Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1-2: Tôi đi học (Thanh Tịnh)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1-2: Tôi đi học (Thanh Tịnh)

A/Mục tiêu bài học:

1/ Kiến thức:Cảm nhận đựơc tâm trạng bỡ ngỡ,những cảm giác mới lạ của nhân vật tôi lần đầu tiên tựu trường .

-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ,gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

2/ Kĩ năng:Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

3/Thái độ:giáo dục sự dạn dĩ trong giao tiếp, tình yêu trường lớp

B/Chuẩn bị dạy học: 1/ Giáo viên: Sgk,Giáo án, văn bản

 2/ Học sinh: Sgk ,chuẩn bị bài

 

doc 127 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1-2: Tôi đi học (Thanh Tịnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 2011
Tiết 1-2: TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh)
A/Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:Cảm nhận đựơc tâm trạng bỡ ngỡ,những cảm giác mới lạ của nhân vật tôi lần đầu tiên tựu trường .
-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ,gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2/ Kĩ năng:Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
3/Thái độ:giáo dục sự dạn dĩ trong giao tiếp, tình yêu trường lớp
B/Chuẩn bị dạy học: 1/ Giáo viên: Sgk,Giáo án, văn bản 
 2/ Học sinh: Sgk ,chuẩn bị bài
 C/Hoạt động dạy học:
 1/ Ổn định,
 2/ Kiểm tra vở soạn của HS
 3/ Bài mới:
 Hoạt động cùa GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Khởi động : GV giới thiệu bài hát,bài thơ : “Ngày đầu tiên đi học”(Viễn Phương), “Đi học” (Minh Chính)-> GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: tìm hiểu chung(vấn đáp, đọc diễn cảm)
-Trình bày hiểu biết của em vế tác giả Thanh Tịnh?->HS trả lời
GV bổ sung:+Sự nghiệp sáng tác:Ông có mặt trên khá nhiều lĩnh vực: thơ,tuyện ngắn, ca dao,bút kí văn học-thành công nhất là truyện ngắn.
+Phong cách:đậm chất trữ tình,toát lên vẻ đằm thắm,tình cảm êm dịu.
-xuất xứ của văn bản này?-> HS dựa vào SGK trả lời
Hoạt động 3: hướng dẫn phân tích (phương pháp vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật trình bày một phút)
-Văn bản có những nhân vật nào được kể lại?nhân vật chính?vì sao xác định đó là nhân vật chính?-> “Tôi” vì nhân vật này được kể nhiều nhất,mọi sự việc đều kể từ cảm nhận của “tôi”
-Tìm bố cục?Nội dung mỗi phần?->HS phân chia
-Tác phẩm diễn tả theo trình tự nào?
* HS đọc lại đọan 1 và trả lời các câu hỏi:
- Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được bắt nguồn từ thời điểm nào?
->Cuối thu,lá rụng,mây bàng bạc(đầu tháng 9,thời điểm khai trường trên khắp cả nước)-
-Về sinh hoạt,tác giả hồi tưởng điều gì?
->mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường
- Lí do nào mà “Tôi” có tình cảm đó?->sự liên tưởng tương đồng tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân.
-Tâm trạng của nhân vật “tôi: khi nhớ lại kỉ niệm cũ ntn?(phân tích giá trị của 4 từ láy:náo nức,mơn man, tưng bùng , rộn rã)
->Diễn biến tâm trạng vui sướng nôn nao
*Theo dõi phần tiếp theo:
- Tâm trạng của nhân vật “Tôi” ntn khi trên đuờng tới trường? và điều đó được diễn tả ntn?->hồi hợp,cảm giác mới mẻ(con đường cảnh vật vốn quen nhưng lần này thấy lạ;cảm thấy trân trọng,đứng đắn trong bộ quần áo mới,mấy quyển vở mới trên tay;cẩn thận nâng niu mấy quyển vở vừa lúng túng vừa muốn thử sứckhẳng dịnh mình khi xin mẹ cấm bút thước như các bạn khác)
-Tại sao nhân vật “tôi” lãi có những tâm trạng đó?
->có tâm trạng đó là do “Lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:Hôm nay tôi đi học” đuợc trở thành một học trò hiện thực mà như trong mơ.
