1. Kiến thức:
Giúp học sinh nắm chắc hơn về cách làm bài văn nghị luận: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài theo từng phần, phương pháp lập luận trong bài văn.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng viết văn nghị luận.
3. Thái độ:
Có ý thức vận dụng kiến thức văn nghị luận vào luyện viết đoạn văn.
II. Nội dung.
Ngày dạy / / 20 Cách làm bài văn nghị luận và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm chắc hơn về cách làm bài văn nghị luận: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài theo từng phần, phương pháp lập luận trong bài văn. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng viết văn nghị luận. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức văn nghị luận vào luyện viết đoạn văn. II. Nội dung. * Cách làm bài văn nghị luận Muốn làm tốt một bài văn nghị luận cần rèn các thao tác sau: Tìm hiểu đề, hướng lập ý, lập bố cục (dàn bài). Triển khai dự kiến phương pháp lập luận và cuối cùng là phương pháp lập luận và cuối cùng là tạo lập văn bản. 1. Tìm hiểu đề: Gồm 2 bước: + Đọc kĩ đề, gạch dưới các từ quan trọng. + Dựa vào các từ đã gạch trong đề, tìm ra: - Đề yêu cầu bàn luận vấn đề gì ? Trong đời sống hay trong văn học? Trong đời sống thì ở mặt nào ? (văn hóa, sức khỏe, nhà trường....tìm ra luận đề) - Đề yêu cầu dùng phép lập luận nào ? Phạm vi đến đâu ? 2. Hướng lập ý: Đi theo trình tự hợp lí nào ? (dựa vàop yêu cầu của đề) - Từ nhận thức đến hành động. - Từ giảng giải đến chứng minh. - Hoặc hướng lập ý: theo trình tự thời gian, không gian... 3. Lập dàn ý (bố cục) bài văn nghị luận: * Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận. * Thân bài: Trình tự các luận điểm đã chọn để làm rõ và hướng tới vấn đề đã nêu trên. * Kết bài: - Khẳng định vấn đề caanf bàn luận. - Nêu bài học, liên hệ bản thân. 4. Tập viết từng đoạn: (Chú ý câu chuyển tiếp các đoạn, khiến lập luận chặ chẽ, khúc chiết.) * Phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận: Lập luận là đưa ra luận cứ hợp lí nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói, người viết. * Bài tập Bài tập 1: Tìm một câu tục ngữ trái ngược với "Sống chết mặc bay" và giải thích, chứng minh cho câu tục ngữ mà em đã chọn. a. Tìm hiểu đề b. Lập dàn ý chi tiết. c. Tập viết từng đoạn tạo thành văn bản. Gợi ý Câu tục ngữ trái với "Sống chết mặc bay" là "Thương người như thể thương thân" a. Tìm hiểu đề: - Vấn đề bàn luận: "Thương người như thể thương thân" - Yêu cầu của đề: giải thích, chứng minh. b. Lập dàn ý * Luận điểm: thương người như thể thương thần + MB: Nêu vấn đề càn bàn luận + TB: Các luận cứ, luận chứng - Thế nào là "Thương người như thể thương thân" - đạo lí làm người - Các dẫn chứng minh họa cho hiện tượng "Thương người như thể thương thân" trong xã hội - Các dẫn chứng minh họa cho luận điểm "Thương người như thể thương thân" trong văn học (Ngữ văn 6, Ngữ văn 7) + KB: - KHuyên mọi người nên có lối sống đẹp như câu tục ngữ đã nêu. - Khẳng định vấn đề cần bàn luận. - Liên hệ bản thân, rút ra bài học. Bài tập 2 Hãy giải thích câu tục ngữ 'Thì giờ là vàng bạc" a. Tìm hiểu đề. b. Lập dàn ý chi tiết. c. Viết thành bài văn hoàn chỉnh. Gợi ý a. Tìm hiểu đề: - Vấn đề cần bàn luận: thời gian rất quý (thì gì là vàng bạc). - Yêu cầu của đề: Giải thích b. Lập dàn ý chi tiết: + MB: Nêu vấn đề cần bàn luận (luận điểm chính) +TB: Trình bày các luận cứ, luận chứng: - Hiểu câu tục ngữ ntn ? - Vì sao thời gian lại quý giá như vậy ? - Nên có kế hoạch để tận dụng thời gian học tập và làm việc. +KB: Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân, rút ra bài học. * Hướng dẫn về nhà -Hoàn thành đề đó cho -Chuẩn bị phần ụn TV Kớ duyệt của BGH Ngàythỏngnăm2010 Ngày dạy / / 20 Ôn tập Tiếng Việt về câu I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh kiến thức về rút gọn câu, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu về tác dụng và cách sử dụng câu. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng câu. 3. Thái độ Học sinh thấy được vai trò, tác dụng của việc rút gọn câu, câu đặc biệt. thêm trạng ngữ cho câu trong nói, viết. II. Nội dung ôn tập 1. Rút gọn câu: * Khái niệm: Câu rút gọn là những câu vốn đầy đủ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ những trong một ngữ cảnh nhất định ta có thể rút gọn một số thành phần câu mà người đọc, người nghe vẫn hiểu. Ví dụ: - Bạn làm gì đấy ? - Đọc sách (rút gọn chủ ngữ) * Tác dụng của câu rút gọn: Rút gọn câu có tác dụng làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh hơn, tránh dùng lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước. * Các kiểu rút gọn câu: + Câu rút gọn chủ ngữ. - Hôm nay bạn