Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 - Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 8)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 - Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 8)

A. Mục tiêu :

- Về kiến thức :Giúp học sinh cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người

- Về kĩ năng : Đọc, tóm tắt và phát biểu cảm nghĩ về nhân vật.

- Về thái độ : Giáo dục tình cảm, đạo đức và hiểu được ý nghĩa của nhà trường đối với mỗi con người.

B. Chuẩn bị :

- GV : Soạn bài + Tài liệu tham khảo + Tranh ảnh ngày khai trường

- HS : Chuẩn bị bài

 

doc 69 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 - Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14/8/2009
Ngày giảng : 17/8/2009
	Tiết 1 - Văn bản:
cổng trường mở ra
	( Lý Lan)
A. Mục tiêu : 
- Về kiến thức :Giúp học sinh cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người
- Về kĩ năng : Đọc, tóm tắt và phát biểu cảm nghĩ về nhân vật.
- Về thái độ : Giáo dục tình cảm, đạo đức và hiểu được ý nghĩa của nhà trường đối với mỗi con người.
B. Chuẩn bị :
- GV : Soạn bài + Tài liệu tham khảo + Tranh ảnh ngày khai trường
- HS : Chuẩn bị bài
C. Phương pháp :
- Phát vấn câu hỏi, giảng bình.
D. Tiến trình giờ dạy
I. ổn định tổ chức (1’)
II. Kiểm tra bài cũ(3’)
	Kiểm tra SGK, bài soạn của học sinh
III. Bài mới
* Giới thiệu bài: Cứ mỗi độ thu sang, ngày khai trường lại đến và các em lại xao xuyến, bồi hồi, háo hức vì được gặp bạn, gặp thầy vì biết bao điều mới lạ...Nhưng có lẽ ngày khai trường để lại ấn tượng sâu sắc nhất chính là ngày khai trường đầu tiên. Vậy trước ngày khai trường đáng nhớ ấy, người mẹ yêu quý của các em đã làm gì? Nghĩ gì? Có tâm trạng như thế nào? Văn bản "Cổng trường mở ra" mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó
Hoạt động 1(8’)
?) ở lớp 6, em đã học những văn bản nhật dụng nào ?
- Cầu Long Biên - 1 nhân chứng lịch sử
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Động Phong Nha
?) Hãy nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng ?
- 2 HS : bài viết có nội dung gần gũi, cập nhật trong cuộc sống con người.
?) Tại sao có thể nói văn bản cổng trường mở ra là một văn bản nhật dụng?
- Vì nó giống như những dòng nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ, sâu lắng.
?) Văn bản cần đọc với giọng điệu như thế nào cho phù hợp?
- Chậm rãi, tha thiết, bộc lộ tình cảm, sâu lắng của người mẹ
* GV đọc mẫu 1 đoạn -> 2 HS đọc tiếp -> GV nhận xét cách đọc của học sinh
* GV nêu 1 số từ cần giải thích :ghi bảng phụ -> HS trả lời (SGK)
Hoạt động 2(20’)
? VB được chia làm mấy phần ? Nội dung ?
1. Nỗi lòng của người mẹ
2. Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục trẻ em.
?) Hãy nhắc lại đặc điểm của phương thức tự sự em đã học?
- Kể người, kể việc
*GV: Còn phương thức biểu cảm là bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người
?) Văn bản này có thuộc phương thức biểu cảm không?
- Có là văn bản thuộc phương thức biểu cảm 
-> Dòng chảy cảm xúc trong lòng mẹ 
?) Hãy nêu đại ý của văn bản?
- Viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con
?) Trong đêm trước ngày khai trường, đứa con có tâm trạng như thế nào?
- Thanh thản,nhẹ nhàng, vô tư
-> là đặc điểm tất yếu của trẻ nhỏ
?) Hãy nhớ và nêu lại cảm xúc của chính em khi khai trường vào lớp 1?
- 3 -> 4 HS trả lời
?) Để diễn tả cuộc sống của đứa con, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Qua các chi tiết nào?
- Giấc ngủ đến với con giống như 1 li sữa
- Gương mặt thanh thoát...
