Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (tiết 72)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (tiết 72)

I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

 - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

 - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.

 - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

 

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (tiết 72)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 19/8/2011
Ngày dạy 22/8/2011 
Tiết 1
Văn bản:CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Theo Lý Lan)
I. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức:
	- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
	- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
	2. Kĩ năng:
	- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
	- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
	- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
	3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh tình yêu thương cha mẹ, ý thức tự giác học tập.
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục
- Tự nhận thức được giá trị của việc học tập và tình cảm của cha mẹ với con cái
- Kĩ năng giao tiếp, trao đổi về tình cảm cảm xúc của mình trong ngày tựu trường
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực.
- Học theo nhóm:Trao đổi phân tích về tình cảm, nỗi lòng của mẹ
- Động não: suy nghĩ, kể, giới thiệu về những tình cảm, câu chuyện của bản thân, bạn bè trong ngày đầu tiên đến trường
IV. Chuẩn bị:
	- GV: soạn bài, tranh trong SGK
	- HS: SGK, đọc, tìm hiểu nội dung VB
V. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
	1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài, sách vở của HS
	2. Bài mới:
* Giới thiệu bài
	 Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn trên đã phản ánh tâm trạng của một người mẹ trước ngày đưa con vào lớp Một, tình thương yêu vô hạn của mẹ đối với con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống mỗi con người
Họat động của thầy và trò
TG
Nội dung
Họat động 1: HD học sinh đọc- hiểu chú thích
GV nêu yêu cầu đọc: giọng chậm rãi, nhỏ nhẹ, thiết tha đọc mẫu 
– HS đọc- nhận xét
[?] Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của VB ?
- Bài văn ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng chu đáo của người mẹ trong đêm ngủ không được trước ngày khai trường vào lớp một của con mình.
HS đọc CT S/8
[?] Giới thiệu tác giả, xuất xứ văn bản?
- HS xác định tác giả, xuất xứ tác phẩm
[?] Giải thích các từ khó: nhạy cảm, háo hức
 [?] VB này đề cập tới những mối quan hệ nào trong xã hội?
- Các mối quan hệ giữa gia đình và con cái, giữa nhà trường (xã hội) và trẻ em
[?] Vậy theo em đây có phải là văn bản nhật dụng?
- VB nhật dụng 
GV:
- Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam ngày nay, giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn xã hội.
- “Cổng trường mở ra” là văn bản nhật dụng đề cập tới những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và trẻ em.
[?] Nhân vật chính trong văn bản này là ai?
- Người mẹ
[?] Xác định ngôi kể?
- ngôi thứ nhất (người mẹ ghi lại những dòng tâm sự của mình)
[?] Tìm bố cục VB? Nội dung chính từng phần?
- 2 đọan:
1. Từ đầu.nên đi ngủ sớm à Những tình cảm dịu ngọt của người mẹ dành cho con
2. Phần còn lại: Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được 
I. Đọc- hiểu chú thích.
1.Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả: Lí Lan
b. Tác phẩm:
- Xuất xứ: S/7
C. Từ khó
- Thể loại: văn bản nhật dụng
Họat động 2: Đọc – hiểu văn bản
[?] Đọc thầm đoạn 1, tìm những chi tiết thể hiện tình cảm dịu ngọt của mẹ dành cho con?
- Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp Một (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức về việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ)
- Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.
[?] Từ đó em có nhận xét gì về người mẹ trong văn bản?
- Mẹ ân cần, chu đáo, tình yêu con giản dị mà lớn lao.
[?] Đêm trước ngày khai trường của con, tâm trạng người mẹ như thế nào?
- Không ngủ được
[?] Theo em, tại sao mẹ không ngủ được? 
- Vì người mẹ lo lắng cho con
- Hồi hộp chờ ngày khai trường đầu tiên của con
- Hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con
(ý bên)
[?] Trong đêm không ngủ được, mẹ đã sống lại kỉ niệm nào trong quá khứ? Kỉ niệm đó đã để lại trong lòng người mẹ ấn tượng như thế nào
- “Hằng năm cứ vào cuối thu.Mẹ âu yếmhẹp”
à Một loạt từ láy liên tiếp: rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến gợi tả những tâm trạng khác nhau vừa vui, vừa nhớ, vừa hồi hộp của người mẹ. Và mẹ muốn truyền những cảm xúc ấy cho con và khắc sâu vào tâm trí con niềm vui ngày khai trường vào lớp 1.