đã ăn cơm chưa ? - ăn rồi. + Câu rút gọn vị ngữ - Ai đi lên thị xã ? - Tôi. + Câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ - Bạn đã chép bài chưa ? - Rồi. * Cách dùng câu rút gọn + Trong văn đối thoại, người ta rút gọn câu để tránh trùng lặp những từ ngữ không cần thiết làm cho câu văn trở nên thoáng, hợp với tình huống giao tiếp + Trong văn chính luận, văn miêu tả, biểu cảm người ta thường rút gọn câu để ý được súc tích, cô đọng. Lưu ý: Trong những văn cảnh mà việc rút gọn câu không cho phép ta khôi phục chủ ngữ một cách dễ dàng thì không nên rút gọn câu vì sẽ làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc không đầy đủ nội dung câu nói. Muốn rút gọn câu phải dựa vào quan hệ với người nói, người viết, với người nghe, người đọc để tránh việc biến câu thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. 2. Câu đặc biệt. * Thế nào là câu đặc biệt ? Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. Câu đặc biệt thường được cấu tạo bởi những từ ngữ riêng lẻ hoặc cụm từ chính phụ mà không có kết cấu chủ-vị. Ví dụ: - Mưa ! * Tác dụng của câu đặc biệt + Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn + Liệt kê, miêu tả sự vật hiện tượng. Ví dụ: Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. (Nguyễn Công Hoan) + Dùng để bộc lộ cảm xúc, trạng thái tâm lí,... Ví dụ: - Sao mà lâu thế ! - Thật lạ lùng! + Dùng để gọi đáp: Bác ơi ! Vâng ạ ! + Ghi lại sự tồn tại, xuất hiện hay tiêu biến của sự vật hiện tượng, làm cho sự vật, hiện tượng như bày ra trước mắt: Ví dụ; ồn ảo một hồi lâu. + Gọi tên hay trình bày một hoạt động chính. Ví dụ: Xung phong! 3. Thêm trạng ngữ cho câu * Đặc điểm của trạng ngữ + Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự kiện được miêu tả ở nòng cốt câu + Về hình thức: Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu những cũng có thể đặt ở giữa chủ ngữ và vị ngữ hoặc cuối câu tùy theo hoàn cảnh diễn ra sự việc được miêu tả ở nòng cốt câu. * Công dụng của trạng ngữ. + Chỉ nơi chốn, trả lời câu hỏi: ở đâu ? + Chỉ thời gian + Chỉ nguyên nhân + Chỉ mục đích + Chỉ phượng tiện + Chỉ trạng thái * Tách trạng ngữ thành câu riêng Để nhấn mạnh ý, chuyển ý, hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định người ta có thể tách trạng ngữ thành những câu riêng. Ví dụ: Hắn không còn kinh rượu nhưng cố gắng uống cho thật ít. Để cho khỏi tốn tiền 4. Bài tập a. Bài tập 1 Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó " Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí, bố của Thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ. (Tô Hoài) b. Bài tập 2. Trong các câu sau đây thành phần nào được rút gọn ? thử khôi phục thành phần bị rút gọn. + Buồn trông con nhện chăng tơ. -> Rút gọn trạng ngữ (Tôi buồn trông con nhện...) + Buồn trông cửa bể chiều hôm. -> Rút gọn trạng ngữ (Thúy Kiều buồn trông ...) c. Bài tập 3: Xác định kiểu câu trong những trường hợp sau: Lan vừa trông thấy mẹ về đã nũng nịu: - Mẹ ơi! - Ôi con ! (Mẹ về đây con.) - Đói bụng lắm mẹ ạ. Làm thế nào bây giờ hả mẹ ? - Mẹ sẽ nấu cơm ngay. -> các trường hợp Lan hỏi đều là câu đặc biệt vì nó dùng để nêu bật sự tồn tại hiển nhiên của sự vật, hoạt động,... d. Viết đoạn văn nghị luận trong đú cú sử dụng cỏc kiểu cõu đó học * Hướng dẫn về nhà -Hoàn thành đề đó cho -Chuẩn bị phần ụn TV Kớ duyệt của BGH Ngàythỏngnăm2010 Ngày dạy / / 20 Tiết 37+ 38 Luyện viết đoạn văn nghị luận I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Qua việc luyện viết các đoạn văn nghị luận, giúp học sinh nắm chắc hơn các thao tác viết văn nghị luận. 2. Kĩ năng: Rèn năng lực tư duy, năng lực biểu đạt quan niệm, những tư tưởng sâu sắc trong đời sống. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng kién thức văn nghị luận viết đoạn văn. II. Nội dung ôn tập 1. Nhắc lại bố cục bài văn nghị luận: * Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát) * Thân bài: Trình tự các luận điểm đã chọn để làm rõ và hướng tới vấn đề đã nêu trên. * Kết bài: - Khẳng định vấn đề cần bàn luận. - Nêu bài học, liên hệ bản thân. 2. Luyện viết đoạn văn: Đề 1: Nói dối có hại. Đề 2: "Thất bại là mẹ thành công" - GV yêu cầu học sinh lập dàn ý cho mỗi đề - Viết bài theo từng phần theo dàn bài - GV gọi HS đọc đoạn văn đã viết- GV chỉnh sửa, bổ sung. Đề 1: Hãy chứng minh: Văn chương đã làm cho tình yêu quê hương, đất nước sẵn có trong ta thêm phong phú và sâu sắc. GV gợi ý, hướng dẫn học sinh viết: *Kiểu bài: Nghị luận chứng minh. * Nội dung cần bàn luận: "Văn chương đã làm cho tình yêu quê hương, đất nước sẵn có trong ta thêm phong phú, sâu sắc" * Phạm vi chứng minh: Thơ văn trong và ngoài chương trình học. *
Tài liệu đính kèm: