bước tìm hiểu đề và tìm hiểu ý chúng ta làm như thế nào?
- GV giới thiệu HS tham khảo sơ đồ sau (bảng phụ)
TL : 4 bước
- Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý
- Bước 2 : Lập dàn ý
- Bước 3 : Viết bài
- Bước 4 : Sửa bài
TL- Xác định đối tượng phát biểu cảm nghĩ
- Xác định tình cảm của mình đối với đối tượng.
- Hình dung và sự hiểu biết của mình về đối tượng ấy.
- HS quan sát
	 Đề
	Đối tượng miêu tả Thông tin đằng sau
	được dùng làm	 sự miêu tả
 phương tiện biểu cảm	(các ý)
	Suy nghĩ Tình cảm Đánh giá
	Biểu cảm
- Hãy cho biết cách lập dàn ý cho bài văn biểu cảm?
- Nhiệm vụ của mỗi phần? (mở bài, thân bài, kết bài).
- Ở bước này các em cần chú ý vấn đề gì?
- Vì sao chúng ta phải thực hiện bước 4.
TL : sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
TL :
- Mở bài : Giới thiệu đối tượng, tình cảm của mình đối với đối tượng.
- Thân bài : Đặc điểm, phẩm chất của đối tượng được miêu tả -> biểu cảm.
- Kết bài :
Cảm xúc chung về đối tượng.
TL :
- Dự kiến cách viết các phần về : độ dài, vốn từ ngữ, thành ngữ, ca dao... có thể sử dụng.
- Chú ý các lỗi về : dùng từ, đặt câu, lô gíc...
TL
Vì trong quá trình viết bài, chúng ta có thể mắc các lỗi về chính tả, ngữ pháp, lỗi liên kết... Do đó chúng ta đọc lại và sửa chữa cho hoàn chỉnh bài viết của mình.
Bước 2 : Lập dàn ý sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
Bước 3 : Viết bài :
Dự kiến cách viết các phần về : độ dài, vốn từ ngữ, thành ngữ, ca dao... có thể sử dụng.
Bước 4 : Sửa bài
Đọc, kiểm tra lại, sửa chữa các lỗi về chính tả, ngữ pháp, lỗi liên kết...
25’
HOẠT ĐỘNG 2
II/ Luyện tập.
Đề : Loài cây em yêu.
Bước 1 : Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Đối tượng : Cây phượng.
- Tình cảm : yêu quý
Hướng dẫn HS luyện tập
- Hãy xác định đối tượng, tình cảm mà đề yêu cầu?
- Đối với đề này, ta cần đảm bảo những ý nào?
TL- Đối tượng : loài cây em yêu (là cây gì? Vì sao?)
- Tình cảm : yêu quý, trân trọng.
TL :
- Tìm các đặc điểm của cây.
- Hãy lập dàn ý cho đề trên?
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS viết đoạn mở bài và kết bài.
- GV yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa
- Mối quan hệ gần gũi giữa cây với đời sống của em.
- Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần.
(Nhóm)
- HS ghi vào bảng phụ, nhóm nào làm xong trước sẽ treo lên bảng đen.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS viết đoạn mở bài và kết bài
- HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- HS khác nhận xét về nội dung và hình thức.
Bước 2 : Lập dàn ý
A) Mở bài : Nêu loài cây và lý do yêu thích loài cây đó (cây phượng)
B) Thân bài :
- Đặc điểm gợi cảm của cây phượng.
+ Thân, tán, hoa.
+ Phẩm chất : đẹp, bền bỉ, dẻo dai.
- Loài cây trong cuộc sống của con người.
- Loài cây trong cuộc sống của em
C) Kết bài :
Tình cảm của em đối với cây phượng
Bước 3 : Viết bài
Bước 4 : Sửa bài
3’
HOẠT ĐỘNG 3 - CỦNG CỐ
- Hãy nhắc lại các bước làm bài văn biểu cảm.
TL
- HS trả bài.
	3. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau : (2’)
	 - Học bài, nắm được 4 bước làm bài văn biểu cảm.
	 - Viết thành văn đề “Loài cây em yêu”
	 - Xem lại cách tìm ý cho bài văn biểu cảm.