-Câu văn “tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng thả diều như thằng Sơn nữa” gợi cho em suy nghĩ gì?
-Có thể hiểu gì về nhân vật “tôi” qua chi tiết”ghì thật chặt 2 quyển vở mới trên tay và muốn thử sức mình cầm bút thước”?
-> có chí học hành ngay từ đầu,muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập muốn được chững chạc như bạn,không thua kém bạn.
-Trong cảm nhận mới mẻ trên con đường tới trường,nhân vật tôi đã tự bộc lộ đức tính gì của mình?->thích học,yêu bạn bè và mái trường.
 Chuyển sang tiết 2
* HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: :
- Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí của tác giả có gì nổi bật?cảnh tượng được nhớ lại đó có ý nghĩa gì?
->Rất đông người,người nào cũng an mặc đẹp.=>không khí của ngày khai trường ở nước ta;thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta , tình cảm sâu nặng của tác giả với mái trường tuổi thơ.
-Khi chưa đi học,nhân vật tôi thấy treừơng Mĩ Lí ntn?Khi lần đầu tới trường cậu bé lại thấy trường ntn?tâm trạng lúc đó?-> “trường Mĩ Lí trông vừa xinh.lo sợ vẩn vơ”
- Em hiểu ý nghĩa của hình ảnh so sánh trên ntn?
- Để diễn tả thái độ của cậu học trò nhỏ,tác giả sử dụng từ ngữ nào?thuộc từ loại gì?nói lên điều gì?
->run run,dềnh dàng,chân co,duỗi..=>sự vụng về lúng túng.
- Tâm trạng nhân vật tôi khi nghe ông đốc đọc danh sách họcsinh mới ntn?vì sao “tôi” lại có tâm trạng đó?->Cảm thấy quả tim ngừng đập,quên mẹ đứng sau,nghe gọi tên đến thì giật mình ,lúng túng,khóc òa.=>mới lạ,sợ hãi,rụt rè vì ít tiếp xúc,lạ lùng vì xa mẹ xa nhà.
GV: dẫn bài thơ “đi học” và “ngày đầu tiên đi học”
-Hãy nhớ và kể lại cảm xúc của chính mình khi ngày đầu tiên đi học?--->HS tự bộc lộ
?Đến đây em hiểu thêm gì về nhân vật tôi?->có dâu hiệu trưởng thành trong nhận thức và tình cảm ngay từ ngày đầu tiên đi học;giàu cảm xúc.
* HS theo dõi phần cuối:
-Vì sao trong khi sắp xếp hàng vào lớp,”tôi” lại cảm thấy trong thời thơ ấu tôi chua lần nào thấy xa mẹ như lần này?
->vì tôi bắt đầu cảm nhận được sự độc lập khi đi học,bước vào lớp học là bước vào thế giới riêng của mình,phải tự mình làm tất cả,không có mẹ ỏ bên cạnh như ở nhà.
-Tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi trong lớp?hãy lí giải những cảm giác đó của nhân vật tôi?
->thấy mùi hương lạ;trông hình treo tường thấy mới lạ và hay;không cảm thấy xa lạ với bạn bè;nhớ lại kĩ niệm cũ;tiếng phấn của thầy đưa tôi về cảnh thật =>lạ vì lần đầu vào lớp học;không cảm thấy xa lạ với bạn bè và bàn ghế vì bắt đầu cảm nhận được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình từ đây về sau
GV:đây là phát hiện tinh tế về diễn biến tâm trạng của tuổi thơ. 
-Hình ảnh “một con chim liệng đến đứng bên bờ cửa sổ tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim” cho ta hiểu thêm gì về nhân vật tôi?
- Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học ? -> phụ huynh ( đều chuẩn bị chu đáo cho con em ở buổi tựu trường, tham dự buổi lễ, cũng lo lắng hồi hộp cho con em), ông Đốc ( là hình ảnh người thầy, người lãnh đạo nhà trường từ tốn bao dung), thầy giáo trẻ dạy học sinh lớp mới cũng chứng tỏ là một người vui tính, giàu tình yêu thương
-Qua đó thấy được gì về người lớn, nhà trường với trẻ em ? -> trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai. Đó môi trường giáo dục ấm áp, là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
* Hoạt động 4 : Tổng kết(phương pháp vấn đáp tái hiện)
 - Những nét đặc sắc về nghệ thuật ?