=> nghệ thuật so sánh
-> Hình ảnh đứa con "ngày mai vào lớp 1" như khẳng định: Cậu bé đã lớn lên về mặt tâm hồn qua tiếng nói yêu thương và lời khích lệ của mẹ hiền
* GV: Cậu bé trước đêm khai giảng thật thanh thản, vô tư, và biết đâu, cậu bé sẽ mơ một giấc mơ đẹp về gia đình hạnh phúc, về tương lai tươi sáng...
?) Tâm trạng của người mẹ khác đứa con như thế nào? Biểu hiện qua những chi tiết nào?
- Không ngủ được
- Không tập trung được vào việc gì
- Không biết làm gì nữa
- Trằn trọc
=> suy nghĩ triền miên
?) Trong đêm không ngủ, người mẹ đã làm gì cho con?
- Đắp chăn mền, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con
-> Đó là vẻ đẹp của tình mẫu tử
?) Vậy sao người mẹ trằn trọc không ngủ được? Em hiểu trằn trọc nghĩa là gì?
- Trằn trọc: là trở mình luôn, cố ngủ mà không ngủ được vì phải có nhiều điều cần lo nghĩ
- Trằn trọc không phải vì mẹ lo lắng: điệp ngữ "mẹ tin" được nhắc lại 3 lần -> mẹ đã yên lòng
- Trằn trọc vì nôn nao nhớ về ngày khai trường năm xưa của mình
?) Những kỉ niệm xa xưa, ngày đầu tiên cắp sách đến trường của mẹ là kỉ niệm gì? Cách diễn tả?
- Tiếng đọc bài trầm bổng
- Bà ngoại dắt mẹ đi khai giảng
-> 2 từ ghép đẳng lập
+ Trầm bổng: diễn tả âm thanh đọc bài khi thấp khi cao, nhẹ nhàng, vang xa, mãi không dứt
+ Âu yếm: sự yêu thương, trìu mến và chăm sóc nhẹ nhàng của mẹ với con
?) Khi nhớ lại những kỉ niệm ấy lòng mẹ như thế nào? Nhận xét về cách dùng từ? Tác dụng?
- Mẹ nhớ mãi sự nôn nao, hồi hộp hay chơi vơi, hốt hoảng, những cảm xúc mãnh liệt ấy
+ rạo rực
+ bâng khuâng
+ xao xuyến
=> Từ láy diễn tả tâm trạng đẹp 1 cách nhẹ nhàng, tinh tế, thấm thía
=> còn gợi cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ
*GV: Người mẹ nhớ lại những kỉ niệm xưa không chỉ đẻ sống lại tuổi thơ đẹp đẽ của mình mà còn muốn truyền cho con những cung bậc tâm trạng đẹp đẽ của cuộc đời, của bất cứ ai khi bước vào lớp 1,,,
?) Qua đoạn văn, em hiểu và đánh giá như thế nào về người mẹ?
- Người mẹ yêu thương con tha thiết. Đứa con là tình yêu , nguồn sống, niềm tự hào của mẹ nên mẹ đã hết lòng vì con, tin tưởng ở con. Đồng thời người mẹ nhớ lại những kỉ niệm xưa...
* GV chuyển ý
?) Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ mở rộng suy nghĩ về điều gì?
- Về xã hội, về nhà trường qua nét đẹp văn hoá của người Nhật
?) Theo em ngày khai trường ở nước ta có phải là ngày lễ của toàn dân không? Hãy thử miêu tả lại về không khí của ngày khai giảng mà em vừa trải qua?
?) Câu nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? Thể hiện ước mơ của người mẹ?
- "Ai cũng biết ....1 dặm sau này"
- Muốn con được hưởng nền giáo dục tiên tiến nhất với tất cả tình thương của xã hội và đất nước
?) Kết thúc bài văn, người mẹ nói: "...bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Theo em "thế giới kỳ diệu đó là gì? - HS thảo luận
- Trường học là bao điều mới mẻ, rộng lớn về tri thức, văn hoá, tình cảm, đạo lý, tình thầy trò, ước mơ, hy vọng.