	IV. Rút kinh nghiệm bổ sung.
Tiết 2 :	CÁCH LẬP DÀN Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
	I. Mục tiêu cần đạt :
	 Giúp HS :
	- Biết : Các cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
	- Hiểu : Rõ từng cách lập ý của bài văn biểu cảm.
	- Kỹ năng vận dụng : Có khả năng vận dụng linh hoạt các cách lập ý của bài văn biểu cảm cho phù hợp với từng đối tượng biểu cảm.
	II. Chuẩn bị :
1. Thầy :
- Tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
- Bảng phụ.
2. Trò :
- Xem lại các cách lập ý của bài văn biểu cảm (T117-SGK)
- Chuẩn bị trước một số đề :	+ Cảm xúc về nụ cười của mẹ.
	+ Cảm xúc về người thân (ông bà, cha 
 mẹ, anh, chị, em, thầy cô giáo...)
	III. Tiến trình tiết dạy :
	1. Ổn định tổ chức : (1’)
	- Kiểm tra nề nếp tác phong, điểm danh :	7A2 :	đủ
7A3 :	đủ
7A6 :	đủ
	- Giới thiệu GV dự giờ (nếu có)
	2. Bài mới :
	 a) Giới thiệu bài : (1’)
	Tình cảm con người vốn dĩ rất đa dạng, phong phú, phứctạp. Cách biểu lộ tình cảm cũng muôn hình muôn vẻ. Do đó, việc lập ý cho bài văn biểu cảm cũng không nên máy móc, rập khuôn theo những mẫu cố định. Tùy thuộc vào từng đối tượng biểu cảm, tùy thuộc cả vào quy luật tình cảm cũng như thói quen, suy nghĩ, biểu cảm của con người để tìm cách lập ý.
	 b) Tiến trình bài dạy :
TT
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
16’
HOẠT ĐỘNG 1
I/ Các lập ý của bài văn biểu cảm
- Liên hệ hiện tại với tương lai.
- Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
- Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
Hướng dẫn HS tìm hiểu cách lập ý của bài văn biểu cảm:
- Hãy nhắc lại các cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm?
TL :
- Liên hệ hiện tại với tương lai.
- Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại.
- Em hiểu như thế nào về cách liên hệ hiện tại với tương lai?
- Hãy giải thích cách hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại ?
- Thế nào là tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước ?
- Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
- Quan sát suy ngẫm.
TL
Là hình thức dùng trí tưởng tượng để liên tưởng tới tương lai, mượn hình ảnh tương lai để khơi gợi cảm xúc về đối tượng biểu cảm trong hiện tại.
TL
Là hình thức liên tưởng tới những ký ức trong quá khứ, gợi sống dậy những kỷ niệm để từ đó suy nghĩ về hiện tại. Đây cũng là hình thức lấy quá khứ soi cho hiện tại khiến cho cảm xúc con người trở nên sâu lắng hơn.
TL
Là hình thức liên tưởng phong phú, từ những hình ảnh thực đang hiện hữu để đặt ra các tình huống và gửi gắm vào đó những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng biểu cảm cũng như những ước mơ, hy vọng. Cách biểu cảm này đòi hỏi người viết phải có trí tưởng tượng phong phú.
- Trình bày về cách quan sát, suy ngẫm.
- Có phải một bài làm, ta phải vận dụng tất cả các cách tìm ý trên không.
TL
Là hình thức liên tưởng dựa trên sự quan sát những hình ảnh đang hiện hữu trước mắt để có những suy ngẫm về đối tượng biểu cảm. Cách lập ý này thường tạo nên những cảm xúc chân thực, sâu sắc.
TL
- Không tùy theo từng đối tượng biểu cảm mà ta có thể vận dụng các cách tìm ý cho phù hợp, không nên vận dụng một cách máy móc, rập khuôn.
- Quan sát, suy ngẫm.
25’
HOẠT ĐỘNG 2
II/ Luyện tập.
Hãy tìm ý và lập dàn ý cho các đề sau.
(1) Cảm xúc về nụ cười của mẹ.
(2) Cảm nghĩ về người ông (nay đã mất)
Hướng dẫn HS luyện tập
- GV nêu yêu cầu của đề.
- GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh dàn bài (bảng phụ)
- HS chú ý :
HS thảo luận nhóm làm bài :
+ Tổ 1 + 2 : đề (1)
+ Tổ 3 + 4 : đề (2)
- Hết thời gian thảo luận các nhóm cử đại diện trả lời (bảng nhóm)
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
	* Đề (1) :	- Vận dụng cách tìm ý sau :
	+ Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại.