-Dòng chữ “ tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì ?
-> tự nhiên, bất ngờ vừa khép lại bài văn vừa mở ra thế giới mới trong cuộc đời trẻ thơ. Đó chính là chủ đề của tác phẩm
* HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 5 : luyện tập(phương pháp thảo luận nhóm)
- HS viết trên bảng phụ theo nhóm
(đại diện nhóm lên trình bày)
-GV cùng lớp nhận xét,góp ý
I/ Tìm hiểu chung
1/Tác giả-tác phẩm
 SGK
2/Bố cục:4 đoạn
II/Phân tích:
1/ Khơi nguồi kỉ niệm:
- Cuối thu, lá rụng, mây bàng bạc
 ( hiện tại )
- Khai trường, các em nhỏ rụt rè( quá khứ )
=> khơi nguồn cảm xúc
2/ Diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại kỉ niệm
a/ Tâm trạng của “tôi” trên đường tới trường
- Con đường, cảnh vật vốn rất quen giờ thấy lạ
- Cảm thấy đúng đắn với bộ quần áo, quyển vở mới
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở 
-> có sự thay đổi lớn trong lòng, muốn khẳng định mình.
b/ Tâm trạng của nhân vật “ tôi” lúc ở sân trường
- Trường xinh xắn oai nghiêm
-> lo sợ vẩn vơ
- Đứng nép bên người thânnhìn một nửa, đi từng bước nhẹ -> bở ngỡ, ngập ngừng
- Hai chân cứ dềnh dàngcoduỗi
- Toàn thân đang run run
( từ láy ) -> vụng về, lúng túng
c/ Tâm trạng nhân vật “ tôi” khi nghe gọi tên và khi rời tay mẹ
- Cảm thấy tim ngừng đập, sợ hãi khóc oà -> mới lạ
- Nghe gọi tên giật mình -> rụt rè, ít tiếp xúc
- Lạ lùng -> xa mẹ, xa nhà
d/ Cảm nhận của nhân vật
 “ tôi” trong lớp học
- Thấy mùi hương lạ xông lên
- Lạm nhận bàn ghế của riêng mình
- Quyến luyến bạn mới
-> cảm giác gần gũi, tin cậy với trường lớp, bạn bè
- “ một con chimbay caotôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim”-> nhớ tiếc thời gian tự do
3/ Thái độ cử chỉ của người lớn đối với các em bé lần đầu đi học
- Phụ huynh : chuẩn bị, tham dự buổi lễ
- Ông Đốc : thầy, lãnh đạo trường bao dung
- Thầy giáo trẻ : vui tính, giàu tình yêu thương
-> rất quan tâm 
IV/ Tổng kết : 
Ghi nhớ : SGK
IV/ Luyện tập : 
* Viết đoạn văn ngắn ( 7-8 dòng) ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường đầu tiên 
4.củng cố: tác phẩm gợi cho em cảm xúc gì?
5.Dặn dò : - Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập
 -Chuẩn bị bài mới : “ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”
 Ngày soạn: / / 2011
Tiết 3: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ
A/Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức: -Hiểu rõ cấp độ khái quát nghĩa của từ.
2/ Kĩ năng:. Rèn tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
3/Thái độ:sử dụng từ ngữ phù hợp tình huống giao tiếp
B/Chuẩn bị dạy học: 1/ Giáo viên: Sgk,Giáo án, văn bản 
 2/ Học sinh: Sgk ,chuẩn bị bài
 C/Hoạt động dạy học:
 1/ Ổn định:
 2/ Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3/ Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
*Hoạt động 1: khởi động
*Hoạt động 2:hướng dẫn tìm hiểu ngữ liệu(phương pháp phân tích tình huống mẫu, kĩ thuật động não)
GV vẽ sơ đồ trong SGK lên bảng và hướng dẫn HS quan sát sơ đồ,hỏi:
-Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “ thú, chim, cá”? Tại sao?-> rộng hơn vì phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của các từ trên.
-So sánh ngjhĩa của từ thú với nghĩa của từ “động vật”, “voi” , “hươu”?