*GV: Thế giới kỳ diệu mà nhà trường đem đến là tri thức văn hoá và cuộc sống, là tinh thần tình cảm, là đạo lý làm người, ý chí, nghị lực...để phát triển thể lực và phẩm chất toàn diện của con người, chuẩn bị cho ngày mai. Trường học chắp cánh cho mọi ước mơ, giúp mỗi con người từng bước lớn lên xứng đáng là con ngoan trò giỏi và công dân tốt
?) Người mẹ dặn con "Hãy can đảm lên". Em hiểu câu nói đó như thế nào ?
- Là lời khích lệ con đi lên phía trước như 1 người lính can đảm lên đường ra trận.
?) Trong bài văn có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì ?
- Người mẹ không nói với con mà đang tâm sự với chính mình, tự ôn lại kỉ niệm của riêng mình -> Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật, đi sâu vào TG tâm hồn -> là kiểu văn trữ tình có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ.
* GV: Tác giả đã hoá thân vào nhân vật để tâm sự với bạn đọc nhẹ nhàng, tinh tế mà vô cùng thấm thía, lay động suy nghĩ và tình cảm của người đọc
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả :
2. Tác phẩm :
- Văn bản được trích từ Báo Yêu trẻ, số 166 – ngày 1/9/2000.
- Thuộc thể loại văn bản nhật dụng.
3. Đọc, tìm hiểu chú thích.
a) Đọc:
b) Tìm hiểu chú thích
II. Phân tích văn bản.
1. Bố cục.
- Đoạn 1: Từ đầu -> mẹ bước vào
- Đoạn 2: Còn lại
2. Phân tích.
a) Nỗi lòng của người mẹ.
- Với tâm trạng hồi hộp và niềm tin ở con, với bao hồi tưởng đẹp đẽ, bao suy nghĩ lắng sâu người mẹ nhớ lại những kỷ niệm xưa về mái trường, người mẹ thân thương của mình
b)Vai trò của nhà trường.
- Nhà trường mang lại cho con trẻ tri thức, tư tưởng, tình cảm, đạo lí làm người trường học là thế giới kì diệu của tuổi thơ, chắp cánh ước mơ cho cuộc đời mỗi con người
Hoạt động 3(5’)
? Hãy nêu những nét nghệ thuật chính của VB?
- Lời văn sâu lắng thông qua lời tự thoại của người mẹ.
?) Hãy nêu suy nghĩ của em về văn bản "Cổng trường mở ra"? = >2 HS trả lời
*GV: Cổng trường rộng mở, tình mẹ dạt dào sâu lặng, thầy cô, mẹ cha đưa chúng ta vào một thế giới kì diệu vô cùng đẹp đẽ, cao cả không ít gian truân bởi "Sách vở là vũ khí, lớp học là đơn vị, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại"
- 1 HS đọc ghi nhớ
*GV chuyển ý
Hoạt động 4 (4’)
?) Ngày khai trường để vào lớp 1 có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
- 2 HS lên bảng làm BT 2
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
- Bài văn là tình cảm sâu nặng của người mẹ dành cho đứa con yêu quý của mình.
3. Ghi nhớ: SGK (9)
IV. Luyện tập.
IV. Củng cố(2’)
Giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản
V. Hướng dẫn về nhà(2’)
- Học thuộc ghi nhớ, hoàn thành bài tập trong SGK
- Soạn: "Mẹ tôi" theo câu hỏi SGK. Đọc thêm "Trường học"
E. Rút kinh nghiệm
...............
...............
Ngày soạn : 14/8/2009
Ngày giảng : 17/8/2009
	 Tiết 2 - Văn bản:
	 mẹ tôi
	 (ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
A. Mục tiêu. 
- Về kiến thức : Qua bức thư của người bố gửi cho con, học sinh thấy được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ dành cho con cái. 
- Về kĩ năng : Tóm tắt, phân tích cốt truyện.
- Về thái độ : Giáo dục tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ
B. Chuẩn bị.
- GV : Soạn bài + Tài liệu tham khảo 
- HS : Chuẩn bị bài, sưu tầm những mẩu chuyện về tình cha con, mẹ con.