	+ Quan sát, suy ngẫm.
	- Dàn bài
A) Mở bài :
	Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ.
B) Thân bài :
	- Những biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
	+ Nụ cười vui, yêu thương.
	+ Nụ cười khuyến khích.
	+ Nụ cười an ủi.
	- Những khi vắng nụ cười của mẹ.
C) Kết bài :
	Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
	* Đề (2) :	- Vận dụng cách tìm ý sau :
	+ Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại.
	+ Tưởng tượng tình huống hứ ... trong văn bản biểu cảm đúng nơi, đúng chỗ, đúng dung lượng để đạt hiệu quả cao nhất.
	- Kỹ năng vận dụng : có khả năng phân tích các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
	II. Chuẩn bị :
	1. Giáo viên :
	- Tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
	- Chuẩn bị những đoạn văn mẫu phục vụ cho bài dạy.
	2. Học sinh :
	- Xem lại bài “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm”.
	- Thực hiện các yêu cầu mà GV đã giao.
	III. Tiến trình tiết dạy :
	1. Ổn định tổ chức (1’)
	- Kiểm tra tác phong, điểm danh :	7A2 : đủ
7A3 : đủ
7A6 : đủ
	- Giới thiệu GV dự giờ (nếu có)
	2. Bài mới :
	 a) Giới thiệu bài : (1’)
	Trong văn biểu cảm, các yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò quan trọng. Mối quan hệ này được hình thành trên cơ sở tác động qua lại tất yếu giữa các phương thức biểu đạt. Hơn nữa, mọi cảm xúc của con người đều hướng về cuộc sống. Đó là những sự việc, những hình ảnh, những cảnh đời. Nếu không kể lại, không tả lại thì làm sao giúp người khác hiểu được cảm xúc của mình.
	 b) Tiến trình bài dạy :
TT
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
16’
HOẠT ĐỘNG 1
I/ Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm
Phươg thức tự sự, miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc, gởi gắm cảm xúc, do cảm xúc chi phối.
Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm :
- GV cho HS đọc bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.
- Xác định yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ trên? Nêu tác dụng của nó.
- HS đọc bài thơ.
TL ( HS thảo luận nhóm)
ĐH * Phần 1 :
- 2 câu đầu : tự sự
- 3 câu tiếp : miêu tả
-> với ý nghĩa dựng lại một bức tranh toàn cảnh về sự việc và cảnh vật để làm nền cho tâm trạng.
* Phần 2 :
Tự sự : 4 câu đầu, có ý nghĩa kể chuyện và giải thích cho tâm trạng bất lực lòng ấm ức.
GV. Các yếu tố miêu tả, tự sự có vai trò là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc, khát vọng lớn lao, cao quý.
- Hãy cho biết tác dụng và yếu tố miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm?
* Phần 3 :
Miêu tả : 6 câu đầu, có ý nghĩa đặc tả một tâm trạng điển hình ít ngủ.
* Phần 4 :
Biểu cảm trực tiếp : “Mơ ước ngôi nhà muôn nghìn gian” cho dân đen, dù bản thân cam chịu chết cóng.
TL : Tự sự và miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc phong cảnh.
25’
HOẠT ĐỘNG 2
II/ Luyện tập.
Đề : Hãy viết một đoạn văn biểu cảm ngắn, nội dung diễn tả nỗi xúc động của em khi được về thăm quê sau một thời gian xa cách. Trong đoạn văn có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả
Hướng dẫn HS luyện tập
- GV nêu yêu cầu của đề.
- HS nhận xét, sửa chữa.
- GV đọc 1 đoạn văn mẫu.
- HS chú ý
 (HS làm việc cá nhân)
Viết vào giấy nháp. Sau đó đọc to trước lớp.
- HS khác nhận xét về nội dung và hình thức, cách đưa yếu tố tự sự miêu tả.
	4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau : (2’)
	- Về nhà xem lại toàn bộ lý thuyết về cách làm bài văn biểu cảm :
	+ Các bước làm bài văn biểu cảm.
	+ Cách lập ý cho bài văn biểu cảm.