-Nghĩa của các từ “thú”, “chim”, “cá” rộng hơn nghĩa của từ nào?hẹp hơn nghĩa của từ nào?->rộng hơn nghĩa các từ (voi,hươu,tu hú, sáo,cá rô, cá rô,cá thu), hẹp hơn nghĩa của từ “động vật”.
-Từ bài tập trên em rút ra được gì về cấp độ khái quát nghĩa của từ?
->HS trao đổi,nêu ý kiến
GV: củng cố lại nội dung phần ghi nhớ
-HS đọc ghi nhớ(SGK)
*Hoạt động 3:Luyện tập(phương pháp thực hành cóp hướng dẫn)
-HS đọc và nêu yêu cầu bài tập1.
-GV gọi 2 HS lên bảng làm,HS dưới lớp làm vào vở
-GV và lớp nhận xét sửa chữa
+HS nêu yêu cầu bài tập 2
+HS làm việc cá nhân sáu đó trình bày lên bảng
-Gv nêu yêu cầu bài tập 3
-2 HS lên bảng làm,dưới lớp làm vào vở
-Lớp nhận xét và sửa chữa
I/ Tìm hiểu bài
1/Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp
VD :SGK
Động vật > thú,chim,cá > voi, cò ,cá rô
2/ Ghi nhớ : SGK
IV Luyện tập
1/Lập sơ đồ cấp độ khái quát nghĩa của từ:
VD: Y phục
 Quần Áo
 Quần đùi Áo dài
 Quần dài Áo sơ mi
2/Từ ngữ có nghĩa rộng
a/Chất đốt b/ Nghệ thuật c/ Thức ăn
d/Nhìn e/ đánh
3/Từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của các từ :
a/Xe cộ: ô tô,xe máy,xe đạp
b/kim loại:vàng,bạc,đồng,sắt
c/Họ hàng: cô ,dì,chú ,bác
d/Mang:xách,khiêng ,vác,gánh
e/Hoa quả:cam ,chuối.dừa
4.củng cố : Tìm từ ngữ có nghĩa khái quát cho từ in đậm sau :
 ghì thật chặt - nắm lại => giữ
5.Dặn dò :-Học b ... yến,thực phẩm, bãi rác,công cộng, mĩ quang
2/ Lỗi diễn đạt:
 SAI
 ĐÚNG
-Chính chúng nó mới làm chuyện đó nên tôi mới biết.
 -Chúng ta phải có ý thức thì nơi ta ở mới sạch đẹp và luôn xanh tươi
-Bao ni lông vứt tùm lum gây
 ra nhiều dịch bệnh.
- Nhìn hàng cây có những tiếng chim lao xao nghe rất vui tai.
-Tôi biết điều đó vì chính chúng nó đã làm
 -Ta phải có ý thức trong việc dùng bao nilông thì môi trường mới sạch , đẹp.
-Bao bì ni lông vứt bừa bãi làm tắt nghẽn ống cống, gây ra nhiều dịch bệnh.
- Trên những hàng cây, các chú chim lao xao tạo nên âm thanh vui tai.
4.Củng cố : GV nhận xét giờ trả bài
5.Dặn dò: - học bài và làm bài 
 – Chuẩn bị : + Ôn lại tất cả các kiến thức tậ làm văn
 + nắm vững các phương pháp và vận dụng vào làm 1 bài văn hoàn chỉnh
Ngày soạn : 8 /12 / 2010
 Tiết 70 : ÔN TẬP TỔNG HỢP (tt) 
A. Mục tiêu bài học. Giúp Hs :
 1/ Kiến thức : củng cố lại kiến thức của phân môn tập làm văn
2/ Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích văn bản, lập dàn bài bài tập làm văn.
3/ Thái độ :Gíao dục tính chăm chỉ, cần thận.
B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên :SGK, giáo án, 
 2/ Học sinh : chuẩn bị bài
C/ Hoạt động dạy học :
 1/ Ổn định : kiểm tra sỉ số
 2/ Kiểm tra bài cũ : kiếm tra vờ soạn của học sinh
 3/ Bài mới 
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: Khởi động:
* Hoạt động 2 : hướng dẫn ôn tâp
(Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật đặt câu hỏi)
- Hãy cho biết có mấy dãng bài văn thuyết minh?
- Trình bày các phương pháp thuyết minh đã học?
- Cho biết cách làm một bài văn thuyết minh?