C. Phương pháp.
- Phát vấn câu hỏi, giảng bình
D. Tiến trình giờ dạy
I. ổn định tổ chức (1’)
II. Kiểm tra bài cũ(5’)
? Cho biết giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản "Cổng trường mở ra" và đọc đoạn văn nói về cảm xúc của em trước ngày khai trường lớp 1?
III. Bài mới
* Giới thiệu bài: Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, mẹ có 1 vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nhận thức được điều đó. Chỉ đến khi mắc lỗi lầm ta mới nhận ra điều đó. Văn bản "Mẹ tôi" sẽ cho ta một bài học như thế
Hoạt động 1(8’)
*GV: Ông đã từng là sĩ quan quân đội, là Đảng viên Đảng xã hội 
- Đấu tranh thống nhất Tổ quốc, tình thương và hạnh phúc con người là lý tưởng và cảm hứng văn chương của ông
- ông thành công ở nhiều thể loại văn biểu cảm -> Amixi trở thành bất tử qua "Những tấm lòng cao cả"
?) Cho biết đôi nét về văn bản?
- Tác giả đặt tên truyện là "Tấm lòng" (1886) nhưng tác giả quen gọi là "Những tấm lòng cao cả"
- Là cuốn nhật ký của cậu bé Enricô có 6 bức thư của bố, 3 bức thư của mẹ, những kỉ niệm sâu sắc, truyện đọc
- "Mẹ tôi" là trang nhật ký ghi vào thứ 5/10.11 khi cậu bé học lớp 3
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: (1846 - 1908)
- Là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hoá, nhà văn lỗi lạc của nước ý
2. Tác phẩm:
- Trích trong "Những tấm lòng cao cả" – 1886.
*GV nêu yêu cầu đọc: nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện được cảm xúc của nhân vật
-> GV đọc mẫu 1 đoạn -> HS đọc  ... Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 2( 17’)
- HS đọc bài tập
- Yêu cầu trả lời miệng
- GV: Thân bài có 2 cảm xúc bao trùm
+ Nỗi nhớ và tình yêu tha thiết, nồng hậu
+ Niềm tự hào về quê hương anh hùng
II. Luyện tập 
Bài 1(90)
a) + Tình cảm biểu đạt : tình yêu mến, thương nhớ và tự hào về An Giang - quê mẹ
+Tên bài văn: An Giang- quê mẹ- mến yêu
+ Đề bài: Cảm nghĩ về quê hương yêu dấu
b) Dàn ý: 
+ MB: Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang
+ Thân bài: Biểu hiện
- Tình yêu quê từ tuổi thơ
- Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước
+ KB: Tình yêu quê hương với nhận thức người đã trưởng thành
c) Phương tiện biểu cảm
- Trực tiếp qua miêu tả, tự sự và hoài niẹm 
Bài 1(SBT - 45)
 Đề biểu cảm a, c, d
4. Củng cố 
- Hiểu như thế nào về đề văn biểu cảm?
- Nêu các bước làm bài văn biểu cảm?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, làm BT 2, 3 (SBT - 45)
- Chuẩn bị: Lập dàn ý, viết thành bài đề (SGK 99)
- Soạn : Sau phút chia ly
E. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn : 2/10/2009
Ngày giảng : 5/10/2009
Tiết 21: Văn bản	
bánh trôi nước
A. Mục tiêu 
- Giúp HS hiểu được nỗi sầu chia ly sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
- Bước đầu hiểu thể thơ song thất lục bát.
- Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài “ Bánh trôi nước” -> Hiểu và cảm thông với cuộc đời, số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
B.Chuẩn bị
- SGK, SGV, Tài liệu về Chinh phụ ngâm khúc, Hồ Xuân Hương
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, giảng bình, thảo luận 
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc thuộc lòng và phân tích bài “ Bài ca Côn Sơn”?
3- Bài mới
Hoạt động 1(10’)
?) Nêu những nét lớn về tác giả? Tác phẩm?