	+ Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
- Vận dụng lý thuyết vào viết hai đề sau :
	+ Cảm xúc về nụ cười của mẹ.
	+ Cảm xúc về người ông (nay đã qua đời)
* Yêu cầu : dựa vào dàn ý đã lập sẵn ở tiết 2.
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung.
Tiết 4 :	LUYỆN TẬP
VIẾT VÀ CHỮA BÀI VĂN BIỂU CẢM
	I. Mục tiêu cần đạt :
	 Giúp HS :
	- Biết cách viết và chữa bài văn biểu cảm đạt hiệu quả cao.
	- Hiểu được vai trò của từng yếu tố trong quá trình tạo lập văn bản biểu cảm. Hiểu được giá trị của bài văn biểu cảm.
	- Có kỹ năng vận dụng những hiểu biết của mình về văn bản biểu cảm để tạo lập nên một văn bản hay, giàu tính biểu cảm và biết cách chữa những lỗi trong bài viết (về chính tả, lỗi về ngữ pháp, liên kết...)
	II. Chuẩn bị :
	1. Giáo viên :
	- Tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
	- Bảng phụ.
	2. Học sinh :
	- Ôn lại kiến thức về lý thuyết văn biểu cảm.
	- Thực hiện nghiêm túc yêu cầu của GV ở tiết 3.
	III. Tiến trình dạy học :
	1. Ổn định tổ chức : (1’)
	- Kiểm tra tác phong, điểm danh :	7A2 : đủ
7A3 : đủ
7A6 : đủ
	- Giới thiệu GV dự giờ (nếu có)
	2. Bài mới :
	a) Giới thiệu bài : (1’)
	Để giúp các em tự đánh giá được mức độ bài làm của mình. Hôm nay chúng ta đi vào luyện tập viết và chữa bài văn biểu cảm.
	b) Tiến trình bài dạy :
TT
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
16’
HOẠT ĐỘNG 1
Đề Cảm xúc về nụ cười của mẹ.
I/ Chữa bài trước nhóm.
Tổ chức cho HS tự chữa bài cho nhóm mình
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại bố cục của đề này?
- HS nhắc lại bố cục
- GV chuẩn hóa bằng bảng phụ.
A. Mở bài :
	Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ.
B. Thân bài :
	- Những biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
	+ Nụ cười vui, yêu thương.
	+ Nụ cười khuyến khích
	+ Nụ cười an ủi.
	- Những khi vắng nụ cười của mẹ.
	- Mong luôn có nụ cười của mẹ.
C. Kết bài :
	Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
- GV chia nhóm.
Gv lưu ý phải đọc và sửa từng phần một :
- Mở bài
- Thân bài
+ Ý 1, ý 2, ý 3
- Kết bài
- 8 HS/ 1 nhóm
lần lượt từng HS một đọc bài viết của mình (đã viết ở nhà) cho nhóm nghe và nhận xét, sửa chữa.
(Nhận xét :+ Ưu điểm
	 + Khuyết điểm sửa chữa khuyết điểm cho bài làm của bạn : 
	+ Nội dung
	+ Hình thức
25’
HOẠT ĐỘNG 2
Tổ chức cho HS đọc, chữa bài trước lớp
II. Đọc, chữa bài trước lớp.
1. Mở bài
- GV gọi từ 3-5 HS đọc phần mở bài của mình (những HS yếu gọi trước, HS khá gọi sau)
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
- HS lần lượt đọc phần mở bài.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Gọi từ 3->5 HS đọc ý 1 của phần thân bài.
- GV nhận xét, sửa chữa
- Gọi HS đọc ý 2 của phần thân bài (từ 3 -> 5 HS)
- GV nhận xét bổ sung
- Tương tự cách sửa chữa trên - GV cho HS chữa ý 3 của phần thân bài và kết bài.
- GV gọi HS có bài viết khá đọc trước lớp.
- GV đọc một bài văn mẫu
- HS đọc ý 1 của phần thân bài (theo cách viết của mình)
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc ý 2 của phần thân bài.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc và chữa ý 3 của phần thân bài và phần kết bài.
- HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- HS khác chú ý.
- HS lắng nghe, tham khảo
2. Thân bài.
- Ý 1.
- Ý 2.
- Ý 3
3. Kết bài
	4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau : (2’)
	- Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn biểu cảm.