-> HS thảo luận, trả lời
* Hoạt động 3: luyện tập
( Phương pháp thực hành, nêu và giải quyết vấn đề)
- GV phân lớp thành 2 nhóm
-Mỗi nhóm lập dàn bài cho 1 đề tập làm văn
+ Nhóm 1: thuyết minh về cây bút bi
+ Nhóm 2: thuyết minh về chiếc áo dài
+ Nhóm 3 : thuyết minh về chiếc mắt kính
+ Nhóm 5: thuyết minh về chiếc dép lốp trong kháng chiến
-Các nhóm trình bày trên bảng phụ
-Các nhóm khác góp ý, bở sung cùng GV
I/ Ôn tập lí thuyết tập làm văn
Các dạng bài văn thuyết minh:
+ Đồ vật, con vật
+ Danh lam thắng cảnh
+ Một thể loại văn học
Các phương pháp thuyết minh:
+ Nêu định nghĩa + Nêu ví dụ
+ Nêu số liệu + So sánh, đối chiếu
+ Phân tích, phân loại + Liêt kê
Cách làm bài văn thuyết minh:
+ Xác định đối tượng 
+ Xây dựng bố cục và nội cung
+ Phân tích phần thân bài
+ Xác định phương pháp thuyết minh
+ Viết bài, đọc bài và sửa chữa,
II/ Luyện tập:Lập dàn bài cho một số đề văn thuyết minh
* Đề : thuyết minh về chiếc áo dài
a/ Mở bài : -Giới thiệu chiếc áo dài
b/ thân bài : 
-Nguồn gốc ra đời: nó biến đổi theo thời gian để ngày nay có chiếc áo dài hòan chỉnh như thế` nào?
-Nguyên liệu vải? chất liệu vải?
- Tả cụ thể chiếc áo dài, chất liệu áo?
-Vai trò của áo trong đời sống hiện nay:lễ hội, đình đám, đồng phục công sở, trường học.
-A1o dài tượng trưng cho truyền thống văn hóa Việt Nam ntn? Áo dài trong con mắt của khách nước ngòai?...
c/ kết bài:vị trí chiếc áo dài trong hiện tại và tương lai.
4.Củng cố : Vì sao cần phải nắm vững các phương pháp và các buớc làm bài văn thuyết minh?
5.Dặn dò: - Về nhà ôn lại các kiến thức của các phân môn
 _ Xem lại các dạng bài tập, các nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học
 _ Xem trước một số dàn bài Tập làm văn 
 => hôm sau thi học kì I
 Ngày 9/ 12 / 2010
 Tiết71-72: KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. Mục tiêu bài học. Giúp Hs :
 1/ Kiến thức : củng cố kiến thức 3 phân môn đã học.
2/ Kĩ năng : 
-Khả năng vận dụng linh họat theo hướng tích hợp kiến thức, kĩ năng ở 3 phân môn
- Năng lực vận dụng phương thức thuyết minh trong bài viết tập làm văn
 3/ Thái độ :Gíao dục tính trung thực, cẩn thận khi làm bài
B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên :đề, đáp án
 2/ Học sinh : chuẩn bị bài
C/ Hoạt động dạy học :
 1/ Ổn định : kiểm tra sỉ số
 2/ Kiểm tra bài cũ : kiếm tra vờ soạn của học sinh
 3/ Bài mới 
.
 * Hoạt động 1: Khởi động
 * Hoạt động 2 :cho HS làm bài
 1/ GV phát đề
 2/ HS làm bài 
 * Hoạt động 3:: GV thu bài
 4.Củng cố : GV đánh giá tiết thi
 5.Dặn dò: chuẩn bị bài“họat động ngữ văn làm thơ 7 chữ”
 + Làm thơ với đề tài phòng chống ma túy và bảo vệ môi trường
 Ngày soạn : 13/ 12 / 2010
 Tiết 73-74 : HỌAT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ
A. Mục tiêu bài học. Giúp Hs :
 1/ Kiến thức : Biết cách làm thơ 7 chữ với yêu cầu tối thiểu
2/ Kĩ năng : Kĩ năng làm thơ 7 chữ
 3/ Thái độ : Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ
 Lồng ghép giáo dục môi trường, phòng chống ma túy 
B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên :đề, đáp án
 2/ Học sinh : chuẩn bị bài
C/ Hoạt động dạy học :
 1/ Ổn định : kiểm tra sỉ số
 2/ Kiểm tra bài cũ : kiếm tra vờ soạn của học sinh
 3/ Bài mới 
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2 : hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu ( phuơng pháp vấn đáp tìm tòi)
*HS đọc các bài thơ, đọan thơ SGK
-Hãy nhận xét về số tiếng , số câu trong thơ 7 chữ?
GV: Có nhiều lọai khác nhau(thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt).Thơ 7 chữ hiện đại thường tự do , linh họat hơn thơ thất ngôn và tứ tuyệt đường luật
-Nhịp thơ 7 chữ? Cách gieo vần?
->Nhịp: thường là 4/3
Vần:có thể là “vần chính” trùng nhau hòan tòan .VD: tròn,non,son; cũng có thể là “vần thông”, không trùng nhau hòan tòan mà chỉ gần đúng.vd: đầy/say, rách/lanh
-Bố cục trong thơ 7 chữ?
-> thơ TNBC: 4 phần
*Họat động 3: Luyện tập(phương pháp thực hành, vấn đáp tìm tòi)
*HS đọc bài “tối” của Đòan văn Cừ
-Chỉ ra chỗ sai? Lí do?cách sửa chữa?
->HS thảo luận và trình bày
*HS đọc bài “chiều”
-Gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ B-T của 2 câu thơ kề nhau?
-> HS lên bảng đánh dấu nhịp và quan hệ 
B-T
-Làm cá nhân-> góp ý, sửa chữa
*Tập làm thơ
-GV cho HS suy nghĩ và làm tiếp 2 câu thơ cuối bài thơ(5phút)
-HS trình bày câu thơ đã làm-> nhận xét, sửa chữa
*GV gọi 1 số HS đọc bài thơ đã làm ở nhà=> có đánh giá
I/ Tìm hiểu bài:
*Nhận diện luật thơ 7 chữ
-nhịp:4/3 hoặc ¾
-Vần : có thể là vần B hoặc T nhưng đa số là vần B
-Vị trí gieo vần : tiếng cuối ở các câu 2 và 4(cũng có thể là câu 1)
II/ Luyện tập
1/ Phát hiện lỗi sai
*Bài “Tối”
- vần “anh”-> vần “e” => ánh xanh lè
-Đặt dấu phầy sau “tỏa”-> nhịp 4/3
2/ *Bài “ chiều
-Nhịp 4/3 - Quan hệ B-T:
- Vần bằng : về,nghe,lê B B B T T B B
 T T B B T T B
 T T B B B T T
 B B B T T B B 
3/ Tập làm thơ
a/ Làm tiếp 2 câu thơ cuối
 cung trăng chỉ còn đất cùng đá
 Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng.
Đáng cho cái tội quân lừa dối
 Gìa khấc nhân gian vẫn gọi thằng
b/ Làm tiếp bài thơ dang dở
 Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
 Thỏang hương lúa chín gió đồng quê
 Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn
............................................................
3/ Cho HS làm thơ 7 chữ với đầ tài môi trường, và ma túy
4.Củng cố : so sánh thơ 7 chữ tự do với thơ thất ngôn ?
 5.Dặn dò: -Tiếp tục làm thơ bảy chữ
 - Chuẩn bị dàn bài cho bài thi để hôm sau trả bài thi
 Ngày soạn: 20/ 12/ 2010
 Tiết 75-76 : TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. Mục tiêu bài học. Giúp Hs :
 1/ Kiến thức : Gíup HS củng cố lại kiến thức về phân môn tiếng việt, văn học , tập làm văn
 Gíup HS bổ sung những kiến thức thiếu sót để khắc phục ở HKII
 2/ Kĩ năng : Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu, ý.
 3/ Thái độ : giúp các em có tính cẩn thận khi làm bài, biết cách so sánh, rút kinh nghiệm.