GV: Tưởng như người mẹ đang tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của riêng mình
[?] Và cũng trong đêm không ngủ đó, mẹ đã liên tưởng đến điều gì?
- Ngày khai trường ở Nhật
[?] Qua đó có thể hiểu được gì về suy nghĩ của người mẹ?
- Ngày khai trường là biểu hiện của sự quan tâm,chăm sóc của người lớn, của xã hội đối với trẻ em – thế hệ tương lai.
[?] Vậy câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
- “Ai cũng biết rằng..hàng dặm sau này.”
[?] Em hiểu câu nói đó ntn? Em học được điều gì ở nhà trường?
- Giáo dục có vai trò quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Giáo dục quyết định tương lai của thế hệ trẻ, tương lai đất nước. Vì thế không thể có bất cứ sai lầm nào dù là rất nhỏ.
- Học đạo lí làm người, nắm kiến thức khoa học, thực hiện ước mơ và khát vọng.
[?] Kết thúc bài văn, người mẹ nói: “Bước quamở ra”. Em đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
- Đó là thế giới của những tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò.
[?] Qua tìm hiểu văn bản, em hiểu được gì về vấn đề mà tác giả muốn nói ở đây?
Nói chung thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Những tình cảm dịu ngọt của người mẹ dành cho con:
- Trìu mến quan sát những việc làm của con.
- Chuẩn bị chu đáo những thứ cần thiết cho con ngày mai vào lớp Một.
2. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con:
- Trằn trọc không ngủ được
- Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm của bản thân về ngày đầu tiên đi học.
3. Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ:
- Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết.
- Bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp, đạo lí làm người.
- Mở ra ước mơ, tương lai cho con người.
* Ý nghĩa văn bản:
	Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
Hoạt động 3: Hệ thống kiến thức vừa tìm hiểu qua bài học
[?] Trong VB, có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả, người mẹ nhìn con ngủ như tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với chính mình. Cách viết như vậy làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
[?] Nhận xét cách sử dụng từ, giọng văn?
- Sử dụng nhiều từ láy thể hiện tâm trạng và cảm xúc của mẹ và con:
+ Con: háo hức, hăng hái
+ Mẹ: trằn trọc, bâng khuâng, xao xuyến, rạo rực.
- Giọng văn ngọt ngào, âu yếm
III. Tổng kết:
*Ghi nhớ: S/9
Học sinh kể lại kỉ niệm của mình trong ngày đầu đến trường
IV. Luyện tập
3: Củng cố-Dặn dò
	- Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên.
	- Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường.
- Chuẩn bị bài mới: “Me tôi”
Đọc VB và trả lời các câu hỏi:
	1/ Hoàn cảnh bố viết thư cho con?
	2/ Nội dung bức thư?
	3/ Lời khuyên nhủ của bố với En-ri-cô như thế nào?
*Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 20/8/2011
Ngày dạy: 23/8
Tiết 2
Văn bản: MẸ TÔI
( Étmôn-đôđơ-A.mi-xi )
I. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức:
	- Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi.
	- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
	- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư
	2. Kĩ năng:
	- Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
	- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
	3. Thái độ: 
	- Biết sửa chữa khuyết điểm mỗi khi mắc lỗi
	- Kính trọng, yêu thương cha mẹ
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục
- Tự nhận thức được giá trị của long nhân ái, tình thương, trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình
- Kĩ năng giao tiếp, trao đổi cảm nhận của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của nhân vật, giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực.
- Học theo nhóm:Trao đổi về nooijdung và nghệ thuật của văn bản
- Động não: suy nghĩ, về ý nghi và cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật trong truyện
IV. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: SGK, Sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn bị kiến thức, kĩ năng, các tư liệu có liên quan
	- Học sinh: Sách giáo khoa, chuẩn bị bài ở nhà
V. Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học:
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tâm trạng của người mẹ như thế nào trong đêm không ngủ được?
	- Nêu ý nghĩa văn bản?
	TL: Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
	2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	 Mẹ là người mà mỗi chúng luôn kính trọng và yêu thương nhất trên đời. Nhưng đôi khi vì lí do nào đó mà ta phạm lỗi với mẹ, đó là điều không thể tha thứ nhưng nếu ta nhận ra lỗi lầm và sửa chữa thì người mẹ nào cũng luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta. Hãy tìm hiểu xem đứa bé trong văn bản hôm nay ta học đã phạm lỗi gì với mẹ.