	- Hoàn thành bài văn vào vở (cảm xúc về nụ cười của mẹ).
	- Sửa chữa rút kinh nghiệm những lỗi mà mình thường mắc phải.
	- Chuẩn bị tiết tới kiểm tra. Viết bài tập làm văn - văn biểu cảm về sự vật, con người.
	IV. Rút kinh nghiệm.
Tiết 5, 6 :	KIỂM TRA
 VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT CON NGƯỜI
	I. Mục tiêu cần đạt :
	Giúp HS.
Biết cách vận dụng những kiến thức về lý thuyết văn biểu cảm vào việc tạo lập văn bản biểu cảm.
- Hiểu được giá trị (vai trò, ý nghĩa) của bài văn biểu cảm.
- Rèn kỹ năng tạo lập văn bản biểu cảm một cách thành thạo.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên :
	- Tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
	- Ra đề, đáp án, biểu điểm.
* Đề : Cảm xúc của em về thầy (cô giáo)
* Đáp án :
	- Yêu cầu chung :
	+ Viết đúng thể loại (biểu cảm), đối tượng : thầy (cô) giáo.
	+ Bài viết phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
	+ Trong quá trình biểu cảm cần vận dụng yếu tố miêu tả, tự sự vào bài văn một cách hợp lý.
	- Bố cục :
	A. Mở bài :
	Giới thiệu về thầy (cô) giáo và tình cảm của mình.
	B. Thân bài :
	- Giới thiệu chung về thầy (cô) giáo (miêu tả)
	+ Ngoại hình
	+ Tính cách
	- Tự sự một vài kỷ niệm về thầy cô giáo.
	- Những suy nghĩ về kỷ niệm ấy ở hiện tại và trong tương lai.
	C. Kết bài :
	Cảm xúc chung về thầy (cô) giáo.
	* Biểu điểm :
	- Điểm 9 - 10 : Bài viết có nội dung phong phú, giàu hình ảnh, bày tỏ cảm xúc, tình cảm của bản thân đối với đối tượng, không mắc lỗi các loại.
	- Điểm 7 - 8 : Bài viết có nội dung phong phú, giàu hình ảnh, bày tỏ tình cảm đối với đối tượng, đôi chỗ hơi lạm dụng yếu tố miêu tả, tự sự. Có thể mắc không quá 7 lỗi các loại.
	- Điểm 5 - 6 : Nội dung bài viết đảm bảo một nửa yêu cầu, đôi chỗ viết còn lủng củng. Mắc không quá 10 lỗi các loại.
	- Điểm 3 - 4 : Bài viết có nội dung sơ sài, trình bày chưa mạch lạc, rõ ràng, đặt câu sai ngữ pháp. Mắc nhiều lỗi các loại.
	- Điểm 1 - 2 : Nội dung bài viết lệch yêu cầu của đề bài, viết được một vài đoạn nhưng nội dung không rõ ràng, không có tính liên kết.
	- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc một vài câu không rõ ý.
	2. Học sinh :
	- Ôn tập kiến thức về văn biểu cảm.
	- Chuẩn bị giấy bút.
	II. Tiến trình dạy học :
	1. Ổn định tổ chức : (1’)
	Kiểm tra sĩ số, nề nếp tác phong lớp 7A2 :	đủ
	7A3 :	đủ
7A6 :	đủ
3. Bài mới .
	a) Giới thiệu bài (trực tiếp vào bài)
	b) Tiến trình bài dạy :
TT
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
16’
HOẠT ĐỘNG 1
Đề : Cảm xúc về thầy (cô) giáo
- GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra (nghiêm túc)
- GV chép đề lên bảng
- HS chú ý
- HS ghi đề
HOẠT ĐỘNG 2
- GV bao quát lớp và có sự nhắc nhở kịp thời
- HS nghiêm túc, suy nghĩ làm bài
HOẠT ĐỘNG 3
- GV thu bài
- HS nộp bài
	4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau (2’)
	- Xem lại kiến thức về văn bản biểu cảm.
	- Chuẩn bị cho chủ đề tới.
	 Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
	IV. Rút kinh nghiệm - Bổ sung.
 Điểm
Lớp
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
7A2
7A3
7A6

Tài liệu đính kèm:

  • docBOI DUONG NANG CAO HOC HE LOP 7 20112012.doc