B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên :đề, đáp án, liệt kê các lỗi của HS
 2/ Học sinh : chuẩn bị bài
C/ Hoạt động dạy học :
 1/ Ổn định : kiểm tra sỉ số
 2/ Kiểm tra bài cũ : kiếm tra vở soạn của học sinh
 3/ Bài mới 
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2 : dạy và học bài mới
(Phương pháp vấn đáp tìm tòi, giải thích minh hoạ)
*GV nêu câu hỏi, HS đưa đáp án
- HS đọc đề tự luận,xác định yêu cầu, đáp án
-GV thống nhất ghi đáp án lên bảng
* GV nhận xét chung:
-Ưu điểm : đa số nắm kiến thức nên làm điểm cao
-Khuyết điểm:một số bài chưa biết viết đoạn, viết lủng củng, rườm rà.sai chính tả nhiều.Một số bài viết sơ sài, không làm sai câu hỏi lí thuyết hoặc bỏ trống.
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS chữa lỗi(phương pháp so sánh, đối chiếu)
-GV gọi các đối tượng HS thường sai lên chữa lỗi chính tả
-Các đối tượng có cách diễn đạt tốt lên chỉnh sửa câu.
- GV phát bài
-GV giúp HS đối chiếu,sửa lỗi sai
I/ Đáp án:
Đính kèm đề thi
II/ Chữa lỗi:
1/ Lỗi chính tả:
 SAI
 ĐÚNG
-vở bờ,dả vào mặt, hàng sớm,xin xắn,cháu ngụi,om sồm,ngoài bút,võ viết,không kiệp,hình rạng,cây viếc,hảy nhớ, nhẹ nhàn, nhân diệp,mong muống, việt làm, suy nghỉ
- vỡ bờ, vả vào mặt, hàng xóm, xinh xắn, cháo nguội,om sòm, ngòi bút, vỏ viết, không kịp,hình dạng,cây viết, hãy nhớ, nhẹ nhàng,nhân dịp,mong muốn,việc làm, suy nghĩ
2/ Lỗi diễn đạt:
 SAI
 ĐÚNG
-Đoạn trích tức nước vỡ bờ tố cáo thời đai phong kiến của người nông dân
-Những em học sinh khi đi học phải ghi bằng vật gì mà phải ghi bằng một cây viết bi.
-Trong suốt quãng đời học tập của em,em không thể quên và em không thế thiếu đó là cây viết.
-Trong gia đình anh chị Dậu không có tiến để trả nợ siêu nên anh Dậu bị bắt trói ở cột đình.
-Chiếc bút máy là người bạn đồng hành của em trong suốt quãng đường học tập của em
-Em đã từng mơ có một chiết bút mấy và có một lần trùng vào dịp sinh nhật của em mẹ đã mua cho em một cây bút.
-Tuy vẻ bề ngoài của nó rất giản dị nhưng bên trong của nó rất cao thượng
-Ngoài sách vở thì cây viết cũng là một dụng cụ quan trọng không chĩ trong học tập mà ngay cả trong công việc cũng dùng đến cây viết .
- Tuy những cây nhìn thấy đẹp mắt thì tưởng là ngon nhưng nó lại nghẹt mưc.
-Ngày nay cộng ngệ đã sáng tác ra nhiều cây viết như viết bi, viết máy cho con người sài. 
- Đọn trích “tức nước vỡ bờ” tố cáo chế độ phong kiến đã bốc lột người nông dân.
- Khi đi học, các bạn học sinh đều dùng viết bi.
- Trong quãng đời học tập, cây bút bi là vật dụng không thể thiếu của học sinh
- Gia đình anh Dậu không có tiền trả sưu nên anh Dậu bị bọn chúng bắt trói ở cột đình.
- Chiếc bút máy là người bạn đồng hành của em trong suốt quãng đời học tập.
- Em đã từng ao ước có một chiếc bút và điều đó đã thành hiện thực trong ngày sinh nhật của em.
- Tuy bề ngòai của nó không đẹp lắm nhưng bên trong cây viết rất chất lượng.
- Ngoài sách vờ thì cây viết cũng là một vật dụng quang trong trong học tập và cả trong mọi công việc.
- Những cây viết trônng đẹp mắt nhưng bên trong không chất lượng lắm
- Ngày nay, người ta đã sản xuất ra nhiều cây viết với nhựng mẫu mã khác nhau .
4.Củng cố : nhận xét tiết trả bài
5.Dặn dò: chuẩn bị bài « Nhớ rừng » (sgk –tập 2)
 + PHân chia bố cục
 + Trả lời các câu hỏi trong sách

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 8(1).doc