- Gọi 2 HS trình bày -> GV chốt
- GV nêu yêu cầu đọc
- Gọi 2 HS đọc bài thơ
- Tìm hiểu một số chú thích
?) Em hiểu “Bánh trôi nước” là loại bánh ntn?
?) Bài thơ thuộc thể loại thơ nào? Vì sao?
*GV: “Bánh trôi nước” là một bài thơ đa nghĩa
?) Vậy em hiểu thế nào là tính đa nghĩa trong thơ?
- Đa nghĩa là một thuộc tính của ngôn ngữ văn chương thi ca nói chung
?) Bài thơ có 2 lớp nghĩa, đó là những lớp nghĩa nào?
- Vừa nói về bánh trôi nước vừa nói lên thân phận, phẩm chất của người phụ nữ
?) Với nghĩa thứ nhất (Nghĩa đen - Tả thực) bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?
- Trắng, tròn, làm bằng bột nếp, có nhân bằng đường phèn, nhào bột mà nhiều nước thì nát, cho vào nước đun sôi để luộc nếu chín thì bánh nổi lên.
- Ngày 3/3 âm lịch, nước ta có tục cúng bánh trôi
?) Với nghĩa thứ 2(Nghĩa bóng) hình ảnh người phụ nữ hiện lên như thế nào?
+ Câu 1: - Hai vế tiểu đối (Trắng - tròn) vẻ đẹp tạo hoá đáng trân trọng, vẻ đẹp duyên dáng -> làm nên cái nữ tính đáng yêu của người phụ nữ -> vẻ đẹp thiên tạo ấy đáng được nâng niu -> Câu thơ ánh lên niềm tự hào muôn thủa của phái đẹp qua cách sử dụng cặp quan hệ từ: vừa - vừa
- Thân em: Cách nói quen thuộc trong ca dao -> đậm đà màu sắc dân gian
*GV: Câu thơ không chỉ ca ngợi nhan sắc bên ngoài mà còn trân trọng, tự hào về tâm hồn, đức hạnh kín đáo, khiêm nhường, duyên dáng của người phụ nữ VN.
?) Nghệ thuật nổi bật của câu 2, 3 là gì? Tác dụng?
- Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”=> thân phận chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời
- Quan hệ từ “với” đi kèm “nước non”: 1cuộc đời xả thân, vị tha vì mọi người => đáng cảm phục và trân trọng
- Ngôn ngữ tương phản : Rắn - nát và hình ảnh ẩn dụ “Tay kẻ nặn” => sự lệ thuộc vào lễ giáo phong kiến
?) Phân tích tác dụng kiểu cấu trúc câu ở 2 câu (3, 4)
- Cấu trúc liền mạch theo kiểu câu ghép 
- Có quan hệ từ “mặc dầumà” => tạo 2 nghĩa đối lập rất ấn tượng, khẳng định một tâm thế: người phụ nữ vượt lên thách thức và chiến thắng hoàn cảnh số phận để giữ vững phẩm chất.
?) Hình ảnh “Tấm lòng son”?
- Hình ảnh ánh lên vẻ đẹp của bản lĩnh làm người thắm ngời tình nghĩa son sắt thuỷ chung của người phụ nữ trong cuộc đời.
?) Em có nhận xét gì về cấu trúc của bài thơ?
+ C1: mở đầu tươi tắn
+ C2, 3: số phận, cuộc đời đau khổ
+ C4: khẳng định cốt cách, phẩm chất của người phụ nữ
?) Trong 2 tầng nghĩa của bài thơ, nghĩa nào là nghĩa chính?Vì sao?
- Nghĩa 2 là nghĩa chính vì nghĩa trước chỉ là phương tiện để chuyển tải nghĩa sau. Có nghĩa thứ hai bài thơ có giá trị tư tưởng lớn
?) Hãy đánh giá những thành công về nội dung , nghệ thuật của bài thơ?
