Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra học kì I

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra học kì I

Câu 1. (3 điểm)

 a) Chép đúng theo trí nhớ bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, sách Ngữ văn 7 tập I. Cho biết bài thơ được làm theo thể thơ nào? Đặc điểm của thể thơ đó? (về câu, chữ, cách gieo vần).

b) Trình bày những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Trãi.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ I 
Câu 1. (3 điểm)
	a) Chép đúng theo trí nhớ bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, sách Ngữ văn 7 tập I. Cho biết bài thơ được làm theo thể thơ nào? Đặc điểm của thể thơ đó? (về câu, chữ, cách gieo vần).
b) Trình bày những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Trãi.
Câu 2. (2 điểm)
Những câu văn sau mắc lỗi gì? Chữa lại cho đúng:
a. Qua bài thơ “Rằm tháng giêng” thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
b. Mặc dù nhà Lan nghèo khó nên bạn ấy học rất giỏi.
Câu 3. (5 điểm)
Cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Câu 1. (3 điểm)
a) Chép đúng, chính xác bài thơ "Bài ca Côn Sơn" theo yêu cầu. (1 điểm - Sai quá 03 lỗi chính tả trừ 0,25đ):
BÀI CA CÔN SƠN
(Côn Sơn ca - trích)
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đã rêu phơi, 
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
 Trong ghềnh thông mọc như nêm,
 Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
 Trong rừng có trúc bóng râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
	- Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát (6 - 8) (0,25)
	- Đặc điểm: (1,75)
	LuËt th¬ lôc b¸t thÓ hiÖn tËp trung ë khæ th¬ lôc b¸t gåm mét c©u s¸u tiÕng vµ mét c©u t¸m tiÕng; gieo vÇn b»ng, vÇn ch©n vµ vÇn l­ng; c¸c tiÕng ë vÞ trÝ 1, 3, 5 kh«ng b¾t buéc theo luËt b»ng tr¾c. TiÕng thø hai th­êng lµ thanh b»ng. tiÕng thø t­ th­êng lµ thanh tr¾c (nh­ng cã khi ngo¹i lÖ tiÕng thø hai lµ thanh tr¾c th× tiÕng thø t­ sÏ ®æi thµnh thanh b»ng). Trong c©u 8, nÕu tiÕng thø s¸u lµ thanh ngang (bæng) th× tiÕng thø t¸m ph¶i lµ thanh huyÒn (trÇm). Ng­îc l¹i còng vËy. 
b) Về tác giả: (1 điểm - Mỗi ý đúng: 0,25 điểm))
	- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai, con trai của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Nguyễn Trãi là người học rộng, đỗ đạt cao, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Ông trở rthành một nhân vật lịch sử lỗi lạc toàn tài hiếm có.
	- Năm 1942 Nguyễn Trãi bị nghi dính líu đến cái chết của vua Lê Thái Tông và bị tru di tam tộc. Nỗi oan của Nguyễn Trãi phải hơn hai mươi năm sau mới được giải toả. Vua Lê Thái Tông đã phục hồi danh dự cho Nguyễn Trãi vào năm 1464 với câu thơ: Ức Trai lòng dạ sáng sao khuê.
	- Nguyễn Trãi vừa là nhà thơ, nhà lý luận, vừa là nhà quân sự tài ba, nhà văn hoá lớn của dân tộc. Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới (năm 1980).
	- Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Trãi đã để lại rất nhiều tác phẩm văn học và quân sự, trong đó có những tác phẩm tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,...
Câu 2. (1 điểm - Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
a) - Lỗi sai : Dùng thừa quan hệ từ "qua".
 - Chữa: Lược từ "qua" hoặc thêm chủ ngữ trước từ "thể hiện"
b) - Dùng không đúng cặp quan hệ từ "mặc .... nên"
 - Chữa lại : "mặc dù .... nhưng".
Câu 3. (5 điểm)
* Đáp án - Biểu điểm:
1. Yêu cầu về nội dung:
a. Mở bài: (0,5 điểm)
 - Giới thiệu chung về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ tiếng gà trưa.
 - Cảm xúc chung của bản thân về bài thơ.
b. Thân bài: ( 4 điểm )
* Cảm nhận được nội dung và nghệ thuật của bài thơ tiếng gà trưa, theo các ý sau:
- Bài thơ lấy cảm hứng chủ đạo là tiếng gà gáy giữa trưa, gợi dậy trong tâm tưởng người chiến sĩ những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. 
 	- Đoạn 1: 7 câu thơ đầu là tâm trạng của người chiến sĩ trên đường hành quân xa, khi nghe thấy tiếng gà trưa.
 + Tiếng gà trưa là âm thanh quen thuộc, bình dị, thân thiết đối với người lính trẻ.âm thanh ấy có sức lay gợi, làm sống lại những kỷ niệm tuổi thơ trong lòng người lính trẻ
 + Phân tích cái hay của điệp từ nghe (Điệp từ “Nghe” được nhắc lại 3 lần liên tiếp ở đầu 3 câu thơ, làm cho giọng thơ ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi, diễn tả sinh động nỗi xúc động trào dâng trong lòng người lính trẻ bởi sự tác động liên tiếp của tiếng gà trưa)
- Đoạn 2: (26 câu thơ tiếp theo)
Những hình ảnh và kỷ niệm tuổi thơ được gợi về trong tâm trí của người lính trẻ.
 + Hình ảnh người bà kính yêu một đời tần tảo, thương cháu hết lòng.
 + Hình ảnh chân thực của gia đình, quê hương : ổ rơm hồng những trứng; tiếng gà trưa, giấc ngủ hồng sắc trứng., 
 + Những kỷ niệm thời thơ dại xem trộm trứng gà bị bà mắng, niềm vui và mong ước được may quần áo mới..
- Đoạn 3: (6 câu còn lại) Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước của người chiến sĩ trẻ.
 + Người chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến đánh giặc không chỉ vì lý tưởng cách mạng, vì trách nhiệm công dân đối với tổ quốc. Mà còn vì xóm làng thân thuộc, vì bà, vì tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ 
+ Phân tích giá trị của điệp từ "vì" (Điệp từ “vì” nhắc lại 4 lần, có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định mục đích chiến đấu và thể hiện sự quyết tâm giết giặc của người chiến sĩ)
c. Kết bài: ( 0,5 điểm)
- Cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc bài thơ.
2. Yêu cầu về hình thức. (1 điểm ) 
 - Đúng kiểu bài văn phát biểu cảm nghĩ.
 - Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
 - Văn viết có cảm xúc chân thành, ngôn ngữ giàu hình ảnh, diễn đạt lưu loát..
* Giáo viên có thể căn cứ vào bài viết cụ thể của học sinh để vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể cho điểm từng phần hoặc phối hợp các ý cho điểm. 
 Khuyến khích bài viết cảm thụ tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra hoc ky I.doc