Họat động của thầy và trò
TG
Nội dung
Họat động 2: Tìm hiểu chung
GV hướng dẫn HS đọc văn bản:
Giọng chậm rãi, tình cảm, tha thiết và nghiêm. Chú ý các câu cảm, cầu khiến đọc với giọng thích hợp.
GV đọc – HS đọc
[?] Đọc CT/11 - Giới thiệu vài nét về tác giả?
[?] Nêu xuất xứ VB?
[?] Văn bản này được viết dưới hình thức nào?
- viết dưới hình thức một bức thư
[?] Theo em, ta có thể chia văn bản này thành mấy phần?
- 2 phần 
GV giới thiệu thêm vài nét về tác giả, tác phẩm (ý bên)
- Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846 – 1908) là nhà văn Ý. ... thư bố em sẽ làm gì?
5
IV. Luyện tập
4.Củng cố- Dặn dò
	a. Bài vừa học xong:
	Sưu tầm những bài ca dao, thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con đối với cha mẹ.
	b. Chuẩn bị bài mới: "Từ ghép"
	1/ Xem các VD à TGCP, TGĐL?
	2/ Tìm thêm 1 số ví dụ về các lọai từ ghép.
	3/ Xem trước phần LT S/15,16.
*Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 23/8/2011
Ngày dạy : 26/8/2011
 Tiết 3: TỪ GHÉP
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận diện được hai loại từ ghép : Từ ghép đẳng lập từ ghép chính phụ.
- Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghã của từ ghép đẳng lập 
- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí 
*. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Cấu tạo của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập 
- Đặc điểm về nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
 2. Kĩ năng: 
- Nhận diện các loại từ ghép.
- Mở rộng,hệ thống hoá vốn từ
- Sử dụng từ : dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể ,dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
 3. Thái độ: 
 - Biết vận dụng những hiểu biết về cơ chế tạo nghĩa vào việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép Tiếng Việt
* Tích hợp: với văn bản Cổng trường mở ra, với cách viết câu, đoạn
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC
- Ra quyết định: cách lựa chọn từ ghép phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về cách sử dụng từ ghép
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
- Phân tích tình huống mẫu để hiểu cấu tạo và cách dung từ ghép
- Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ ghép theo tình huống cụ thể
- Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong dùng từ ghép
IV. CHUẨN BỊ
GV: bảng phụ ghi VD
HS: Ôn tập lại cấu tạo từ
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ:Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs. 
 3. Bài mới : Giới thiệu bài: 
Ở lớp 6 các em đã học Cấu tạo từ trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm từ ghép(đó là những từ phức được cấu tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau).Để giúp các em có kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo,trật tự sắp xếp của từ ghép.Chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
TG
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
GV: Treo bảng phụ VD sgk/13.HS đọc VD
? Em hãy so sánh nghĩa từ Bà với từ Bà ngoại và nghĩa của từ Vui với Vui lòng?
HS: Bà: Người đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha
Bà ngoại:Người đàn bà sinh ra mẹ
Vui: Chỉ tâm trạng thoả mãn,thích thú,cũng có khi chỉ sự vật,sự việc
- Vui lòng: Tình cảm thích thú,hài lòng
? Từ đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép Bà ngoại,Vui lòng với nghĩa của từ đơn Bà,Vui?
? Vậy trong từ ghép Ngoại,Lòng tiếng nào là tiếng chính? Tiếng nào là tiếng phụ? 
? Nhận xét về trật tự tiếng chính,tiếng phụ trong từ ghép chính phụ?
Hs: Thảo luận (2’) .trình bày.
GV chốt: Tiếng sau làm rõ nghĩa cho tiếng trước, tiếng trước là tiếng chính, tiếng sau là tiếng phụ
? Thế nào là từ ghép cp?Cho VD?
Hs: Dựa vào ghi nhớ trả lời.
Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu : Từ ghép đẳng lập
? Quan sát trong các từ Quần áo,Trầm bổng.Các tiếng thứ hai có bổ nghĩa cho tiếng đầu không?Vì sao?
Hs : Phát hiện trả lời.
? Thế nào là từ ghép đẳng lập?
Gv giảng : Về mặt cấu tạo,từ ghép Quần áo,Trầm bổng đều có các tiếng bình đẳng với nhau,còn về cơ chế nghĩa thì Các tiếng trong TGĐL hoặc đồng nghĩa hoặc trái nghĩa,hoặc cùng chỉ về sự vật,hiện tượng gần gũi nhau.