- NT: + Ngôn ngữ thơ bình dị, hầu hết là từ Hán Việt
 + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được việt hoá
 + Thơ hàm súc đa nghĩa, giàu bản sắc xã hội
- ND: Bộc lộ niềm cảm thương, tự hào về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ VN -> có giá trị nhân bản sâu sắc
I. Giới thiêu tác giả- tác phẩm
1.Tác giả
- Sống ở thế kỷ 18
- Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm
2.Tác phẩm
3. Đọc, tìm hiểu chú thích
II.Phân tích 
1. Nghĩa đen (tả thực)
- Miêu tả bánh trôi nước
2. Nghĩa bóng (ẩn dụ)
- Ca ngợi người phụ nữ đẹp trong trắng, son sắt, thuỷ chung muốn vượt lên số phận
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: sgk(95)
Hoạt động 4 (5’)
- HS làm . GV nhận xét, bổ sung
IV. Luyện tập
1. Đọc thêm (96)
2. Bài tập 1(96)
- Mối liên quan : Cảm xúc nhân đạo cá nhân đối với phụ nữ
4. Củng cố : 
- Đánh giá những thành công về nội dung, nghệ thuật của 2 bài thơ
- Nêu những cảm xúc của em sau khi học xong 2 bài thơ
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng 2 bài thơ. Phân tích nội dung , nghệ thuật
- Chuẩn bị: + Quan hệ từ
	 + Qua đèo ngang
E. Rút kinh nghiệm
----------------------------&0&-----------------------------------
Soạn :	 Tuần 7, Tiết 27
	Tiếng Việt
Quan hệ từ
A. Mục tiêu: 
- Giúp HS nắm được thế nào là quan hệ từ, nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu
- Tập viết đoạn văn có quan hệ từ
B.Chuẩn bị
- SGK, SGV, bài soạn
- Bảng phụ, phấn màu
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, phiếu học tập, thảo luận nhóm
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Hãy cho biết cách sử dụng từ Hán Việt? Ví dụ minh hoạ?
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Trong giao tiếp chúng ta rất hay dùng quan hệ từ nhưng khi dùng còn chưa đúng, chưa hợp lý. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quan hệ từ và sử dụng quan hệ từ cho linh hoạt.
Hoạt động 1(7’)
- GV treo bảng phụ chép VD a, b, c (96, 97)
- Gọi 1 HS đọc
?) Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học em hãy xác định quan hệ từ trong những câu trên?
a) của c) Bởi, và, nên
b) Như 
?) Các quan hệ đó liên kết những từ ngữ hay câu nào với nhau?ý nghĩa của các quan hệ từ trong từng trường hợp?
a) Liên kết : Đồ chơi của chúng tôi: quan hệ sở hữu
b) Liên kết : Đẹp như hoa : quan hệ so sánh
c) Liên kết : - ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực => quan hệ đẳng lập, song hành
 - Bởi ...nên => quan hệ nhân - quả
*HS nhận xét VD?
- Cứ mỗi lần vào đêm trước.. mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ.
=> Nhưng: Biểu thị quan hệ đối lập tương phản giữa câu - câu.
?)Qua các VD trên em hiểu như thế nào là quan hệ từ?
- 2 HS phát biểu -> GV chốt ghi nhớ
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ
I. Lý thuyết
1. Thế nào là quan hệ từ
a.Ví dụ
b. Phân tích
c. Nhận xét
- Các từ trên dùng để biểu thị ý nghĩa sở hữu, nhân - quả, tương phản
Giữa: + Từ với từ
 + Cụm từ - Cụm từ
 + Câu - câu
2. Ghi nhớ 1: SGK (97)
Hoạt động 2(12’)
- GV treo bảng phụ VD1 (97)
- Gọi 1 HS đọc VD
?) ở các VD trên trường hợp nào phải có quan hệ từ? Tại sao?
+ Bắt buộc: b, d, g, h => phải dùng quan hệ từ thì mới rõ nghĩa, nếu không dùng quan hệ từ có thể hiểu sai nghĩa.
+ Không bắt buộc: a, c ,e, i
VD: Làm việc ở nhà - Làm việc nhà
?) Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ đã cho?
- Nếu... thì
- Hễ... thì
- Vì... nên
- Sở dĩ... là vì
- Tuy... nhưng
?) Đặt câu với các cặp quan hệ trên?