*HOẠT ĐỘNG 2 :Tìm hiểu nghĩa của từ ghép
? Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép đẳng lập, chính phụ so với nghĩa của các tiếng?
Cho học sinh so sánh lại nghĩa của từ “quần” với từ “quần áo”, “bà” với từ “bà ngoại”
* GV lưu ý các từ Giấy má,Viết lách,Qùa cáp.Các tiếng má,lách,cáp không còn rõ nghĩa nhưng nghĩa của các từ ghép trên khái quát hơn nghĩa từng tiếng nên vẫn là từ ghép đẳng lập
* GV khái quát lại bài,
 HS đọc ghi nhớ
*HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1/15: Cho HS làm vào vở sau đó gọi HS lên bảng làm.
Bài 2,3/15: HS thảo luận sau đó cho các nhóm lên bảng thi làm bài tập nhanh
Bài 4/15: Hướng dẫn HS về nhà làm
20’
20’
I. BÀI HỌC :
 1. Các loại từ ghép:
* Từ ghép chính phụ:
 VD: Bảng phụ
a. - Bà - Bà ngoại:
 ® Nghĩa từ Bà ngoại hẹp hơn nghĩa từ Bà
b. – Vui- Vui long
® Nghĩa từ Vui lòng hẹp hơn nghĩa từ Vui
* Ghi nhớ 1 :
- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ ( một hoặc nhiều tiếng) bổ sung nghĩa cho tiếng chính. 
– Trật tự từ ghép trong từ ghép thuền Việt :Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. 
*. Từ ghép đẳng lập:
VD: Quần áo; Trầm bổng
® Các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp
 * Ghi nhớ 2 :
- Từ ghép đẳng lập là từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp
2. Nghĩa của từ ghép:
® Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn,khái quát hơn so với nghĩa của các tiếngÞ Hợp nghĩa
® Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chínhÞ Phân nghĩa
* Ghi nhớ SGK
II. LUYỆN TẬP
Bài 1/15: Phân loại từ ghép
- TGCP: Lâu đời,xanh ngắt,nhà máy,nhà ăn,cười tủm
- TGĐL: Suy nghĩ,chài lưới,cây cỏ,ẩm ướt,đầu đuôi
Bài 2/15: Tạo từ ghép chính phụ
Bút chì Mưa rào Ăn bám
Vui tai Thước dây Làm quen
Trắng xoá Nhát gan
 4. Củng cố- Hướng dẫn tự học (4’)
 - Học sinh nhắc lại nội dung bài học
- Học bài,làm bài tập
 - Tìm từ ghép trong văn bản : Cổng trường mở ra cảu Lí Lan
 - Chuẩn bị bài Liên kết trong văn bản 
	+ Đọc các VB, trả lời các câu hỏi trong SGK.
	+ Tìm hiểu phần LT.
.
 ******************************************
Ngày soạn: 23/8
 Ngày dạy: 26/8 
Tiết 4
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu rõ liên kết là một trong những dặc tính quan trọng nhất của văn bản .
- Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản.
*. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Khái niệm về liên kết trong văn bản.
- Yêu cầu về liên kết trong văn bản.
 2. Kĩ năng: 
- Nhận biết và phân tích tính liên kết trong văn bản.
- Viết các đoạn văn bài văn co tính liên kết.
 3. Thái độ: 
 - Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết
* Tích hợp với văn bản Cổng trường mở ra, Mẹ tôi
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC
- Ra quyết định: cách lựa chọn các hình thức liên kết văn bản
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về cách sử dụng liên kết văn bản
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
- Phân tích tình huống mẫu để hiểu tác dụng của liên kết văn bản
- Thực hành có hướng dẫn: viết đoạn văn có sử dụng liên kết
- Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng dùng từ đặt câu, viết văn bản
IV. CHUẨN BỊ
GV: bảng phụ ghi VD
HS: xem lại các văn bản
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ:Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs. 
 3. Bài mới : Giới thiệu bài: 
 Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết.Sự liên kết ấy cần được thể hiện ntn?Qua các phương tiện gì ? Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
TG
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản
HS: Đọc VD được ghi ở sgk/17 trên bảng phụ
? Theo em,đọc mấy dòng ấy En-ri-cô có thể hiểu được điều gì bố muốn nói chưa?(chưa)
* GV giảng: Chúng ta đều biết lời nói không thể hiểu được rõ khi các câu văn diễn đạt sai ngữ pháp
? Trường hợp này có phải như thế không?(không)
? Vậy En-ri-cô chưa thật hiểu rõ vì lí do gì?Hãy tìm lí do xác đáng trong các lí do nêu dưới đây:
1. Vì các câu văn viết còn khó hiểu
2. Vì các câu văn mục đích chưa thật rõ ràng
3. Vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết
HS :Phát biểu.
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ đoạn văn đúng trong SGK
? So sánh 2 đoạn văn và cho biết đoạn văn nào dễ hiểu hơn vì sao?
HS: đoạn 2 dễ hiểu hơn vì có sự liên kết gắn bó giữa các câu
? Vậy liên kết đoạn văn có tác dụng gì?
HS văn bản có nghĩa dễ hiểu
? Khi tạo lập văn bản ta phải chú ý điều gì nữa ngoài việc viết câu văn đúng, hay?
* GV giảng: Chỉ có câu văn chính xác rõ ràng,đúng ngữ pháp thì vẫn chưa đảm bảo sẽ làm nên văn bản.Không thể có văn bản nếu các câu,các đoạn trong đó không nối liền
- HS đọc ghi nhớ SGK
HS : Đọc VD được ghi ở mục 2 sgk/18 trên bảng phụ
? So sánh những câu trên với nguyên văn bài viết Cổng trường mở ra và cho biết người viết đã chép thiếu hay sai ở chỗ nào?
Hs : Phát hiện.
? Vậy em thấy bên nào có sự liên kết,bên nào không có sự liên kết?
 *GV chốt: Những VD cho thấy các bộ phận của văn bản thường phải được gắn bó,nối buộc với nhau nhờ những phương tiện ngôn ngữ (từ,câu) có tính liên kết.
GV: Chuyển ý
HS : Đoạn văn bài 2 sgk/19
? Đoạn văn trên giữa các câu có những từ ngữ liên kết hay không?.Hãy chỉ ra và gạch dưới các từ ngữ đó trong đoạn văn?
Hs: Phát biểu.
? Tóm lại: Văn bản rất cần sự liên kết ở những mặt nào?
* GV khái quát lại bài, gọi hs đọc ghi nhớ
* HỌAT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1/19: Sắp xếp câu văn theo một thứ tự hợp lý
HS làm vào vở,sau đó gọi đứng dậy trình bày
Bài 3/19 (HS thảo luận)Điền từ thích hợp để các câu liên kết với nhau
25’
15’
I. BÀI HỌC :
1. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:
a. Tính liên kết của văn bản:
 VD: Bảng phụ
® Các câu chưa nối liền với nhau một cách tự nhiên,hợp lý
Þ Chưa liên kết
b. Ghi nhớ mục 1 :
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản ,làm cho văn bản trở nên có nghĩa dễ hiểu 
2. Phương tiện liên kết:
a. Liên kết về hình thức:
- Một ngày kiacòn bây giờ
® Phép nghịch đối
- Giấc ngủ đến với con,gương mặt thanh thoát của con
® Phép lặp
Þ Cần có sự liên kết về mặt hình thức(sử dụng những phương tiện liên kết)
b. Liên kết về nội dung:
VD: Bài tập 2 sgk/19
- Tôi nhớ đến mẹ tôimẹ tôi sáng naychiều nay..
® Có sự liên kết về mặt hình thức nhưng chưa có sự liên kết về mặt nội dung
Þ Cần có sự liên kết về mặt nội dung và hình thức
 *. Ghi nhớ :
- Liên kết là làm cho nội dung các câu ,các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau 
- Liên kết trong văn bản đươc thể hiện ở hai phương diện nội dung và hình thức 
- Phương tiện liên kết các từ ngữ câu văn thích hợp
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1/19
(1) Một quan chức..như sau: (4)
“Ra.này!”.(2)Và ônghành lang
(5)nghe lời các cô.(3)Các thầyhs
Bài 3/19
Bà ơi! hình bóng của bàbà trồng cây,cháu chạyBà bảo khi nàobà
 cháu.Thế là bà ôm cháu vào lòng,hôn cháu.
4 Củng cố - Hướng dẫn tự học( 3’)
 - GV khắc sâu 2 phương tiện liên kết về nội dung và hình thức
	 - Học bài,làm bài tập còn lại
 - Tìm hiểu phân tích tính liên kết trong một văn bản đã học.
 - Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê
 ********************************************
 BGH duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1 (2).doc