- Mỗi HS đặt 1 câu 
?) Hãy rút ra cách sử dụng quan hệ từ trong câu?
- 2 HS phát biểu => GV chốt
- HS đọc ghi nhớ
3. Sử dụng quan hệ từ
- Các trường hợp: 
+ Bắt buộc
+ Không bắt buộc
- Có cặp quan hệ từ
Hoạt động 3(15’)
- HS nêu quan hệ từ -> GV gạch ở bảng phụ
II. Luyện tập
Bài 1(98)
+ Đoạn 1: Của, như, của, và, như
+ Đoạn 2: mà, nhưng, như, nhưng, như, cho
- HS điền và đọc đoạn văn
Bài 2(98)
- Với, và, với, với, nếu, thì, và
- Yêu cầu HS trình bày vào phiếu học tập
Bài 3 (98)
+ Câu đúng: b, d, g, i, k, l
+ Câu sai: a, c, e, h
- HS trả lời miệng
- Làm ra phiếu học tập
Bài 5(99)
- Sắc thái biểu cảm
+ Nó gầy nhưng khoe -> khen
+ Nó khoẻ nhưng gầy -> chê
Bài 4(99)
Viết đoạn văn khoảng 3 -> 5 câu
4. Củng cố : 
- Thế nào là quan hệ từ?Cho ví dụ?
- Những điểm lưu ý khi dùng quan hệ từ?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học và hoàn thành các bài tập còn lại
- Chuẩn bị: Đề biểu cảm (99). Lập dàn ý, viết MB, KB
E. Rút kinh nghiệm
----------------------------&0&------------------------------
Soạn :	 Tuần 7, Tiết 28
	Tập làm văn
luyện tập cách làm bài văn biểu cảm
A. Mục tiêu: 
- Luyện tập các thao tác làm bài văn biểu cảm: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa lại
- Rèn thói quen suy nghĩ độc lập, tưởng tượng, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm
B.Chuẩn bị
- Giáo án, TLTK, bảng phụ
- HS chuẩn bị dàn ý và phân tích đề
C. Cách thức tiến hành 
- Phát vấn câu hỏi. Hướng dẫn trả lời
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Cho biết yêu cầu của đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm?
3- Bài mới
Hoạt động 1(10’)
?) Đề yêu cầu viết về điều gì? Tại sao em biết điều đó?
- Viết về 1 loại cây mà em yêu
?) Em yêu cây gì? Vì sao em yêu nó hơn các cây khác?
- Yêu cây tre vì: 
+ Gắn bó thân thiết với cuộc sống, con người... đặc biệt ở nông thôn.
+ Phẩm chất: Dẻo dai, kiên cường...
+ Công dụng: Làm nhiều công cụ, đồ dùng
+ Giúp con người có tâm hồn thảnh thơi...
+ Màu sắc: tràn đầy hi vọng
- HS đọc dàn bài ( 99 )
- HS lập dàn bài chi tiết (Dựa vào phần tìm ý ở trên)
?) Nội dung phần Mở bài?
?) Phần Kết bài có nhiệm vụ gì?
- HS viết, đọc, GV nhận xét và uốn nắn để HS rút kinh nghiệm
I. Đề bài: Loài cây em yêu.
1) Tìm hiểu đề, tìm ý
- Xác định yêu cầu của đề
- Định hướng một loài cây và tình cảm dành cho loài cây đó
+ Các đặc điểm của cây
+ Các sắc thài tình cảm
2) Lập dàn bài
3) Viết đoạn văn
Hoạt động 2(20’)
II. Luyện tập
- HS đọc thêm : SGK (100)
4. Củng cố : 
- Nêu các phương thức biểu cảm? Các bước làm một bài văn biểu cảm
- Nêu những cảm xúc của em sau khi học xong 2 bài thơ
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại kiểu bài biểu cảm. Chuẩn bị viết bài số 2
- Soạn: Qua đèo ngang
E. Rút kinh nghiệm
----------------------------&0&-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 7 chuanTuan 1 den T7.doc